Quy định gì về thời gian thử việc, tiền lương thử việc và quyền, nghĩa vụ của các bên sau khi hết thời gian thử việc
Trước khi giao kết hợp đồng lao động, các bên có quyền thỏa thuận, giao kết hợp đồng thử việc: việc thử làm, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc …. (khoản 1 Điều 26 Bộ Luật Lao động).
Thời gian thử việc (khoản 2 Điều 26, Điều 27 Bộ Luật Lao động):
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc: hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công viêc đó (Điều 28 Bộ Luật Lao động).
Quyền và nghĩa vụ các bên trong và sau khi kết thúc thời gian thử việc (Điều 29 Bộ Luật lao động):
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?