Tải App trên Android

Sẽ thông qua Luật Căn cước vào sáng ngày 24/11/2023 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
27/10/2023 10:53 AM

Cho tôi hỏi dự kiến khi nào sẽ thông qua Luật Căn cước trong Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV này? - Tấn Quang (Hà Nội)

Sẽ thông qua Luật Căn cước vào sáng ngày 24/11/2023 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Sẽ thông qua Luật Căn cước vào sáng ngày 24/11/2023 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Sẽ thông qua Luật Căn cước vào sáng ngày 24/11/2023 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV 

Tại dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thì sẽ thông qua Luật Căn cước công dân (sửa đổi) (có tên gọi mới là Luật Căn cước theo bản dự thảo mới nhất) vào sáng thứ 6 ngày 24/11/2023, cụ thể như sau:

* Sáng: (Truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam)

- Biểu quyết thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

- Biểu quyết thông qua Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

- Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

* Chiều: (Truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam)

- Biểu quyết thông qua Luật Viễn Thông (sửa đổi).

- Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đường bộ.

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

>> Xem thêm: Thời gian dự kiến thông qua 09 Luật tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Quy định về biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội

Quy định về biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo Điều 20 Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:

- Dự thảo luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua và đề xuất một số vấn đề còn ý kiến khác nhau cần biểu quyết trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo luật, dự thảo nghị quyết phải được gửi đến đại biểu Quốc hội nghiên cứu chậm nhất là 24 giờ trước phiên biểu quyết thông qua.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề còn ý kiến khác nhau cần trình Quốc hội biểu quyết trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo luật, dự thảo nghị quyết theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra.

- Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:

+ Biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử;

+ Biểu quyết bằng bỏ phiếu kín;

+ Biểu quyết bằng giơ tay.

Hình thức biểu quyết do Quốc hội quyết định được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.

- Trình tự biểu quyết tại phiên họp toàn thể được tiến hành như sau:

+ Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nêu rõ vấn đề Quốc hội cần biểu quyết;

+ Quốc hội biểu quyết;

+ Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. Trưởng Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.

- Việc tiến hành biểu quyết được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp, đại biểu Quốc hội không biểu quyết thay đại biểu Quốc hội khác. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

- Luật, nghị quyết và các quyết định khác của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;trường hợp làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, thông qua Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.Trường hợp Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác về tỷ lệ đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì áp dụng quy định của văn bản đó.

- Trường hợp cần biểu quyết lại một vấn đề đã được Quốc hội biểu quyết thông qua nhưng chưa có hiệu lực thi hành thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo, báo cáo, cơ quan chủ trì thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định việc biểu quyết lại theo trình tự như sau:

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc biểu quyết lại;

+ Quốc hội xem xét, thông qua việc biểu quyết lại.

- Trình tự Quốc hội xem xét, quyết định vấn đề đã được Quốc hội quyết định biểu quyết lại như sau:

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội vấn đề cần biểu quyết lại;

+ Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua vấn đề cần biểu quyết lại.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,450

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]