Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật

Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật được quy định như thế nào? Tôi tên là Hoàng Oanh, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định quy định về kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Cho tôi hỏi: Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.   

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện như sau:

1. Lập dự toán ngân sách:

a) Hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình và các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, các Chương trình, Đề án, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của năm và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý ban hành kế hoạch để làm căn cứ lập dự toán ngân sách;

b) Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí chi tiết cùng với dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hằng năm cho đơn vị. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này;

Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các Đề án đã được phê duyệt, căn cứ vào mục tiêu của từng Đề án lập dự toán (phần kinh phí do trung ương bảo đảm) tổng hợp chung trong dự toán của Bộ, ngành mình, gửi Bộ Tài chính (sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về nội dung, kế hoạch thực hiện) để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bố trí vào dự toán ngân sách hằng năm của các Bộ, ngành chủ trì Đề án. Đối với các Đề án có các Tiểu đề án thì các cơ quan chủ trì Đề án phải có trách nhiệm tổng hợp nội dung, kế hoạch hoạt động của các Tiểu đề án gửi Bộ Tư pháp thẩm định chung;

Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì các Tiểu đề án trong các Đề án đã được phê duyệt, căn cứ vào mục tiêu của từng Tiểu đề án lập dự toán kinh phí (phần kinh phí do Trung ương bảo đảm) tổng hợp vào dự toán chi của Bộ, ngành mình gửi Bộ Tài chính (sau khi có ý kiến của cơ quan chủ trì Đề án về nội dung, kế hoạch thực hiện) để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, ngành chủ trì Tiểu đề án.

c) Đối với kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật:

- Kinh phí xây dựng Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị: Hằng năm, căn cứ định mức chi tiêu và kế hoạch xây dựng Tủ sách pháp luật được cơ quan có thẩm quyền quyết định, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí xây dựng Tủ sách pháp luật tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị mình gửi cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này;

- Việc lập dự toán, cấp phát kinh phí ngân sách Trung ương cấp kinh phí xây dựng Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách và các xã thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, thực hiện theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch này.

d) Đối với kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật:

Hằng năm, trên cơ sở tổng hợp dự toán ngân sách đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn, dự kiến nguồn thu, nhiệm vụ chi của địa phương, UBND tỉnh tổng hợp dự toán đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ theo các nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch này báo cáo về Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính;

Bộ Tư pháp tổng hợp dự toán đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các tỉnh trong năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán, Bộ Tài chính thông báo kinh phí cho các địa phương được hỗ trợ để rút dự toán thực hiện;

Thời hạn các tỉnh gửi đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của Luật ngân sách nhà nước về thời hạn báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm (trước ngày 25/7); nếu quá thời hạn gửi báo cáo theo quy định thì Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính không chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu đề nghị hỗ trợ kinh phí.

2. Việc quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật được thực hiện theo chế độ và quy định quản lý tài chính hiện hành.            

Trên đây là nội dung tư vấn về lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP.

Trân trọng!                                       

Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 (Sách mới) có đáp án năm 2024-2025 tham khảo?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn KHTN Kết nối tri thức có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Toán có đáp án mới nhất năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư Chủ tịch nước gửi ngày khai giảng năm học mới 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi JLPT 2024 tại Việt Nam chi tiết? Thời hạn đăng ký dự thi JLPT 2024 tại Việt Nam là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học liệu số là gì? Sử dụng học liệu số trong tập huấn qua mạng cần điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục
602 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào