Kính
gửi: Cục
Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày
5/12/2013 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 187/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 05/12/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện ngân
sách nhà nước năm 2013, năm 2014. Tổng cục Thuế ban hành công văn số
4431/TCT-DNL ngày 17/12/2013 và công văn số 4262/TCT-DNL ngày 9/12/2013 về việc
thực hiện thông tư số 187/2013/TT-BTC. Tiếp theo ngày 28/2/2014, Bộ Tài chính
ban hành công văn số 2544/BTC-TCT về việc hướng dẫn nộp ngân sách nhà nước đối
với cổ tức được chia và lợi nhuận còn lại theo quy định của Thông tư số
187/2013/TT-BTC .
Để đảm bảo
thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật, Tổng cục Thuế hướng dẫn một
số nội dung về quyết toán lợi nhuận còn lại và tổ chức thực hiện thu cổ tức được
chia và lợi nhuận còn lại theo quy định tại Thông tư số 187/2013/TT-BTC như
sau:
I.
QUYẾT TOÁN LỢI NHUẬN CÒN LẠI:
1.
Đối tượng quyết toán lợi nhuận còn lại:
a) Đối tượng
quyết toán lợi nhuận còn lại để kê khai và nộp trực tiếp vào ngân sách nhà
nước:
a.1) Đối tượng
quyết toán lợi nhuận còn lại để kê khai và nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước
bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn
kinh tế nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của
tổng công ty nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ
trong mô hình công ty mẹ - công ty con; Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn
nhà nước (gọi tắt là SCIC).
a.2) Các công
ty con do Công ty Mẹ (Công ty Mẹ thuộc đối tượng tại điểm 1.a nêu trên) nắm giữ
100% vốn điều lệ thực hiện nộp lợi nhuận còn lại về Công ty Mẹ để Công ty Mẹ
hạch toán thu nhập tài chính, xác định lợi nhuận còn lại theo quy định và thực
hiện kê khai, nộp lợi nhuận còn lại vào ngân sách nhà nước.
a.3)
Các công ty cổ phần, công ty liên kết có vốn góp của Công ty Mẹ (Công ty Mẹ
thuộc đối tượng tại điểm 1.a nêu trên) có cổ tức được chia hoặc đã tạm chia cho
phần vốn của Công ty Mẹ theo Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng
quản trị thực hiện nộp cổ tức được chia cho phần vốn góp của Công ty Mẹ về Công
ty Mẹ. Công ty Mẹ hạch toán các khoản cổ tức được chia (kể cả cổ tức được
chia bằng cổ phiếu và cổ phiếu nhận được không phải do chia cổ tức) vào thu
nhập tài chính, xác định lợi nhuận còn lại theo quy định và thực hiện kê khai,
nộp lợi nhuận còn lại vào ngân sách nhà nước.
a.4) Đối với
công ty cổ phần có vốn nhà nước do các Bộ, ngành, địa phương làm đại diện chủ
sở hữu nộp cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước theo Nghị quyết của đại hội đồng
cổ đông và Hội đồng quản trị về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
(gọi tắt là Quỹ) đặt tại SCIC để SCIC nộp ngân sách nhà nước theo qui định tại điều 1 Thông tư số 187/2013/TT-BTC).
b) Đối tượng
quyết toán lợi nhuận còn lại để nộp về Quỹ:
Các công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập 100% vốn nhà nước do Bộ, ngành, địa
phương là đại diện chủ sở hữu nộp lợi nhuận còn lại về Quĩ và SCIC nộp NSNN
theo qui định tại điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư số
187/2013/TT-BTC.
2.
Xác định lợi nhuận còn lại:
2.1. Lợi nhuận còn lại nộp NSNN được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 187/2013/TT-BTC.
2.2. Về khoản
trích lập một số quỹ theo quy định tại điểm a.3) Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 187/2013/TT-BTC như sau:
a) Khoản trích
quỹ khen thưởng, phúc lợi và Khoản trích quỹ thưởng viên chức quản lý doanh
nghiệp theo quy định tại điểm b, c, d Khoản 3 Điều 38 Nghị định
số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/07/ 2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ và điều 18 Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày
31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP .
a.1) Về xếp
loại doanh nghiệp A, B, C để làm căn cứ trích lập các quỹ thực hiện theo hướng
dẫn của Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai
thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh
nghiệp có vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày
25/6/2013 của Chính phủ và Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm
2013 của Bộ Tài chính.
Việc xếp loại
doanh nghiệp căn cứ vào quyết định công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của
chủ sở hữu theo quy định tại điều 17 Quy chế giám sát tài chính
và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh
nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước ban hành kèm
theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP .
Trường hợp
chưa có quyết định công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của chủ sở hữu, thì
việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo xếp loại doanh nghiệp của doanh
nghiệp gửi cho chủ sở hữu. Trường hợp chưa có báo cáo xếp loại doanh nghiệp của
doanh nghiệp gửi cho chủ sở hữu thì doanh nghiệp tạm đánh giá xếp loại doanh
nghiệp để làm căn cứ trích lập các Quỹ.
Sau khi có
quyết định công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của chủ sở hữu, doanh nghiệp
xác định lại khoản trích lập các quỹ và lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách
nhà nước để kê khai bổ sung và nộp ngân sách nhà nước theo quy định (chủ sở hữu
công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp trước ngày 31/5 năm tiếp theo theo quy định
tại khoản 3 điều 17 Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày
25/6/2013).
a.2) Về tiền
lương tháng thực hiện làm căn cứ trích lập các quỹ (Quỹ khen thưởng, quỹ phúc
lợi của doanh nghiệp và Quỹ thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp) được xác định
theo quy định tại: (i) Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ
về Quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc
trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm Chủ sở hữu;
(ii) Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về chế độ tiền
lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc
hoặc Phó giám đốc, kế toán trưởng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
Nhà nước làm Chủ sở hữu; (iii) điểm b) Khoản 1 Điều 18 Thông tư
số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 71/2013/NĐ-CP .
b)
Về khoản trích các quỹ đặc thù từ lợi nhuận sau thuế theo quy định của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Căn cứ vào
các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xác định khoản trích các quỹ
đặc thù từ lợi nhuận sau thuế theo quy định.
Trường hợp
doanh nghiệp đã có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng vốn điều lệ
từ nguồn lợi nhuận còn lại trước ngày 31/12/2013 thì thực hiện theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ.
Các trường
hợp còn lại, kể cả trường hợp có quyết định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc tăng vốn điều lệ từ nguồn
lợi nhuận còn lại, thì cũng không được sử dụng lợi nhuận còn lại năm 2013, năm
2014 để tăng vốn điều lệ. Lợi nhuận còn lại của các trường hợp này phải nộp
ngân sách nhà nước theo quy định của Nghị định số 204/2013/NĐ-CP và Thông tư số
187/2013/TT-BTC. Lưu ý một số trường hợp sau:
b.1) Trường
hợp doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình tăng vốn điều
lệ trong đề án Tái cấu trúc doanh nghiệp nhưng chưa có quyết định tăng vốn điều
lệ của Thủ tướng Chính phủ thì doanh nghiệp không được sử dụng lợi nhuận còn
lại năm 2013 và năm 2014 để tăng vốn điều lệ.
b.2) Trường
hợp doanh nghiệp do Bộ, ngành thành lập đã có quyết định của Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ về việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp sử
dụng nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định
số 71/2013/NĐ-CP. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp báo cáo chủ sở hữu để
trình Thủ tướng Chính phủ sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của Công ty
Mẹ (nếu có) và lợi nhuận còn lại chưa phân phối của doanh nghiệp tại thời điểm
31/12/2012 để xử lý tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp.
b.3) Trường
hợp doanh nghiệp đã có quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh
tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp sử dụng nguồn Quỹ đầu tư phát triển theo quy định
tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp báo
cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh sử dụng lợi nhuận còn lại chưa phân phối của doanh
nghiệp tại thời điểm 31/12/2012 để xử lý tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp;
không sử dụng nguồn lợi nhuận còn lại năm 2013 và năm 2014 để tăng vốn điều lệ.
Ví dụ 1: Công
ty X có thu nhập tính thuế năm 2013 (trường hợp không có trích lập quỹ khoa học
công nghệ) là 125 tỷ đồng, thuế TNDN 25 tỷ đồng (trường hợp thuế suất 20%), lợi
nhuận sau thuế là 100 tỷ đồng. Quỹ lương thực hiện của Công ty X năm 2013 là 120
tỷ đồng, trong đó lương thực hiện của viên chức quản lý là 6 tỷ đồng. Công ty X
thực hiện phân phối lợi nhuận như sau:
+ Chia lãi
cho các thành viên góp vốn liên kết: 20 tỷ đồng;
+ Bù đắp khoản
lỗ các năm trước đã hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế: 10
tỷ đồng;
+ Trích quỹ đầu
tư phát triển 30% x (100 tỷ - 20 tỷ -10 tỷ) = 21 tỷ đồng;
+ Năm 2013,
Công ty X được xếp loại A do Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh công bố xếp loại theo
quy định tại điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số
61/2013/NĐ-CP .
Quỹ khen
thưởng, phúc lợi năm 2013 được trích = Quỹ lương thực hiện 120tỷ/12 tháng x3
tháng = 30 tỷ;
+ Quỹ thưởng
viên chức quản lý = Quỹ lương thực hiện 6tỷ/12 tháng x 1,5tháng = 750 triệu đồng;
+ Khoản trích
các quỹ đặc thù từ lợi nhuận sau thuế theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ: Không có;
+ Lợi nhuận
còn lại Công ty A phải nộp NSNN = 100 tỷ - 20 tỷ - 10 tỷ - 21 tỷ -30 tỷ - 750
triệu đồng = 18 tỷ 250 triệu đồng.
2.3. Lợi
nhuận của doanh nghiệp được phát hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì
lợi nhuận còn lại được xác định theo lợi nhuận sau kết quả thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán.
2.4. Các
doanh nghiệp đang trong tiến trình cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền
xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hoá, nhưng doanh nghiệp chưa
hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu sau ngày
31/12/2012, thì lợi nhuận còn lại nộp NSNN được xác định như sau:
a) đi với
doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu,
doanh nghiệp xử lý tài chính tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành
công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 và
Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 hướng dẫn xử lý tài chính và xác định
giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành
công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP .
b) ối với
doanh nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu,
doanh nghiệp xác định lợi nhuận còn lại (kể cả cổ tức nhận bằng cổ phiếu và cổ
phiếu nhận được không phải do chia cổ tức) để nộp ngân sách nhà nước theo quy định
của Nghị định số 204/2013/NĐ-CP và Thông tư số 187/2013/TT-BTC .
3.
Thủ tục kê khai quyết toán lợi nhuận còn lại:
Doanh nghiệp
thực hiện kê khai quyết toán lợi nhuận còn lại theo quy định tại Khoản
4 Điều 2 Thông tư số 187/2013/TT-BTC.
Hồ sơ khai
quyết toán lợi nhuận còn lại thực hiện theo các mẫu tờ khai ban hành kèm
theo Thông tư số 187/2013/TT-BTC. Cụ thể:
+ Mẫu tờ khai
02A/QT-LNCL đối với các tập đoàn, tổng công ty do nhà nươc sở hữu 100% vốn điều
lệ (trừ SCIC);
+ Mẫu tờ khai
02B/QT-LNCL đối với SCIC;
+ Mẫu
02C/LNCL kèm theo bảng kê mẫu 02C-1/LNCL, 02C-2/LNCL đối với khoản lợi nhuận
còn lại đã thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (Đối với SCIC).
Doanh nghiệp
nộp lợi nhuận còn lại vào NSNN theo quy định tại Thông tư số 187/2013/TT-BTC và
công văn số 2544/BTC-TCT ngày 28/2/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nộp
NSNN đối với cổ tức được chia và lợi nhuận còn lại theo quy định tại Thông tư
số 187/2013/TT-BTC .
II.
TỔ CHỨC THU CỔ TỨC ĐƯỢC CHIA VÀ LỢI NHUẬN CÒN LẠI:
Năm 2014,
Chính phủ giao dự toán thu ngân sách nhà nước từ cổ tức được chia và lợi nhuận
còn lại sau khi trích lập các quỹ theo Quyết định số 2337/QĐ-TTg ngày
30/11/2013. để phấn đấu hoàn thành dự toán Chính phủ giao, căn cứ quy định về
trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp tại khoản 2 điều 7 Thông
tư số 187/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục Thuế
tổ chức thực hiện một số công việc sau:
1. Tổ chức
kiểm tra, xác định lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách nhà nước của các doanh
nghiệp thuộc đối tượng tại điểm 1 Phần I công văn này và đôn đốc doanh nghiệp
kê khai quyết toán lợi nhuận còn lại và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
2. Đối với
các công ty con do Công ty Mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ: Tổ chức kiểm tra, xác định
lợi nhuận còn lại và đôn đốc doanh nghiệp nộp lợi nhuận còn lại về Công ty Mẹ để
Công ty Mẹ kê khai, nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại điều
2 và điểm b) Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 187/2013/TT-BTC .
3. Đối với
các công ty cổ phần, công ty liên kết có vốn góp của Công ty Mẹ: Tổ chức kiểm
tra, xác định cổ tức được chia hoặc đã tạm chia cho phần vốn của Công ty Mẹ
theo Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị và đôn đốc nộp
cổ tức được chia cho phần vốn góp của Công ty Mẹ về Công ty Mẹ để Công ty Mẹ kê
khai, nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 2 và điểm
b) Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 187/2013/TT-BTC.
4. Đối với
doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên độc lập 100% vốn Nhà nước do Bộ,
ngành, địa phương là đại diện chủ sở hữu: Tổ chức kiểm tra, xác định số lợi
nhuận còn lại, sau khi trích lập các Quỹ theo quy định tại điểm
a), khoản 2, điều 2 Thông tư 187/2013/TT-BTC và phối hợp với SCIC đôn đốc
doanh nghiệp nộp lợi nhuận còn lại về Quỹ đặt tại SCIC để SCIC nộp ngân sách
nhà nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư số
187/2013/TT-BTC.
5. Đối với
các công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở
hữu thuộc đối tượng nộp cổ tức được chia theo điều 1, Thông tư
số 187/2013/TT-BTC: Tổ chức kiểm tra, xác định số cổ tức được chia hoặc đã
tạm chia cho phần vốn nhà nước theo Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông hoặc
Hội đồng quản trị của công ty cổ phần và phối hợp với SCIC đôn đốc doanh nghiệp
thực hiện nộp cổ tức, các khoản phải trả (tiền cổ phần hoá doanh nghiệp, cổ tức
được chia cho phần vốn nhà nước của các năm trước) và lãi chậm nộp phát sinh
(lãi chậm nộp được xác định theo công văn số 11603/BTC-TCDN ngày 30/8/2013 về
việc xử lý khoản chậm nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp tại
các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty) theo quy định về Quỹ đặt tại SCIC để SCIC
nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông
tư số 187/2013/TT-BTC.
6. Cục Thuế
tổng hợp kết quả thực hiện Thông tư số 187/2013/TT-BTC , đồng thời gửi báo cáo
kết quả thực hiện về Tổng cục Thuế trước ngày 01/7/2014 (báo cáo gửi bằng văn
bản và kèm theo file về địa chỉ: [email protected]. theo mẫu tại Phụ
lục số 01, 02, 03, 04, 05 kèm theo công văn này).
Trong quá
trình triển khai nếu có vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế phản ánh về Tổng cục
Thuế để có hướng dẫn xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Tổng cục trưởng (Để báo cáo);
- Vụ PC, CST (BTC)
- Các Vụ, đơn vị thuộc TCT;
- Website TCT
- Lưu: VT, DNL.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|