-
Trách nhiệm hình sự
-
Tội phạm
-
Phân loại tội phạm
-
Dấu hiệu của tội phạm
-
Hành vi phạm tội
-
Xóa án tích
-
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
-
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
-
Đồng phạm
-
Án treo
-
Nguyên tắc suy đoán vô tội
-
Truy cứu trách nhiệm hình sự
-
Người phạm tội
-
Loại trừ trách nhiệm hình sự
-
Năng lực trách nhiệm hình sự
-
Các tội phạm
-
Hình phạt trách nhiệm hình sự
-
Thời hiệu thi hành bản án hình sự
-
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
Tội phạm trong Bộ Luật Hình sự 2015 được quy định như thế nào?
Tội phạm trong Bộ Luật Hình sự 2015 được quy định như thế nào?
Tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Như vậy, theo quy định này thì khái niệm tội phạm trong Bộ Luật Hình sự 2015 đã được mở rộng bao gồm cả cá nhân và pháp nhân thương mại. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn với Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999, qua đó tạo cơ sở vững chắc để truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại.
Cần lưu ý, vì khái niệm tội phạm trong Bộ Luật Hình sự 2015 đã được mở rộng nên dấu hiệu đặc trưng của tội phạm theo định nghĩa này cũng có sự thay đối, cụ thể là: Ngoài bốn đặc trưng truyền thống của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi, tính phải chịu hình phạt thì đối với pháp nhân còn phải đảm bảo theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật Hình sự 2015 (phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương XI; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương XI).
Về phân loại tội phạm: Theo quy định tại Điều 9 Bộ Luật Hình sự 2015, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về định nghĩa tội phạm. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật Hình sự 2015.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau:
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, đối với Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Trân trọng!

- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về vụ việc mà mình trợ giúp bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Những công việc nào người lao động chưa đủ 13 tuổi có thể làm? Thủ tục đề nghị sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc được thực hiện như thế nào?
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có được quyền thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự không?
- Điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam từ 01/01/2024?
- Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước theo quy định mới nhất 2023?