Nghỉ việc không được thanh toán lương thử việc
Theo căn cứ tại Điều 26 Bộ luật lao động 2012 thì thử việc được quy định như sau:
"Điều 26. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc."
Tiền lương thử việc hai bên thoả thuận là nội dung bắt buộc trong hợp đồng thử việc, tiền lương thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó theo quy định tại Điều 28 Bộ luật lao động.
Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động năm 2012 việc kết thúc thời hạn quy định như sau:
"Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."
Vây, trong thời gian thử việc mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà bạn và công ty đã thoả thuận, cho nên thoả thuận giữa công ty và bạn là "sẽ không thanh toán lương tháng này cho bạn với lý do trong hợp đồng thử việc có điều khoản, khi nghỉ phải báo trước 30 ngày, nếu nghỉ không báo trước và không bàn giao công việc thì sẽ không được thanh toán lương" trái với quy định của pháp luật lao động. Bạn sẽ được nhận tiền lương tháng mà bạn đã lao động thử việc tại công ty. Bạn có thể yêu cầu công ty trả lương thử việc cho bạn. Nếu công ty không trả bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến Sở lao động- thương binh và xã hội để được bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì mức xử phạt của công ty trong trường hợp này là:
“Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Vây, mức phạt của công ty sẽ từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng do không trả lương (thấp hơn 85% mức lương của công việc đó) và buộc phải trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho bạn.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thanh toán lương thử việc. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Mẫu bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mới nhất 2024?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Căn cứ thành lập, tổ chức lại các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, các trạm y tế xã và các tổ chức khác thuộc Trung tâm Y tế huyện?
- Theo quy định Luật Quốc phòng, động viên quốc phòng là tổng thể các hoạt động và biện pháp huy động mọi nguồn lực nào?