|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Số hiệu:
|
33/TANDTC-HTQT
|
|
Loại văn bản:
|
Công văn
|
Nơi ban hành:
|
Tòa án nhân dân tối cao
|
|
Người ký:
|
Lê Mạnh Hùng
|
Ngày ban hành:
|
17/03/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
TANDTC hướng dẫn tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài
TANDTC ban hành Công văn 33/TANDTC-HTQT về công tác tương trợ tư pháp (TTTP), tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài.Theo đó, TANDTC hướng dẫn công tác tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài như sau:
- Tòa án có thể gửi hồ sơ theo đường bưu chính cho các đương sự là công dân Việt Nam, công dân Việt Nam có cả quốc tịch nước khác, người nước ngoài, tổ chức nước ngoài có địa chỉ tại các nước không phản đối nước khác tống đạt văn bản tố tụng theo Điều 10 (a) của Công ước tống đạt giấy tờ.
Trong đó, việc tống đạt không phân biệt đương sự đó là tổ chức hoặc cá nhân có quốc tịch nước tống đạt, nước sở tại hoặc không quốc tịch.
- Danh sách các nước không phản đối được cung cấp tại Công văn 33/TANDTC-HTQT ngày 21/02/2017, Công văn 101/TANDTC-HTQT ngày 25/6/2020 và tại Công văn này.
- Hung-ga-ri là nước tuyên bố phản đối nước khác tống đạt văn bản theo Điều 10 (a) của Công ước tống đạt giấy tờ.
Tuy nhiên, tại Hiệp định TTTP trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và Hung-ga-ri thì tòa án có thể tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự có địa chỉ tại Hung-ga-ri theo đường bưu chính theo điều kiện tại khoản 7 Điều 10 Hiệp định.
Xem thêm chi tiết tại Công văn 33/TANDTC-HTQT ngày 17/3/2021.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Kính
gửi:
|
- Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội,
Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương.
|
1. Để bảo đảm thuận
tiện cho công tác tương trợ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao cập nhật các Hiệp
định/Thỏa thuận tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ chuyển giao người
đang chấp hành hình phạt tù tại Trang tin TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP trên Cổng
thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
Các Hiệp định/Thỏa thuận nêu trên được đăng tải tại Trang tin TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP theo từng lĩnh vực
cụ thể: DÂN SỰ, HÌNH SỰ, DẪN ĐỘ VÀ CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ tại địa chỉ sau đây:
http://tttp.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tttp/home.
Danh sách các Hiệp định/Thỏa thuận
tương trợ tư pháp được liệt kê tại Bảng số 1 kèm theo Công văn này.
2. Trường hợp Tòa án
gửi hồ sơ theo đường bưu chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 10 (a) của Công ước tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và
ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt giấy tờ),
Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri (có hiệu lực từ ngày 6/03/2019),
các Tòa án cần lưu ý một số điểm sau đây:
a) Theo quy định tại Điều
10 (a) của Công ước tống đạt giấy tờ, nếu nước nơi đương sự có địa chỉ
không phản đối, thì nước khác có thể tống
đạt văn bản tố tụng cho đương sự theo đường bưu chính,
không phân biệt đương sự đó là tổ chức hoặc cá nhân có quốc tịch nước tống đạt,
nước sở tại hoặc không quốc tịch.
Do đó, Tòa án có thể gửi hồ sơ theo
đường bưu chính cho các đương sự là công dân Việt Nam, công dân Việt Nam có cả
quốc tịch nước khác, người nước ngoài, tổ chức nước ngoài
có địa chỉ tại các nước không phản đối nước khác tống đạt
văn bản tố tụng theo Điều 10 (a) của Công ước tống đạt giấy tờ.
Danh sách các nước này đã được Tòa án nhân dân tối cao cung cấp tại Công văn số
33/TANDTC-HTQT ngày 21/02/2017, Công văn số 101/TANDTC-HTQT
ngày 25/6/2020 và tại Công văn này.
Hung-ga-ri là nước tuyên bố phản đối
nước khác tống đạt văn bản theo quy định của Điều
10 (a) của Công ước tống đạt giấy tờ. Tuy nhiên, tại Hiệp định tương trợ tư
pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Hung-ga-ri có quy định về việc cho phép Tòa án nước này áp dụng phương thức tống
đạt theo đường bưu chính cho đương sự
ở nước kia. Do đó, Tòa án có thể tống đạt văn bản tố tụng
cho đương sự có địa chỉ tại Hung-ga-ri theo đường bưu chính
theo điều kiện quy định tại khoản 7 Điều 10 Hiệp định tương trợ
tư pháp nêu trên;
b) Trong hồ sơ gửi theo đường bưu chính, Tòa án không phải lập văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp theo Mẫu 2A hoặc 2B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư
pháp trong lĩnh vực dân sự;
c) Hồ sơ phải được dịch, có công chứng
bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch ra ngôn ngữ
chính thức của nước nêu tại điểm a Mục 2 của Công văn này
hoặc ngôn ngữ được nước đó chấp nhận đối với trường hợp đương sự là người nước
ngoài, tổ chức nước ngoài. Trường hợp đương sự ở nước
ngoài có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam,
thì hồ sơ được lập bằng tiếng Việt,
không phải dịch ra tiếng nước ngoài;
d) Trong hồ sơ, Tòa án cần có văn bản
yêu cầu đương sự thực hiện việc chứng thực chữ ký, hợp pháp hóa lãnh sự, dịch giấy tờ, tài liệu mà họ gửi cho Tòa án theo quy định tại
Điều 478 của Bộ luật tố tụng dân sự. Trường hợp đương sự ở
nước ngoài là công dân Việt Nam, Tòa án cần
nêu rõ trong văn bản: nếu vì lý do
khách quan mà không thể đến Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài
để chứng thực chữ ký trên giấy tờ, tài liệu do đương sự lập, thì đương sự chuyển
sang thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu đó
theo hướng dẫn công bố trên trang thông tin của Cơ quan đại
diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài;
Ví dụ: đối với công dân Việt Nam cư
trú tại Hoa Kỳ, Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hướng dẫn đương sự yêu cầu hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu
để thay thế việc chứng thực chữ ký trên giấy tờ, tài liệu tại Mục: Thủ tục hợp
pháp hóa và chứng thực bản sao giấy tờ, tài
liệu tại Trang thông tin điện tử của Đại sứ quán
<http://vietnamembassy-usa.org/vi/lanhsu/hop-phap-hoa-va-chung-nhan-giay> như sau:
“1. Hợp pháp hóa
(legalization)
Đối với việc chứng nhận, công chứng
chữ ký hoặc giấy tờ ủy quyền, Đại sứ quán chỉ thực hiện đối với khách đến ký trực
tiếp tại trụ sở Đại sứ quán (xem thủ tục công chứng, chứng thực chữ ký hoặc giấy
tờ ủy quyền).
Trường hợp không thể trực tiếp đến
Đại sứ quán, Quý vị có thể làm thủ tục theo các bước sau:
- Ký giấy tờ trước mặt công chứng
viên Hoa Kỳ;
- Xin chứng nhận tại Bộ Ngoại giao
Tiểu bang (State level - Department of State), địa chỉ liên hệ các Bộ Ngoại
giao Tiểu bang tải tại đây;
- Gửi qua đường bưu điện đến ĐSQ
làm thủ tục hợp pháp hóa giấy tờ của Hoa Kỳ để mang về Việt Nam sử dụng (xem thủ
tục ở dưới).”
đ) Khi thực hiện việc gửi hồ sơ theo
đường bưu chính, Tòa án cần sử dụng loại dịch vụ bưu phẩm bảo đảm cỏ gắn số hiệu
để định vị, theo dõi quá trình chuyển phát. Để nhận kết quả chuyển phát bưu phẩm,
Tòa án đề nghị công ty bưu chính hướng dẫn cách sử dụng mã phiếu gửi/mã bưu gửi (là dãy số hoặc dãy số cùng chữ cái in trên phiếu gửi/bưu gửi) để tra cứu trực tuyến,
in ra thông báo kết quả chuyển phát bưu phẩm. Đây là căn cứ
để Tòa án xác định đã hoàn thành việc tống đạt hoặc phải tiếp tục tống đạt lại văn bản tố tụng.
Trên đây là một số thông tỉn phục vụ
công tác tương trợ tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính cho đương sự ở nước ngoài để giải
quyết vụ việc dân sự, hành chính có yếu tố nước ngoài tại các Tòa án.
Trường hợp muốn
trao đổi nghiệp vụ về ủy thác tư pháp ra nước ngoài, tống đạt văn bản tố tụng
theo đường bưu chính, các Tòa án gửi văn bản về Tòa án
nhân dân tối cao (thông qua Vụ Hợp
tác quốc tế, 48 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) hoặc liên hệ đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó
Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế theo số điện thoại: 024.38250117 hoặc 0976437814;
email: hunglm@toaan.gov.vn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các đ/c PCA TANDTC (để b/c);
- Các đ/c Thẩm phán TANDTC (để biết);
- Trang thông tin Tương trợ tư pháp, Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng);
- Trang thông tin điện tử của các TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao (để
đăng);
- Đ/c Vụ trưởng VHTQT (để b/c);
- Lưu VT, PLQT, HTQT (TANDTC).
|
TL. CHÁNH ÁN
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Lê Mạnh Hùng
|
BẢNG SỐ 1
DANH SÁCH CÁC HIỆP ĐỊNH/THỎA THUẬN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ
DÂN SỰ, HÌNH SỰ, DẪN ĐỘ, CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN PHẠT TÙ TÍNH ĐẾN NGÀY
17/3/2021
(Ban hành kèm theo Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 17/3/2021 của Tòa án nhân
dân tối cao).
|
HIỆP
ĐỊNH CHUNG
|
|
|
|
TT
|
Tên
Hiệp định
|
Ngày
ký
|
Ngày
có hiệu lực
|
Ghi
chú
|
1
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Cộng hòa Cu-ba
|
30/11/1984
|
19/9/1987
|
|
2
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và nước Cộng hòa nhân dân Hung-ga-ri
|
18/01/1985
|
5/7/1987
|
Hết hiệu lực kể từ ngày 06/03/2019
|
3
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và nước Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri
|
03/10/1986
|
5/7/1987
|
|
4
|
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp
lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (Cộng hòa Séc và Xlô-va-ki-a
kế thừa)
|
12/10/1982
|
16/4/1994
|
|
5
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và nước Cộng hòa Ba Lan
|
22/3/1993
|
18/01/1995
|
|
6
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa
|
19/10/1998
|
25/12/1999
|
|
7
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về dân
sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào
|
06/7/1998
|
19/02/2000
|
|
8
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đê dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Cộng hòa Bê-la-rút
|
14/9/2000
|
18/10/2001
|
|
9
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và U-crai-na
|
6/4/2000
|
19/8/2002
|
|
10
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Mông cổ
|
17/4/2000
|
13/6/2002
|
|
11
|
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên về tương trợ tư pháp và pháp
lý trong các vấn đề dân sự và hình
sự
|
04/5/2002
|
24/02/2004
|
|
12
|
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề
dân sự và hình sự
|
25/8/1998
|
27/8/2012
|
|
13
|
Nghị định thư bổ sung Hiệp định giữa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự
|
23/4/2003
|
27/7/2012
|
|
|
HIỆP
ĐỊNH/THỎA THUẬN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ
|
|
|
|
|
Tên
Hiệp định
|
Ngày
ký
|
Ngày
có hiệu lực
|
Ghi
chú
|
1
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đề dân sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa
Pháp
|
24/02/1999
|
5/01/2001
|
|
2
|
Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh
vực dân sự và thương mại giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
Cộng hòa An-giê-ri dân chủ và nhân dân
|
14/4/2010
|
24/6/2012
|
|
3
|
Hiệp định tương trợ tư pháp trong
lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan
|
31/10/2011
|
28/6/2015
|
|
4
|
Hiệp định tương trợ tư pháp trong
lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc
Cam-pu-chia
|
21/01/2013
|
9/10/2014
|
|
5
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự
giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri
|
10/9/2018
|
06/3/2019
|
|
6
|
Thỏa thuận giữa
Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn
phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam về tương
trợ tư pháp về các vấn đề dân sự
|
12/4/2010
|
02/12/2011
|
|
|
HIỆP
ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ
|
|
|
|
|
Tên
Hiệp định
|
Ngày
ký
|
Ngày
có hiệu lực
|
Ghi
chú
|
1
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc
|
15/9/2003
|
19/4/2005
|
|
2
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa
Ấn Độ
|
8/10/2007
|
17/11/2008
|
|
3
|
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen về tương trợ tư pháp
về hình sự
|
13/01/2009
|
30/9/2009
|
|
4
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ và nhân dân
An-giê-ri
|
14/4/2010
|
28/3/2014
|
|
5
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a
|
27/6/2013
|
21/01/2016
|
|
6
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về
hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ốt-xtơ-rây-li-a
|
02/7/2014
|
05/4/2017
|
|
7
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha
|
18/9/2015
|
08/7/2017
|
|
8
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri
|
16/3/2016
|
30/6/2017
|
|
9
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp
|
06/9/2016
|
01/5/2020
|
|
10
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan
|
15/6/2017
|
01/6/2019
|
|
11
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia
|
20/12/2016
|
02/10/2020
|
|
12
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Cu ba
|
29/3/2018
|
29/9/2018
|
|
13
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Mô-dăm bích
|
03/12/2018
|
11/9/2020
|
|
14
|
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào
|
8/01/2020
|
18/02/2021
|
|
|
HIỆP
ĐỊNH VỀ DẪN ĐỘ
|
|
|
|
|
Tên
Hiệp định
|
Ngày
ký
|
Ngày
có hiệu lực
|
Ghi
chú
|
1
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại hàn dân quốc
|
15/9/2003
|
19/4/2005
|
|
2
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ và nhân dân An-giê-ri
|
14/4/2010
|
28/3/2014
|
|
3
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ
|
12/10/2011
|
12/8/2013
|
|
4
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ốt-xtơ-rây-li-a
|
10/4/2012
|
07/4/2014
|
|
5
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a
|
27/6/2013
|
26/4/2015
|
|
6
|
Hiệp định về dẫn độ giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia
|
23/12/2013
|
9/10/2014
|
|
7
|
Hiệp định về dẫn độ giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha
|
01/10/2014
|
01/5/2017
|
|
8
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri
|
16/9/2013
|
30/6/2017
|
|
9
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri-lan-ca
|
07/4/2014
|
01/12/2017
|
|
10
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
|
07/4/2015
|
12/12/2019
|
|
11
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp
|
06/9/2016
|
01/5/2020
|
|
12
|
Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan về dẫn độ
|
15/6/2017
|
15/11/2019
|
|
13
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ
|
10/7/2019
|
Chưa
có hiệu lực
|
|
14
|
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Mô-dăm-bích
|
9/12/2019
|
Chưa
có hiệu lực
|
|
|
HIỆP
ĐỊNH VỀ CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN PHẠT TÙ
|
|
|
|
|
Tên
Hiệp định
|
Ngày
ký
|
Ngày
có hiệu lực
|
Ghi
chú
|
1
|
Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen về chuyển giao
người bị kết án phạt tù
|
12/9/2008
|
20/9/2009
|
|
2
|
Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Ốt-xtơ-rây-li-a về chuyển giao người
bị kết án phạt tù
|
13/10/2009
|
11/12/2009
|
|
3
|
Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc về chuyển giao người bị kết án phạt tù
|
29/5/2009
|
30/8/2010
|
|
4
|
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan về chuyển giao người bị kết án phạt tù
|
03/3/2010
|
19/7/2010
|
|
5
|
Hiệp định chuyển giao người bị kết
án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri
|
16/9/2013
|
30/6/2017
|
|
6
|
Hiệp định chuyển giao người bị kết
án phạt tù giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa và nhân dân Xri-lan-ca
|
07/4/2014
|
16/5/2017
|
|
7
|
Hiệp định chuyển giao người bị kết
án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha
|
01/10/2014
|
01/5/2017
|
|
8
|
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về chuyển giao người bị kết án phạt tù
|
12/11/2013
|
15/5/2017
|
|
9
|
Hiệp định chuyển
giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng
hòa Ấn Độ
|
01/11/2013
|
01/12/2020
|
|
10
|
Hiệp định chuyển giao người bị kết
án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia
|
20/12/2016
|
01/10/2020
|
|
11
|
Hiệp định chuyển giao người bị kết
án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc
|
07/6/2017
|
2/7/2019
|
|
12
|
Hiệp định chuyển giao người bị kết
án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản
|
01/7/2019
|
19/8/2020
|
|
13
|
Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Mông Cổ
|
16/10/2018
|
Chưa
có hiệu lực
|
|
14
|
Hiệp định về chuyển giao người bị kết
án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mô-dăm-bích
|
9/12/2019
|
Chưa
có hiệu lực
|
|
15
|
Hiệp định về chuyển giao người bị kết
án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào
|
04/01/2020
|
Chưa
có hiệu lực
|
|
BẢNG SỐ 2
DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ
KHÔNG PHẢN ĐỐI VIỆC TỐNG ĐẠT THEO ĐƯỜNG BƯU CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 10 (a) CỦA
CÔNG ƯỚC
(Ban hành kèm theo Công văn số 33/TANDTC-HTQT
ngày 17/3/2021 của Tòa án nhân dân tối cao)
|
TÊN
NƯỚC
|
|
TÊN
NƯỚC
|
1.
|
An-ba-ni (Albania)
|
23
|
I-xra-en (Israel)
|
2.
|
An-ti-goa và Bác-bu-đa (Antigua and
Barbuda)
|
24
|
I-ta-li-a (Italy)
|
3.
|
Ác-mê-ni-a (Armenia)
|
25
|
An-đô-ra (Andorra)
|
4.
|
Ốt-xtrây-li-a (Australia)
|
26
|
Ca-dắc-xtan (Kazakhstan)
|
5.
|
Ba-ha-mát (Bahamas)
|
27
|
Lát-vi-a (Latvia)
|
6.
|
Bác-ba-đốt
(Barbados)
|
28
|
Lúc-xăm-bua (Luxembourg)
|
7.
|
Bê-la-rút (Belarus)
|
29
|
Ma-la-uy (Malawi)
|
8.
|
Bỉ (Belgium)
|
30
|
Ma-rốc (Morocco)
|
9.
|
Bê-li-xê (Belize)
|
31
|
Hà Lan (Netherlands)
|
10.
|
Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na (Bosnia
and Herzegovina)
|
32
|
Pa-ki-xtan (Pakistan)
|
11.
|
Bốt-xoa-na (Botswana)
|
33
|
Bồ Đào Nha (Portugal)
|
12.
|
Ca-na-đa (Canada)
|
34
|
Ru-ma-ni (Romania)
|
13.
|
Cô-lôm-bi-a (Colombia)
|
35
|
Xanh-vin-xen và Grê-na-din (Saint
Vincent and the Grenadines)
|
14.
|
Hồng Kông (Trung Quốc)
|
36
|
Xây-sen (Seychelles)
|
15.
|
Ma Cao (Trung Quốc)
|
37
|
Xlô-ve-ni-a (Slovenia)
|
16.
|
Síp (Cyprus)
|
38
|
Tây Ban Nha (Spain)
|
17.
|
Đan Mạch (Denmark)
|
39
|
Thụy Điển (Sweden)
|
18.
|
Ex-tô-ni-a (Estonia)
|
40
|
Vương quốc Anh
(United Kingdom)
|
19.
|
Phần Lan (Finland)
|
41
|
Hoa Kỳ (United States of America).
|
20.
|
Pháp (France)
|
42
|
Ai-len (Ireland)
|
21.
|
Ai-xơ-len (Iceland)
|
43
|
Tuy-ni-di (Tunisia)
|
22
|
Cốt-xta-ri-ca (Costa Rica)
|
|
|
BẢNG SỐ 3
DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC TỐNG
ĐẠT GIẤY TỜ PHẢN ĐỐI VIỆC TỐNG ĐẠT THEO ĐƯỜNG BƯU CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 10
(a) CỦA CÔNG ƯỚC
(Ban hành kèm theo Công văn số 33/TANDTC-HTQT
ngày 17/3/2021 của Tòa án nhân dân tối cao)
TÊN
NƯỚC
|
TÊN
NƯỚC
|
1.
|
Bun-ga-ri (Bulgaria)
|
19
|
Cô-oét (Kuwait)
|
2.
|
Áo (Austria)
|
20
|
Lít-va (Lithuania)
|
3.
|
Trung Quốc (China)
|
21
|
Man-ta (Malta)
|
4.
