Nghiệm thu cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng (NĐ209/CP)

Hiện nay tôi đang công tác tại Công ty cổ phần xây dựng số 11 - Vinaconex. Chúng tôi đang thi công và quản lý chất lượng công trình theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP và TCXDVN 371-2006. Tuy nhiên trong quá trình thi công, tôi có một số vấn đề thắc mắc về quản lý chất lượng công trình mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Vậy tôi gửi thư này kính mong Bộ quan tâm và trả lời giúp tôi. Theo Nghị định 209, điều 25, điểm d, khoản 2 viết: "Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng, kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản...". Như vậy theo Nghị định này thì chỉ khi có Biên bản nghiệm thu giai đoạn kết luận đồng ý nghiệm thu thì mới được phép tiến hành các công việc của giai đoạn tiếp theo. Như vậy tôi thấy không hợp lý với thực tế thi công. Cụ thể như sau: Đối với công trình xây dựng dân dụng có thể phân chia thành nhiều giai đoạn như: Giai đoạn thi công phần móng, Giai đoạn thi công kết cấu phần thân ... (như theo phụ lục TCXDVN 371-2006). Nếu như tuân theo các yêu cầu của nghị định này thì các công việc của Giai đoạn thi công kết cấu phần thân chỉ được tiến hành khi có biên bản nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Thực tế thì Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công phần móng chỉ có khi hoàn thành tất cả các công việc của giai đoạn thi công phần móng và đồng thời có kết quả thí nghiệm cường độ nén mẫu bê tông phần móng ở tuổi 28 ngày. Mà các công việc của giai đoạn thi công kết cấu phần thân (cốt thép, cốp pha cột tầng 1...) lại diễn ra ngay sau khi kết thúc các công việc sau khi đổ bê tông phần móng (tháo dỡ ván khuôn, lấp đất móng...) 1 khoảng thời gian rất ngắn (nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian chờ 28 ngày). Do đó ngày ghi trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu công việc cốt thép, cốp pha cột tầng 1... (thuộc giai đoạn kết cấu phần thân) lại sớm hơn ngày nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Như vậy có mâu thuẫn so với các quy định của nghị định 209 này hay không? Nếu không mâu thuẫn thì quy định tại điểm d, khoản 2, điều 25 Nghị định này được giải thích như thế nào?

1- Điểm d, Khoản 2, Điều 25 của NĐ209/CP quy định kết quả nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình phải lập thành biên bản và ghi kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Như vậy, giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo được tiến hành sau khi giai đoạn thi công xây dựng trước đó được nghiệm thu hoàn thành. Việc nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng nhằm kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công xây dựng.

2- Một số công việc xây dựng như cốt thép, cốp pha tầng 1… (thuộc giai đoạn kết cấu phần thân) được triển khai thi công sớm hơn ngày nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công phần móng, không có mâu thuẫn so với các quy định của NĐ209/CP vì các lý do:

+ Một số công việc xây dựng kể trên được triển khai thi công trên cơ sở công việc xây dựng trước đó đã hoàn thành, đã có biên bản nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành.

+ Đối với công việc thi công bê tông: nhà thầu có thể thực hiện các công việc thi công xây dựng tiếp theo trong thời gian bê tông đạt cường độ R28 theo thiết kế và hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các kết cấu bê tông theo thiết kế.

Chính phủ
Hỏi đáp mới nhất về Chính phủ
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuộc Chính phủ do ai thành lập? Số lượng cấp phó của cơ quan thuộc Chính phủ tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 tại Quyết định số 260/QĐ-TTg quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ là gì? Vị trí chức năng của Chính phủ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong trường hợp đặc biệt theo đề nghị của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Phó Thủ tướng qua đời có tổ chức lễ Quốc tang không?
Hỏi đáp Pháp luật
06 Nhiệm vụ chính tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 50-KL/TW.
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung Chương trình giám sát các báo cáo của Chính phủ của Quốc hội năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2023, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, trả nợ công của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng?
Hỏi đáp pháp luật
Chính phủ giao báo cáo tại phiên họp như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chính phủ họp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chính phủ
Thư Viện Pháp Luật
1,840 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào