Có được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động? Thử việc có được nhận lương vào ngày nghỉ lễ không?

Vui lòng cung cấp cho tôi nội dung thắc mắc, thời gian thử việc có thể là 180 ngày không? Thử việc có được nhận lương vào ngày nghỉ lễ từ năm 2021 không? Có được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động?

Từ 2021 thời gian thử việc có thể là 180 ngày?

Tôi nghe nói từ 2021 thì thời gian thử việc có thể kéo dài lên đến 180 ngày có đúng không ạ? Quy định cụ thể thế nào và áp dụng với tất cả công việc hay sao?

Trả lời: Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) quy định về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy từ 2021, thời gian thử việc có thể lên đến 180 ngày và áp dụng đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Đây chính là một điểm mới so với Bộ luật Lao động 2012 hiện hành.

Thử việc có được nhận lương vào ngày nghỉ lễ từ năm 2021 không?

Hiện nay việc trả lương ngày nghỉ lễ cho nhân viên thử việc là không bắt buộc, tùy theo quy chế của công ty. Vậy tới đây, thử việc có được nhận lương vào ngày nghỉ lễ từ năm 2021?

Trả lời: Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) quy định:

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Ngoài ra, Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, thử việc cũng được xem là người lao động nên họ cũng sẽ được hưởng lương ngày nghỉ lễ.

Có được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động?

Hiện nay theo pháp luật lao động thì có được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động không? Cảm ơn.

Trả lời: Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 thì:

Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Hiện nay, theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 thì: Khi việc làm thử đạt yêu cầu người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Mặc dù Bộ luật Lao động 2012 không quy định cụ thể việc lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động nhưng thực tế thì các bên vẫn có thể thực hiện được vì nguyên tắc công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm.

Khác với Bộ luật Lao động 2012 thì Bộ luật mới đã quy định rất rõ vấn đề này. Theo đó, các bên được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động.

Trân trọng.

Lương thử việc
Hỏi đáp mới nhất về Lương thử việc
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lương thử việc được quy định là bao nhiêu? Có được chấm dứt hợp đồng thử việc trong thời gian thử việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động thử việc có được trả tiền lương hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Trả lương sau khi hoàn thành thử việc
Hỏi đáp pháp luật
Lao động thử việc được nhận tối thiểu 70% lương
Hỏi đáp pháp luật
Lao động thử việc phải được trả lương
Hỏi đáp pháp luật
Xin hỏi về lương sau 2 tháng thử việc
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động thử việc 15 ngày, đơn phương nghỉ việc có được trả lương không?
Hỏi đáp pháp luật
Đang là lao động thử việc nghỉ đám cưới có bị trừ lương không?
Hỏi đáp pháp luật
Làm gì khi thử việc xong công ty trả lương không đủ?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận 100% lương khi thử việc có đúng quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lương thử việc
Thư Viện Pháp Luật
522 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lương thử việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương thử việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào