Phó Thủ tướng qua đời có tổ chức lễ Quốc tang không?

Phó Thủ tướng qua đời có tổ chức lễ Quốc tang không? Mong được giải đáp thắc mắc!

Phó Thủ tướng qua đời có tổ chức lễ Quốc tang không?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về chức danh được tổ chức lễ quốc tang như sau:

Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang
1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

Đồng thời tại Điều 21 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về chức danh được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước như sau:

Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước
1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước:
a) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
e) Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
g) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
h) Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
i) Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm 1945.
...

Theo đó, người giữ các chức danh sau khi qua đời sẽ tổ chức lễ Quốc tang là:

- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

- Chủ tịch nước;

- Thủ tướng Chính phủ;

- Chủ tịch Quốc hội.

Như vậy, đối với chức danh Phó Thủ tướng sẽ không tổ chức lễ Quốc tang mà sẽ tổ chức lễ tang cấp nhà nước.

Phó Thủ tướng qua đời có để Quốc tang không?

Phó Thủ tướng qua đời có tổ chức lễ Quốc tang không? (Hình từ Internet)

Quy định về trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu đối với tang lễ cấp Nhà nước khi Phó Thủ tướng qua đời như thế nào?

Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu như sau:

- Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí …".

- Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, dưới lễ đài có lư hương và gối Huân chương; hai bên bàn thờ đặt 06 (sáu) vòng hoa cố định.

- Linh cữu phủ Quốc kỳ, đặt trên bệ ở chính giữa, đầu hướng về lễ đài.

- Bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để Trưởng đoàn các đoàn đến viếng thắp hương.

- Ban Tổ chức Lễ tang phân công các cán bộ cơ quan chủ quản nơi người từ trần đã hoặc đang công tác đứng túc trực bên linh cữu khi có các đoàn cấp cao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến viếng.

- Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).

- Trong quá trình tiến hành lễ viếng, tại phòng lễ tang có 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa phòng lễ tang; 04 (bốn) sĩ quan quân đội mặc lễ phục và 04 (bốn) chiến sĩ tiêu binh đứng túc trực quanh linh cữu và đội quân nhạc phục vụ Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang.

Mức chi ngân sách cho việc tổ chức lễ tang cấp Nhà nước khi Phó Thủ tướng qua đời quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 74/2013/TT-BTC quy định về mức chi và nội dung chi của lễ tang cấp Nhà nước như sau:

Nội dung chi và mức chi đối với Lễ tang cấp Nhà nước
Mức chi từ ngân sách nhà nước cho một Lễ tang cấp Nhà nước tối đa là 250 triệu đồng để chi cho các nội dung sau:
1. Các khoản chi mang tính cố định: Tối đa 120 triệu đồng
a) Chi mua quan tài: Tối đa 30 triệu đồng
b) Chi làm bàn thờ tại gia đình: Tối đa 25 triệu đồng
c) Chi xây vỏ mộ: Tối đa 40 triệu đồng
d) Chi trang trí bàn thời tại các nơi tổ chức lễ tang: Tối đa 5 triệu đồng
đ) Chi mua vải phủ bàn thờ, làm Quốc kỳ phủ linh cữu: Tối đa 10 triệu đồng.
e) Chi mua vải liệm, đồ khâm liệm, băng tang: Tối đa 10 triệu đồng
2. Các khoản chi do Ban tổ chức xem xét quyết định: Tối đa 130 triệu đồng
a) Chi làm 06 vòng hoa tiêu biểu, 25 vòng hoa luân chuyển.
b) Chi thuê xe phục vụ tang lễ.
c) Chi thuê nhà bạt.
d) Chi quay video, chụp ảnh, truyền hình.
đ) Chi phục vụ tang lễ.
e) Chi phí khác phát sinh (nếu có).

Theo đó, mức chi tối đa của từ ngân sách nhà nước để tổ chức lễ tang cấp Nhà nước tối đa là 250.000.000 đồng, trong đó:

- Các khoản chi mang tính cố định: Tối đa 120 triệu đồng

- Các khoản chi do Ban tổ chức xem xét quyết định: Tối đa 130 triệu đồng

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào