Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản quan trọng về chế độ ốm đau năm 2024

Chủ đề này tổng hợp những văn bản pháp luật liên quan đến chế độ ốm đau như đối tượng được hưởng, điều kiện, các chế độ, thời gian và thủ tục hưởng chế độ ốm đau.

1. Đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng hưởng chế độ ốm đau gồm:

- Người lao động là công dân Việt Nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định gồm:

+ NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ,...

+ NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

+ Cán bộ, công chức, viên chức.

+ Công nhân quốc phòng, công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

- NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có tham gia BHXH bắt buộc.

2. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng hưởng chế độ ốm đau gồm:

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục thì không được hưởng chế độ ốm đau.

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng hưởng chế độ ốm đau gồm:

- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động theo hợp đồng, cán bộ, công chức, người quản lý doanh nghiệp quy định như sau:

+ Làm việc trong điều kiện bình thường: 30 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,...: 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

- Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng chế độ ốm đau như sau:

+ Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

+ Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

4. Tổng hợp văn bản về Chế độ ốm đau mới nhất 2024

Dưới đây là tổng hợp các văn bản pháp luật quan trọng quy định chi tiết về đối tượng, điều kiện, mức hưởng và thủ tục hưởng chế độ ốm đau.

1

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. 

Trong đó, Mục 1 Chương III, Mục 2 Chương VII Luật này quy định về đối tượng, điều kiện, thời gian, mức hưởng, thủ tục hưởng chế độ ốm đau.

2

Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.

Trong đó, Điều 22 Nghị định này quy định người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày đang hưởng chế độ ốm đau trước 01/01/2016 và từ 01/01/2016 vẫn đang hưởng trợ cấp ốm đau thì được tiếp tục được theo các quy định trước đây.

3

Nghị định 82/2013/NĐ-CP về danh mục chất ma túy và tiền chất

Nghị định 82/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2023, về Danh mục chất ma túy và tiền chất.

Trong đó, Danh mục chất ma túy và tiền chất là cơ sở để quyết định các trường hợp không giải quyết chế độ ốm đau theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.

4

Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Nghị định 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2018, hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Trong đó, Điều 6 Nghị định này quy định về chế độ ốm đau đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5

Thông tư 18/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khi ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 18/2019/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 23/12/2019, hướng dẫn thực hiện tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khi ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.
Trong đó, Điều 5 Thông tư này quy định chế độ ốm đau của huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.

6

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/02/2016, hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Nghị định số 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó, Mục 1 Chương II Nghị định này quy định điều kiện, thời gian, mức hưởng chế độ ốm đau,...

7

Thông tư 46/2016/TT-BYT Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Thông tư 46/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/3/2017, về Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày này là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trong đó, tại Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày Thông tư số 46, điển hình một số bệnh sau:

+ Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng;

+ Bệnh phong và di chứng;

+ Viêm gan vi rút B, C, D mạn tính;

+ Nhiễm HIV/AIDS;

+ Bệnh ung thư;

+ Suy tuyến giáp, Nhiễm độc giáp, Bệnh Wilson, Đái tháo đường;

+ Mất trí trong bệnh Alzheimer, Tâm thần phân liệt, Động kinh;

+ Hen phế quản, Bệnh bụi phổi than, amian, silic, bụi phổi do bụi vô cơ khác và bụi phổi do bụi không xác định.

8

Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Quyết định 166/QĐ-BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2019, quy định về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó, Chương II Quyết định này quy định Quy trình giải quyết hưởng và chi trả chế độ ốm đau.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.181.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!