|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Công văn 1889/TTCP-KHTH 2021 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra 2022
Số hiệu:
|
1889/TTCP-KHTH
|
|
Loại văn bản:
|
Công văn
|
Nơi ban hành:
|
Thanh tra Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Đoàn Hồng Phong
|
Ngày ban hành:
|
26/10/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Kính
gửi0:
|
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ;
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Chánh thanh tra Bộ, Cơ quan ngang bộ;
- Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Căn cứ Luật Thanh tra; Thông tư số
01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng,
phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra; căn cứ Định hướng
chương trình thanh tra năm 2021 đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái
phê duyệt (tại Văn bản số 3278/VPCP-V.I ngày
22/10/2021 của Văn phòng Chính phủ); Thanh tra Chính phủ thông báo nội dung Định hướng chương trình thanh
tra năm 2022 và hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2022 như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Hoạt động thanh tra bảo đảm có trọng
tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước, của các cấp, các ngành. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về
thanh tra. Đổi mới phương pháp, cách thức xây dựng kế hoạch thanh tra, tiến
hành thanh tra, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thanh tra. Tăng cường
thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực
hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương phát
sinh nhiều vi phạm, tiêu cực, tham nhũng[1], nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận có
nhiều ý kiến. Bên cạnh thanh tra theo kế hoạch cần chú trọng thanh tra đột xuất
khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết
luận thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách
quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với
tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật tiêu cực, tham nhũng; quan tâm kiến nghị
hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra. Thực hiện nghiêm
các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt
động thanh tra, nhất là Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về
các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc
đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh
đại dịch Covid-19, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Chỉ thị
số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý,
ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp trong giải quyết công việc.
2. Nâng cao trách nhiệm của các cấp,
các ngành trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
phục vụ nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế. Theo đó, cần tiếp tục thực hiện
nghiêm các quy định Luật và các Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc đông
người, phức tạp, kéo dài. Vận hành đồng bộ, hiệu quả hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc
gia về khiếu nại, tố cáo theo quy định.
3. Xác định phòng, chống tham nhũng
là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, điều hành, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, ngăn
chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Thanh tra các cấp, các ngành triển
khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham
nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật. Triển khai thực
hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật và Nghị quyết của Trung ương, Quốc
hội, Chính phủ về phòng, chống tham nhũng. Quan tâm triển khai các quy định về
kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham
nhũng trong khu vực ngoài nhà nước; các biện pháp về phòng, chống rửa tiền và
tài trợ khủng bố. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm
của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
4. Hoạt động của Thanh tra Chính phủ
và ngành thanh tra phải bảo đảm phù hợp với bối cảnh, tình hình dịch bệnh
Covid-19 hiện nay. Nâng cao năng lực và đổi mới cách thức chỉ đạo, điều hành để
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thanh tra, nhất là Luật Thanh tra (sửa đổi); ban hành các
quy trình nghiệp vụ trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tập trung hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy
và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh
tra để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng
đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Công tác thanh
tra
a) Thanh tra Chính phủ
- Thanh tra việc thực hiện chính
sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ trên các lĩnh vực[2];
việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Thanh tra việc thực hiện chính
sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong công tác quản lý đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai; quản
lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản (việc cấp phép, khai thác các mỏ đất, đá
làm vật liệu xây dựng); thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Thanh tra việc chuyển đổi mục đích
sử dụng đất từ đất sản xuất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa
sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở (theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày
23/9/2019 của Chính phủ) tại một số Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Thanh tra công tác quản lý và thực
hiện các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý
sử dụng đất đai tại đô thị và thanh tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại khu vực đô thị (theo
Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 6/12/2019 của Chính phủ) tại một số địa
phương;
- Thanh tra việc mua sắm trang thiết
bị y tế, sinh phẩm, Kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19[3] tại Bộ Y tế và
UBND thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật
về hoạt động tín dụng, đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị của
Ngân hàng cổ phần của Nhà nước.
- Thanh tra vụ việc khác theo yêu cầu,
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh
tra lại, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định
xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi
chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch UBND cấp tỉnh).
b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ
(sau đây gọi chung là thanh tra bộ)
- Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc bộ, bao gồm thanh tra
trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
- Thanh tra các tổ chức, cá nhân
trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật,
quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Thanh tra việc mua sắm trang thiết
bị y tế, sinh phẩm, Kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19[4] tại các đơn vị
trực thuộc.
- Thanh tra việc quản lý vốn, tài sản,
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết
định thành lập (nếu có);
- Thanh tra theo yêu cầu của Bộ trưởng,
Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, hợp
pháp của các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
(Nội dung thanh tra trọng tâm đối
với tùng bộ, cơ quan ngang bộ có Phụ lục nội dung Định hướng chương trình thanh
tra kèm theo)
c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là thanh tra tỉnh)
- Thanh tra việc thực hiện chính
sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, ngành cấp tỉnh, trong đó cần tập
trung vào những nội dung quan trọng, lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm; Thanh
tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng của Giám đốc sở, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND
cấp huyện (tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, đơn
thư tố cáo tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều ý kiến; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ;
kiểm soát tài sản thu nhập);
- Thanh tra việc thực hiện chính
sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện, tập trung thanh tra
các dự án đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai[5]; quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản
(việc cấp phép, khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu xây dựng); việc mua bán,
chuyển nhượng, mua sắm tài sản công[6]; việc quản lý và thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia...
- Thanh tra việc mua sắm trang thiết
bị y tế, sinh phẩm, Kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19[7] tại địa phương
(trừ thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh).
- Thanh tra theo yêu cầu của Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thanh tra đột xuất khi phát hiện có
dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của
kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, ngành cấp
tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện khi cần thiết.
2. Công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Tiếp tục triển khai thực hiện đồng
bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và
nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định
số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu
cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản
ánh, kiến nghị của dân; Luật Tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các
Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư,
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường
chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nghiêm túc thực hiện chế độ tiếp
công dân định kỳ và đột xuất, công khai lịch tiếp công dân trên cổng/trang
thông tin điện tử của cơ quan. Tăng cường trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan ở
Trung ương và địa phương trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tạo sự thống nhất trong quá trình xem xét, giải quyết, nhất là đối với những
vụ việc đông người, phức tạp.
- Giải quyết kịp thời, đúng quy định
của pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện
tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực
pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90%.
- Tiếp tục triển khai thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng
Chính phủ và Kế hoạch số 363/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ về tiến hành kiểm
tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức
tạp, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, qua
đó giải quyết căn bản tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài nhằm góp phần
ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường và có giải pháp nâng cao
hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu
trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung ở những địa
bàn, lĩnh vực xảy ra khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để phát sinh
“điểm nóng”.
- Chú trọng làm tốt công tác hòa giải
ở cơ sở gắn với công tác dân vận, tích cực vận động quần chúng nhân dân chấp
hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hạn chế việc
khiếu nại, tố cáo không đúng quy định; đồng thời tìm tòi, phát huy cách làm mới,
phù hợp trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh
Covid-19 để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn.
- Triển khai đồng bộ, hiệu quả Cơ sở
dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố cáo nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý khai
thác và sử dụng cơ sở dữ liệu. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền
thông vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực
dễ phát sinh khiếu nại, tố cáo. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ,
sắp xếp, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ làm nhiệm vụ tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công
tác này.
3. Công tác phòng,
chống tham nhũng
- Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ
trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là Chỉ thị số
33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối
với công việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, các quy định về công khai,
minh bạch của Luật Phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015
của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện,
xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ
Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị
số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát
hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Luật phòng, chống tham nhũng và các Nghị
định, Thông tư hướng dẫn thi hành, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu
lực, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; phối hợp xử lý tham nhũng;
khẩn trương triển khai thi hành những quy định mới về kiểm soát tài sản, thu nhập,
kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước,
thanh tra phát hiện, xử lý tham nhũng... tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có
hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp
trong giải quyết công việc.
- Tập trung thanh tra, kiểm tra trách
nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản,
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai, minh
bạch trên các lĩnh vực (đặc biệt trong quy hoạch, sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn
nhà đầu tư, dự án đầu tư; tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức...); phát hiện,
xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với cơ
quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và
chuyển điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng; chú trọng đổi mới
hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống tham nhũng; tăng cường
mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Luật phòng, chống
tham nhũng.
- Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước
và hướng dẫn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là việc theo
dõi, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước và từng bộ,
ngành, địa phương. Mở rộng hợp tác quốc tế, tương trợ tư pháp, trao đổi thông
tin, hỗ trợ kỹ thuật, rà soát và hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả
công tác phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới.
4. Công tác xây dựng
ngành
Tập trung nghiên cứu xây dựng dự án
Luật thanh tra bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Quốc hội; hoàn thiện các quy
trình nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng. Rà soát các quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công
dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng để phát hiện chồng chéo, mâu
thuẫn trong các quy định về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, từ đó sửa
đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung bảo đảm sự thống nhất của pháp luật,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức và cá nhân. Có giải pháp nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng trong cán bộ, công chức và Nhân dân, góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác
của ngành Thanh tra.
Thanh tra các cấp, các ngành tiếp tục
củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn kỷ
luật, kỷ cương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Nghị quyết
số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất
là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong
đó chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo, thực hiện chế độ, chính sách để
thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Tổng Thanh tra Chính phủ xây dựng
Kế hoạch thanh tra năm 2022 của Thanh tra Chính phủ, bảo đảm phù hợp với nội
dung Định hướng Chương trình thanh tra năm 2022 và quy định của pháp luật về
thanh tra, không gây ảnh hưởng đến hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh của
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Chánh
Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh
tra của Tổng Thanh tra Chính phủ; yêu cầu công tác quản lý nhà nước của Bộ, cơ
quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh; yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND
cấp tỉnh; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật để xây dựng kế hoạch thanh tra
trình Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt theo quy định của
Luật Thanh tra.
Đồng thời, hướng dẫn các cơ quan, đơn
vị thanh tra trực thuộc xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2022.
3. Thanh tra Chính phủ, các cơ quan,
đơn vị thanh tra phối hợp xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, nhất là
thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện theo tinh thần Nghị quyết
số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến
năm 2020; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp
tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư
công; Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng
Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Chỉ
thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử
lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân,
doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
4. Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ,
Thanh tra tỉnh phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước để trao đổi, thống nhất
xử lý chồng chéo trong kế hoạch thanh tra, kiểm toán. Theo đó, trong 01 năm kế
hoạch, không được tiến hành thanh tra, kiểm toán cùng 01 nội dung tại 01 đối tượng
cụ thể (cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp). Trường hợp không trùng về nội
dung thì 2 cơ quan thống nhất, tránh chồng chéo về thời gian tiến hành thanh
tra, kiểm toán để không ảnh hưởng hoạt động bình thường của đơn vị.
Trường hợp cần thiết phải thanh tra
do có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; yêu cầu của công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hoặc cần phải phát hiện, xử
lý kịp thời vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan thanh
tra trao đổi, thống nhất với Kiểm toán Nhà nước để cơ quan thanh tra tiến hành
thanh tra (hoặc báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trao đổi, thống nhất
với Kiểm toán Nhà nước để cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra). Nếu không thống nhất được thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ để trao đối
với Tổng Kiểm toán Nhà nước thống nhất xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh
tra, kiểm toán.
5. Kế hoạch thanh tra năm 2022 sau
khi được phê duyệt gửi về cơ quan thanh tra cấp trên (để báo cáo), Kiểm toán
Nhà nước (để phối hợp xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán) và
thông báo cho đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
(để biết và thực hiện).
6. Thủ trưởng các cơ quan thanh tra
tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch thanh tra; nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành
chính cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh
giá kết quả hoạt động thanh tra; phát động phong trào thi đua thực hiện Định hướng
Chương trình thanh tra, Kế hoạch thanh tra năm 2022 đạt hiệu lực, hiệu quả.
7. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn
diễn biến phức tạp, Thủ trưởng các cơ quan thanh tra cần chỉ đạo, điều hành, tổ
chức thực hiện nhiệm vụ một cách linh hoạt, sáng tạo, vừa đúng pháp luật, vừa
phù hợp với thực tế, bảo đảm thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch
Covid-19. Tùy theo tình hình cụ thể để quyết định tạm dừng, giãn, hoãn cuộc
thanh tra, quan tâm đổi mới phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra theo hướng:
yêu cầu các đơn vị tự kiểm tra, báo cáo, gửi hồ sơ, tài liệu về cơ quan thanh
tra; khi làm việc, trao đổi với cơ quan, tổ chức, đơn vị
thì thực hiện qua hệ thống thông tin trực tuyến, hạn chế đến mức tối đa hoạt động
thanh tra trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (nhưng vẫn bảo đảm
nguyên tắc và bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định); khi thực sự cần thiết mới
đến cơ quan, tổ chức, đơn vị kiểm tra, xác minh (nhất là những nơi đang tập
trung cho công tác phòng, chống dịch Covid- 19).
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, Bộ, Thanh tra Bộ, UBND, Thanh tra tỉnh phản ánh
kịp thời về Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Kế hoạch - Tổng hợp)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTgCP Lê Minh Khái (để b/c);
- Lãnh đạo Thanh tra CP;
- Các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP;
- Lưu: VT, Vụ
KH-TH.
|
TỔNG THANH TRA
Đoàn Hồng Phong
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA
CỦA CÁC BỘ, NGÀNH
(Kèm theo Công văn số 1889/TTCP-KHTH
ngày 26/10/2020 của Thanh tra Chính phủ)
THANH
TRA HÀNH CHÍNH
|
THANH
TRA CHUYÊN NGÀNH
|
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc Bộ; việc
chấp hành quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện việc
xác minh tài sản thu nhập theo quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày
30/10/2020.
|
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật
về đầu tư công tại các bộ, ngành và địa phương; công tác đấu thầu tại các bộ,
ngành, địa phương.
2. Thanh tra các dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công - tư (PPP); Hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo quy định
của Luật Đầu tư (bao gồm đầu tư có vốn đầu tư trong nước và đầu tư có vốn đầu
tư nước ngoài); công tác QLNN về đăng ký kinh doanh, phát triển doanh nghiệp,
hợp tác xã.
|
2. Bộ Công Thương
|
1. Thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn, tái
cơ cấu đối với các đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Thanh tra việc chấp hành quy định
của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thanh tra công vụ một số lĩnh vực
thuộc quản lý nhà nước đối với đơn vị trực thuộc Bộ.
3. Thanh tra đột xuất khi phát hiện
có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Thanh tra chuyên đề, thanh tra
diện rộng đối với các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm. Thanh tra đột xuất khi
phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
|
Tập trung thanh tra việc chấp hành
quy định của pháp luật về điện lực, hóa chất, kinh doanh xăng dầu và khí dầu
mỏ hóa lỏng, vật liệu no công nghiệp, quản lý thị trường...
1. Về
lĩnh vực Điện: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của
pháp luật về đảm bảo điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực
tư vấn; điều kiện cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực; tư vấn
thiết kế công trình nhà máy thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện,
công trình đường dây và trạm biến áp; tư vấn giám sát thi công công trình nhà
máy thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện, công trình đường dây và
trạm biến áp.
2. Về
lĩnh vực hóa chất: Thanh tra việc chấp hành pháp luật
về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong một số sản phẩm điện,
điện tử, dệt may; phân loại hóa chất theo GHS và phiếu an toàn hóa chất;
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp; sản xuất, sử dụng
hóa chất Bảng 1, 2, 3; điều kiện sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ; sản xuất, kinh doanh hóa
chất cấm và hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
và hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; mua bán
hóa chất độc; khai báo hóa chất; sử dụng hóa chất; huấn luyện an toàn hóa chất;
các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
3. Lĩnh vực Quản lý thị trường: thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với sản xuất,
kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa
không rõ nguồn gốc xuất xứ; an toàn thực phẩm; bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và các hành vi gian lận thương mại; kinh doanh xăng dầu và khí; kinh
doanh hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; thanh tra chuyên ngành qua
thông tin giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử đối với các lĩnh vực
kinh doanh có điều kiện.
4. Lĩnh vực xúc tiến thương mại: Thanh tra việc thực hiện các hoạt động khuyến mại; việc thực hiện
các hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại; việc thực
hiện các hoạt động Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước
ngoài tại Việt Nam.
5. Lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ
người tiêu dùng: Thanh
tra lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; lĩnh vực kinh doanh theo
phương thức đa cấp
6. Lĩnh vực thương mại, điện tử: thanh tra các doanh nghiệp có website cung cấp dịch vụ thương mại điện
tử và doanh nghiệp, bán hàng đang kinh doanh loại hàng hóa là điện tử, thiết
bị gia dụng, thời trang và phụ kiện, thực phẩm, mỹ phẩm.
7. Lĩnh vực an toàn và môi trường
công nghiệp
- Thanh tra về công tác chấp hành
các quy định của pháp luật về an toàn điện; việc chấp hành và thực hiện các
quy định pháp luật trong các lĩnh vực về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
- Thanh tra hoạt động VLNCN; an
toàn trong hoạt động VLNCN; việc an toàn trong sản xuất động khai thác, chế
biến khoáng sản; về công tác huấn luyện an toàn hóa chất, tuân thủ các quy định
của pháp luật về an toàn trong công tác bảo quản, sử dụng và vận chuyển hóa
chất nguy hiểm.
|
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
1. Thanh tra trách nhiệm trong việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và việc chấp hành các quy định của Luật
Phòng, chống tham nhũng, trong đó tập trung kiểm tra xác minh việc kê khai
tài sản, thu nhập theo quy định và việc phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng đối
với các đơn vị.
2. Thanh tra chuyên đề việc thực hiện
đề tài, đề án, dự án (phục vụ phát triển kinh tế-xã hội) có nguồn kinh phí đầu
tư lớn.
|
1. Thanh chuyên đề kết hợp
nhiều lĩnh vực
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật
về đất đai, tài nguyên nước, môi trường và khí tượng thủy văn đối với một số
hồ thủy lợi lớn, cấp nước đa mục tiêu (Theo Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày
28/8/2020 và Văn bản số 10097/VPCP-QHĐP 02/12/2020 của Văn phòng Chính phủ).
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật
về đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước đối với các tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh than (Theo Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 02/12/2019 của
Thủ tướng Chính phủ).
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật
về tài nguyên và môi trường đối với UBND cấp tỉnh, cấp huyện (Theo Nghị
quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội; Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019, Nghị quyết số 75/NQ-CP
ngày 14/7/2021 của Chính phủ; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018, Chỉ thị số
03/CT-TTg ngày 30/3/2015, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 Quyết định số
1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 11012/VPCP-NN ngày 31/12/2020 của Văn phòng Chính phủ).
2. Lĩnh vực đất đai:
- Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất
của các nông, lâm trường và đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường (Theo
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 14/TB-VPCP ngày 8/01/2019 của
Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/01/2020 của Thủ tướng
Chính phủ).
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật
đất đai đối với các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào
sử dụng, để đất hoang hóa, có sai phạm trong quản lý sử dụng đất (Theo Nghị
quyết số 75/NQ-CP ngày 14/7/2021 của Chính phủ).
3. Lĩnh vực môi trường
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật
về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở: xử lý chất thải nguy hại, Nhiệt điện,
xi măng, sản xuất gang, thép có lưu lượng nước thải từ 200m3/ngày
đêm trở lên và các cơ sở sản xuất nằm ngoài Khu công nghiệp có lưu lượng nước
thải từ 500m3/ngày đêm trở lên (Theo Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày
31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ); các cơ sở có nguồn khí thải lưu lượng
lớn (Theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ).
- Thanh tra trách nhiệm công tác quản
lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn các tỉnh,
thành phố lớn (Theo Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng
Chính phủ).
5. Lĩnh vực khoáng sản
- Thanh tra việc cấp phép đá vôi
làm vật liệu xây dựng thông thường có thu hồi khoáng sản đi kèm là đá vôi
công nghiệp, vôi là nguyên liệu xi măng, đá đôlômit, đá ốp lát trong quá
trình khai thác khoáng sản làm VLXDTT (theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Lê Văn Thành tại Công văn số 3496/VPCP-CN ngày 27/5/2021 của Văn phòng Chính
phủ).
- Thanh tra công tác cải tạo, phục
hồi môi trường sau khai thác, đóng cửa mỏ khoáng sản (theo Chỉ thị số
38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ).
6. Lĩnh vực tài nguyên nước: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước
trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước đối với các đơn vị khai thác, sử dụng nước đa mục tiêu, có quy mô
lớn (theo Chỉ thị số 34/CT- TTg ngày
28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 10097/VPCP-QHĐP ngày
02/12/2020 của Văn phòng Chính phủ).
7. Lĩnh vực đo đạc và bản đồ: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đo đạc và bản
đồ của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động do đạc và bản đồ.
8. Lĩnh vực biển và hải đảo: Thanh tra việc chấp hành các
quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đối với các
dự án được giao khu vực biển để sử dụng.
9. Thanh tra đột xuất: Tăng cường thanh tra đột xuất đối với các tổ chức có dấu hiệu vi phạm
pháp luật về tài nguyên và môi trường.
|
4. Bộ Giao thông Vận tải
|
1. Thanh tra trách nhiệm của Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
Thanh tra công vụ.
2. Thanh tra công tác quản lý đầu
tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông.
3. Thanh tra công tác quản lý, sử dụng
tài sản, kinh phí ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Thanh tra công tác quản lý, sử dụng
vốn, tài sản, đổi mới doanh nghiệp.
5. Thanh tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về PCTN, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
|
1. Lĩnh vực đường bộ: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện
kinh doanh vận tải ô tô; dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe; định
vụ kiểm định xe cơ giới đường bộ; công tác quản lý, khai thác, bảo trì công
trình và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
2. Lĩnh vực đường sắt: Thanh tra công tác quản lý, khai thác, bảo trì công trình và đảm bảo
an toàn giao thông đường sắt; việc chấp hành các quy định trong hoạt động vận
tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; công tác tổ chức chạy tàu; công tác phục vụ vận
chuyển hành khách, hàng hóa, dịch vụ công ích; công tác đào tạo, huấn luyện
nhân viên đường sắt.
3. Lĩnh vực hàng không: Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật chuyên ngành hàng
không về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên
hàng không và công tác năng định, cấp phép đối với phi công, kiểm soát viên
không lưu; về cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; giờ cất hạ cánh (slot);
dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không của các cảng hàng không; khai
thác, bảo dưỡng tàu bay; bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; bảo trì trong
lĩnh vực hàng không dân dụng.
4. Lĩnh vực đường thủy nội địa:
- Thanh tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công công trình trên
đường thủy nội địa; quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa; việc thực
hiện các quy định pháp luật về vận tải và quản lý cảng, bến thủy nội địa.
- Thanh tra công tác đào tạo, thi,
kiểm tra, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của
thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
5. Lĩnh vực hàng hải:
- Thanh tra việc chấp hành các quy
định pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế về vận tải và hoạt động cảng
biển; hoạt động của hoa tiêu hàng hải; hoạt động lai dắt hỗ trợ tàu biển.
- Thanh tra việc thực hiện cung ứng
dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải; tìm kiếm, cứu nạn hàng hải; việc chấp hành
các quy định của pháp luật về quản lý, bảo trì công
trình hàng hải.
|
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng
các đơn vị thuộc bộ trong thực hiện công vụ; thực hiện pháp luật về thanh
tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
|
Thanh tra việc chấp hành các quy định
pháp luật về hoạt động cấp phép chuyên ngành có tác động đến lưu lượng hàng
hóa phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp như: kiểm dịch động vật, thực vật
nhập khẩu; cấp phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực vật.
|
6. Bộ Xây dựng
|
Thanh tra việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân trực thuộc Bộ Xây dựng .
|
1. Thanh tra công tác quản lý hoạt
động đầu tư xây dựng tại một số dự án do Bộ (ngành), tập đoàn, tổng công ty
nhà nước làm chủ đầu tư.
2. Thanh tra công tác quản lý nhà
nước về xây dựng của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên các
lĩnh vực: Quy hoạch, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị;
quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật; phát triển, quản lý, sử dụng
nhà ở; kinh doanh bất động sản; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản
xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định
của pháp luật.
3. Thanh tra 02 chuyên đề diện rộng
- Thanh tra công tác quản lý, sử dụng
kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư.
Thanh tra việc dành quỹ đất để phát
triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô
thị theo quy định của pháp luật về nhà ở.
|
7. Bộ Tài chính
|
1. Thanh tra Bộ Tài chính
1.1. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm
của thủ trưởng trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, chính sách
pháp luật và việc thực thi trách nhiệm theo thẩm quyền. Tập trung thanh tra công tác quản lý thuế, hải quan
1.2. Thanh tra việc xây dựng, thực
hiện các quy trình, quy chế tài chính; công tác quản lý tài chính nội bộ; việc
quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên, mua sắm, đầu tư xây dựng;
công tác quản lý và sử dụng cán bộ.
1.3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành quy định về tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc triển
khai thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí, phòng, chống tham nhũng.
1.4. Công tác kiểm tra nội bộ:
|
1. Thanh tra Bộ Tài chính:
1.1. Thanh tra công tác quản lý và
sử dụng Ngân sách Nhà nước, nguồn thu phí, lệ phí và các nguồn thu sự nghiệp
khác; công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng, các dự án đầu tư do nhà nước bảo
lãnh, các nguồn ngân sách nhà nước bố trí từ TPCP; các dự án đầu tư được nhà
nước quyết định đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư có liên quan đến
công tác an sinh xã hội.
1.2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán và chấp hành nghĩa vụ với
Ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp
thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu theo quy định của Chính phủ, việc bảo toàn và phát
triển vốn, đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp và việc đầu tư tài chính
vào doanh nghiệp khác...
1.3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành các quy định của pháp luật về giá đối với các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, các mặt hàng trong danh mục bình
ổn giá, đăng ký giá và kê khai giá; thanh tra công tác quản lý tài chính các
quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước.
1.4. Thanh tra, kiểm tra việc triển
khai, thực hiện các quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí.
|
…………………
|
chính (tài sản, nguồn vốn, doanh
thu, chi phí), báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính (tăng hoặc giảm); công ty có
tăng trưởng mạnh về số lượng nhà đầu tư, giá trị giao dịch, thị phần môi giới;
công ty tăng vốn nhanh; công ty có đơn thư phản ánh, kiến nghị.
- Thanh tra các công ty quản lý quỹ
và các quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng lưu ký, giám sát, đại lý phân phối;
văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam: Công ty có
nguồn vốn ủy thác lớn, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; Công ty thuộc diện tái
cấu trúc (vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn pháp định, tỷ lệ an toàn tài chính thấp,
lỗ lũy kế lớn, hoạt động không hiệu quả); công ty có vốn góp của ngân hàng
thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán; các văn
phòng đại diện của các công ty quản lý quỹ nước ngoài có nhiều quỹ đầu tư
trên thị trường Việt Nam.
7. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm:
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh
doanh bảo hiểm, trong đó tập trung về an toàn tài chính của doanh nghiệp
(biên khả năng thanh toán; trích lập dự phòng nghiệp vụ; công nợ; hoạt động đầu
tư...) và hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm (chấp hành quy tắc, điều khoản biểu
phí bảo hiểm; bồi thường/chi trả quyền lợi bảo hiểm, hoạt động đại lý, tái bảo
hiểm...)
|
8. Ngân hàng Nhà nước
|
1. Thanh tra việc thực hiện các văn
bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của Thống đốc NHNN; việc thực hiện các chủ trương, chính sách,
pháp luật, quy định nội bộ.
2. Thanh tra việc tổ chức, thực hiện
nhiệm vụ quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của
pháp luật và theo phân công, ủy quyền của Thống đốc NHNN.
3. Thanh tra việc theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị quyết định, xử lý sau thanh tra, giám
sát theo quy định.
4. Kiểm tra hoạt động phối hợp với
các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc NHNN, các đơn vị ngoài NHNN trong quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, được giao;
|
1. Thanh tra, đánh giá thực trạng
tài chính, kết quả kinh doanh; lãi và phí phải thu; giấy tờ có giá, các khoản
hạch toán ngoại bảng (bao gồm thanh tra việc thực hiện kế hoạch tài chính của
các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước).
2. Thanh tra vốn được cấp, vốn điều
lệ, vốn chủ sở hữu và thực trạng vốn điều lệ; việc sử dụng tiền vay tái cấp vốn;
công tác quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ;
việc chấp hành các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động, trong đó bao gồm tỷ lệ an toàn vốn của TCTD; việc huy động vốn và lãi
huy động, mở và sử dụng tài khoản, quản lý hoạt động thẻ tín dụng.
3. Thanh tra việc đầu tư, góp vốn,
mua cổ phần của các TCTD, hoạt động ủy thác đầu tư và các tài sản có khác.
Trong đó, tập trung thanh tra hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chưa
niêm yết; kiểm soát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với mục đích để
cơ cấu lại khoản nợ tại chính TCTD hoặc TCTD khác; đầu tư trái phiếu công ty
con, công ty liên kết của người có liên quan thông qua hình thức cho vay.
4. Thanh tra về cấp tín dụng, đầu
tư, trong đó chú trọng các khoản cấp tín dụng lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao
như: (i) Bất động sản, chứng khoán, dự án BT, BOT; (ii) Các
|
…………………
9. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
|
1. Thanh tra việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, công tác phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý và sử dụng
tài chính, tài sản; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức
thuộc Bộ.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về quản lý và sử dụng kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tại
các dự án sử dụng kinh phí do Bộ quản lý.
3. Kiểm tra việc kê khai tài sản,
thu nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai.
|
1. Lĩnh vực chính sách lao động và an toàn, vệ sinh lao động
- Thanh tra việc thực hiện các quy
định đối với người nước ngoài lao động tại Việt Nam; việc chấp hành các quy định
về an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng, các doanh nghiệp
khai thác khoáng sản lộ thiên, sản xuất xi măng.
- Thanh tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật lao động tập trung vào các quy định về cấp phép và hoạt động
cho thuê lại lao động; kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh
nghiệp trực tuyến trên trang thông tin điện tử
http://tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn theo Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH
ngày 17/10/2018 của Bộ LĐTBXH.
2. Lĩnh vực người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Thanh
tra, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào hoạt động môi giới thị trường Đài
Loan.
3. Lĩnh vực bảo hiểm xã hội: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (tập trung vào hoạt động hỗ trợ học nghề).
4. Lĩnh vực người có công
- Thanh tra việc xác lập hồ sơ bệnh
binh và hồ sơ thương binh theo quy định tại Thông tư số 20/2000/TTLT-
BLĐTBXH-BYT ngày 20/9/2000 của Liên Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế.
- Thanh tra việc thực hiện chính
sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc
hóa học tại các địa phương chưa thực hiện tự kiểm tra, rà soát hoặc tự kiểm
tra, rà soát chưa đạt yêu cầu.
5. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: Thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề
nghiệp.
6. Lĩnh vực chính sách về trẻ em
và xã hội
- Thanh tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em (theo Nghị quyết số
121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội và Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày
23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ).
|
10. Bộ Thông tin Truyền thông
|
1. Thanh tra việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
2. Thanh tra trên các lĩnh vực nhạy
cảm, phức tạp dễ phát sinh các hành vi tham nhũng lãng phí như: Tài chính, kế
toán, đầu tư, mua sắm; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; thanh tra
trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra đột xuất khi phát hiện phạm.
|
1. Lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ
thông tin: Kiểm tra, thanh tra đối với công tác quản lý thông tin thuê bao điện
thoại di động; cuộc gọi, tin nhắn, sim rác; an toàn thông tin mạng; thanh tra
vào một số đơn vị là các đối tượng sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện sử
dụng mạng thông tin vô tuyến điện dùng riêng như taxi, hàng hải khó kiểm soát
được qua các trạm kiểm soát cố định.
2. Lĩnh vực Báo chí và Thông tin
trên mạng:
- Giám sát, xử lý và phối hợp xử lý
hành vi vi phạm trên môi trường mạng (đăng tải nội dung sai sự thật, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm cá nhân; thực hiện không đúng quy định về thiết lập trang
thông tin điện tử, mạng xã hội); việc chấp hành quy định pháp luật về báo
chí, đặc biệt là tạp chí, chân chính tình trạng thực hiện
không đúng tôn chỉ mục đích.
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động
cung cấp trò chơi điện tử trên mạng; thời lượng phát sóng chương trình phim
truyện; hoạt động quảng cáo nói chung và chương trình quảng cáo thực phẩm chức
năng nói riêng trên các đài phát thanh, truyền hình.
