Quyền và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo dự thảo văn bản đối với việc phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Quyền và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo dự thảo văn bản đối với việc phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015, theo đó:
1. Gửi dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chậm nhất là 15 ngày trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.
2. Cử người có trách nhiệm tham dự hội nghị phản biện xã hội hoặc tham gia đối thoại khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu.
3. Trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trường hợp không tiếp thu kiến nghị thì phải giải trình; báo cáo ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.
Trên đây là tư vấn về quyền và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo dự thảo văn bản đối với việc phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cập nhật thông tin tài khoản Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 cho học sinh? Đăng nhập quantritrangnguyen edu vn dành cho giáo viên?
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Từ 01/01/2025, Ứng dụng Online Banking phải có chức năng lưu trữ thông tin giao dịch của khách hàng tối thiểu trong 3 tháng?
- Công ty không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng hình sự được thực hiện như thế nào?