Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 156/2007/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Thào Xuân Sùng
Ngày ban hành: 10/08/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/2007/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 10 tháng 8 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006//NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, văn hoá và thể dục thể thao;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

Xét Tờ trình số 54/TTr-UBND ngày 20/6/2007 của UBND tỉnh về việc phê chuẩn Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007- 2020; Báo cáo thẩm tra số 272/BC-VHXH ngày 02/8/2007 của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh khoá XII tại kỳ họp thứ 8,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020 (có Quy hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức công bố công khai quy hoạch và xây dựng kế hoạch hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tăng cường tuyên truyền và giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XII thông qua.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua./.

Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Vụ công tác đại biểu Văn phòng Quốc hội;
- Các bộ: Y tế, Tài Chính; Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Thường trực Huyện uỷ, HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng HĐND;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NL(01b) 230b.

CHỦ TỊCH




Thào Xuân Sùng

 

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2020

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 156 /NQ-HĐND ngày 10/8/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XII, kỳ họp thứ 8)

Phần I

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH

Sơn La là một trong những tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tuy nhiên luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh đang có những đổi thay rõ rệt. Sự nghiệp y tế tỉnh Sơn La nói riêng cũng đã và đang vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được những thành tựu đáng khích lệ, bước đầu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

Ngày 09/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 384/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La thời kỳ 2006-2010 đã chỉ rõ mục tiêu nhiệm vụ cho ngành y tế Sơn La trong giai đoạn tới, đó là: “Xây dựng hệ thống cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh hợp lý, hiện đại, đồng bộ về nhân lực cũng như­ cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Xây dựng trung tâm y tế khu vực Tây Bắc với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhân dân Sơn La và khu vực. Nâng cấp hệ thống y tế huyện, xã. Giảm đến mức thấp nhất các bệnh thiếu vitamin A, lao, sốt rét, suy dinh d­ưỡng, rối loạn do thiếu iốt và hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS và các bệnh xã hội khác. Nâng tuổi thọ trung bình của ng­ười dân từ 70 tuổi hiện nay lên khoảng 72 - 73 tuổi vào năm 2020”.

Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La trong thời gian qua cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết và văn bản về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân đặc biệt được quan tâm.

Ngành y tế Sơn La với vinh dự và trách nhiệm nặng nề trong việc thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho hơn 01 triệu dân trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng được nhiệm vụ cao cả này, ngành y tế Sơn La cần phải có một hệ thống y tế đủ mạnh, một mạng lưới y tế rộng khắp, một đội ngũ cán bộ y tế có chất lượng cao với cơ sở và trang thiết bị hiện đại.

Trong thời kỳ đổi mới, ngành y tế Sơn La đã có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới y tế của tỉnh đã được củng cố về mọi mặt, cơ sở vật chất được tăng cường, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế trong phòng bệnh, khám chữa bệnh và cung ứng thuốc, phối hợp với các cơ sở y tế của các ngành đóng trên địa bàn, bước đầu đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Sơn La và nhân dân vùng biên giới nước bạn Lào, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của khu vực và cả nước.

Tuy nhiên, hệ thống y tế tỉnh Sơn La còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, các trang thiết bị còn thiếu thốn, lạc hậu. Đầu tư cho sự nghiệp y tế của tỉnh còn hạn chế nên việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân với chất lượng ngày càng cao, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tạo đà cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới cần thiết phải xây dựng được "Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020 làm cơ sở để đầu tư ngân sách Nhà nước và huy động vốn đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm, phát triển phù hợp với Quy hoạch của ngành y tế Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm xây dựng ngành y tế Sơn La ngày một vững mạnh về mọi mặt, góp phần thúc đẩy sự nghiệp y tế trong khu vực và của quốc gia vươn tới những tầm cao mới.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;

2. Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010”;

3. Quyết định số 1047/2002/QĐ-BYT ngày 28/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010;

4. Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia về y - dược học cổ truyền đến năm 2010;

5. Nghị định số 171/2004/NĐ-CP và Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

6. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình mới;

7. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, văn hoá và thể dục thể thao;

8. Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 24/6/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;

9. Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 - 2008;

10. Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;

11. Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

12. Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

13. Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 - 2015";

14. Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học;

15. Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

16. Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”;

17. Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 18/6/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XII về phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La từ nay đến 2010.

Phần II

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH SƠN LA

A. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ VÀ HỆ THỐNG Y TẾ

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

1. Điều kiện tự nhiên

Sơn La là một tỉnh miền núi cao thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km2. Toạ độ địa lý 20039’ - 22002vĩ độ Bắc; 103011- 105002 kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km; có độ cao trung bình 600 - 700 m so với mặt nước biển, địa hình chia cắt. Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, hạn hán bất thường, có nhiều yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh dịch; mô hình bệnh tật tại Sơn La cũng có nhiều điểm khác biệt với các địa phương khác, đặc biệt dự báo sau khi thuỷ điện Sơn La khánh thành, lòng hồ dâng cao, khí hậu sẽ có sự thay đổi dẫn đến mô hình bệnh tật có thể sẽ có sự biến động.

2. Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2006

Nền kinh tế tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng.Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, có trên 90% dân số tiếp cận được với các phương tiện thông tin đại chúng (85% dân số được xem truyền hình, 95% dân số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh địa phương); số lần khám, chữa bệnh tính trên dân số toàn tỉnh hàng năm trung bình đạt 1,2 lần/người/năm. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,59%, tỷ suất sinh thô 20,2‰, tỷ suất chết thô 4,3‰, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 29,8%. Việc ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào các lĩnh vực được chú trọng đầu tư, ngành y tế những năm gần đây được quan tâm đầu tư một số trang thiết bị hiện đại và triển khai các ứng dụng mới phục vụ công tác dự phòng, chẩn đoán và điều trị.

Với dân số khoảng 1.007.511 người, mật độ dân số trung bình ≈ 71 người/km2, có 10 huyện, 01 thị xã; 203 xã, phường, thị trấn, trong đó có 86 xã đặc biệt khó khăn, 3.145 bản và tổ dân phố (số liệu năm 2006).

Trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo yêu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh hiện nay.

Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 11,6%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 đạt 15,55%, thu nhập bình quân đầu người 258 USD/người/năm. So với cả nước, GDP của tỉnh còn thấp.

Tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn cao 78.758 người, chiếm khoảng 41%; số đối tượng bảo trợ xã hội lớn: 13.349 người (trong đó hiện được hưởng bảo trợ 17%); đối tượng chính sách: 4.336 người (nguồn số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Sơn La, tính đến 31/12/2006).

II. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT

1. Bệnh nhiễm trùng (gây dịch)

Tình hình dịch bệnh xảy ra trong tỉnh với các bệnh thường gặp như: sốt rét, sởi, bạch hầu...; những năm gần đây các bệnh như: bại liệt, uốn ván sơ sinh, bệnh phong đã được thanh toán và loại trừ. Đặc biệt là bệnh bạch hầu trong 5 năm trở lại đây không có trường hợp nào mắc được thông báo.

Số mắc các bệnh truyền nhiễm 5 năm 2002 - 2006: (Nguồn số liệu từ TTYT dự phòng tỉnh Sơn La).

TT

Tên bệnh

Năm (Mắc/Chết)

Tổng cộng

2002

2003

2004

2005

2006

1

Tả

0

0

0

0

0

0

2

Thương hàn, P’ T.hàn

287

225/1

166

76

42

796/1

3

Lỵ trực trùng

200

297

377

213

42

1.129

4

Lỵ A míp

127

61

104

29

39

360

5

Hội chứng lỵ

1.043

1.304

2.373

2.014/1

2.052

8.786/1

6

Tiêu chảy

12.645

11.489

10.304

10.694

10.941

56.073

7

Viêm não vi rút

34

75

85/2

71

93

358/2

8

Sốt Dengue

0

0

0

0

2

2

9

Viêm gan vi rút

191

247

265

248

576

1.527

10

Dại

0

0

5

12

0

17

11

Viêm màng não mô cầu

70

74

59/2

38

20

261/2

12

Thuỷ đậu

49

160

124

113

118

564

13

Bạch hầu

0

0

0

0

0

0

14

Ho gà

40

50

7

5

1

103

15

Uốn ván sơ sinh

1

8/5

0

3/3

4/4

16/12

16

Uốn ván khác

5

5

3

0

2

15

17

Liệt mềm cấp nghi bại liệt

8

11

9

12

0

40

18

Sởi

215

10

1

0

5

231

19

Quai bị

118

180

186

408

507

1399

20

Cúm

32.538

38.341

39.858

42.840

44.413

197.990

21

APC - Adeno vi rút

0

0

0

0

0

0

22

Dịch hạch

0

0

0

0

5

5

23

Than

23

0

24

0

0

47

24

Leptospira

0

0

0

0

0

0

25

HIV/AIDS

684/8

437/7

408/23

799/67

3.098/67

5.426/172

 Một số bệnh có chiều hướng gia tăng như: cúm, hội chứng lỵ, quai bị, rubella... cho thấy nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng dân cư nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có điều kiện vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, kiến thức phòng bệnh trong nhân dân còn thấp và đặc biệt việc di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La gây biến động dân số tại một số địa bàn là những yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh, làm thay đổi cơ cấu, mô hình bệnh tật tại các vùng của tỉnh Sơn La; số người nghiện ma tuý lớn (16.592 đối tượng có hồ sơ quản lý), trong đó, qua kết quả điều tra kiến thức, thái độ hành vi tháng 12/2006 tại một số địa phương trong tỉnh cho thấy tỷ lệ sử dụng ma tuý qua đường tiêm chích rất cao >70%, mặt khác kiến thức về HIV, thái độ, hành vi dự phòng lây nhiễm HIV của những người tiêm chích thấp (kiến thức đạt 24%) là nguy cơ bùng phát dịch HIV/AIDS tại tỉnh Sơn La.

Bệnh dịch cúm gia cầm, bệnh dịch Sars đang còn tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ bùng phát.

2. Các bệnh không nhiễm trùng

Các bệnh không nhiễm trùng có xu hướng xuất hiện ngày càng gia tăng nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các bệnh về tim mạch, khối u, tăng huyết áp, đái tháo đường, ngộ độc thực phẩm, gút, tai biến mạch máu não..., đã làm thay đổi mô hình và gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng.

Số mắc một số bệnh năm 2002 - 2006: (Nguồn số liệu từ phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Sở Y tế).

TT

Tên bệnh

Số mắc/chết

Tổng cộng

2002

2003

2004

2005

2006

1

Chấn thương do tai nạn giao thông

2.052/27

1.291/19

2367/51

2.129/37

2.192/30

10.031/164

2

Chấn thương do tai nạn lao động

1.214/7

673/4

2.191/7

1.786/3

2.063/5

7.927/26

3

Bệnh tim mạch

2.111/22

1.161/29

3.032/48

2.731/26

2.446/0

11.481/125

4

Khối u

455/5

249/0

574/1

726/3

975/0

2.979/9

5

Bệnh tăng huyết áp

578/3

416/4

887/11

902/2

1.698/0

4.481/20

6

Đái tháo đường

82/2

41/0

108/0

95/0

241/2

567/4

7

Ngộ độc thực phẩm

395/1

219/2

369/7

386/3

667/2

2.036/15

8

Ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật

44/1

29/0

56/0

73/3

86/0

288/4

- Bệnh nghề nghiệp: Qua giám sát môi trường lao động, đo kiểm tra môi trường và phối hợp với một số đơn vị có liên quan đã khám phát hiện lập hồ sơ quản lý sức khoẻ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là các bệnh liên quan đến hô hấp, bệnh liên quan đến tiêu hoá và da liễu.

- Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm vẫn đang là mối lo ngại của cộng đồng. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh vẫn thường xảy ra các vụ ngộ độc lẻ tẻ tại các địa phương, trong đó nhiều vụ có số người mắc lên đến hàng trăm người, có nhiều trường hợp bị tử vong. Cụ thể:

TT

Nguyên nhân và địa danh

Số mắc/chết theo năm

Tổng cộng

2002

2003

2004

2005

2006

Toàn tỉnh

27/0

194/3

338/3

378/1

722/1

1659/9

1

Thuận Châu

14/0

19/0

10/0

52/1

95/1

2

Thị xã

26/0

36/0

99/0

71/0

232/0

3

Mai Sơn

34/0

67/0

68/0

87/0

256/0

4

Yên Châu

16/0

56/0

44/0

35/0

151/0

5

Mộc Châu

21/0

32/0

49/0

99/0

201/0

6

Phù Yên

52/0

91/0

58/1

85/0

286/1

7

Bắc Yên

14/0

12/0

23/0

7/0

56/0

8

Quỳnh Nhai

4/0

4/0

10/0

7/0

25/0

9

Mường La

12/3

18/3

17/0

254/0

301/6

10

Sông Mã

1/0

3/0

17/0

22/0

43/0

11

Sốp Cộp

3/0

3/0

6/0

3. Các bệnh mới phát sinh và phát triển

Ngoài các bệnh dịch Sars, cúm A H5N1 đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay thì các bệnh như bệnh tim mạch, nội tiết… cũng đang có chiều hướng gia tăng.

B. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ SƠN LA

I. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

1. Tổ chức bộ máy

- Quản lý nhà nước về y tế: gồm Sở Y tế; 11 Phòng Y tế huyện, thị xã.

- 19 đơn vị Y tế dự phòng, gồm: 8 đơn vị tuyến tỉnh và 11 đơn vị tuyến huyện.

- Cơ sở khám, chữa bệnh: 16 đơn vị gồm 06 Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh; 10 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bao gồm 19 phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc).

- Có 02 Trung tâm: Giám định Y khoa và Y pháp.

- 05 Công ty cổ phần Dược và trang thiết bị y tế, trong đó có 01 Công ty cổ phần có 49% vốn Nhà nước.

- Có 201/203 xã, phường, thị trấn có trạm y tế hoạt động (sau đây gọi chung là trạm y tế xã. Năm 2007, xã Xuân Nha - huyện Mộc Châu chia tách thành 03 xã, 02 xã mới thành lập hiện chưa có trạm y tế xã).

Để thực hiện Dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, đến năm 2008 số hộ phải di dời là: 12.479 hộ, 62.394 khẩu đến 218 điểm tái định cư thuộc 83 xã (theo Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính Phủ) làm thay đổi mật độ dân số và phân bố các khu dân cư tại các huyện, thị xã. Đã tác động lớn đến mạng lưới y tế thôn, bản, quy mô các bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện.

2. Nguồn nhân lực

Tổng số cán bộ y tế Sơn La tính đến 31/12/2006 có 3.111 cán bộ, trong đó trình độ: sau đại học 158 người; đại học 410 người; cao đẳng 36 người; trung học 1.811 người; số lượng và cơ cấu nhân lực còn thiếu và không cân đối giữa các tuyến.

Đội ngũ cán bộ y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu trong các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế Sơn La, được phân bố ở ba tuyến: tỉnh, huyện, xã. Tuyến tỉnh 1.047 cán bộ, chiếm 33,6%; tuyến huyện 1.109 cán bộ, chiếm 35,7%; tuyến xã 955 cán bộ, chiếm 30,7% (tính đến 31/12/2006).

Cơ cấu cán bộ y tế toàn tỉnh khá phong phú về các loại hình chuyên môn, trong đó tập trung vào đội ngũ y, bác sĩ và điều dưỡng. Tuy nhiên, còn có sự phân bố không hợp lý giữa các tuyến: bác sĩ, dược sĩ đại học tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh, huyện. Tuyến huyện không có cán bộ có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II.         

Bảng 1: Cơ cấu nhân lực ngành Y tế Sơn La (tính đến 31/12/2006)

TT

Chỉ tiêu

Tổng số

Tỷ lệ % so với CB toàn ngành

Trong đó

Tỉnh

Huyện

1

Bác sĩ:

443

14

201

199

43

- Thạc sĩ

21

0,7

20

1

0

- Bác sĩ CKI

109

3,5

62

47

0

- Bác sĩ CKII

1

0,032

1

0

0

- Bác sĩ

312

10

108

151

43

2

Dược sĩ :

52

1,7

40

12

0

- Thạc sĩ

1

0,032

1

0

0

- DS CKI

26

0,8

23

3

0

- Dược sĩ ĐH

25

0,8

16

9

0

3

Y sĩ

843

27,1

164

246

433

4

Dược sĩ TH

201

6,5

127

69

5

5

KTV Y:

112

3,6

59

52

1

- Đại học

3

0,1

3

0

0

- Cao đẳng

3

0,1

3

0

0

- Trung học

105

3,4

53

51

1

- Sơ học

1

0,032

0

1

0

6

KTV Dược

6

0,2

5

1

0

7

Điều dưỡng:

712

22,9

171

272

269

- Đại học

1

0,032

1

0

0

- Cao đẳng

18

0,57

10

8

0

- Trung học

402

12,9

143

191

68

- Sơ học

291

9,35

17

73

201

8

Nữ hộ sinh:

317

10,18

21

98

198

- Đại học

2

0,064

2

0

0

- Cao đẳng

10

0,32

4

6

0

- Trung học

179

5,8

25

80

84

- Sơ học

126

4,05

0

12

114

9

Dược tá

34

1,09

17

11

6

10

CB khác

389

15,5

240

149

0

Cộng

3111

100,00

1047

1109

955

Tỷ lệ giữa y, bác sĩ và điều dưỡng trong toàn tỉnh nói chung và tại các cơ sở điều trị nói riêng còn chưa hợp lý (2,04 điều dưỡng/01 bác sĩ). Thiếu điều dưỡng, kỹ thuật viên có tay nghề cao, thiếu bác sĩ, cán bộ có trình độ sau đại học, chuyên khoa sâu.

Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ đại học trên 10.000 dân còn ở mức thấp so với tỷ lệ trung bình toàn quốc (tỷ lệ toàn quốc hiện là 5,88 bác sĩ/10.000 dân; 0,77 dược sĩ đại học/10.000 dân). Có huyện chưa có dược sĩ đại học.

Bảng 2: Tỷ lệ cán bộ y tế (tính đến 31/12/2006)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

Số dân do 01 y sĩ, bác sĩ phục vụ.

839

Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân.

4,4

Tỷ lệ dược sĩ đại học/10.000 dân.

0,4

Định mức biên chế/giường bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh.

0,8

Tỷ lệ điều dưỡng /bác sĩ tại cơ sở khám chữa bệnh.

2,04

3. Về đào tạo

Toàn tỉnh có 01 Trường trung học Y tế, có đủ điều kiện đảm nhiệm đào tạo các loại hình như: y sĩ, điều dưỡng trung học, điều dưỡng sơ học, dược sĩ trung học, dược tá, nhân viên y tế thôn bản... với số lượng bình quân hàng năm từ 800 - 900 học sinh.

Ngoài ra, hàng năm ngành thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo, đào tạo nâng cao, đào tạo lại; liên kết với các trường đại học y mở các lớp đào tạo bác sĩ xã, trong 5 năm 2002 - 2006, đã liên kết đào tạo được 109 bác sĩ xã.

II. VỀ MẠNG LƯỚI Y TẾ DỰ PHÒNG

1. Các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh

1.1 Tổ chức bộ máy: bao gồm 09 đơn vị

a) Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.

b) Trung tâm phòng, chống sốt rét.

c) Trung tâm Nội tiết.

d) Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

đ) Trung tâm phòng, chống các bệnh xã hội.

e) Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.

g) Trung tâm truyền thông - giáo dục sức khoẻ.

h) Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS.

i) Bệnh viện phong - da liễu (bộ phận phòng, chống phong).

1.2. Cơ sở vật chất

a) Nhà làm việc: Hầu hết các đơn vị thiếu phòng làm việc, đặc biệt khi triển khai các khoa, phòng chức năng nhiệm vụ theo quy định mới của Bộ Y tế. Riêng Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS; Trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm đang bố trí một số phòng tạm tại khu vực Văn phòng Sở Y tế.

b) Trang thiết bị: Trang thiết bị tại các đơn vị đều thiếu và lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ công tác hiện tại (thiết bị phải sửa chữa, thay thế nhiều lần không đồng bộ).

1.3. Nguồn nhân lực: Thiếu về số lượng và cơ cấu cán bộ, đặc biệt thiếu cán bộ chuyên sâu về dự phòng (số liệu chi tiết tại phụ lục số 01).

2. Hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện: Gồm 11 đơn vị.

2.1. Cơ sở vật chất

a) Nhà làm việc: Các đơn vị y tế dự phòng tuyến huyện mới được thành lập từ tháng 7/2006 gồm 02 phòng và 05 khoa, hầu hết chưa được đầu tư theo quy mô quy định của Bộ Y tế, hiện đang tận dụng cơ sở cũ của Đội vệ sinh phòng dịch thuộc Trung tâm y tế huyện hoặc mượn một số phòng làm việc của các Bệnh viện đa khoa huyện (chi tiết tại phụ lục số 01).

b) Trang thiết bị: Sau khi chia tách từ Trung tâm y tế huyện, hiện tại trang thiết bị rất thiếu, cơ bản đang sử dụng trang thiết bị do các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cung cấp trước đây, thiếu trang thiết bị văn phòng, do vậy rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh tại các địa phương (số liệu chi tiết tại phụ lục số 02).

2.2. Nguồn nhân lực: Hầu hết các đơn vị thiếu cả về số lượng và cơ cấu cán bộ để triển khai thực hiện quy mô cơ cấu khoa, phòng theo quy định, mới đạt được từ 18 - 41 biên chế/01 đơn vị (số liệu chi tiết tại phụ lục số 01).

III. VỀ MẠNG LƯỚI KHÁM, CHỮA BỆNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Hệ thống khám, chữa bệnh Sơn La gồm: 06 bệnh viện tuyến tỉnh, 10 bệnh viện huyện và 19 phòng khám đa khoa khu vực.

- Tổng số giường bệnh toàn tỉnh: 1.840 giường (không tính giường trạm y tế xã và cơ sở của các lực lượng vũ trang trên địa bàn).

- Dân số toàn tỉnh: 1.007.511 người.

- Số giường bệnh/10.000 dân mới đạt: 17,3 giường.

- Tổng số cán bộ tại các cơ sở khám, chữa bệnh: 1.599 người.

Trong đó:

Tuyến tỉnh: 684 người.

Tuyến huyện: 915 người.

Thực hiện Quyết định số 1237/1998/QĐ-UB ngày 01/7/1998 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 1997 - 2010, kết quả đạt được như sau :

1. Về mạng lưới khám, chữa bệnh - phục hồi chức năng

1.1. Bệnh viện tuyến tỉnh

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 300 giường bệnh

- Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên: 170 giường bệnh

Trong đó: Phòng khám ĐKKV Gia Phù: 10 giường bệnh

Phòng khám ĐKKV Tân Lang: 20 giường bệnh

Phòng khám ĐKKV Mường Do: 10 giường bệnh

Phòng khám ĐKKV Tân Phong: 10 giường bệnh

- Bệnh viện Điều dưỡng - phục hồi chức năng: 60 giường bệnh

- Bệnh viện y học cổ truyền: 100 giường bệnh

- Bệnh viện lao và bệnh phổi: 100 giường bệnh

- Bệnh viện phong và da liễu: 50 giường bệnh

Ngoài Bệnh viện phong và da liễu mới thành lập (theo Quyết định số 4110/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La). Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa còn lại luôn trong tình trạng quá tải. Cá biệt như Bệnh viện đa khoa khu vực Phù Yên công suất sử dụng giường bệnh luôn duy trì trong các năm qua từ 126 - 141%...

1.2. Bệnh viện tuyến huyện (bao gồm cả phòng khám đa khoa khu vực (viết tắt là ĐKKV) tính đến tháng 12/2006):

- Thuận Châu: Tổng số giường bệnh là 120/138.092 dân số

Mới đạt 8,23 giường bệnh/10.000 dân

Trong đó: Bệnh viện huyện Thuận Châu: 100 giường

Phòng khám ĐKKV Co Mạ: 20 giường

- Mai Sơn: Tổng số giường bệnh là 180/127.202 dân số

Mới đạt 14,16 giường bệnh/10.000 dân

Trong đó: Bệnh viện huyện Mai Sơn: 120 giường

Phòng khám ĐKKV Chiềng Mai: 20 giường

Phòng khám ĐKKV Cò Nòi: 10 giường

Phòng khám ĐKKV Mường Chanh: 10 giường

Phòng khám ĐKKV Nà Ớt: 10 giường

Phòng khám ĐKKV Phiêng Cằm: 10 giường

- Yên Châu: Tổng số giường bệnh là 80/64.659 dân số

Mới đạt 12,29 giường bệnh/10.000 dân

Trong đó: Bệnh viện huyện Yên Châu: 60 giường

Phòng khám ĐKKV Phiêng Khoài: 20 giường

- Mộc Châu: Tổng số giường bệnh là 230/144.617 dân số

Mới đạt 15,81 giường bệnh/10.000 dân 

Trong đó: Bệnh viện huyện Mộc Châu: 100 giường

Phòng khám ĐKKV Chiềng Sơn: 20 giường

Phòng khám ĐKKV Tô Múa: 10 giường

Bệnh viện nông nghiệp Mộc Châu: 100 giường

- Bắc Yên: Tổng số giường bệnh là 80/51.567 dân số

Mới đạt 19,82 giường bệnh/10.000 dân

Trong đó: Bệnh viện huyện Bắc Yên: 60 giường

Phòng khám ĐKKV Làng Chiếu: 20 giường

- Quỳnh Nhai: Tổng số giường bệnh là 100/66.675 dân số

Mới đạt 17,19 giường bệnh/10.000 dân

Trong đó: Bệnh viện huyện Quỳnh Nhai: 70 giường

Phòng khám ĐKKV Chiềng Khoang: 10 giường

Phòng khám ĐKKV Mường Giôn: 20 giường

- Mường La: Tổng số giường bệnh là 90/84.048 dân số

Mới đạt 11,67 giường bệnh/10.000 dân

Trong đó: Bệnh viện huyện Mường La: 80 giường

Phòng khám ĐKKV Ngọc Chiến:            10 giường

- Sông Mã: Tổng số giường bệnh là 130/113.451 dân số

Mới đạt 11,16 giường bệnh/10.000 dân

Trong đó: Bệnh viện huyện Sông Mã: 100 giường

Phòng khám ĐKKV Mường Lầm: 10 giường

Phòng khám ĐKKV Chiềng Khương: 20 giường

- Sốp Cộp: Tổng số giường bệnh là 70/36.454 dân số

Đạt 20,91 giường bệnh/10.000 dân.

Tại các bệnh viện, hầu hết đều trong tình trạng quá tải, công suất sử dụng giường bệnh trung bình hàng năm dao động từ 89 - 102%.

Các phòng khám đa khoa khu vực đa số phát huy được hiệu quả, góp phần tích cực giải quyết nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân tại khu vực quản lý. Song còn một số phòng khám chưa đảm trách được vai trò cũng như nhiệm vụ được giao như:

- Phòng khám đa khoa khu vực Nà Ớt - huyện Mai Sơn: Xây dựng quá xa địa bàn dân cư, không thuận tiện cho sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà. Phòng khám được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực khá đồng bộ, song hiện hầu như không có bệnh nhân đến khám, chữa bệnh.

- Phòng khám đa khoa khu vực Tô Múa - huyện Mộc Châu: Hiện hoạt động lồng ghép với trạm y tế xã, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực… không đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân tại khu vực.

- Phòng khám đa khoa khu vực Gia Phù - huyện Phù Yên: Do gần Bệnh viện đa khoa khu vực Phù Yên, khu vực có hệ thống giao thông đường bộ phát triển dẫn đến lưu lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh hàng năm tại phòng khám rất thấp.

Các phòng khám đa khoa khu vực trên sẽ chuyển giao cho xã hoặc nhập về bệnh viện huyện.

2. Các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh của các ngành, lực lượng vũ trang trên địa bàn

- Viện quân y 6: 80 giường

- Bệnh xá tỉnh đội: 10 giường

- Bệnh xá công an tỉnh: 20 giường

- Bệnh xá bộ đội Biên phòng: 10 giường

Trong những năm qua các đơn vị trên, đặc biệt quân y Viện 6 đảm bảo tốt hoạt động quân - dân y phối hợp, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân và lực lượng vụ trang trên địa bàn. Số giường trên không được tính vào số giường bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh.

3. Tình hình bệnh tật và tử vong (từ năm 2002 - 2006)

Tỷ lệ mắc, chết theo các nhóm bệnh qua các năm:

Nhóm bệnh

2002

2003

2004

2005

2006

Mắc

(%)

Chết

(‰)

Mắc

(%)

Chết

(‰)

Mắc

(%)

Chết

(‰)

Mắc

(%)

Chết

(‰)

Mắc

(%)

Chết

(‰)

Nhiễm khuẩn

0,88

0,04

0,13

0

0,86

0,03

0,72

0,11

0,70

0,08

Nội tiết-dinh dưỡng-chuyển hoá

0,15

0,01

0,07

0

0,22

0

0,36

0

0,08

0

Hệ thống thần kinh

0,19

0

0,06

0

0,33

0

0,43

0,01

0,29

0

Mắt và phần phụ

0,15

0

0,03

0

0,15

0

0,23

0,01

0,28

0,03

Hệ tuần hoàn

0,26

0,02

0,07

0,02

0,33

0,05

0,46

0,04

0,43

0,04

Hệ hô hấp

2,77

0,03

0,74

0,01

3,64

0,05

3,81

0,04

2,27

0,04

Hệ tiêu hoá

0,65

0,02

0,11

0

0,67

0,04

0,97

0,02

0,63

0,02

Hệ cơ-xương-khớp

0,18

0

0,06

0

0,29

0

0,28

0

0,32

0

Tiết niệu-sinh dục

1,12

0

0,22

0

0,82

0

1,06

0

0,27

0

Chửa đẻ, sau đẻ

0,6

0

0,18

0

0,54

0

0,85

0,01

0,53

0

Chấn thương-ngộ độc

0,31

0,02

0,06

0,01

0,26

0,02

0,50

0,11

0,52

0,04

- Tỷ lệ chết sơ sinh/tổng số trẻ đẻ sống qua các năm:

2002: 5,73 ‰

2003: 5,00 ‰

2004: 3,15 ‰

2005: 4,50 ‰

2006: 6,00 ‰

4. Nguồn nhân lực y tế

- Tổng số cán bộ tại các cơ sở khám, chữa bệnh có đến 30/12/2006: 1599 (chi tiết tại phụ lục số 8).

Trong đó: Tuyến tỉnh: 684 người gồm có 123 bác sĩ; 8 dược sĩ đại học; 153 điều dưỡng và cán bộ khác.

Tuyến huyện: 915 người gồm có 171 bác sĩ; 9 dược sĩ đại học; 184 điều dưỡng và cán bộ khác.

- Trình độ tổ chức và năng lực quản lý của một số cán bộ lãnh đạo ở các đơn vị còn hạn chế, việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách ở một số đơn vị chưa được chú trọng và kịp thời, trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn mới.

- Mạng lưới trường đào tạo và loại hình đào tạo:

Hầu hết cán bộ y tế được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng và trung học của Trung ương, các tỉnh phía Bắc và tại Trường trung học Y tế Sơn La.

Đại đa số cán bộ được đào tạo chính quy, một số ít được đào tạo theo hình thức cử tuyển, chuyên tu, hợp đồng đào tạo theo địa chỉ.

- Tỷ lệ y tá - điều dưỡng/bác sĩ: 1,66

5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế

5.1. Cơ sở vật chất: Hầu hết hạ tầng cơ sở của các đơn vị y tế các tuyến còn thiếu thốn, đầu tư dàn trải, đa số là các công trình cấp IV hiện nay đã xuống cấp. Được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND tỉnh trong những năm gần đây ngành y tế đã được triển khai đầu tư nâng cấp một số cơ sở:

- Tuyến tỉnh: Dự án nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa Phù Yên được đầu tư qua nhiều năm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh.

- Tuyến huyện: Dự án hỗ trợ y tế quốc gia xây dựng được 09 nhà kỹ thuật và gara cho 09 Trung tâm y tế (nay là Bệnh viện đa khoa huyện): Sông Mã, Thuận Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Bắc Yên...đến nay các bệnh viện đa khoa huyện vẫn đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp theo Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 - 2008. Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn hẹp, nên mỗi chỉ năm đầu tư 1 đến 2 đơn vị, do đó các bệnh viện đa khoa huyện vẫn trong tình trạng xuống cấp và thiếu cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ.

5.2. Về trang thiết bị: Trước năm 1998 trang thiết bị chủ yếu tập trung ở bệnh viện tuyến tỉnh, song hầu hết các trang thiết bị thuộc thế hệ cũ do Trung Quốc và các nước Đông Âu sản xuất, hiện không còn phù hợp. Tuyến huyện và hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh chưa có các trang thiết bị hiện đại, mới chỉ có một số thiết bị như: máy X quang, máy siêu âm đen trắng...

 Từ năm 1998 đến nay trang thiết bị ngành y tế được đầu tư bằng nguồn Dự án hỗ trợ y tế quốc gia, Dự án phòng, chống sốt rét Việt Nam - EC…, bước đầu đáp ứng công tác khám, chữa bệnh. Tuy nhiên vẫn còn quá thiếu so với tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế.

IV. HỆ THỐNG DƯỢC

Cùng với công tác y tế nói chung và về lĩnh vực dược nói riêng, công tác dược đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Cung ứng đầy đủ thuốc có chất lượng phục vụ kịp thời cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Hệ thống dược trong các cơ sở y tế thường xuyên được sắp xếp, kiện toàn phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế để thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác dược tỉnh Sơn La còn nhiều hạn chế, nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển. Nhiều đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế còn thiếu cán bộ có trình độ đại học:

- Hệ dự phòng: Có 03 đơn vị (Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội; Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS).

- Hệ điều trị: Có 04 bệnh viện huyện (Mường La, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Bệnh viện phong và da liễu).

- Hệ kinh doanh: Có 04 hiệu thuốc huyện (Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp).

- Tại 201 trạm y tế xã, phường, thị trấn mới chỉ có 30 cán bộ có chuyên môn dược làm công tác quản lý thuốc.

Toàn tỉnh hiện có 5 khoa dược của các bệnh viện tuyến tỉnh, 6 kho thuốc của khối y tế dự phòng và 10 khoa dược của các bệnh viện huyện; khoa dược Quân y Viện 6.

Có 05 công ty cổ phần dược phẩm, trong đó có công ty Dược vật tư y tế Sơn La là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Các công ty hoạt động kinh doanh thuốc là chủ yếu, chưa có phương án đầu tư cho sản xuất, hạn chế về nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, vốn...

Tuy nhiên trong thời gian qua công tác dược đã đạt được một số chỉ tiêu đáng khích lệ:

- Tiền thuốc bình quân đầu người: 3 USD (toàn quốc 8 USD)

- Tỷ lệ dược sĩ đại học/10.000 dân: 0,6

- Số dân bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ: 2.402 người

- Diện tích bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ: 29.15 km2.

- Bán kính bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ: 3,04 km.

Thực trạng hệ thống dược và cán bộ dược (phụ lục số 03).

V. MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ

Năm 2006 toàn tỉnh có 201 trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là trạm y tế xã) tương ứng với 201 xã, phường, thị trấn; năm 2007 xã Xuân Nha - huyện Mộc Châu được chia tách thành 03 xã, 02 xã mới thành lập chưa có trạm y tế xã.

1. Về cơ sở hạ tầng

 - 16 trạm y tế xã được xây dựng từ năm 1994 - 1995 với diện tích xây dựng 60 m2 thuộc nguồn vốn xoá xã trắng của Bộ Y tế, nay đã xuống cấp nghiêm trọng cần được xây dựng lại.

 - Dự án hỗ trợ y tế quốc gia, trong đó:

+ 176 trạm y tế được xây dựng nhà kỹ thuật từ năm 1998 đến năm 2003 với diện tích xây dựng 75 m2, nhà cấp IV, có từ 5 - 6 phòng, còn thiếu nhà điều trị bệnh nhân, chưa có tường rào, sân, công trình phụ, nhà để xe, nhà bếp.

+ 02 trạm y tế xã: xã Liệp Tè - huyện Thuận Châu (chưa thi công), trạm y tế xã Chiềng Công - huyện Mường La (công trình từ chối đầu tư do không có mặt bằng).

+ 02 trạm y tế xã mới xây xong phần thô: Quang Minh và Mường Tè - huyện Mộc Châu.

- Hiện nay còn 05 trạm y tế xã, phường, thị trấn chưa có nhà trạm riêng, đang sử dụng nhà UBND xã, phường, thị trấn: trạm Y tế thị trấn các huyện: Mộc Châu, Thuận Châu, Yên Châu, Bắc Yên, Sông Mã.

- 02 trạm y tế xã của 02 xã mới thành lập: Tân Xuân và Chiềng Xuân - huyện Mộc Châu chưa được xây dựng.

- 14 trạm y tế xã sẽ di rời của các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu chưa được xây dựng.

(Năm 2006 có 01 trạm y tế xã được xây mới: trạm y tế xã Mường Bon - huyện Mai Sơn. Số liệu chi tiết tham khảo phụ lục số 04).

Các trạm y tế xã cơ bản đáp ứng được việc triển khai chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân tại xã, song chưa đủ diện tích và cơ cấu phòng chức năng theo quy định chuẩn Quốc gia về y tế xã: chưa có khối nhà chính, nhà lưu bệnh nhân, các khối phụ trợ như: công trình vệ sinh, nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà để xe, nhà thường trực, nhà công vụ cho cán bộ (khối nhà chính: cấp công trình tối thiểu cấp III; diện tích tối thiểu trung bình từ 90 m2 trở lên; số phòng chức năng chính từ 8 - 9 phòng trở lên)… Mặt khác qua thời gian sử dụng một số nhà trạm y tế xã đã xuống cấp, có 01 trạm y tế xã bị sạt lở đã không còn hoạt động được mà phải sử dụng nhà tạm để hoạt động chờ xây dựng nhà trạm mới và đã được Sở Kế hoạch - Đầu tư phê duyệt dự án đầu tư xây mới (trạm y tế xã Nam Phong - huyện Phù Yên).

2. Về trang thiết bị

Trang thiết bị cho trạm y tế cơ sở vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, mới chỉ đảm bảo các trang thiết bị thiết yếu do Dự án hỗ trợ y tế quốc gia và ngân sách địa phương cung cấp, một số trạm y tế xã được cung cấp kính hiển vi do dự án phòng chống sốt rét Việt Nam - EC cung cấp.

201/201 trạm y tế xã đã được trang bị bộ dụng cụ y tế xã thông thường, bộ dụng cụ kế hoạch hoá gia đình. Tỷ lệ trạm y tế xã có tủ lạnh/dây truyền lạnh tương đương 60%; 55% trạm có thiết bị khám chuyên khoa như: bảng thị lực, bộ khám tai mũi họng...

3. Về cán bộ y tế

3.1. Số lượng, cơ cấu cán bộ y tế xã: (phụ lục số 05)

- Về số lượng: 201 trạm y tế xã có 955 cán bộ, 100% xã đã bố trí đủ cán bộ y tế theo Quyết định số 58/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Xã có 3.000 dân có 4 cán bộ; xã 4.000 - 5.000 dân có 5 cán bộ; xã có từ 6.000 dân trở lên có 6 cán bộ.

- Về cơ cấu: Đến nay mới có 43/201 trạm y tế xã có bác sĩ đạt 20,4%; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; hầu hết các xã còn thiếu cán bộ dược và cán bộ y học cổ truyền.

3.2. Y tế thôn bản và cộng tác viên

Đội ngũ nhân viên y tế bản được hình thành từ năm 1999, đến nay trên 85% số thôn, bản có nhân viên y tế bản thường xuyên hoạt động, đội ngũ y tế bản có những đóng góp rất đáng kể trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng, là những người ở gần dân nhất, hiệu quả nhất trong việc phát hiện những bất thường về sức khoẻ người dân.

Tuy nhiên, trình độ của đa số cán bộ y tế bản còn hạn chế do được đào tạo ngắn hạn và ít được cập nhật kiến thức về sức khoẻ thông thường, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

Tổng số thôn, bản trong toàn tỉnh: 3.145

Tổng số nhân viên y tế thôn, bản: 2.767

Trang thiết bị: được trang bị túi thuốc y tế bản cho 80 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh với trị giá 500.000đồng/ túi.

4. Công tác phòng bệnh

4.1. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ: Đã được chú trọng và hoạt động có hiệu quả, được lồng ghép với chương trình xoá đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá… 100% cán bộ trạm y tế và 32% nhân viên y tế thôn, bản được bồi dưỡng kiến thức truyền thông giáo dục sức khoẻ.

4.2. Công tác phòng, chống dịch: Công tác giám sát dịch bệnh được thực hiện thường xuyên, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai thường xuyên. Song việc giám sát dịch cũng còn gặp nhiều khó khăn do sự kỳ thị như dịch HIV/AIDS hay mô hình bệnh tật diễn biến phức tạp như dịch cúm A (H5N1), dịch Sars...

4.3. Y tế môi trường: Việc xử lý rác thải, phân gia súc và sử dụng các công trình vệ sinh tại các xã còn nhiều hạn chế. Tính đến tháng 12/2006 mới có 48% số hộ gia đình có và sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Nhiều hộ gia đình vùng nông thôn thiếu nước sạch sinh hoạt.        

4.4. Y tế học đường: Đã triển khai khám sức khoẻ cho học sinh ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở nhưng số lượng và chất lượng chưa cao.

4.5. Chăm sóc sức khoẻ trẻ em: Công tác tiêm chủng mở rộng đã được triển khai ở tất cả các xã, kết quả tiêm chủng đầy đủ cho trẻ < 1 tuổi hàng năm đều đạt >90 %. Tỷ lệ trẻ < 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2006 là: 29,8%.

4.6. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản: Phụ nữ có thai được khám thai định kỳ bình quân đạt 1,8 lần/thai kỳ; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm ³ 2 mũi phòng uốn ván đạt 70,8%; tỷ lệ phụ nữ khi sinh được nhân viên y tế đỡ đẻ đạt 66,4%; tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai đạt 67,7%.

5. Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng

- Công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo đã được thực hiện tại các trạm y tế xã nhưng do trình độ chuyên môn và trang thiết bị khám, chữa bệnh của các trạm y tế còn yếu và thiếu nên chất lượng chẩn đoán và điều trị còn nhiều hạn chế. Cho đến nay 100% các trạm y tế xã đã triển khai thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Số lần khám bệnh bình quân tại trạm y tế xã đạt 0,9 lần/người/năm. Song việc quản lý và phục hồi chức năng cho người tàn tật chưa được triển khai ở tuyến xã, phường; chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, liên tục.

6. Công tác dược

- 100% số xã có tủ thuốc và có đủ thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại xã. Tuy vậy việc quản lý và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý theo quy chế dược còn nhiều hạn chế.

- Túi thuốc y tế thôn bản mới chỉ trang bị lần đầu và chưa được bổ sung hàng năm, mặt khác cơ số, số lượng thuốc chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.

7. Y học cổ truyền

- Đến năm 2005 mới có 25% số xã có vườn thuốc nam (hoặc chậu cây thuốc mẫu) nhưng hầu hết chưa đủ 40 cây thuốc thiết yếu theo danh mục của Bộ Y tế quy định.

- Số bệnh nhân được khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ở các xã còn thấp, mới đạt khoảng 5% số bệnh nhân đến khám và điều trị.

- Số trạm y tế xã có cán bộ y học cổ truyền mới đạt 20%.

8. Tình hình đạt chuẩn quốc gia tính đến ngày 31/12/2006

Số xã đạt chuẩn chia theo huyện:

TT

Tên huyện

Tổng số xã

Số xã đạt chuẩn

Số xã chưa đạt chuẩn

1

Thị xã Sơn La

12

01

11

2

Mai Sơn

21

03

18

3

Mộc Châu

29

09

20

4

Yên Châu

15

0

15

5

Phù Yên

27

02

25

6

Bắc Yên

14

01

13

7

Sông Mã

19

01

18

8

Sốp Cộp

8

0

8

9

Thuận Châu

29

01

28

10

Quỳnh Nhai

13

0

13

11

Mường La

16

01

15

Cộng

203

19

184

VI. CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ

Thực hiện Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 và Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao. Hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Các dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân, các cơ sở dịch vụ cung ứng thuốc (các công ty cổ phần dược, nhà thuốc tư nhân) đã góp phần rất lớn đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Song quy mô các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập còn nhỏ lẻ, chưa có cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân đăng ký giường bệnh; các dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân, các cơ sở dịch vụ cung ứng thuốc tập chung ở thị xã, các thị trấn, địa bàn tập trung đông dân cư. Những năm gần đây việc các loại hình kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ tại các cơ sở khám, chữa bệnh như: dịch vụ ăn uống, trông giữ xe, vận chuyển bệnh nhân… đã được thực hiện ở một số đơn vị, nhưng chưa có mô hình cụ thể và chưa có cơ chế, chính sách thu hút, tạo điều kiện để người dân tham gia.

Trong những năm qua, bảo hiểm y tế đã góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế, song các hướng dẫn liên quan đến thanh quyết toán giữa các đơn vị, giữa các cấp còn có những chồng chéo, bất cập, chưa thực sự thu hút được người dân tham gia bảo hiểm…

Công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động xã hội hoá y tế còn thiếu tính đồng bộ. Kinh phí hoạt động chủ yếu từ ngân sách nhà nước chưa huy động được tiềm năng nguồn lực trong nhân dân, các doanh nghiệp… để xã hội hoá các dịch vụ y tế.

VII. VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÀI CHÍNH Y TẾ

1. Tỷ trọng đầu tư cho y tế dao động từ 16 - 24% so với tổng mức chi ngân sách của tỉnh.

2. Tỷ lệ chi cho sự nghiệp y tế/tổng chi cho y tế từ ngân sách nhà nước: 75,4%. Trong đó, ngân sách đầu tư tính/1 giường bệnh:

- Tuyến tỉnh: Trung bình 24,8 triệu/1giường bệnh/năm.

- Tuyến huyện: Trung bình 24 triệu/1giường bệnh/năm.

(Phòng khám đa khoa khu vực trung bình 21 triệu/1giường bệnh/năm).

Ngân sách đầu tư tính/1 giường bệnh của Sơn La tương đương với các tỉnh trong khu vực.

3. Tỷ lệ chi ngân sách đầu tư cho đào tạo cán bộ y tế/tổng chi cho y tế từ ngân sách nhà nước: 2,3%.

C. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN Y TẾ TRONG NƯỚC, CÁC TỈNH TRONG KHU VỰC TÂY BẮC VÀ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020

I. DỰ BÁO QUY MÔ VÀ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ

Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam khoảng 1,3%/năm, đứng thứ 14 trên thế giới về quy mô dân số. Dân số Việt Nam sẽ vào khoảng 88,6 triệu người vào năm 2010 và trên 100 triệu người vào năm 2020.

Đến năm 2010 cấu trúc dân số có sự thay đổi so với hiện nay. Tỷ trọng người già ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình tăng; trẻ em có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao và vẫn là đối tượng cần được ưu tiên chăm sóc sức khoẻ trong xã hội. Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là quốc gia có dân số già (người cao tuổi chiếm >10% dân số). Đây là một thách thức đối với ngành y tế: mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh mãn tính, bệnh thường gặp ở người già sẽ gia tăng. Bên cạnh sự phát triển đô thị hoá sẽ kéo theo sự gia tăng dân số các vùng đô thị, tạo ra sức ép đối với hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường, gia tăng tai nạn lao động và nhất là tai nạn giao thông.

Trên cơ sở tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam, dân số tỉnh Sơn La năm 2010 là 1.070 ngàn người và năm 2020 là 1.242 ngàn người. Dân số của tỉnh có sự thay đổi cơ học lớn khi xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La. Ngoài ra, chưa tính đến lực lượng công nhân tham gia xây dựng các công trình lớn, xây dựng các công trình nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Sơn La. Như vậy hệ thống y tế tại một số huyện sẽ có sự thay đổi về quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đội ngũ cán bộ y tế để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.

II. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Kết cấu hạ tầng phát triển

Để xây dựng thuỷ điện Sơn La, Nhà nước đã đầu tư nâng cấp mở mới hệ thống giao thông, điện, cơ sở hạ tầng khác, như quốc lộ 6 đoạn từ Hoà Bình - Sơn La, đường 105 thị xã Sơn La - cầu Mường La; đường Hát Lót - Nà Co; cầu Tạ Khoa, cầu Mường La... và nhờ có nguồn vốn tái định cư dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước, trường học, trạm xá... đến các điểm tái định cư, sẽ tác động tích cực đến dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh

Vốn là tỉnh thuần nông, song do có xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La là cơ hội để tỉnh đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông - lâm nghiệp - công nghiệp xây dựng - dịch vụ hiện nay sang công nghiệp xây dựng - dịch vụ - nông lâm nghiệp thuỷ sản, quy hoạch lại các khu dân cư.

Nhiệm vụ di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La là trách nhiệm của tỉnh đối với Trung ương, với cả nước. Không những để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình, mà còn là thời cơ để sắp xếp lại dân cư, quy hoạch xây dựng địa bàn sản xuất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là ở nông thôn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, gắn với công nghiệp chế biến góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung cả tỉnh. Công trình thuỷ điện Sơn La với nhu cầu rất lớn về vật tư nguyên liệu (đất, đá, cát, sỏi, xi măng, gạch...), về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, về lực lượng lao động thuộc nhiều ngành nghề là thời cơ cho Sơn La phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

3. Xu thế hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là yêu cầu khách quan trong điều kiện quốc tế hiện nay. Môi trường hoà bình, hợp tác, hội nhập kinh tế - quốc tế ngày càng thuận lợi tạo điều kiện để chúng ta phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực bằng nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đây là những cơ hội để Sơn La tạo ra những bước phát triển mới. Sơn La có chung đường biên giới với nước bạn Lào dài 250 km với 2 cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương (Sông Mã); Pa Háng (Mộc Châu). Có điều kiện để hình thành 2 trục Đông Tây trên địa bàn Sơn La đó là: trục nối Xầm Nưa (Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào) - Pa Háng (Mộc Châu) - Phù Yên với hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và trục Púng Bánh (Sốp Cộp), Chiềng Khương (Sông Mã) - Mai Sơn - thị xã - Quỳnh Nhai với Than Uyên - Lào Cai - hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội. Hai trục này cùng với hệ thống đường quốc lộ dọc ngang trên địa bàn tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra bằng hệ thống giao thông mới mở với quốc lộ 279, quốc lộ 32, quốc lộ 37. Sơn La hoàn toàn có thể tham gia vào hành lang kinh tế mới: tuyến xuyên Á bằng đường bộ, đường sắt nối giữa Singapo - Malayxia - Thái Lan - Myanma - Trung Quốc - Việt Nam.

III. DỰ BÁO NHU CẦU BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN

- Các bệnh gây dịch vẫn còn các yếu tố tiềm ẩn như: sốt rét, cúm, lỵ, thương hàn; các bệnh mới phát sinh đã, đang và có khả năng bùng phát thành dịch như: Sars, cúm A (H5N1)…, các bệnh truyền nhiễm khác như lao, tiêu chảy, thương hàn, viêm não Nhật Bản B. Đặc biệt là sự bùng nổ của HIV/AIDS với tốc độ đáng báo động, dẫn đến gánh nặng cho ngành y tế đối với việc điều trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị bệnh nhân AIDS. Ước tính mỗi năm tại Sơn La có thêm 500 người nhiễm HIV chuyển sang AIDS.

- Các bệnh về dinh dưỡng, chuyển hoá vẫn chưa thể giải quyết triệt để như: suy dinh dưỡng ở trẻ em vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn và bệnh béo phì của trẻ em và người lớn ở vùng thành thị.

- Các bệnh không nhiễm trùng đang có xu hướng gia tăng: các bệnh về tim mạch, các bệnh về nội tiết trong đó bệnh tiểu đường, bệnh tâm thần, các bệnh ung thư, các bệnh nghề nghiệp, lão khoa và chăm sóc sức khoẻ người già…

- Các vấn đề sức khoẻ mới đang nổi lên nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ và phòng ngừa có hiệu quả như:

+ Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc.

+ Các tai nạn thương tích trong giao thông, lao động. Đặc biệt là chấn thương - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay ở Việt Nam.

+ Nghiện ma tuý, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và các bệnh lý do rượu gây ra… vẫn sẽ là một trong các nguyên nhân gây tử vong cao nhất.

- Thành tựu của nền y học nước nhà và trên thế giới phát triển không ngừng, đã và đang nghiên cứu, ứng dụng thành công nhiều loại thuốc, hoá chất, thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán và điều trị được triển khai tại các cơ sở y tế trong tỉnh làm tăng sự quá tải các bệnh viện.

- Nhu cầu chăm sóc toàn diện của bệnh nhân nội trú, nhu cầu khám, sử dụng một số dịch vụ như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở khám chữa bệnh với các thủ tục đơn giản là rất lớn; nhu cầu sử dụng vacine phòng bệnh (ngoài danh mục chương trình tiêm chủng mở rộng) tại các cơ sở y tế dự phòng của nhân dân trong giai đoạn tới sẽ tăng cao do kết quả công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ mang lại, thành tựu của nền y học nước nhà và trên thế giới về điều chế vacine phòng, chống một số bệnh dịch nguy hiểm.

Phần III

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2020

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH

1. Quy hoạch hệ thống y tế Sơn La theo hướng công bằng - hiệu quả và phát triển bền vững, trong đó gắn y tế chuyên sâu với y tế cơ sở, kết hợp hài hòa giữa phòng bệnh - nâng cao sức khỏe với chữa bệnh - phục hồi chức năng, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại. Đảm bảo nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đảm bảo nguồn nhân lực của tỉnh.

2. Phát triển hệ thống y tế phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời huy động tiềm năng, nguồn lực của xã hội, khẳng định vị trí trong vùng và toàn quốc.

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển hệ thống y tế Sơn La từng bước hiện đại, hoàn chỉnh, và đồng bộ từ tỉnh đến xã theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống; đạt và vượt các chỉ tiêu về sức khỏe đã đề ra trong Chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 và tầm nhìn 2020 của tỉnh Sơn La.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng có đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật gây ra, bao gồm các nội dung chủ yếu sau

- Đủ khả năng kiểm soát, giám sát, khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm, gây dịch, nhất là các dịch bệnh mới phát sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng cộng đồng. Phòng, chống các bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, các bệnh liên quan đến môi trường và trường học, không để dịch lớn xảy ra. Duy trì được kết quả thanh toán và loại trừ một số bệnh dịch nguy hiểm và bệnh xã hội.

- Khống chế số người nhiễm HIV ở mức dưới 0,55% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn trong các năm sau.

2.2 Đầu tư, sắp xếp mạng lưới khám, chữa bệnh

- Đảm bảo cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh lên 2 lần/người/năm.

- Hạ tỷ lệ chết sơ sinh từ 6‰ năm 2006 xuống còn dưới 4‰ vào năm 2010 và còn dưới 3‰ năm 2020.

- Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 29,8% năm 2006 xuống còn dưới 25% vào năm 2010 và <15% năm 2020.

- Nâng số giường bệnh toàn tỉnh từ 18,8 giường/10.000 dân năm 2006 lên 20,5 giường bệnh/10.000 dân năm 2010 và đạt 25 giường bệnh/10.000 dân năm 2020.

- Đến năm 2010 đảm bảo không còn tình trạng thiếu trang thiết bị chẩn đoán và điều trị ở bệnh viện các tuyến.

- Đến năm 2010 xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh thành trung tâm kỹ thuật cao về điều trị, cung cấp được các dịch vụ y tế chuyên sâu tại Sơn La, giảm bệnh nhân chuyển tuyến lên Trung ương từ 4,96% năm 2006 xuống còn dưới 4% năm 2010 và dưới 2,5% năm 2020.

2.3 Phát triển ngành dược

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm. Chủ động phát hiện và ngăn chặn kịp thời thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc ngoài danh mục lưu hành trên địa bàn tỉnh.

- Phấn đấu đến năm 2010 có doanh nghiệp dược sản xuất thuốc. Nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm trên cơ sở đầu tư áp dụng hệ thống quản lý chất lượng GMP.

- Mở rộng mạng lưới cung ứng thuốc trên cơ sở phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh dược phẩm. Đáp ứng kịp thời, đầy đủ thuốc có chất lượng từ mức 3 USD/người/năm như hiện nay lên mức 6 USD/người/năm vào thời điểm năm 2010.

- Ứng dụng tin học vào quản lý và sử dụng thuốc. Nâng cao tính hiệu quả và an toàn sử dụng thuốc trong toàn bộ hệ thống phòng bệnh và chữa bệnh, khống chế tối đa tai biến xảy ra do thuốc.

- Phát triển các vùng chuyên canh dược liệu, đáp ứng nhu cầu điều trị, sản xuất và trao đổi. Khôi phục phong trào trồng và sử dụng cây thuốc nam trong toàn tỉnh.

2.4 Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu có chất lượng

- Kiên cố hoá các trạm y tế xã, từng bước hiện đại hoá theo chuẩn quốc gia cho tất cả các trạm y tế xã trong toàn tỉnh. Trước mắt đầu tư xây dựng mới trạm y tế tại các xã chưa có trạm y tế, trạm y tế là nhà tạm và những trạm y tế xuống cấp nghiêm trọng.

- Cung cấp bổ sung trang thiết bị y tế theo danh mục trang thiết bị trạm y tế do Bộ Y tế ban hành.

- Đảm bảo đủ nhân lực cho các trạm y tế xã trong toàn tỉnh và hàng năm có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế đang công tác tại các trạm y tế xã.

2.5 Công tác xã hội hoá trong các hoạt động y tế

- Đến năm 2010 có cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập đăng ký giường bệnh, đến năm 2020 đạt 1 giường bệnh ngoài công lập/10.000 dân.

- Đến năm 2010, 100% Trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã có dịch vụ chất lượng cao cung ứng vacine đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Đến năm 2010, xây dựng điểm khoa điều trị chăm sóc toàn diện và điều trị theo nhu cầu cho bệnh nhân nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh.

- Hàng năm có từ 20 - 30 chỉ tiêu học đại học và 5 - 10 chỉ tiêu học trên đại học theo hình thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

A. QUI HOẠCH MẠNG LƯỚI Y TẾ DỰ PHÒNG

1. Các chỉ tiêu

1.1 Củng cố và kiện toàn tổ chức mạng lưới y tế dự phòng

1.1.1 Tới năm 2010

- Kiện toàn và nâng cấp hệ thống y tế dự phòng, bao gồm các trung tâm: 08 trung tâm thuộc hệ y tế dự phòng tuyến tỉnh và 11 trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã.

- Có 50% các trung tâm y tế dự phòng ở tuyến huyện được nâng cấp về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực y tế đạt chuẩn quốc gia của Bộ Y tế.

- Có 50% các xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn hoặc quản lý y tế bằng các hình thức đào tạo khác nhau (dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không tập trung).

- Có 90% số thôn, bản, tiểu khu có nhân viên y tế hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

- Có 60% các trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bảo hiểm y tế học sinh và hoạt động y tế học đường.

- Có 60% xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, câu lạc bộ sức khỏe gia đình dành cho phụ nữ, thanh niên và tuổi vị thành niên.

- Có 40% số bản, tiểu khu, tổ dân phố đạt danh hiệu bản, tiểu khu, tổ dân phố văn hóa - sức khỏe theo các tiêu chí của làng, bản, khu phố văn hóa - sức khỏe của cả nước.

1.1.2 Tới năm 2015

- Có 100% các trung tâm y tế dự phòng ở tuyến huyện được nâng cấp về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực y tế đạt chuẩn quốc gia của Bộ Y tế.

- Có 80% các xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn hoặc quản lý y tế bằng các hình thức đào tạo khác nhau (dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không tập trung).

 - Có 100% số bản, tiểu khu, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

- Có 100% các trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bảo hiểm y tế học sinh và hoạt động y tế học đường.

- Có 80% xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, câu lạc bộ sức khỏe gia đình dành cho phụ nữ, thanh niên và tuổi vị thành niên.

- Có 60% số bản, tiểu khu, tổ dân phố đạt danh hiệu bản, tiểu khu, tổ dân phố văn hóa - sức khỏe theo các tiêu chí của làng, bản, khu phố văn hóa - sức khỏe của cả nước.

1.1.3 Tới năm 2020

- Có 100% các xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn hoặc quản lý y tế bằng các hình thức đào tạo khác nhau (dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không tập trung).

- Có 100% xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, câu lạc bộ sức khỏe gia đình dành cho phụ nữ, thanh niên và tuổi vị thành niên.

1.2 Phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch

1.2.1 Giảm tỷ lệ mắc và tử vong hàng năm của các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Phấn đấu không để dịch lớn xảy ra, nếu có phải dập tắt kịp thời. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời các bệnh dịch mới xuất hiện và bệnh dịch quay trở lại. Làm tốt công tác 3 diệt và giám sát các vectơ truyền bệnh trong khu dân cư.

1.2.2 Duy trì tỷ lệ được tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng đạt trên 90% như hiện nay cho trẻ em và bà mẹ có thai. Duy trì kết quả loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bại liệt, phấn đấu thanh toán bệnh sởi, dịch hạch và bệnh dại vào năm 2010. Loại trừ bệnh tả, thương hàn và bại liệt trước năm 2020. Khống chế tỷ lệ mắc bệnh thương hàn ở mức dưới 5/100.000 dân, bệnh tả ở mức dưới 1/100.000 dân, hội chứng não cấp ở mức dưới 1/100.000 dân.

1.2.3 Phòng chống HIV/AIDS

- Khống chế tỷ lệ người nhiễm HIV dưới 0,55% dân số vào năm 2010 và không tăng sau năm 2010.

- Đảm bảo 100% số túi máu được sàng lọc trước khi truyền cho bệnh nhân ở tất cả bệnh viện. Tới năm 2010, có 90% và năm 2020 có 100% số người bị nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng được quản lý, chăm sóc và điều trị thích hợp.

- Đến năm 2010, có 100% các cặp vợ chồng đăng ký kết hôn được tư vấn về phòng, chống và xét nghiệm kiểm tra nhiễm HIV.

- Đến năm 2010, 100% nhân dân hiểu biết đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, có thái độ tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở địa phương với những hình thức khác nhau, tiến tới xóa bỏ tình trạng kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS ở gia đình và cộng đồng.

1.2.4 Phòng, chống sốt xuất huyết

- Giảm tỷ lệ người mắc sốt xuất huyết dưới 0,05% vào năm 2010. Không để dịch xảy ra và không để tử vong do sốt xuất huyết.

- Thực hiện thường xuyên hoạt động giám sát trọng điểm bệnh sốt xuất huyết tại các bệnh viện. Duy trì giám sát véc tơ dengue xuất huyết, vận động cộng đồng tham gia diệt, muỗi, bọ gậy và thu gom phế thải tại 100% xã, phường, thị trấn.

1.2.5 Phòng, chống sốt rét và bệnh ký sinh trùng

- Không để dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra tử vong do sốt rét. Giám sát định kỳ bệnh sốt rét, triển khai các hoạt động phòng, chống sốt rét tại 100% xã, phường, thị trấn có nguy cơ sốt rét cao.

- Quản lý, điều trị 100% số bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế; phát hiện và quản lý bệnh nhân vãng lai, tạm trú có mang ký sinh trùng sốt rét để điều trị kịp thời.

- Đến năm 2010, có 50% số xã, phường, thị trấn và năm 2020 có 90% số xã, phường, thị trấn triển khai chương trình phòng, chống bệnh giun, sán. Giảm tỷ lệ mắc bệnh giun, sán trong trẻ em xuống còn 60% và người lớn còn 40%.

1.2.6 Phòng, chống lao

- Giảm tỷ lệ mắc lao mới dưới 100.000 dân;

- Giảm AFB (+) xuống dưới 4% trong số bệnh nhân mắc lao.

- Tỷ lệ bệnh nhân lao được điều trị khỏi là 98% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020;

- Tỷ lệ khám phát hiện bệnh lao là 90% vào năm 2010 và 95% vào năm 2020.

- Đến năm 2010 đạt 100% bệnh nhân lao được quản lý tại cộng đồng.

- Đảm bảo duy trì hằng năm có 100% trẻ sơ sinh được tiêm chủng BCG.

- 100% số xã, phường, thị trấn có mạng lưới phòng, chống lao. Tới năm 2010, có 60% và năm 2020 có 100% số cán bộ y tế phụ trách chương trình phòng, chống lao được nâng cao trình độ chuyên khoa lao; tuyến tỉnh có bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II về lao và bệnh phổi, tuyến huyện có bác sĩ chuyên khoa I lao và bệnh phổi.

- Tăng cường trang thiết bị chẩn đoán để nâng cao khả năng phát hiện bệnh sớm ngay tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực.

1.2.7 Phòng, chống phong

- Duy trì kết quả loại trừ phong cấp tỉnh.

- Giảm tỷ lệ bệnh phong lưu hành xuống còn 0,02/10.000 dân năm 2010 và 0,01/10.000 dân năm 2020.

- Giảm tỷ lệ tàn tật độ II/ bệnh nhân mới xuống còn 15% năm 2010 và 5% năm 2020.

- Tăng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm ngay tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực.

1.3 Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

1.3.1 Các mục tiêu chủ yếu

- Giảm tỷ lệ sinh thô còn 15‰ năm 2010 và 10‰ năm 2020.

- Tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi còn 7‰ năm 2010 và < 7‰ năm 2020.

- Tỷ lệ chết trẻ em < 5 tuổi còn 25‰ vào năm 2010 và <20‰ vào năm 2020.

- Tỷ suất chết mẹ /100.000 trẻ đẻ sống là 70/100.000 vào năm 2010.

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng < 2.500g còn 2,8% vào năm 2010 và < 2,5% vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 25% vào năm 2010 và dưới 15 % vào năm 2020. Không còn trường hợp suy dinh dưỡng nặng.

- Giảm tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8 - 12 tuổi còn 4,6% năm 2010. Duy trì tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối có Iode đạt tỷ lệ > 95% vào năm 2010 và những năm tiếp theo.

- Bà mẹ và trẻ em được chăm sóc hợp lý, hạn chế các vấn đề sức khoẻ mới phát sinh có liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, khô mắt...

1.3.2 Các mục tiêu cụ thể

- Nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi hành vi có hại cho sức khoẻ.

- Giảm sinh, giảm nạo, phá thai.

- Làm mẹ an toàn.

- Hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt các nhiễm khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục (STI), phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS...

- Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Phát hiện và điều trị sớm ung thư vú và các ung thư khác.

- Cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thành niên thông qua giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp với lứa tuổi.

- Nâng cao hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản. Xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, nhằm nâng cao sức khoẻ sinh sản và chất lượng cuộc sống.

- Người dân được nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý.

- Cải thiện tình hình quản lý sức khoẻ trẻ em thông qua việc xây dựng mô hình quản lý sức khoẻ trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo và các nhóm trẻ gia đình. Khám và hướng dẫn tại gia đình cho những bà mẹ có trẻ nguy cơ cao biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi trẻ tại gia đình.

1.4. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường

- Tới năm 2010 có 100% dân số đô thị và 80% dân số nông thôn được cung cấp đủ nước sạch. Năm 2020, 100% dân số cả ở thành thị và nông thôn tỉnh Sơn La được cung cấp đủ nước sạch.

- Tới năm 2010 có trên 70% số hộ gia đình có nhà xí, nhà tắm, cống rãnh, chuồng trại hợp vệ sinh; 70% các bản, tiểu khu đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường tốt; trên 70% số cơ quan, doanh nghiệp sản xuất, trường học bảo vệ môi trường nơi công cộng. Năm 2020, các chỉ tiêu trên đạt >80%.

- Đến năm 2010 trên 50% số bệnh viện, 70% số nhà máy, cơ sở sản xuất liên quan đến chất độc hại có hệ thống xử lý chất thải (bao gồm hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng) đạt tiêu chuẩn. Năm 2020, các chỉ tiêu trên đạt 80%.

- Tăng cường quản lý và duy trì thường xuyên công tác giám sát các tiêu chuẩn vệ sinh đối với nguồn nước sinh hoạt, không khí, đất tại các khu dân cư, hệ thống xử lý rác thải và nước thải của các xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện, nhà hàng và nơi công cộng.

- Thu gom rác thải, chất phế thải sinh hoạt và các khu công nghiệp và có quy chế xử lý thích hợp đạt yêu cầu vệ sinh.

1.5. Vệ sinh an toàn thực phẩm

- Tới năm 2010 cấp giấy chứng nhận và kiểm soát thường xuyên các chỉ số cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trên 50% số loại sản phẩm thực phẩm chính được sản xuất có lưu thông trên thị trường; trên 60% các cơ sở ăn uống công cộng, khách sạn, nhà hàng và cơ sở kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố đảm bảo an toàn về sức khoẻ, tính mạng cho người tiêu dùng. Năm 2020 chỉ số này đạt trên 80%.

- Tăng số lượt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và xét nghiệm vệ sinh các mẫu thực phẩm lên 3 lần vào năm 2010 và 10 lần vào năm 2020 so với hiện nay.

- Giảm tỷ lệ người bị mắc ngộ độc thực phẩm. Tới năm 2010 giảm 40% số người bị nhiễm độc thực phẩm, năm 2020 giảm là 80% so với hiện nay; không có vụ ngộ độc có trên 30 người mắc/vụ; không có ca chết do ngộ độc thực phẩm vào năm 2010. Đảm bảo thực hiện các quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm tại 100% số bếp ăn tập thể, khách sạn, nhà hàng.

- Đẩy mạnh hoạt động giáo dục truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, cơ quan trường học và cộng đồng dân cư. Tới năm 2010 có 80% số đối tượng được tiếp cận với các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 2020 là 100%.

- Tới năm 2010 có 30% và năm 2020 có 70% các mặt hàng thực phẩm, ngũ cốc lưu hành trên thị trường được giám sát dư lượng hoá chất độc hại và thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm.

- Tới năm 2010 có 100% cán bộ y tế cấp huyện, thị xã và cán bộ y tế cấp xã, phường, thị trấn được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.6. Y tế lao động

- Trước năm 2010, đầu tư về nhân lực, trang thiết bị cho tổ y tế lao động phục vụ các hoạt động vệ sinh lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

- Tới năm 2010, 100% xí nghiệp trên địa bàn tỉnh được lập hồ sơ y tế xí nghiệp và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động; 100% số cán bộ y tế làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được tập huấn về vệ sinh an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tại nạn lao động.

- Phát triển mạng lưới an toàn vệ sinh lao động tại 100% số doanh nghiệp sản xuất lớn, 60% số doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ vào năm 2010. Tới năm 2020, các chỉ số tương ứng là 100% và 80%.

- Đào tạo đồng bộ đội ngũ cán bộ y tế làm công tác y tế lao động với cơ cấu hợp lý: 50% trình độ trên đại học, 100% trình độ đại học vào năm 2015.

1.7. Chăm sóc sức khoẻ học đường

- Tới năm 2010 có 50% và năm 2020 có 80% số trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học đạt chuẩn quốc gia về vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường khu vực trường học.

- Giảm tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ, gù vẹo cột sống …

- Giảm tỷ lệ học sinh bị chết, bị thương do tai nạn thương tích khi đi học xuống còn 50% vào năm 2010 và còn 20% vào năm 2020 so với hiện nay.

- Phát triển các chương trình chăm sóc sức khoẻ học sinh (phòng, chống bệnh răng miệng, phòng chống tai nạn thương tích học đường,…) tại 100% số trường học vào năm 2010.

- Tới năm 2010 có 50% và năm 2020 có 90% các trường có cán bộ lãnh đạo và giáo viên được tham dự các lớp tập huấn về y tế trường học chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh.

1.8. Nâng cấp và hiện đại hoá các labo xét nghiệm

- Labo vi sinh các bệnh dịch truyền nhiễm.

- Labo vi sinh nước thực phẩm.

- Labo hoá nước thực phẩm.

- Labo xét nghiệm sốt rét - ký sinh trùng, côn trùng.

- Labo kiểm nghiệm độc chất, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm.

- Labo vệ sinh lao động - bệnh nghề nghiệp.

Tới năm 2010 có 50% và năm 2020 có 100% số labo hoàn thành việc nâng cấp, hiện đại hoá đạt chuẩn quốc gia.

1.9. Các chỉ tiêu khác

- Giảm số người hút thuốc lá xuống còn 70% vào năm 2010 và còn 40% vào năm 2020 so với hiện nay.

- Giảm số người lạm dụng rượu, bia xuống còn 85% vào năm 2010 và còn 50% vào năm 2020 so với hiện nay.

- Giảm số người tử vong do tai nạn giao thông trên toàn tỉnh xuống còn 60% vào năm 2010 và còn 30% so với hiện nay; tỷ lệ tai nạn lao động tương ứng là 50% và 30%; tỷ lệ tai nạn sinh hoạt tương ứng là 40% và 20%.

- Tăng cường phối kết hợp quân -dân y trong phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.

2. Quy hoạch hệ thống y tế dự phòng

2.1 Về tổ chức bộ máy

2.1.1 Kiện toàn hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh

Hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh bao gồm:

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

- Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.

- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe.

- Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm.

- Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội.

- Trung tâm Phòng, chống sốt rét.

- Trung tâm Nội tiết.

- Bệnh viện Phong - Da liễu (bộ phận phòng, chống Phong).

2.1.2 Phát triển hệ thống y tế dự phòng tại tuyến huyện, thị

Trong giai đoạn 2007 - 2010 tập trung củng cố nâng cấp toàn diện 11 Trung tâm y tế dự phòng của huyện, thị xã để làm nhiệm vụ: vệ sinh phòng bệnh, giám sát, phát hiện và phòng chống dịch, kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản, truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia xây dựng bản, tiểu khu, tổ dân phố văn hóa trên địa bàn.

Trung tâm y tế dự phòng của các huyện, thị xã có các bộ phận sau đây:

- Lãnh đạo Trung tâm.

- 02 phòng chức năng:

+ Phòng Hành chính tổng hợp.

+ Phòng Truyền thông Giáo dục sức khỏe.

- 05 khoa chuyên môn:

+ Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS.

+ Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm - dinh dưỡng

+ Khoa Y tế công cộng.

+ Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

+ Khoa Xét nghiệm.

* Nhân lực và cơ cấu nhân lực:

Nhu cầu biên chế của các Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị xã, trong đó định mức biên chế, cơ cấu cán bộ gồm: cán bộ đại học và trên đại học, cán bộ cao đẳng và trung cấp, cán bộ khác…, thực hiện theo Thông tư liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

* Cơ sở hạ tầng: Diện tích đất xây dựng Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện: Tối thiểu 1.000 m2, trong đó diện tích xây dựng chiếm 60 - 75% tổng diện tích và đủ để bố trí các phòng chức năng, khoa chuyên môn, khoa xét nghiệm và khu phụ trợ (nhà để xe, kho tàng, nhà vệ sinh…); có hệ thống xử lý chất thải y tế.

* Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật: Đảm bảo theo danh mục của Bộ Y tế quy định.

2.2 Quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực

Nhu cầu nhân lực cán bộ y tế dự phòng đến năm 2010 và đến 2020:

2.2.1 Tuyến tỉnh: Đến năm 2010 có 37% và đến năm 2020 là 50% cán bộ có trình độ sau đại học.

2.2.2 Tuyến huyện: Có ít nhất 2 cán bộ đạt trình độ sau đại học, mỗi khoa phòng chuyên môn có ít nhất 1 cán bộ đại học đảm bảo đủ khả năng giải quyết các vấn đề y tế dự phòng của địa phương.

B. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI KHÁM, CHỮA BỆNH

Điểm b, Mục 3 về đầu tư sắp xếp mạng lưới khám, chữa bệnh phục hồi chức năng tại Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, đã nêu rõ: "Phấn đấu đạt 20,5 giường bệnh/10000 dân vào năm 2010 và đạt 25 giường bệnh vào năm 2020, không tính giường bệnh trạm y tế xã".

Để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh từng giai đoạn, hệ thống khám, chữa bệnh cần được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện tại : Dân số của tỉnh là 1.007 ngàn người.

Tổng số giường bệnh là 1.840.

Số giường bệnh/10.000 dân đạt 18,8.

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,59%, cứ mỗi năm dân số Sơn La tăng thêm là 15,3 ngàn người. Với mạng lưới khám, chữa bệnh như vậy bước đầu đã khắc phục khó khăn đáp ứng được công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.

* Đến năm 2010 : Với tốc độ phát triển dân số tự nhiên là 1,39%, dự báo dân số của tỉnh là: 1.070 ngàn người, số giường bệnh phải đạt là 2.213 giường. Định mức biên chế thực hiện theo thông tư hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

* Đến năm 2015: Tốc độ phát triển dân số tự nhiên là 1,39%, dự báo dân số của tỉnh là 1.164 nghìn người, số giường bệnh phải đạt là 2.780 giường. Định mức biên chế thực hiện theo thông tư hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

* Đến năm 2020 : Tốc độ phát triển dân số tự nhiên là 0,7%, dự báo dân số của tỉnh là 1.242 nghìn người, số giường bệnh phải đạt là 3.122 giường. Định mức biên chế thực hiện theo thông tư hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

1. Quy hoạch chi tiết tuyến tỉnh

1.1. Bệnh viện đa khoa tỉnh 300 giường:

- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên thành 350 giường.

- Giai đoạn từ 2011 - 2015: duy trì 350 giường.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020: khu vực này chuyển thành các bệnh viện chuyên khoa: Phụ - Sản, Mắt, Tai - Mũi - Họng, Nội tiết…

1.2. Xây dựng xong Bệnh viện đa khoa Sơn La 500 giường:

- Giai đoạn từ 2007 - 2010: hoàn thiện các bước chuẩn bị xây dựng.

- Giai đoạn từ 2011 - 2015: xây dựng xong và đưa vào sử dụng.

1.3. Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng 60 giường:

- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên thành 100 giường.

- Giai đoạn từ 2011 - 2015: nâng lên thành 120 giường.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020: nâng lên thành 150 giường.

1.4. Bệnh viện Y học cổ truyền 100 giường:

- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên thành 150 giường.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: duy trì công suất 150 giường.

1.5. Bệnh viện Lao và bệnh phổi 100 giường:

- Giai đoạn 2007 - 2015: duy trì công suất 100 giường.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020: nâng lên thành 120 giường.

1.6. Bệnh viện phong - da liễu 30 giường:

- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên thành 50 giường.

- Giai đoạn từ 2011 - 2015: duy trì công suất 50 giường.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020: nâng lên thành 70 giường.

1.7. Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên 170 giường (bao gồm 4 phòng khám đa khoa khu = 50 giường):

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 112.551 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 230 giường.

+ Số bác sĩ: 79 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 121.428 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 250 giường.

+ Số bác sĩ: 92 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 130.192 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 280 giường.

+ Số bác sĩ: 104 người.

2. Quy hoạch chi tiết tuyến huyện

1. Huyện Quỳnh Nhai hiện có 100 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 71.354 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 100 giường.

+ Số bác sĩ: 25 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 76.982 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 120 giường.

+ Số bác sĩ: 30 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 82.537 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 150 giường.

+ Số bác sĩ: 38 người.

2. Huyện Mường La hiện có 90 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 89.946 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 120 giường.

+ Số bác sĩ: 30 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 97.041 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 130 giường.

+ Số bác sĩ: 33 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 104.044 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 150 giường.

+ Số bác sĩ: 38 người.

3. Huyện Thuận Châu hiện có 120 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 147.783 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 50 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 159.440 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 52 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 170.946 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 220 giường

+ Số bác sĩ: 55 người.

4. Huyện Bắc Yên hiện có 80 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 55.186 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 80 giường.

+ Số bác sĩ: 20 người.

- Đến năm 2015 duy trì công suất 80 giường.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 63.835 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 100 giường.

+ Số bác sĩ: 25 người.

 5. Huyện Phù Yên: (đã nêu chi tiết tại mục 1.7)

6. Huyện Mai Sơn hiện có 180 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 136.129 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 50 người.

- Đến năm 2015, duy trì công suất 200 giường.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 157.465 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 50 người.

7. Huyện Sông Mã hiện có 130 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 121.413 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 180 giường.

+ Số bác sĩ: 45 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 130.898 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 190 giường.

+ Số bác sĩ: 48 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 140.443 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 50 người.

8. Huyện Yên Châu hiện có 80 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 69.196 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 100 giường.

+ Số bác sĩ: 25 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 74.654 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 150 giường.

+ Số bác sĩ: 40 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 80.042 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 50 người.

9. Huyện Mộc Châu (tính chung cả 2 bệnh viện, có phụ lục chi tiết kèm theo) hiện có 230 giường

- Đến năm 2010, dự kiến tách huyện Mộc Châu thành thị xã Mộc Châu và huyện Mộc Hạ:

+ Dân số của Thị xã sẽ là 70.766 người:

. Nhu cầu giường bệnh là: 140 giường (bệnh viện huyện).

. Số bác sĩ: 38 người.

+ Dân số của huyện là: 84.000 người:

. Nhu cầu giường bệnh là: 180 giường (bệnh viện nông nghiệp Mộc Châu).

. Số bác sĩ: 25 người.

- Đến năm 2015:

+ Dân số của Thị xã sẽ là 78.000 người:

. Nhu cầu giường bệnh là: 150 giường (bệnh viện huyện).

. Số bác sĩ: 43 người.

+ Dân số của huyện là: 92.000 người:

. Nhu cầu giường bệnh là: 190 giường (bệnh viện nông nghiệp Mộc Châu).

. Số bác sĩ: 32 người.

- Đến năm 2020:

+ Dân số của Thị xã sẽ là 86.100 người:

. Nhu cầu giường bệnh là: 160 giường (bệnh viện huyện).

. Số bác sĩ: 45 người.

+ Dân số của huyện là: 100.000 người.

. Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường (bệnh viên nông nghiệp Mộc Châu).

. Số bác sĩ: 38 người.

10. Huyện Sốp Cộp hiện có 70 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 39.012 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 80 giường.

+ Số bác sĩ: 18 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 42.089 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 90 giường.

+ Số bác sĩ: 22 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 45.127 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 100 giường.

+ Số bác sĩ: 25 người.

* Kết quả theo quy hoạch

- Đến năm 2010 cả tỉnh có 19 bệnh viện công lập, với 2.280 giường bệnh, trung bình đạt 20,5 giường bệnh/10.000 dân.

- Đến năm 2015 cả tỉnh có 19 bệnh viện công lập, với 2.780 giường bệnh, trung bình đạt 23 giường bệnh/10.000 dân.

- Đến năm 2020 (trên cơ sở Bệnh viện đa khoa tỉnh hiện nay thành lập mới các bệnh viện chuyên khoa gồm chuyên khoa Phụ - Sản, Mắt, Nội tiết…), cả tỉnh có 3.120 giường bệnh, trung bình đạt 25 giường bệnh/10.000 dân.

- Số bác sĩ tại các cơ sở khám, chữa bệnh từ 240 người năm 2006 lên 326 người năm 2010, 366 người năm 2015 và 413 người năm 2020, tỷ lệ bác sĩ/điều dưỡng =1/4; tối thiểu mỗi cơ sở khám, chữa bệnh có từ 1 - 4 dược sĩ đại học.

(Số liệu chi tiết tại phụ lục số 6, 7, 8, 9, 10)

C. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI DƯỢC

1. Hệ thống quản lý nhà nước

- Mô hình tổ chức ngành dược theo mô hình của Bộ Y tế quy định.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý dược. Củng cố tổ chức và đổi tên phòng quản lý dược thành phòng quản lý dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm; củng cố hệ thống thanh tra chuyên ngành dược của Sở Y tế và cộng tác viên thanh tra tại các tuyến.

- Cải cách hệ thống quản lý dược theo tinh thần cải cách hành chính nhà nước: giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý...

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về dược: tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện quy chế, các thường quy kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn về dược, đảm bảo chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả. Tăng cường kiểm tra, giám sát hành nghề dược, quản lý thông tin, quảng cáo thuốc. Chuẩn hoá các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh thuốc, tiến tới đạt các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý cung ứng thuốc, chuẩn hoá về cơ sở vật chất của các cơ sở kinh doanh thuốc và mỹ phẩm, đưa tiêu chuẩn “Thực hành nhà thuốc tốt” vào việc tuyên truyền, đánh giá các cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc.

2. Hệ thống cung ứng thuốc

- Kiện toàn và sắp xếp hợp lý mạng lưới cung ứng thuốc từ tỉnh đến huyện, xã.

Để tăng cường hoạt động cung ứng thuốc trên địa bàn toàn tỉnh, trước hết cần kiện toàn và sắp xếp lại mạng lưới cung ứng thuốc, áp dụng tiêu chuẩn phân phối thuốc tốt (GDP) và tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) cho các đơn vị bán buôn, bán lẻ thuốc nhằm tăng khả năng tiếp cận của người sử dụng và cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý.

Tất cả các trạm y tế xã phải có tủ thuốc hoặc các đại lý thuốc nhằm đảm bảo nhu cầu thuốc thiết yếu cho công tác điều trị.

- Rà soát phương thức, cơ chế hoạt động cung ứng thuốc, đảm bảo tính công bằng trong khả năng tiếp cận các dịch vụ cung ứng thuốc và đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu cho mọi người dân. Phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho ngoại thành, đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân ngoại thành, đặc biệt là các vùng khó khăn.

3. Đảm bảo chất lượng thuốc

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát chất lượng thuốc ở tất cả các khâu: chuẩn bị sản xuất, quá trình sản xuất, tồn trữ, bảo quản, lưu thông, phân phối, sử dụng.

- Đầu tư xây dựng mới Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm, bổ sung trang thiết bị, đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GLP.

4. Hệ thống dược bệnh viện

- Tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị...

- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc theo yêu cầu điều trị trong bệnh viện đồng thời nâng cao vai trò tư vấn của dược trong thực hành điều trị. Cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về thuốc và thực hành tốt công tác dược lâm sàng.

- Chuẩn hoá các khoa dược bệnh viện về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo nhu cầu thuốc với chất lượng cao cho điều trị. Cải tạo kho thuốc của khoa dược các bệnh viện. Đầu tư thiết bị điều hoà, thiết bị hút ẩm, thiết bị phòng hoả, thiết bị lạnh bảo quản vacxin, sinh phẩm. Đầu tư hệ thống tủ bảo quản thuốc độc, thuốc gây nghiện theo đúng qui định.

- Tin học hoá trong việc quản lý và sử dụng thuốc.

- Tăng cường vai trò của dược lâm sàng, tư vấn sử dụng thuốc, thu thập thông tin, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, góp phần nâng cao chất lượng điều trị bằng thuốc, tạo điều kiện nâng cao kiến thức sử dụng thuốc và đào tạo tại chỗ cán bộ.

- Giám sát tình hình kháng sinh trong bệnh viện. Tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dược bệnh viện, tham gia tích cực vào quá trình đào tạo các loại hình nhân lực dược.

5. Hệ thống sản xuất thuốc

- Khôi phục lại và nâng cao hệ sản xuất thuốc Công ty cổ phần dược và vật tư y tế Sơn La, tăng tỷ trọng doanh thu từ sản xuất thuốc trong tổng doanh thu của công ty, xây dựng chiến lược mặt hàng phù hợp đáp ứng nhu cầu về thuốc trên địa bàn của tỉnh, từng bước tổ chức tiếp cận thị trường thuốc trong nước và hội nhập quốc tế.

- Đầu tư dây chuyền sản xuất, đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP). Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp nhằm huy động nguồn lực và phát huy tính năng động trong sản xuất, kinh doanh. Có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thuốc.

- Xây dựng mới khu sản xuất và tồn trữ thuốc đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng WHO. Diện tích đất cần xây dựng: 50.000 m2.

+ Xây dựng 02 phân xưởng sản xuất: thuốc viên và thuốc đông dược. Yêu cầu công nghệ đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GMP của WHO.

+ Xây dựng hệ thống kho tồn trữ thuốc. Yêu cầu công nghệ đáp ứng hệ thống quản lý chất lượng GSP.

- Giai đoạn 2007 - 2010: xây dựng hệ thống kho tồn trữ thuốc đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GSP.

- Giai đoạn 2011 - 2015: xây dựng phân xưởng thuốc viên và đông dược đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GMP.

- Năm 2016 - 2020: đầu tư nâng cao chất lượng, xây dựng mở rộng sản xuất thuốc đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GMP.

6. Hệ thống dược y học cổ truyền

- Khuyến khích trồng và sử dụng thuốc đông dược tại tất cả các tuyến, đặc biệt là tại tuyến xã khi tất cả các trạm y tế xã đều đã có vườn thuốc nam. Tăng cường việc chế biến, sản xuất và kinh doanh thuốc đông dược, phát huy thế mạnh sẵn có của các cơ sở nhà nước và tư nhân tham gia sản xuất và cung ứng thuốc y học cổ truyền.

- Thành lập Công ty đông dược hoặc bộ phận chuyên sản suất và cung ứng thuốc đông dược của Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Sơn La với đầu tư thiết bị kỹ thuật hiện đại trong chế biến, sản xuất thuốc từ dược liệu.

7. Nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực dược

Từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ dược, nhất là dược tuyến xã. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược, thực hiện đào tạo theo địa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng trong tỉnh.

8. Thông tin và quản lý thông tin thuốc

Tăng cường việc giám sát thực hiện quy chế thông tin quảng cáo thuốc sẽ được triển khai trong các đơn vị y tế và các đơn vị kinh doanh thuốc trong tỉnh.

Cung cấp thông tin dược lâm sàng đầy đủ và cập nhật cho các cơ sở y tế trên địa bàn. Thực hiện theo dõi ADR thường xuyên và duy trì chế độ báo cáo với Trung tâm ADR tại Hà Nội.

9. Nhu cầu đầu tư phát triển lĩnh vực dược

Để thực hiện các nội dung của quy hoạch phát triển hệ thống dược tỉnh Sơn La đến 2020 cần có kinh phí như sau:

- Công tác quản lý Dược: gồm kinh phí quản lý dược trong toàn ngành, công tác quản lý thông tin thuốc, thanh tra dược, tập huấn quy chế chuyên môn, đào tạo lại nhân lực dược.

- Cung ứng và sản xuất thuốc:

Công ty cố phần Dược-Vật tư y tế Sơn La:

+ Xây dựng kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP.

+ Xây dựng phân xưởng sản xuất thuốc viên đạt GMP.

+ Xây dựng phân xưởng sản xuất thuốc y học dân tộc.

+ Xây dựng một số hiệu thuốc đạt GPP.

- Đảm bảo chất lượng thuốc: xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm đạt chuẩn GLP.

- Công tác dược bệnh viện: nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các khoa dược bệnh viện, đảm bảo yêu cầu bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế.

- Thông tin và quản lý thông tin về thuốc.

- Công tác đào tạo.

- Dược học cổ truyền: kinh phí cho công tác nghiên cứu, sưu tầm các bài thuốc và nâng cấp mở rộng các vườn thuốc nam, vùng dược liệu: vùng trồng Quế tại xã Mường Gio, Tân Lang, Mường Lang, Mường Cơi, Mường Thải thuộc huyện Phù Yên; vùng trồng hoa Hoè, Nghệ tại xã Chiềng Pha huyện Thuận Châu.

- Nâng cấp cơ sở vật chất của các điểm bán thuốc.

D. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI Y TẾ XÃ

1. Các chỉ tiêu

- Trạm y tế xã bảo đảm đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ: chẩn đoán, điều trị ban đầu các bệnh thường gặp, cấp cứu thông thường và sơ cứu ban đầu các tai nạn, thương tích trong xã. Thực hiện quản lý các bệnh xã hội trong xã theo sự phân công, phân cấp của y tế huyện và tỉnh.

- Biên chế, cơ cấu chuyên môn trạm y tế xã đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế.

- Mỗi bản trung bình có từ 1 - 2 nhân viên y tế hoạt động, đạt trình độ từ sơ học y trở lên.

- Đối với các doanh nghiệp, công - nông trường, xí nghiệp có số lượng công nhân từ 200 đến dưới 500 người thì phải có từ 1 - 3 cán bộ y tế phục vụ. Các doanh nghiệp, nhà máy có từ 500 công nhân trở lên thì phải thành lập trạm y tế có bác sĩ phục vụ. Các cơ sở sản xuất có từ 50 người đến dưới 200 người thì cần có 01 cán bộ y tế với trình độ từ trung học y trở lên phục vụ.

- Đối với các trường phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông, mỗi trường phải có từ 1 - 2 cán bộ y tế phục vụ, trong đó ít nhất có 1 cán bộ đạt trình độ từ trung học y trở lên. Đối với trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần có trạm y tế cơ sở từ 2 - 3 cán bộ y tế, trong đó có ít nhất 1 bác sĩ phục vụ.

- Duy trì tỷ lệ 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi.

- 100% trạm y tế xã có phòng khám, chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền. Tăng tỷ lệ trạm y tế xã có cán bộ chuyên trách y dược học cổ truyền lên 70% vào năm 2010, 100% vào năm 2020.

- Đến năm 2010, phấn đấu số trạm y tế xã có bác sĩ, có đủ trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh; 70% trạm y tế xã là nhà mái bằng kiên cố và có phòng sản, thủ thuật đạt yêu cầu của Bộ Y tế; 70% trạm y tế xã có nguồn nước hợp vệ sinh.

- Tăng tỷ lệ 70% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã vào năm 2010, 60% số trạm y tế xã có bác sĩ.

- Đến năm 2015 tăng tỷ lệ 98% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 95% số trạm y tế xã có bác sĩ.

- Đến 2020 toàn bộ các trạm y tế xã có bác sĩ, chuẩn hoá các cán bộ trạm đạt trình độ từ trung học trở lên, đủ điều kiện để giải quyết được một số bệnh chuyên khoa thông thường với kỹ thuật cơ bản, thường quy như: mắt, tai, mũi, họng, răng và sức khoẻ sinh sản, sức khỏe trẻ em...

2. Nội dung quy hoạch

2.1 Tổ chức mạng lưới y tế cơ sở và phát triển nhân lực y tế (số liệu chi tiết tại phụ lục số 05)

Tính đến 31/12/2006 toàn tỉnh có 201 trạm y tế xã. Năm 2007 có thêm 02 trạm y tế xã mới thành lập: Tân Xuân và Chiềng Xuân thuộc huyện Mộc Châu.

- Đảm bảo đủ nhân lực y tế cho trạm y tế xã theo quy định và hàng năm được đào tạo, cập nhật kiến thức mới phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các xã có dân số trên 10.000 dân được tăng thêm biên chế hoặc tuyển hợp đồng.

- Năm 2010 phấn đấu 60% trạm y tế xã có bác sỹ.

- Duy trì 100% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

- Y tế thôn bản:

Nhân viên y tế bản hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định; được đào tạo và trang bị phương tiện chuyên môn theo quy định.

Phát triển đội ngũ tình nguyện viên y tế của các bản và huy động nhân viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương để tham gia vào công tác nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng.

Đến năm 2010 phấn đấu 100% bản có y tế bản hoạt động; 100% nhân viên y tế bản được đào tạo, trang bị phương tiện chuyên môn theo quy định.

Đến năm 2015, 70% nhân viên y tế bản có trình độ trung học y tế trở lên.

Đến năm 2020, 100% nhân viên y tế bản có trình độ trung học y tế trở lên và được hưởng trợ cấp ngày càng tốt hơn từ ngân sách nhà nước và đóng góp của cộng đồng theo quy định.

2.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế

2.2.1 Về XDCB: (Số liệu chi tiết tại phụ lục số 04)

- Giai đoạn 2007 - 2010: Lựa chọn những trạm y tế có một trong những tiêu chí sau được xem xét đưa vào danh mục đầu tư:

+ Những xã chưa có trạm y tế (bao gồm 05 trạm y tế thị trấn: Thuận Châu, Yên Châu, Mộc Châu, Bắc Yên, Sông Mã; 02 xã mới thành lập; 14 xã di rời của dự án thuỷ điện Sơn La...).

+ Những trạm y tế là nhà tạm.

+ Những trạm y tế là nhà cấp IV kiên cố nhưng đã qua sử dụng nhiều năm, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.

- Giai đoạn 2011 - 2015: tất cả những trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia đều được xem xét đưa vào danh mục đầu tư xây dựng.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục đầu tư xây dựng các trạm còn lại và nối tiếp giai đoạn trước; duy tu, sửa chữa các trạm đã hoàn thiện.

2.2.2 Về trang thiết bị y tế: từng bước đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại phù hợp cho trạm y tế, đến năm 2010 có 20% trạm y tế được trang bị máy siêu âm, đến 2015 là 50% và 100% vào năm 2020.

- Giai đoạn 2007 - 2010: đầu tư trang thiết bị y tế theo danh mục quy định, ưu tiên các trạm y tế xã có bác sĩ.

- Giai đoạn 2011 - 2015: tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các trạm y tế xã còn lại.

- Giai đoạn 2016 - 2020: tiếp tục đầu tư các trạm chưa được đầu tư ở giai đoạn trước, duy tu, nâng cấp, hiện đại hoá các trang thiết bị.

2.2.3 Tài chính cho y tế xã, phường, thị trấn

- Nguồn vốn: Nguồn vốn được huy động từ các nguồn:

+ Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương.

+ Ngân sách từ chương trình 135 (kéo dài) và các chương trình, dự án khác có đầu tư cho y tế xã.

+ Ngân sách địa phương và các nguồn ngân sách hợp lệ khác.

- Nội dung đầu tư:

+ Đầu tư xây dựng cơ sở trạm y tế.

+ Đầu tư trang thiết bị trạm y tế. Danh mục trang thiết bị đầu tư bổ sung được xác lập trên cơ sở trình độ sử dụng của cán bộ y tế xã.

+ Đầu tư cho đào tạo cán bộ y tế xã và cán bộ y tế bản.

E. TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH Y KHOA VÀ TRUNG TÂM Y PHÁP

Từ nay đến năm 2010 được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

G. TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ SƠN LA

Phấn đấu đến năm 2010 xây dựng và hoàn chỉnh đề án nâng cấp Trường trung học y tế Sơn La thành trường Cao đẳng y tế Sơn La, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên; chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giáo viên tại trường nhằm đáp ứng đào tạo đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ y, dược, điều dưỡng và nữ hộ sinh.

Từ năm 2011 - 2015 - 2020 duy trì đào tạo chuyên sâu, phối hợp với trường Đại học Tây Bắc đào tạo cán bộ đại học và trên đại học chuyên ngành y, dược đáp ứng nhu cầu cán bộ tại các tuyến trên địa bàn tỉnh, các tỉnh trong khu vực và nước bạn Lào.

H. XÃ HỘI HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ

- Xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư thu hút loại hình kinh tế tư nhân xây dựng các cơ sở khám, chữa bệnh có đăng ký giường bệnh.

- Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện bảo hiểm y tế nhằm thu hút người dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Liên kết với các trường đại học mở các loại hình đào tạo đại học và trên đại học theo hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giai đoạn 2007 - 2010

- Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng và kiện toàn bộ máy các Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Tiếp tục nâng cấp các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh.

- Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng và cung cấp trang thiết bị cho trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm đạt chuẩn GLP.

- Nâng cấp Trường trung học y tế Sơn La thành trường Cao đẳng y tế.

- Tập trung đầu tư dứt điểm Dự án nâng cấp các bệnh viện huyện: Mường La, Sông Mã, Thuận Châu, Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Phù Yên.

- Hoàn chỉnh các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư và xúc tiến đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Sơn La 500 giường tại xã Chiềng Sinh - thị xã Sơn La.

- Xây dựng đề án nâng cao năng lực công tác chống nhiễm khuẩn trong các bệnh viện.

- Hoàn thiện nối mạng các đơn vị trong ngành và mạng Internet.

- Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng các bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực, Bệnh viện phong - da liễu.

- Tiếp tục đầu tư các công trình y tế chưa hoàn thành trong giai đoạn 2006 - 2007, đầu tư các công trình khác được quy định trong Quy hoạch đến năm 2010.

- Đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã, cung cấp trang thiết bị đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế, tăng cường đào tạo cán bộ của các trạm y tế xã và đảm bảo các điều kiện để 70% các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010.

- Thành lập và xây mới 02 trạm y tế tại 02 xã mới được chia tách: Tân Xuân và Chiềng Xuân của huyện Mộc Châu.

- Xây mới, cung cấp trang thiết bị và bố trí đủ cán bộ y tế cho các trạm y tế xã tại các xã di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La (có phụ lục kèm theo).

2. Giai đoạn 2011 - 2015

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện.

- Đầu tư nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện đa khoa huyện, tiếp tục hoàn thiện đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa Sơn La 500 giường nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã, cung cấp trang thiết bị đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế, tăng cường đào tạo cán bộ của các trạm y tế xã và đảm bảo các điều kiện để 98% các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015.

3. Giai đoạn 2016 - 2020

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng các tuyến.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện các bệnh viên chuyên khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện vùng nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Củng cố và duy trì kết quả đạt chuẩn quốc gia về y tế xã trên địa bàn toàn tỉnh, đến năm 2020 phấn đấu 100% xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế.

V. CÁC GIẢI PHÁP

1. Các giải pháp tài chính - đầu tư

- Nguồn ngân sách theo Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 - 2008.

- Cân đối tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước về y tế cho y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, dược và y tế cơ sở phù hợp phát triển của từng nội dung theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách của Nhà nước về khám, chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội.

- Từng bước chuyển đổi việc nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của các cơ sở khám, chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng sử dụng dịch vụ y tế thông qua các hình thức bảo hiểm y tế.

- Tăng cường hợp tác trong nước và nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế.

- Thực hiện xã hội hoá lĩnh vực y tế theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ.

- Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở khám, chữa bệnh theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở.

- Quản lý, sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho y tế đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

- Khái toán tổng mức đầu tư: Giai đoạn đến 2010: 1.082,914 tỷ đồng.

Giai đoạn 2011 - 2015: 720.300 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016 - 2020: 821.850 tỷ đồng.

(có số liệu chi tiết tại phụ lục 11)

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý. Trước hết sắp xếp lại bộ máy và đội ngũ cán bộ, điều chỉnh và bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên môn hợp lý giữa nơi thừa và nơi thiếu trong nội bộ ngành. Bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản: có 5 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010; 6 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020 (toàn quốc 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010 và trên 8 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020); 1 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2010 và 2 - 2,5 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2020, trong đó tuyến huyện có ít nhất từ 1 - 3 dược sĩ đại học, 100% trạm y tế xã có cán bộ quản lý dược có trình độ từ dược tá trở lên. Bảo đảm cơ cấu cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh là 3,5 điều dưỡng/1 bác sĩ. Phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao, cán bộ y tế trên đại học để cung cấp cho các cơ sở y tế.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức, phấn đấu đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học chính quy, chuyên tu bằng hình thức liên kết mỗi năm 20 - 30 bác sĩ, 5 - 10 dược sĩ đại học, 20 - 30 dược tá nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng cán bộ cho các cơ sở y tế. Chú trọng đào tạo bác sĩ, dược sĩ theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ cho con em của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo lý luận, quản lý nhà nước, quản lý bệnh viện cho cán bộ lãnh đạo các đơn vị.

- Đẩy mạnh đào tạo cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu và kỹ thuật cao bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng mở rộng hình thức đạo tạo liên kết tại chỗ cán bộ đại học, sau đại học cho các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế tuyến tỉnh và huyện.

- Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ quản lý tại các đơn vị và thực hiện chính sách tăng cường cán bộ chuyên môn cho tuyến huyện, đặc biệt đối với cơ sở điều trị.

- Nâng cấp trường Trung học y tế Sơn La thành trường Cao đẳng y tế.

3. Giải pháp về đất và môi trường

- Ưu tiên dành quỹ đất cho xây dựng và phát triển cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng. Đặc biệt quan tâm các địa bàn thuộc diện di dân, tái định cư xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La.

- Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đối với các cơ sở y tế ngoài công lập theo quy định. Công khai, đơn giản hoá thủ tục giao đất, cho thuê đất.

- Diện tích đất để xây dựng:

+ Đối với bệnh viện cần được đảm bảo:

Tuyến 2 (tỉnh): 80 m2/giường bệnh.

Tuyến 1 (huyện): 110 m2/giường bệnh.

(trong đó ít nhất 25% diện tích đất dành cho cây xanh)

+ Đối với đơn vị y tế dự phòng tuyến huyện: Diện tích tối thiểu 1.000 m2.

+ Đối với trạm y tế xã: trung bình từ 500 m2 trở lên với khu vực nông thôn và từ 150 m2 trở lên với khu vực thành thị.

- Các dự án đầu tư xây mới, nâng cấp các cơ sở y tế phải trú trọng đánh giá và có giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của công trình đối với môi trường. Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế theo đúng tiêu chuẩn quy định. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa sự lây lan của các tác nhân gây bệnh ra môi trường xung quanh trong các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở y tế dự phòng, kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm.

4. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế

- Đẩy mạnh tiến độ nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và tác nghiệp toàn ngành.

- Từng bước trang bị hiện đại hoá kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hoá sinh, lý sinh, miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử. Áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong xác định một số tác nhân gây dịch thường gặp, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và trong điều trị một số bệnh tim mạch, chỉnh hình, phục hồi chức năng.

- Củng cố hệ thống báo cáo thống kê y tế, thông tin quản lý và cung cấp các thông tin kịp thời với độ tin cậy cao cho công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp ở các cấp.

5. Bảo đảm cung ứng thuốc đầy đủ, có chất lượng cho nhân dân

- Tăng cường nguồn lực cho Phòng quản lý dược - Sở Y tế, đặc biệt về nhân lực bao gồm cả số lượng và chất lượng. Tiến tới thành lập Phòng quản lý thuốc - thực phẩm và mỹ phẩm theo đúng Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 - 2015”.

- Xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách quản lý dược ở các tuyến.

- Tiếp tục thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, có kế hoạch thực hiện từng giai đoạn cụ thể và có sơ kết đánh giá từng giai đoạn.

- Triển khai việc phổ biến và chỉ đạo, giám sát thực hiện các văn bản pháp quy và quy chế chuyên môn trong lĩnh vực dược một cách có hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra dược trong mạng lưới cung ứng thuốc, đặc biệt chú trọng vấn đề chất lượng thuốc.

- Chỉ đạo việc áp dụng đồng bộ các tiêu chuẩn thực hành tốt (GP) trong sản xuất (GMP), bảo quản (GSP), kiểm nghiệm (GLP) và phân phối thuốc (GDP), nhà thuốc (GPP). Bước đầu tiến hành thí điểm sau đó rút kinh nghiệm để triển khai trên phạm vi rộng hơn.

- Đối với công tác dược bệnh viện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị, chú trọng công tác kiểm tra và bình bệnh án, đơn thuốc nội/ngoại trú, công tác dược lâm sàng, theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR); thực hiện sử dụng thuốc hợp lý an toàn hiệu quả. Tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc cung ứng thuốc nội trú, triển khai đấu thầu mua thuốc theo qui định.

- Củng cố dược tuyến xã, mạng lưới kinh doanh thuốc bao gồm: nhà thuốc, đại lý bán lẻ thuốc, quầy thuốc của công ty dược phẩm nhà nước.

- Xây dựng danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc cấp cứu phù hợp cho các trạm y tế. Đặc biệt chú ý quản lý nguồn mua thuốc của các đại lý và việc quản lý bảo quản, sử dụng thuốc của các chương trình y tế.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hiệu quả cho người dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chú trọng công tác tư vấn và thông tin dược lâm sàng trong bệnh viện.

- Thực hiện cải cách hành chính liên quan đến các thủ tục về dược như cấp giấy phép hành nghề, cấp phép thông tin, quảng cáo thuốc và mỹ phẩm… Phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết việc hành nghề kinh doanh dược không phép trên địa bàn.

6. Giải pháp về trang thiết bị

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư dành cho chương trình nâng cấp trang thiết bị y tế hàng năm.

- Quản lý và khai thác hiệu quả các trang thiết bị do các dự án hỗ trợ y tế quốc gia và dự án phòng chống sốt rét Việt Nam EC trang bị.

- Nâng cao năng lực sử dụng, vận hành thiết bị tại các cơ sở y tế, củng cố bộ phận thực hiện công tác duy tu, bảo trì, bảo dưỡng và bảo quản thiết bị trong các cơ sở y tế.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức ngân hàng quốc tế và Chính phủ các nước đã và đang có chính sách hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam tại Sơn La.

- Hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, sử dụng, giám sát và kiểm tra chặt chẽ nhằm phát huy tối đa hiệu quả các nguồn viện trợ nước ngoài. Xây dựng một số đề án đầu tư trọng điểm để kêu gọi đầu tư như các đề án nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và cho từng lĩnh vực trong từng giai đoạn phát triển.

- Huy động các nguồn viện trợ không hoàn lại hỗ trợ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em, người tàn tật.

- Mở rộng hợp tác song phương và đa phương trong việc phát triển, ứng dụng kỹ thuật y - dược học tiên tiến. Tăng cường đào tạo cán bộ y tế tại các nước phát triển nhằm sớm tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả cao các thành quả tiến bộ khoa học y học trên thế giới.

- Khuyến khích tiếp nhận viện trợ không hoàn lại cho nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ.

- Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư phát triển dịch vụ khám, chữa bệnh.

8. Các giải pháp về quản lý

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về y tế phù hợp với tình hình phát triền kinh tế - xã hội của địa phương.

- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về y tế từ tỉnh đến các huyện, thị xã và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, thanh tra y tế.

- Nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ y tế. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở các cơ sở y tế, xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua, đặc biệt là việc xây dựng các đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành.

Phần IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong những năm đầu thế kỷ 21, ngành Y tế Sơn La đã có nhiều thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều chỉ tiêu sức khoẻ của Sơn La đã đạt được sớm hơn và ở mức độ cao hơn so với một số tỉnh trong khu vực. Tuy nhiên còn có một số hạn chế và tồn tại trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn mới.

Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020 là bước đi đầu tiên và quan trọng để thực hiện các mục tiêu chăm sóc sức khoẻ nhân dân Sơn La trong giai đoạn này. Quy hoạch là tổng thể, do đó có tính chất hướng dẫn, vạch ra các hoạt động lớn và những đầu tư cần thiết cho từng giai đoạn (2007 - 2010; 2011 - 2015 và 2016 - 2020). Những số liệu trong quy hoạch có thể điều chỉnh trên cơ sở phát triển thực tế của ngành y tế nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch ngành y tế sẽ lập các đề án, kế hoạch ngắn hạn (hàng năm) cho từng lĩnh vực.

2. Kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Y tế

- Xây dựng cơ chế phối hợp và phân cấp quản lý giữa các cơ sở y tế trung ương của Bộ Y tế và các bộ, ngành trên các lĩnh vực đầu tư, đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật cao vào công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Sơn La.

- Ưu tiên các chương trình, dự án đầu tư, phát triển y tế cho các tỉnh miền núi.

- Đề nghị có chính sách tiền lương và chế độ ưu đãi với cán bộ ngành y tế vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn./.

