Mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
- Mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
- Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm?
- Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm đều có thể trở thành người làm chứng vụ án hình sự không?
Mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số 01/HS tại Danh mục Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiếm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018.
Dưới đây là mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024:
Tải về mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024:
Mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm?
Căn cứ theo Điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm đó là:
- Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
- Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.
- Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:
+ Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật.
+ Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát.
+ Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm.
+ Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm;
+ Yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.
- Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm đều có thể trở thành người làm chứng vụ án hình sự không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 66. Người làm chứng
1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
3. Người làm chứng có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
[...]
Theo quy định trên, người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm có thể trở thành người làm chứng vụ án hình sự, ngoại trừ 02 trường hợp sau:
- Người bào chữa của người bị buộc tội.
- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?