Được chấm dứt HĐLĐ khi mang thai mà không phải báo trước?
Trong quan hệ lao động ở nước ta hiện nay, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sức khỏe cũng như tinh thần của người lao động, nhất là lao động nữ. Nhà nước có những chính sách ưu tiên đối với lao động nữ trong quá trình tham gia các quan hệ lao động, và được luật hóa tại Bộ luật lao động 2012.
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật lao động 2012 thì lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Mặt khác, Tại Điều 8 Nghị định 85/2015/NĐ-CP cũng quy định lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động động trong trường hợp này, thì người lao động có trách nhiệm báo trước cho người sử dụng lao động biết trước một khoảng thời gian nhất định ít nhất bằng thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Trường hợp người lao động không thực hiện báo trước ít nhất bằng thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định là trái với quy định của pháp luật và phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước theo quy định.
Do đó: Đối với trường hợp bạn đã mang thai và thai bị yếu nên bác sĩ yêu cầu bạn phải nghỉ việc để dưỡng thai vì nếu còn làm việc nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi và đã cấp giấy chứng nhận cho bạn. Nên bạn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, nhưng bạn có nghĩa vụ phải báo trước cho công ty biết trong khoảng thời gian ít nhất bằng thời hạn mà bác sĩ đã chỉ định trước khi nghỉ việc.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?