Chủ thể của tội phạm là gì? Ví dụ về chủ thể của tội phạm?

Chủ thể của tội phạm là gì? Ví dụ về chủ thể của tội phạm? Không thi hành án tử hình đối với người nào? Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?

Chủ thể của tội phạm là gì? Ví dụ về chủ thể của tội phạm?

Chủ thể của tội phạm là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành tội phạm, bao gồm cá nhân hoặc pháp nhân có đủ điều kiện để chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Chủ thể của tội phạm là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại có đủ điều kiện pháp lý để chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình. Xác định chủ thể tội phạm là bước quan trọng trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, đảm bảo sự công bằng và chính xác trong việc thực thi pháp luật.

Chủ thể của tội phạm phải có đủ 2 yếu tố là năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

[1] Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các tội sau:

Điều 123. Tội giết người

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 141. Tội hiếp dâm

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Điều 143. Tội cưỡng dâm

Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Điều 150. Tội mua bán người

Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi

Điều 168. Tội cướp tài sản

Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy

Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy

Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy

Điều 265. Tội tổ chức đua xe trái phép

Điều 266. Tội đua xe trái phép

Điều 286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử

Điều 287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử

Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác

Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Điều 299. Tội khủng bố

Điều 303. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

[2] Năng lực trách nhiệm hình sự

Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một cá nhân có đủ nhận thức và điều khiển hành vi của mình, từ đó chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội mà họ thực hiện. Đây là một yếu tố quan trọng để xác định một người có thể trở thành chủ thể của tội phạm hay không.

Ví dụ: Người từ đủ 14 tuổi ở lên có hành vi giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội giết người.

Chủ thể của tội phạm là gì? Ví dụ về chủ thể của tội phạm?

Chủ thể của tội phạm là gì? Ví dụ về chủ thể của tội phạm? (Hình từ Internet)

Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?

Căn cứ Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định căn cứ miễn trách nhiệm hình sự:

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
[...]

Như vậy, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

- Khi có quyết định đại xá

Không thi hành án tử hình đối với người nào?

Căn cứ Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

- Người đủ 75 tuổi trở lên

- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào