Cơ quan thuộc Chính phủ do ai thành lập? Số lượng cấp phó của cơ quan thuộc Chính phủ tối đa là bao nhiêu?
Cơ quan thuộc Chính phủ do ai thành lập?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
Điều 42. Cơ quan thuộc Chính phủ
1. Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập.
2. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
Điều 2. Vị trí và chức năng
1. Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
2. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Theo đó, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ do Chính phủ thành lập, và có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ, thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
Cơ quan thuộc Chính phủ do ai thành lập? Số lượng cấp phó của cơ quan thuộc Chính phủ tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Số lượng cấp phó của cơ quan thuộc Chính phủ tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 10/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2019/NĐ-CP có quy định về người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
Điều 5. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ
1. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật.
2. Cấp phó của người đứng đầu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu; có trách nhiệm giúp người đứng đầu chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Nhiệm vụ của cấp phó do người đứng đầu phân công.
3. Số lượng cấp phó của cơ quan thuộc Chính phủ không quá 04 người.
4. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ không ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo quy định này, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ sẽ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.
Đồng thời, số lượng cấp phó của cơ quan thuộc Chính phủ tối đa là 04 người.
Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong công tác tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 6 Nghị định 10/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2019/NĐ-CP, trong công tác tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động thì Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Đề nghị Bộ được Chính phủ phân công trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp phó của cơ quan thuộc Chính phủ.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định; quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ.
- Quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong hoạt động của cơ quan.
- Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
- Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
- Thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?