3. Lĩnh vực Xuất bản, In và Phát
hành: Thanh tra các ấn phẩm có nội dung liên quan đến
chủ quyền biển đảo, ấn phẩm vi phạm Điều 10 Luật xuất bản; các hoạt động liên
kết xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.
4. Lĩnh vực Bưu chính: Thanh tra việc chấp hành quy định pháp
luật về bưu chính cung ứng dịch vụ bưu chính qua sàn thương mại điện tử; Tập
trung vào việc chấp nhận, vận chuyển và phát hàng hóa cấm gửi qua đường bưu
chính.
|
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
1. Thanh tra việc chấp hành quy định
pháp luật trong công tác quản lý tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công,
dự án đầu tư xây dựng.
2. Thanh tra trách nhiệm thực hiện
quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
|
1. Lĩnh Vực thể dục thể thao: Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác tổ chức
giải thi đấu thể thao; kinh doanh hoạt động thể thao, hoạt động của các liên
đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia; hoạt động của các câu lạc bộ thể thao
chuyên nghiệp.
2. Lĩnh vực văn hóa: Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về hoạt động lễ hội; bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke;
quyền tác giả, quyền liên quan; điện ảnh; quảng cáo; hoạt động biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu; hoạt động mỹ thuật,
nhiếp ảnh, triển lãm.
3. Lĩnh vực du lịch: Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kinh
doanh dịch công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
|
12. Bộ Y tế
|
1. Thanh tra việc thực hiện chính
sách, pháp luật về tài chính, ngân sách, phòng, chống tham nhũng và công tác
đào tạo.
2. Thanh tra việc thực hiện chính
sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc tiếp nhận và xử lý ý kiến
phản ánh của người dân.
|
1. Thanh tra Bộ Y tế
a) Lĩnh vực Y tế dự phòng: Thanh tra công tác phòng chống dịch, công tác an toàn tiêm phòng vắc
xin Covid-19 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc TW và đơn vị trực thuộc Bộ.
- Thanh tra công tác quản lý nhà nước
về y tế dự phòng, môi trường y tế và an toàn thực phẩm.
- Thanh tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về an toàn thực phẩm, công tác phòng chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng.
b) Lĩnh vực Khám, chữa bệnh, Bảo
hiểm y tế và Dân số: Thanh tra công tác quản lý nhà
nước về khám bệnh, chữa bệnh; việc chấp hành các quy định về khám bệnh, chữa
bệnh, bảo hiểm y tế và dân số; tra việc chấp hành một số quy định của pháp luật
về bảo hiểm y tế.
c) Công tác thanh tra Được, Mỹ
phẩm và Trang thiết bị y tế
- Thanh tra công tác quản lý nhà nước
về tiếp nhận, thẩm định, cấp chứng chỉ hành nghề được, giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn thực hành tốt “phân phối thuốc” và “bán lẻ thuốc”, giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh được; công tác quản lý chất lượng thuốc, quản lý thuốc
đặc biệt.
- Thanh tra chuyên đề việc thực hiện
quy định của pháp luật về đăng ký, công bố, phân loại lưu hành, kinh doanh,
quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.
- Thanh tra việc thực hiện quy chế
chuyên môn được và các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc; kinh doanh
dược liệu; công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết
bị, vật tư y tế.
2. Tổng cục Dân số: Thanh tra việc thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính
thai nhi dưới mọi hình thức; các quy định của pháp luật để đảm bảo cân bằng
giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; việc thực hiện các quy định, hướng
dẫn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
3. Cục An toàn thực phẩm: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất,
kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
4. Cục Y tế dự phòng: Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác công
tác quản lý sử dụng vắc xin; về công tác bảo đảm an toàn sinh học phòng xét
nghiệm; về thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm và kiểm dịch y tế biên giới.
5. Cục Quản lý Được: Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh được
và việc tuân thủ các GPs.
6. Cục Quản lý Môi trường y tế: Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về: bảo đảm chất
lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; sản xuất, kinh doanh hóa chất,
chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
7. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh: Thanh tra việc thực hiện Luật
khám bệnh, chữa bệnh, các quy định, quy chế chuyên môn; về công tác giám định
y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần; việc cấp, cấp lại và thu
hồi chứng chỉ hành nghề và cấp, cấp lại thu hồi giấy phép hoạt động các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
|
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
1. Thanh tra trách nhiệm của người
đứng đầu trong việc thực hiện quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, công
|
1. Thanh tra việc đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông; thực hiện tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học;
trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, chú trọng
việc thực hiện quy định pháp
|
|
|
|
…………………
chức; công tác phòng, chống tham
nhũng.
|
chức, số lượng người làm việc trong
đơn vị sự nghiệp công lập;công tác tinh giản biên chế; xây dựng đề án vị trí
việc làm và việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Thanh tra công tác tuyển dụng
công chức, viên chức; xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ
cấp huyện trở lên; tiếp nhận vào làm công chức, viên chức; nâng ngạch công chức,
thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; bổ nhiệm công chức lãnh đạo,
quản lý, viên chức quản lý; số lượng cấp phó.
3. Thanh tra việc xử lý các trường
hợp có sai phạm trong công tác tuyển dụng công chức,
viên chức và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý theo Thông báo kết luận số
43-TB/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 48-KL/TW và Kết luận số 71-KL/TW của
Ban Bí thư và Hướng dẫn số 2965/HD-BNV ngày 15/6/2020 của Bộ Nội vụ.
4. Thanh tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; về công tác thi đua, khen thưởng.
|
16. Bộ Tư pháp
|
Thanh tra công tác tổ chức cán bộ;
việc quản lý, sử dụng tài sản công và ngân sách nhà nước; công tác đầu tư xây
dựng cơ bản; việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham
nhũng.
|
1. Thanh tra lĩnh vực công chứng,
luật sư, bán đấu giá tài sản, luật sư, hộ tịch, chứng thực, giao dịch bảo đảm.
2. Thanh tra chuyên đề trình tự, thủ
tục bán đấu giá tài sản (theo Kế hoạch
102/KH-BCSĐ ngày 19/12/2019 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp).
|
17. Bộ Ngoại giao
|
1. Thanh tra việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao; việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác quản lý, điều
hành, xây dựng đơn vị và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
2. Thanh tra việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được quy định tại Luật Cơ quan đại diện Nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam ở nước ngoài; công tác nội bộ và vai trò của Trưởng Cơ quan đại diện;
công tác lãnh sự; công tác quản lý và sử dụng tài chính, tài sản; công tác về
người Việt Nam ở nước ngoài; công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết
kiệm chống lãng phí.
|
Thanh tra việc thực hiện pháp luật
trong việc công tác thỏa thuận quốc tế; công tác tổ chức, quản lý hội nghị, hội
thảo quốc tế; công tác lãnh sự; công tác đoàn ra, đoàn vào; công tác người Việt
Nam ở nước ngoài.
|
18. Ủy ban Dân tộc:
|
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; việc thực hiện các quy định về
phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại một số vụ,
đơn vị.
|
Thanh tra việc thực hiện chính sách
của Chính phủ: Chương trình 135; chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế
- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; Đề án hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người; chính sách
cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số
và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; chính sách đối với người có uy tín trong
đồng bào dân tộc thiểu số; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới
vùng dân tộc thiểu số.
|
19. Bộ Công an
|
1. Thanh tra việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công an cấp huyện; mua sắm, quản lý và sử dụng
tài sản; một số mặt của công tác trại giam; công tác bắt, tạm giữ, điều tra xử
lý tội phạm; công tác xử phạt vi phạm hành chính và quản lý xử lý tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính.
2. Kiểm tra, hướng dẫn công tác tiếp
dân, giải quyết KNTC, PCTN.
|
Thanh tra việc chấp hành các quy định
của pháp luật về quản lý các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự; việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa
cháy (theo Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ).
|
20. Bộ Quốc phòng
|
1. Thanh tra thực hiện nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng (công tác xây dựng lực lượng, huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu, quản lý vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, không gian mạng, rèn
luyện kỷ luật; công tác giáo dục chính trị, xây dựng lực lượng, bảo đảm hậu cần,
kỹ thuật, tài chính).
2. Thanh tra công tác quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản; sử dụng đất, tài chính, ngân sách, mua sắm tài sản công;
quản lý sử dụng vốn, tài sản cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp; các dự án
cải tiến, nâng cấp, tăng hạn và mua sắm vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật.
3. Thanh tra trách nhiệm của người
chỉ huy trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp
dân, KNTC, PCTN, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, thực hành tiết
kiệm chống lãng phí.
4. Thanh tra các khoản nọ phải thu,
phải trả của các doanh nghiệp trong toàn quân; làm rõ trách nhiệm của của tập thể cá nhân có liên quan.
|
1. Thanh tra việc ban hành các văn
bản lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn về quốc phòng theo thẩm quyền; công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động quốc
phòng theo quy định.
2. Thanh tra việc xây dựng và tổ chức
thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về quốc phòng; việc thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật; công tác kiểm tra, thanh
tra, xử lý vi phạm, giải quyết KNTC; thực hiện chế độ báo cáo, giao ban, sơ kết,
thi đua, khen thưởng về công tác quốc phòng.
|
[1] Các dự án đầu tư xây dựng; quản
lý sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản (việc cấp phép, khai
thác các mỏ đất, đá làm vật liệu xây dựng); cổ phần hoá, thoái vốn, tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước; việc mua bán, chuyên nhượng, mua sắm tài sản công, quản
lý sử dụng ngân sách nhà nước trong bối cảnh Covid-19, ...
[2] Tập trung một số lĩnh vực quan
trọng: đất đai, môi trường, khoáng sản, thủy lợi, cổ phần hóa, tài chính, đầu
tư
[3] theo Nghị
quyết số 127/NQ-CP ngày 8/10/2021 về phiên họp thường kỳ tháng 9/2021 của Chính
phủ và Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính
phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch Covid-19”
[4] theo Nghị quyết số 127/NQ-CP
ngày 8/10/2021 về phiên họp thường kỳ tháng 9/2021 của Chính phủ và Nghị quyết
số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích
ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”
[5] gồm: thanh tra việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ
phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở (theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày
23/9/2019 của Chính phủ); thanh tra công tác quản lý và thực hiện các dự án,
công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai
tại đô thị và thanh tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại khu vực đô thị (theo Nghị quyết
116/NQ-CP ngày 6/12/2019 của Chính phủ)
[6] bao gồm quản lý, sử dụng nguồn
kinh phí hỗ trợ, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống
dịch bệnh Covid-19
[7] theo Nghị quyết số 127/NQ-CP
ngày 8/10/2021 về phiên họp thường kỳ tháng 9/2021 của Chính phủ và Nghị quyết
số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích
ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”
Công văn 1889/TTCP-KHTH năm 2021 về hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2022 do Thanh tra Chính phủ ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Công văn 1889/TTCP-KHTH ngày 26/10/2021 về hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2022 do Thanh tra Chính phủ ban hành
3.333
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|