Làm căn cước công dân gắn chíp có phải đổi sổ BHXH, thẻ BHYT không?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trung Tài
29/03/2021 08:42 AM

Nhiều câu hỏi được đặt ra trong thời gian gần đây là khi làm căn cước công dân gắn chíp có cần làm thủ tục thay đổi số CMND, hay cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT không? Bài viết sau sẽ giải đáp về vấn đề này.

Làm căn cước công dân gắn chíp có phải sửa, đổi sổ BHXH không? (Ảnh minh họa)

Theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì việc đổi hoặc điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT trong các trường hợp sau:

-  Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

- Xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

Thực chất, thông tin số CMND là một trong các tiêu thức quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong cơ sở dữ liệu vì vậy không cần phải cấp lại sổ BHXH, BHYT mà chỉ cần thực hiện điều chỉnh thông tin số CMND trong cơ sở dữ liệu.

Như vậy, việc điều chỉnh thông tin số CMND được thực hiện với CMND 9 số. Vì CMND 12 số, CCCD có mã vạch khi chuyển sang CCCD gắn chíp không làm thay đổi số.

Trình tự thực hiện điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT khi chuyển từ CMND 9 số sang CCCD gắn chíp

Bước 1. Lập hồ sơ gồm mẫu tờ khai TK1-TS và bảng kê thông tin (mẫu D01-TS) và những giấy tờ khác tùy thuộc vào từng trường hợp theo quy định tại Quyết định 222/QĐ-BHXH ngày 25/02/2021.

Mẫu tờ khai điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT

Bước 2. Nộp hồ sơ

- Người tham gia

+ Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.

+ Người tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.

+ Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

+ Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh.

+ Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã. Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.

+ Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường: Nộp hồ sơ cho nhà trường.

- Đơn vị

+ Đơn vị SDLĐ: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

+ UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu; Nhà trường; Phòng/Tổ chế độ BHXH: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ BHXH, thẻ BHYT

Xem thêm:

>> Giải đáp thắc mắc liên quan đến tuổi làm CCCD gắn chíp

Có bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip? Trường hợp phải đổi thẻ căn cước công dân nhưng không đổi thì có bị xử phạt không?

Có được làm Căn cước công dân gắn chip tại nơi tạm trú hay không? Thủ tục và địa điểm làm ở đâu?

 Trung Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 283,667

Bài viết về

Giải đáp về Căn cước công dân gắn chíp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn