Đốt pháo trong Tết âm lịch 2019 bị xử phạt như thế nào?
Điều 4 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.
2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.
4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.
Như vậy, việc sử dụng trái phép pháp nổ sẽ bị nghiêm cấm. Hành vi đốt pháo trong dịp Tết âm lịch 2019 tùy tính chất, mức độ nguy hiểm mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính: Theo Khoản 2b, Khoản 8 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì việc sử dụng các loại pháo mà không được phép sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Xử lý hình sự: Mục II Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC cũng hướng dẫn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi đốt pháo nổ, theo đó, người đốt pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng.
Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội gây rối trật tự công cộng:
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, hành vi đốt pháo nổ là hành vi bị cấm, người đốt pháo nổ có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trường hợp nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?