Trình tự thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của các Ban Hội đồng nhân dân được quy định ra sao?
Trình tự thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của các Ban Hội đồng nhân dân được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
- Để chuẩn bị cho việc thẩm tra, Ban có thể cử thành viên tham gia nghiên cứu dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án; yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra, tổ chức họp lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề đó, khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án.
- Việc thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án được thực hiện theo trình tự sau đây:
+ Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình bày;
+ Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan phát biểu ý kiến;
+ Ban thảo luận;
+ Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án phát biểu ý kiến nếu thấy cần thiết;
+ Chủ tọa cuộc họp kết luận;
+ Ban biểu quyết.
- Nội dung của báo cáo thẩm tra phải nêu được ý kiến đánh giá của Ban về dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, những vấn đề được Ban nhất trí, không nhất trí và còn có ý kiến khác nhau, những kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định hướng sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo Công văn 24?
- Mẫu biên bản vụ cháy theo Thông tư 88 từ 15/01/2025?
- Quy định về thuế môn bài hộ kinh doanh mới thành lập? Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp tờ khai lệ phí môn bài không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bến Tre?
- Các trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng sử dụng điện từ 01/02/2025?