Vu khống cho người khác xử lý như thế nào?
Trong trường hợp này, đối với hành vi dùng những từ ngữ thô tục chửi mắng gia đình bạn được xem là hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Và căn cứ mức độ nghiêm trọng của hành vi, như dựa vào thái độ, nhận thức, mục đích của thực hiện hành vi (mong muốn làm nhục người khác), cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm, môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại, cậu của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999:
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đối với hành vi đổ thừa cho gia đình bạn ăn cắp và phá của cải nhà cậu, luôn đổ lỗi cho gia đình nhà bạn dù cho gia đình nhà bạn nói là không làm, Đây được xem là hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Do đó, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, người cậu sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự 1999:
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, trong trường hợp này, để bảo vệ quyề và lợi ích hợp pháp của gia định bạn, bạn nên gửi đơn tố cáo hành vi của người cậu đến cơ quan công an cấp Huyện để giải quyết. Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện thấy có dấu hiệu tội phạm, cơ quan công an sẽ quyết định khởi tố người cậu đó.
Trên đây là tư vấn về xử lý hành vi vu khống cho người khác. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 167/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?