Quy định về tội cướp tài sản trong trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%?
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%
Người phạm tội cướp tài sản nếu có hành vi dùng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm phạm đến người bị hại mà có tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 133.
Thương tích của người bị hại hoặc của người khác bao gồm cả thương tích do hành vi hành hung để tẩu thoát gây nên. Ví dụ: A dùng một đoạn cây chọc vào bánh xe đạp của B làm cho B bị ngã xe nhằm cướp xe của B, nhưng vì có nhiều người, nên A chưa lấy được xe của B thì phải bỏ chạy. B cùng mọi người đuổi bắt A, nên đã dùng đoạn cây đánh mạnh vào đầu B làm cho B bị thương. Thương tích của B khi bị ngã xe chỉ có 4% nhưng thương tích bị A dùng cây đánh vào đầu là 21% tổng thương tích của B là 25%.
Nếu người phạm tội gây thương tích cho nhiều người và tỷ lệ thương tật của nhiều người cộng lại từ 11% đến 30% thì người phạm tội bị truy cứu theo điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự. Tỷ lệ thương tật của người bị hại hoặc của người khác phải do Hội đồng giám định pháp y xác định. Vì vậy cơ quan tiến hành tố tụng cần trưng cầu giám định pháp ý nếu người bị hại và những người khác bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe để làm căn cứ xác định người phạm tội bị truy cứu theo khoản nào của Điều 133.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?