Phải xử lý nghiêm kẻ bạo hành, gây thương tích cho trẻ em
Theo điều 6, 7 của Luật Chăm sóc giáo dục trẻ em có nhấn mạnh đề cao các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện, mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, làm nhục, lợi dụng trẻ em. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
Tại điều 110 - Bộ luật Hình sự quy định về tội hành hạ người khác. Hành vi hành hạ cháu bé là đã xâm phạm vào quyền bảo hộ về sức khỏe con người, nó thể hiện ở những hành vi đối xử tàn ác, gây nên đau đớn về thể xác và tâm hồn trẻ như đánh đập, bắt nhịn ăn, nhịn uống, hành vi đối xử tàn ác đã diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Hình phạt khoản 1 cao nhất là 2 năm tù, khoản 2 cao nhất là 3 năm tù.
Trong trường hợp cơ quan điều tra chứng minh được hành vi đối xử tàn ác của vợ chồng người chủ dùng sức mạnh vật chất tác động lên cơ thể cháu bé như dùng bàn là nóng, dao, kìm để bẻ răng cháu v.v. làm cho cháu yếu đi về sức khỏe, xấu đi về thẩm mỹ dẫn đến thương tật tỉ lệ đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải xử lý về hành vi cố ý gây thương tích theo điều 104 - Bộ luật Hình sự trong trường hợp tỉ lệ thương tật trên 31% đến 60% quy định tại khoản 3 mà có những tình tiết tăng nặng quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 thì hình phạt là từ 5 đến 15 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?