- Hiện nay theo Nghị định 30: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.
Ví dụ: . Thư viện
? Pháp luật
- Trước đây theo Thông tư 01/2011/TT-BNV thì phải viết hoa cả trong trường hợp sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) khi xuống dòng).
- Hiện nay: Có 02 trường hợp đặc biệt khi viết hoa tên địa lý đó là: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trước đây theo Thông tư 01/2011: Chỉ có Thủ đô Hà Nội là thuộc trường hợp đặc biệt.
Bổ sung 02 danh từ: Nhân dân, Nhà nước.
- Hiện nay: Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.
- Trước đây theo Thông tư 01/2011: Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm. Có nghĩa hiện tại viện dẫn “điểm, khoản” thì không viết hoa chữ cái đầu nữa.
Ví du trước đây sẽ là: Điểm a Khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.
Trước đây tại Thông tư 01/2011 quy định: Tên các ngày tiết thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.
Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn…
Xem chi tiết các trường hợp bắt buộc phải viết hoa theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm: Tổng hợp văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh Bộ máy hành chính đang có hiệu lực thi hành?
Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Vi phạm hành chính đang có hiệu lực thi hành?
Quý Nguyễn