|
Séc (Czech Republic)
|
22
|
Mê-hi-cô (Mexico)
|
5.
|
Xlô-va-ki-a (Slovakia)
|
23
|
Mô-na-cô (Monaco)
|
6.
|
Ba Lan (Poland)
|
24
|
Môn-tê-nê-grô (Montenegro)
|
7.
|
Liên bang Nga (Russian Federation)
|
25
|
Na Uy (Norway)
|
8.
|
U-crai-na (Ukraine)
|
26
|
Môn-đô-va (Moldova)
|
9.
|
Ác-hen-ti-na (Argentina)
|
27
|
Xan-ma-ri-nô (San Marino)
|
10.
|
Cờ-roát-ti-a (Croatia)
|
28
|
Xéc-bi-a (Serbia)
|
11.
|
Ả Rập Ai Cập (Egypt)
|
29
|
Xri-lan-ca (Sri Lanka)
|
12.
|
Đức (Germany)
|
30
|
Thụy sỹ (Switzerland)
|
13
|
Hy Lạp (Greece)
|
31
|
Ma-xê-đô-ni-a (Macedonia)
|
14.
|
Ấn Độ (India)
|
32
|
Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
|
15.
|
Hàn Quốc (Korea)
|
33
|
Vê-nê-du-ê-la (Venezuela).
|
16
|
Nhật Bản (Japan)
|
34
|
Bra-xin (Brasin)
|
17
|
Ni-ca-ra-goa (Nicaragua)
|
34
|
MarsallIslands
|
18
|
Hung-ga-ri (Hungary)
|
|
|
Công văn 33/TANDTC-HTQT năm 2021 về công tác tương trợ tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
THE SUPREME
PEOPLE’S COURT
-------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------
|
No. 33/TANDTC-HTQT
Re: mutual legal assistance, service abroad
of judicial documents
|
Hanoi, March 17,
2021
|
To: - Superior People’s Courts in Hanoi, Da Nang and
Ho Chi Minh City;
- People's Courts of central-affiliated cities and provinces;
- People’s Courts of districts, urban towns, suburban districts,
provincial-affiliated cities and equivalent. .................................................. .................................................. .................................................. Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.
Công văn 33/TANDTC-HTQT ngày 17/03/2021 về công tác tương trợ tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
2.471
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI,
HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Nội dung sửa đổi, hướng dẫn
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung thay
thế tương ứng;
<Nội dung> =
Không có nội dung thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Không có
nội dung bị thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
- TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
-

-

|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
TP. HCM, ngày 29/09/2021
Đừng để Rủi Ro Pháp Lý theo sau Covid
Thưa Quý Khách,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT làm việc tại trụ sở từ 01/10.
Là sản phẩm online, thời gian qua 90% nhân sự làm tại nhà, 10% làm “3 tại chỗ” ở trụ sở.
Dù có thế mạnh làm online, nhưng 10% tại trụ sở 90% tại nhà không phải là mô hình phục vụ tốt nhất.
Từ 01/10, TP. HCM làm việc bình thường mới, chúng ta sẽ tăng dần tỷ lệ làm tại trụ sở.
Giúp khách hàng Loại Rủi Ro Pháp Lý và Nắm Cơ Hội Làm Giàu từ chính sách pháp luật mới, là một phần sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
“… loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”
******
Thùy ChiHỗ trợ trực tuyến
Chào mừng anh (chị) đến với
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Hãy để chúng tôi hỗ trợ thông tin đến anh (chị)!
Xin chân thành cảm ơn Thành viên đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
- Tài khoản của Quý Khách đã bị đăng xuất trên thiết bị này do số người sử dụng đã vượt số lượng được phép đăng nhập trong cùng một thời điểm
- Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đăng nhập và đổi mật khẩu để tiếp tục sử dụng
- Nếu cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu nâng cấp tài khoản vui lòng liên hệ:
- Tổng đài (028) 3930 3279
- Hotline: 0906 22 99 66 / 0838 22 99 66
- Mong Quý Khách thông cảm vì sự bất tiện này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành cảm ơn!
Tài khoản của Quý Khách hiện đã có thiết bị khác đang đăng nhập.
Để có thể tiếp tục truy cập Quý Khách có muốn đăng xuất khỏi thiết bị đã đăng nhập trước đó ra không?
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|