ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1498/QĐ-UBND
|
Kiên Giang, ngày 11 tháng 7 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CÁC TUYẾN TỪ BỜ RA ĐẢO THUỘC VÙNG BIỂN KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam
ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy
nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 93/2013/NĐ-CP
ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 169/2013/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP
ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải
đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP
ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương
tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 132/2015/NĐ-CP
ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành
một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số
51/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức
tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải
và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong
hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số
16/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về
quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số
15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về
quản lý đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số
50/2014/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về
quản lý cảng, bến thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BCA
ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều
của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số
80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về
vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số
34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về
báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
02/2016/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải
và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về cấp biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du
lịch;
Căn cứ Thông tư số
05/2017/TT-BGTVT ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2013 của
Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong
vùng biển Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số
66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về
vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa cảng, bến,
vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới; Thông tư số
20/2016/TT-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của
Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông vận tải tại Tờ trình số 145/TTr-SGTVT ngày 04 tháng 7 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp
thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành hoạt động vận tải các tuyến từ bờ ra đảo
thuộc vùng biển Kiên Giang.
Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức hướng dẫn,
triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng)
các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc
(Thủ trưởng) các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Sở Giao thông vận tải (03b);
- LĐVP, CVNC;
- Lưu: VT, tthuy (03b).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Anh Nhịn
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CÁC TUYẾN
TỪ BỜ RA ĐẢO THUỘC VÙNG BIỂN KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1498/QĐ-UBND
ngày 11 tháng 7 năm
2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định về trách nhiệm
trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành hoạt động vận tải
các tuyến từ bờ ra đảo thuộc vùng biển Kiên Giang.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
trong quản lý điều hành hoạt động vận tải các tuyến từ bờ ra đảo thuộc vùng biển
Kiên Giang.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Tuyến từ bờ ra đảo thuộc vùng biển
Kiên Giang bao gồm: Các tuyến từ bờ ra đảo, giữa các đảo, quanh đảo, ven bờ biển.
2. Vận tải từ bờ ra đảo bao gồm vận tải
người và hàng hóa (trừ các phương tiện của quốc phòng, an ninh và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ).
3. Hoạt động xung quanh đảo và ven biển
của phương tiện thủy nội địa là hoạt động cách bờ không quá 5 hải lý.
4. Thông tin dự báo
thời tiết để làm căn cứ cấp phép hoặc điều hành phương tiện hoạt động là Bản
tin dự báo thời tiết của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ được phát sóng
trên Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gần nhất, trước thời điểm cấp
phép phương tiện.
5. Cảng vụ bao gồm: Cảng vụ Thủy nội
địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang và Cảng vụ Hàng hải Kiên
Giang.
Chương II
QUY ĐỊNH TRÁCH
NHIỆM CỤ THỂ
Điều 4. Ban An
toàn giao thông tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có
liên quan đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về an toàn giao thông đường thủy nội địa, hàng hải; phòng chống cháy nổ; tìm kiếm,
cứu nạn; an toàn vệ sinh môi trường và các quy định khác có liên quan; đặc biệt
là các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của các phương tiện vận tải khách
du lịch, tàu cao tốc chở khách,
phương tiện vui chơi giải trí, nhà hàng nổi, khách sạn nổi,... Phối hợp với các
cơ quan chức năng tổ chức phương án sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ cho các đơn vị
kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy.
Điều 5. Sở Giao
thông vận tải
1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa, hàng hải.
2. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động trên các tuyến từ bờ ra đảo theo quy định.
3. Tổ chức quản lý hoạt động của cảng,
bến phương tiện hoạt động tại cảng,
bến theo quy định hiện hành.
4. Phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ
huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang và chính quyền địa
phương kiểm tra, xử lý các trường hợp cảng, bến và phương tiện hoạt động không đúng quy định.
Điều 6. Công an tỉnh
1. Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên
quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với Ban Quản lý
cảng, bến, chủ phương tiện, thuyền
viên, người lái phương tiện và người tham gia giao thông về Luật Giao thông đường
thủy nội địa, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và quy định về đăng ký, quản
lý cư trú tại cảng, bến và trên phương tiện thủy nội địa, nhà hàng nổi, khách sạn
nổi.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao
thông vận tải tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường
đối với cảng, bến và phương tiện, nhà hàng nổi, khách sạn nổi theo thẩm quyền.
3. Phối hợp với Sở Du lịch, Sở Giao
thông vận tải, chính quyền địa phương
tổ chức quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền trong lĩnh
vực hoạt động cho thuê lưu trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống và khách lưu trú ngủ
đêm trên khách sạn nổi.
4. Phối hợp với cơ quan chức năng
trong công tác triển khai tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Kiên Giang.
Điều 7. Bộ Chỉ
huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ theo quy định của pháp luật, còn có trách nhiệm kiểm tra, hoạt động vận tải
từ bờ ra đảo cụ thể như sau:
1. Trường hợp phương tiện thủy được
cơ quan cảng vụ cấp phép rời cảng, bến: Trách nhiệm Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh kiểm tra đối chiếu nội dung giấy phép rời cảng và thực tế trên
phương tiện; đồng thời, căn cứ vào bản tin dự báo thời tiết và đối chiếu khả
năng đi biển của phương tiện (được ghi trong giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật)
để làm cơ sở cho phép (nếu phương tiện đủ điều kiện) hoặc không cho phép (nếu
phương tiện không đủ điều kiện) ra cửa sông.
2. Trường hợp phương tiện thủy không
được cơ quan cảng vụ cấp phép rời cảng, bến tuyệt đối không cho phép phương tiện
ra cửa sông.
3. Xử lý vi phạm theo quy định và
thông báo đến cơ quan chức năng những trường hợp cấp phép không đúng quy định.
4. Phối hợp với cơ quan chức năng
trong công tác triển khai tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Kiên Giang.
Điều 8. Cảng vụ
Hàng hải Kiên Giang
1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về giao thông
hàng hải, đường thủy nội địa.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trên tuyến
vận tải thủy từ bờ ra đảo theo quy định pháp luật.
3. Phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối
với hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo theo quy định của pháp
luật; phối hợp tìm kiếm cứu nạn và điều tra tai nạn theo quy định.
Điều 9. Sở Du lịch
1. Tổ chức tập huấn và cấp giấy chứng
nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người điều khiển và nhân viên phục vụ trên
phương tiện thủy vận chuyển khách du lịch.
2. Biên soạn, phát hành tài liệu,
chương trình phục vụ tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người điều khiển và nhân
viên phục vụ trên phương tiện thủy vận chuyển khách du lịch theo khung chương
trình quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 23/3/2016 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Cung cấp vị trí các điểm du lịch,
các cơ sở lưu trú du lịch và phối hợp với Sở Giao thông vận tải xác định các điểm
dừng, đỗ cho phương tiện thủy đón trả khách du lịch trên các tuyến đường thủy,
tại các cảng, bến thủy nội địa, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch
trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải
và các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng
phương tiện thủy trên địa bàn.
Điều 10. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ
biến quy định liên quan đến pháp luật vận tải các tuyến từ bờ ra đảo.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao
thông vận tải, Sở Du lịch, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quản
lý, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động vận tải trên các tuyến từ bờ ra đảo.
3. Tổ chức quản lý đối với phương tiện
trung chuyển, vận chuyển hành khách, hàng hóa ra các phương tiện khác và ngược
lại.
4. Kiểm tra, xử lý các vi phạm liên
quan đến hoạt động của khách sạn nổi, tàu khách lưu trú ngủ đêm trên địa bàn quản
lý.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 11. Tổ chức
thực hiện
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này. Định kỳ 06 tháng, năm báo cáo đánh giá tình hình thực hiện
Quy chế này và gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Ban An toàn giao thông tỉnh.
2. Ban An toàn giao thông tỉnh chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan giám sát, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Quy chế này theo định kỳ.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có
phát sinh vướng mắc các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.