-
Bộ máy nhà nước
-
Chính phủ
-
Thủ tướng Chính phủ
-
Phó thủ tướng chính phủ
-
Cơ cấu tổ chức của chính phủ
-
Thành viên Chính phủ
-
Phiên họp của Chính phủ
-
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ
-
Nhiệm kỳ của Chính phủ
-
Quan hệ của Chính phủ
-
Chính quyền địa phương
-
Tòa án nhân dân
-
Quốc hội
-
Chủ tịch nước
-
Viện kiểm sát nhân dân

Loading...
Chính phủ họp như thế nào?
Phiên họp của Chính phủ được quy định như thế nào?
Tại Điều 23 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP phiên họp của Chính phủ như sau:
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày 05 của tháng sau, trường hợp đặc biệt, việc tổ chức họp sau thời hạn trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Chính phủ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước thấy cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
3. Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ. Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng thường trực hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ chủ trì và kết luận phiên họp hoặc một số nội dung của phiên họp.
Theo đó, Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày 05 của tháng sau, trường hợp đặc biệt, việc tổ chức họp sau thời hạn trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chính phủ họp như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về việc chuẩn bị phiên họp Chính phủ ra sao?
Căn cứ Điều 24 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP chuẩn bị phiên họp của Chính phủ như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, hình thức, thời gian và chương trình phiên họp. Thành phần đại biểu dự họp thực hiện theo quy định tại Điều 25 Quy chế này.
2. Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:
a) Dự kiến nội dung, hình thức (trực tiếp, trực tuyến), thời gian, chương trình, kịch bản điều hành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Đôn đốc các cơ quan có liên quan gửi tài liệu phục vụ họp;
c) Mời họp, gửi tài liệu họp đến đại biểu, khách mời chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi họp, trừ trường hợp đặc biệt; phối hợp với cơ quan chủ trì đề án thu hồi tài liệu mật thuộc diện phải thu hồi sau khi kết thúc phiên họp;
d) Báo cáo thẩm tra về nội dung đề án trình ra phiên họp.
3. Các cơ quan chủ trì đề án có nhiệm vụ:
a) Đề xuất nội dung đưa vào Phiên họp Chính phủ thường kỳ, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Gửi hồ sơ, tài liệu họp qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (trừ tài liệu mật) chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi họp; gửi văn bản giấy đến Văn phòng Chính phủ theo yêu cầu;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ thu hồi tài liệu mật thuộc diện phải thu hồi sau khi kết thúc phiên họp.
Như vậy, việc chuẩn bị phiên họp Chính phủ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trân trọng!

Nguyễn Thị Kim Dung
- Đã có quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu?
- Đề xuất cách xếp lương đối với viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học?
- Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là bao nhiêu ngày? Trường hợp nào trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung?
- Hội đồng bầu cử quốc gia có thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân hay không?
- Mẫu phiếu sinh hoạt hè mới nhất năm 2023? Có bắt buộc phải đi sinh hoạt hè đối với học sinh từ cấp THCS trở lên?