Quy định về báo cáo kết quả xác minh và dự thảo kết luận nội dung tố cáo trong BHXH?
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 24 Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 quy định báo cáo kết quả xác minh và dự thảo kết luận nội dung tố cáo như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành việc xác minh, Trường đoàn/Tổ trưởng phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo (Mẫu số 32/KNTC) kèm theo dự thảo kết luận nội dung tố cáo trình Thủ trưởng cơ quan.
- Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo (Mẫu số 32/KNTC) phải được các thành viên trong Đoàn/Tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến. Báo cáo bao gồm các nội dung chính sau: Tóm tắt nội dung tố cáo; kết quả xác minh từng nội dung tố cáo; nội dung giải trình của người bị tố cáo (nếu có); phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo; nhận xét, đánh giá về nội dung tố cáo được giao xác minh là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có); nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Đoàn/Tổ xác minh (nếu có); kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
- Kết luận nội dung tố cáo (Mẫu số 33/KNTC) bao gồm các nội dung sau: Nội dung tố cáo; kết quả xác minh nội dung tố cáo, nội dung giải trình của người bị tố cáo; phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo; căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật; kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc sai; việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có); kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; kết luận về thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại; các biện pháp được người giải quyết tố cáo áp dụng để trực tiếp xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; nội dung chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
- Trong trường hợp giải quyết lại tố cáo thì ngoài các nội dung nêu trên kết luận nội dung tố cáo phải đánh giá về những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có); xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó;
- Trường hợp vụ việc qua xác minh phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì báo cáo ngay Thủ trưởng đơn vị trình Thủ trưởng cơ quan chuyển đơn tố cáo và toàn bộ hồ sơ, tài liệu kèm theo đến cơ quan Công an hoặc Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật (Mẫu số 28/KNTC).
=> Chúng tôi gửi thông tin đến bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?