Thẩm tra viên thi hành án dân sự có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý hay không?
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp viên pháp lý không?
Theo Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định cộng tác viên trợ giúp pháp lý phải gồm các điều kiện sau:
1. Ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.
3. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với người được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện tư vấn pháp luật tại địa phương.
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đối với người không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý.
Theo đó, bạn là thẩm tra viên thi hành án dân sự thì bạn phải đáp ứng các điều kiện nêu trên mới có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm có bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý không?
Tại Khoản 1 Điều 22 Luật này quy định về miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, theo đó:
1. Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý quy định tại Điều 19 của Luật này;
b) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;
c) Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;
d) Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
đ) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a, b, đ hoặc e khoản 1 Điều 6 của Luật này;
e) Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, khi bạn là trợ giúp viên pháp lý nhưng trong vòng 2 năm liên tục không tham gia tố tụng thì bạn sẽ bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý chỉ trừ trường hợp nguyên nhân khách quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?