Quy định khi nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức ngành Tòa án
Quy định khi nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức ngành Tòa án được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Quyết định 336/QĐ-TANDTC năm 2014 về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, cụ thể như sau:
- Có giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức” theo biểu mẫu 04b-BNV/2007 quy định tại khoản 9 Điều 1 của Quyết định số 06.
- Chỉ được nghiên cứu tại nơi lưu giữ hồ sơ cán bộ, công chức.
- Chỉ được xem những tài liệu (hoặc một phần tài liệu) có nội dung liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao.
- Không được làm sai lệch nội dung và hình thức hồ sơ cán bộ, công chức như: Đánh dấu, tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt các tài liệu đã có trong hồ sơ.
- Chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ cán bộ, công chức khi được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đồng ý.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?