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

PHỤ LỤC SỐ 01: HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG

1. Nhà làm việc tuyến tỉnh

STT

Đơn vị

Diện tích sử dụng chính (m2)

Số phòng làm việc

Diện tích phụ (m2)

Hiện trạng

Nhu cầu

Hiện trạng

Nhu cầu

Hiện trạng

Nhu cầu

1

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh

590,22

22

891,7

2

Trung tâm phòng, chống sốt rét

331,92

15

689,9

3

Trung tâm Nội tiết

352

16

130

4

Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản

432,9

12

353,5

5

Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội

266,6

11

192

6

Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS

140 (mượn)

7

0

7

Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ

96

5

60

8

Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm

168

10

132

Cộng

2.377,64

98

2.449,1

2. Nguồn nhân lực y tế dự phòng tuyến tỉnh

TT

Đơn vị

Trên ĐH

B. sĩ

Y sĩ

DSĐH

DSTH

YTTH

YTSH

NHSTH

NHSSH

KTVXN

Khác

Tổng

1

TTYTDP

4

9

11

1

0

1

0

0

0

1

7

34

2

TTPC SR

2

3

12

0

1

1

0

0

0

4

5

28

3

TTCSSKSS

5

4

9

1

1

0

0

1

0

2

8

31

4

TT nội tiết

2

1

10

1

0

0

0

0

0

0

3

17

5

TTPC bệnh xã hội

2

3

5

0

1

1

0

0

0

0

3

15

6

TTPC HIV/AIDS

1

2

1

1

0

0

0

0

0

1

3

9

7

TTTTGDSK

0

2

1

0

1

0

0

0

0

0

6

10

8

KN Thuốc-MP-TP

0

0

0

7

5

0

0

0

0

0

3

15

Cộng

16

24

49

11

9

3

0

1

0

8

38

159

3. Nhà làm việc tuyến huyện

STT

Đơn vị

Diện tích đất (m2)

Diện tích nhà (m2)

Hiện trạng

Nhu cầu

Hiện trạng

Nhu cầu

1

Mộc Châu

800

200

2

Yên Châu

182,6

182,6

3

Mai Sơn

3.136

336

4

Thị xã

240

180

5

Thuận Châu

180

180

6

Quỳnh Nhai

1.500

336

7

Phù Yên

1.250

952

8

Bắc Yên

880

265

9

Mường La

0

0

10

Sông Mã

0

0

11

Sốp Cộp

200

100

Cộng

8.369

2.732

4. Nguồn nhân lực tuyến huyện

TT

Địa phương

Trên ĐH

B.sĩ

Y sĩ

DSĐH

DSTH

YTTH

YTSH

NHSTH

NHSSH

KTVXN

Khác

Tổng

1

Mộc Châu

1

2

9

0

0

7

2

1

0

2

0

24

2

Yên Châu

0

0

10

0

0

1

2

3

0

0

0

16

3

Mai Sơn

1

3

10

0

0

4

2

2

0

0

0

22

4

Thị xã

3

2

10

1

1

4

0

2

0

1

2

26

5

Thuận Châu

1

3

10

0

0

3

2

5

0

1

0

25

6

Quỳnh Nhai

0

0

10

0

0

1

0

2

3

1

0

17

7

Mường La

0

1

9

0

0

3

0

3

0

0

0

16

8

Phù Yên

1

4

17

1

1

2

3

1

1

1

9

41

9

Bắc Yên

0

2

2

0

0

6

1

1

2

1

0

15

10

Sông Mã

0

1

7

0

0

2

0

4

0

0

0

14

11

Sốp Cộp

0

1

4

0

1

2

0

4

0

0

0

12

Cộng

7

19

98

2

3

35

12

28

6

7

11

228


PHỤ LỤC SỐ 02:

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU THIẾT BỊ THIẾT YẾU TẠI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ DỰ PHÒNG TUYẾN HUYỆN
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

TT

Trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

M. Châu

Y. Châu

Mai Sơn

Thị xã

T. Châu

Phù Yên

Bắc Yên

M. La

Q. Nhai

S. Mã

Sốp Cộp

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

Đã có

Cần bổ sung

A

Trang thiết bị văn phòng

1

Cassette

Cái

3

31

0

5

0

1

0

1

0

1

0

1

1

1

0

1

1

16

1

1

0

2

0

1

2

Đầu chiếu VCD

Cái

1

34

0

5

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

1

1

0

16

0

1

0

2

0

4

3

Amply

Bộ

3

20

0

5

0

1

0

1

0

1

0

1

1

1

1

1

0

1

0

1

1

2

0

5

4

Loa hội trường, Micro

Bộ

0

19

0

4

0

1

0

1

0

1

0

1

0

0

0

2

0

1

0

2

0

1

0

5

5

Loa tay

Cái

6

51

0

5

0

2

0

1

0

1

2

2

0

5

0

2

1

16

0

2

3

5

0

10

6

Ti vi

Cái

6

38

1

2

0

2

0

1

0

1

0

2

1

1

1

2

1

16

1

1

1

5

0

5

7

Bảng viết

Cái

0

16

0

2

0

2

0

1

0

1

0

1

0

0

0

3

0

2

0

2

0

2

0

0

8

Màn chiếu

Cái

2

11

1

0

0

1

0

1

0

1

0

1

0

0

1

1

0

2

0

2

0

1

0

1

9

Overhead

Cái

1

19

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

1

6

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

10

Máy photocopy

Cái

6

13

1

1

1

1

0

1

1

1

1

1

1

1

1

1

0

2

0

1

0

2

0

1

11

Máy vi tính, máy in

Bộ

15

50

2

5

1

6

1

5

3

3

1

2

4

6

1

2

1

6

0

2

0

10

1

3

12

Máy fax

Cái

3

12

1

1

1

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

1

1

0

1

0

2

0

1

13

Bàn để máy vi tính

Cái

9

52

2

5

0

7

0

5

3

3

2

2

0

6

0

3

1

6

1

2

0

10

0

3

14

UPS

Cái

1

48

0

10

0

0

0

5

0

3

0

2

0

6

0

2

1

6

0

2

0

10

0

2

15

Ổn áp lioa

Cái

15

63

2

8

0

7

1

5

0

6

4

2

0

6

1

1

0

8

5

5

0

10

2

5

16

Đồng hồ treo tường

Cái

10

81

3

7

0

9

1

10

1

8

0

4

4

7

0

8

1

9

0

5

0

9

0

5

17

Quạt trần

Cái

16

62

7

3

0

4

1

10

8

8

0

10

0

0

0

8

0

0

0

5

0

9

0

5

18

Quạt treo tường

Cái

8

112

0

10

0

9

0

7

4

8

0

10

0

14

2

8

2

30

0

5

0

6

0

5

19

Điều hoà nhiệt độ

Cái

0

63

0

5

0

2

0

3

0

6

0

5

0

6

0

3

0

20

0

5

0

3

0

5

20

Máy giặt

Cái

0

17

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

2

0

2

0

1

0

2

0

2

21

Máy bơm nước

Cái

0

13

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

2

22

Máy phát điện

Cái

1

14

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

1

1

0

1

0

2

0

2

23

Máy hút ẩm

Cái

0

27

0

2

0

1

0

2

0

3

0

4

0

3

0

1

0

5

0

2

0

2

0

2

24

Phích nước

Cái

26

98

2

8

2

9

0

10

6

3

7

10

0

12

1

7

3

20

3

5

2

12

0

2

25

Quạt thông gió

Cái

2

93

2

10

0

7

0

10

0

16

0

10

0

12

0

3

0

5

0

5

0

10

0

5

26

Đèn pin Inox

Cái

0

156

0

25

0

10

0

20

0

6

0

15

0

10

0

15

0

20

0

10

0

15

0

10

27

Bàn ghế đệm

Bộ

6

43

1

3

0

7

1

5

1

6

1

2

1

4

1

2

0

10

0

2

0

0

0

2

28

Bàn hội trường

Cái

21

125

3

15

0

10

0

20

6

10

0

10

12

4

0

6

0

20

0

10

0

10

0

10

29

Bàn làm việc

Cái

33

110

2

10

0

9

0

15

14

16

7

6

5

10

0

4

3

15

2

5

0

15

0

5

30

Băng ghế dài

Cái

4

103

2

15

0

5

0

20

1

9

0

5

0

5

1

4

0

10

0

10

0

10

0

10

31

Bục

Cái

1

10

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

1

0

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

32

Ghế hội trường

Cái

92

472

20

30

0

50

0

40

20

20

0

50

30

16

0

16

12

90

0

50

0

60

10

50

33

Ghế làm việc

Cái

57

253

4

25

0

25

15

35

20

20

0

20

5

20

8

8

0

40

0

20

0

30

5

10

34

Ghế xoay

Cái

17

97

4

10

0

2

2

10

3

10

0

10

5

10

1

4

1

10

0

8

0

18

1

5

35

Tủ hồ sơ

Cái

26

116

5

10

0

9

2

15

6

8

0

10

10

10

1

4

0

20

0

10

0

15

2

5

36

Két sắt

Cái

4

11

1

1

0

1

0

1

1

1

0

1

1

0

0

1

0

1

1

1

0

2

0

1

37

Điện thoại

Cái

19

47

3

4

1

6

1

5

4

3

2

2

3

6

1

3

2

7

1

2

1

4

0

5

38

Ô tô chuyên dụng

Chiếc

4

11

0

1

0

1

1

1

0

1

0

1

1

1

0

1

1

1

1

1

0

1

0

1

39

Xe máy, ca nô

Chiếc

33

95

4

6

4

7

3

10

2

4

3

7

4

5

3

5

3

15

4

6

3

15

0

15

B

Trang thiết bị chuyên môn

40

Hòm lạnh

Cái

56

119

4

16

4

15

10

10

2

2

15

0

3

10

5

4

0

20

7

6

3

16

3

20

41

Nhiệt kế

Cái

33

483

2

20

0

100

10

80

3

50

0

35

0

100

4

0

11

30

0

16

3

29

0

20

42

Phích vaccin

Cái

270

388

0

27

47

50

50

40

0

24

59

60

54

54

1

13

2

30

14

20

33

50

10

20

43

Tích lạnh

Cái

427

1612

30

100

0

200

240

200

0

100

100

300

1

2

20

40

0

0

0

70

36

300

0

300

44

Tủ đá

Cái

16

22

1

3

1

2

1

2

1

1

3

2

3

1

2

2

1

2

2

1

0

2

1

4

45

Tủ lạnh

Cái

41

31

2

5

1

2

1

2

1

3

2

2

25

4

2

2

2

2

2

1

2

4

1

4

46

Bảo hộ PCD

Bộ

20

472

0

0

0

50

0

30

0

100

0

1

20

100

0

6

0

40

0

15

0

30

0

100

47

Bộ khám ngũ quan

Bộ

1

23

0

5

0

1

0

1

1

2

0

1

0

2

0

1

0

2

0

2

0

3

0

3

48

Búa phản xạ

Cái

5

53

0

5

0

5

0

2

5

20

0

1

0

5

0

2

0

3

0

5

0

3

0

2

49

Cân sức khoẻ

Cái

16

49

0

5

0

10

1

5

0

4

0

1

0

2

0

3

1

4

13

5

1

5

0

5

50

Máy đo HA, ống nghe

Bộ

14

178

2

20

0

20

1

25

4

10

0

4

5

10

0

4

0

20

1

5

1

30

0

30

51

Máy chụp X - quang

Cái

0

9

0

1

0

0

0

0

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

52

Thước đo trẻ SS

Cái

1

85

0

2

0

2

0

30

0

2

0

1

0

2

0

2

0

4

0

15

1

20

0

5

53

Phế dung kế

Cái

0

24

0

2

0

5

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

0

2

0

5

54

Máy đo ánh sáng

Cái

0

13

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

55

Máy đo độ ồn

Cái

0

14

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

56

Máy đo độ ẩm

Cái

0

14

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

57

Máy đo độ rung

Cái

0

14

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

58

Máy đo bụi cá nhân

Cái

0

34

0

10

0

1

0

1

0

10

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

0

1

59

Máy đo bụi cá nhân, máy đo chỉ số khúc xạ, đường kế

Cái

0

15

0

2

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

60

Máy đo bức xạ nhiệt

Cái

0

13

0

1

0

1

0

1

0

0

1

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

61

Máy xác định hơi khí độc

Cái

0

14

0

1

0

1

0

1

0

0

2

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

62

Máy đo lực bóp tay lực kế

Cái

0

36

0

5

0

0

0

5

0

10

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

0

5

63

Máy đo tốc độ gió

Cái

0

12

0

1

0

0

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

64

Sắc ký giấy PC

Cái

0

14

0

1

0

0

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

4

0

1

0

1

0

2

65

Máy tạo ôzôn

Cái

0

20

0

2

0

2

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

0

2

66

Máy phun

Cái

8

48

1

5

2

10

0

4

0

5

0

1

1

1

0

1

2

10

0

2

2

5

0

4

67

Bình bơm tay

Cái

61

131

1

10

1

10

10

30

0

2

28

20

0

5

4

6

8

15

3

10

6

13

0

10

68

Bàn khám làm thủ thuật phụ khoa

Cái

11

27

1

5

2

2

2

5

1

1

0

2

1

1

1

1

1

3

1

1

1

3

0

3

69

Bình ô xy

Cái

0

26

0

5

0

1

0

2

0

2

0

1

0

2

0

2

0

3

0

2

0

2

0

4

70

Máy điện tim

Cái

0

12

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

71

Máy hút đờm

Cái

0

25

0

5

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

0

3

0

2

0

5

0

2

72

Bộ đặt dụng cụ tử cung

Bộ

27

80

5

10

5

10

2

20

0

5

0

4

1

2

3

2

8

10

1

1

2

6

0

10

73

Bộ bơm hút thai chân không

Bộ

13

88

1

5

2

10

3

20

0

1

0

2

2

5

0

2

1

5

1

1

2

17

1

20

74

Bộ khám phụ khoa

Bộ

35

143

10

20

10

50

2

20

0

10

0

4

2

5

5

3

2

4

1

1

2

6

1

20

75

Maks, Balon oxy

Bộ

0

55

0

5

0

20

0

5

0

5

0

1

0

2

0

1

0

3

0

1

0

10

0

2

76

Bộ khám thai

Bộ

7

66

0

10

0

5

1

10

0

10

0

4

1

2

1

2

0

6

1

1

2

6

1

10

77

Bộ tháo dụng cụ tử cung

Bộ

12

68

1

5

1

10

1

10

0

10

0

4

2

5

2

3

2

4

1

1

2

6

0

10

78

Tủ sấy dụng cụ

Cái

5

28

0

5

0

1

0

2

1

2

0

2

0

1

1

1

1

2

1

1

1

3

0

8

79

Nồi hấp ướt

Cái

1

27

0

5

0

2

0

5

0

2

0

3

1

1

0

1

0

2

0

1

0

3

0

2

80

Bục bước chân

Cái

3

38

0

5

1

4

0

5

0

2

0

5

0

2

0

1

0

5

1

2

1

3

0

4

81

Đèn gù

Cái

3

56

0

5

0

2

0

5

1

2

0

5

0

4

1

8

0

6

1

2

0

5

0

12

82

Gường cấp cứu

Chiếc

0

33

0

2

0

1

0

2

0

5

0

5

0

1

0

4

0

5

0

2

0

2

0

4

83

Gường bệnh

Chiếc

9

99

0

10

0

10

2

10

0

10

0

5

2

4

5

5

0

15

0

5

0

15

0

10

84

Tủ đầu gường

Cái

0

106

0

10

0

10

0

10

0

15

0

5

0

6

0

0

0

20

0

5

0

15

0

10

85

Rửa tay đạp chân

Cái

0

42

0

5

0

1

0

10

0

3

0

4

0

2

0

0

0

3

0

1

0

3

0

10

86

Máy nghe tim thai

Cái

0

26

0

10

0

1

0

2

0

1

0

3

0

2

0

1

0

1

0

1

0

2

0

2

87

Máy siêu âm xách tay 2 đầu dò và máy in

Cái

0

17

0

2

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

2

88

Máy đốt cổ tử cung

Cái

0

16

0

2

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

2

89

Máy soi cổ tử cung

Cái

0

17

0

2

0

1

0

2

0

1

0

1

0

2

0

1

0

2

0

1

0

2

0

2

90

ống nghe tim thai

Cái

10

65

0

10

1

5

0

5

0

10

2

3

2

2

1

1

1

5

1

2

2

10

0

12

91

xe đẩy dụng cụ Inox

Cái

2

43

0

5

0

2

0

5

0

3

0

2

0

2

0

1

1

4

1

2

0

5

0

12

92

xe đẩy bệnh nhân I nox

Cái

0

18

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

5

0

1

0

2

0

2

93

Cáng bệnh nhân

Cái

2

44

0

20

0

2

0

2

2

2

0

3

0

2

0

2

0

5

0

2

0

2

0

2

94

Bóp bóng (người lớn, trẻ em)

Cái

0

59

0

10

0

10

0

4

0

4

0

4

0

4

0

2

0

10

0

2

0

5

0

4

95

Bơm tiêm điện, dịch truyền

Cái

0

31

0

1

0

0

0

10

0

2

0

2

0

2

0

1

0

5

0

1

0

5

0

2

96

Ống cắm Pince

Cái

0

57

0

20

0

2

0

10

0

2

0

2

0

4

0

1

0

5

0

1

0

5

0

5

97

Hộp I nox tròn, chữ nhật

Cái

18

159

0

20

2

4

2

10

10

30

0

10

2

4

0

4

0

20

2

5

0

40

0

12

98

Kéo, kẹp các loại

Bộ

38

209

20

30

0

5

5

30

10

30

0

10

1

2

0

5

1

5

1

2

0

40

0

50

99

Khay đựng dụng cụ các loại

Bộ

19

214

0

20

0

5

2

30

10

30

0

10

2

4

0

5

0

15

5

5

0

40

0

50

100

Tủ đụng thuốc thường

Cái

8

80

0

30

0

5

0

5

2

4

1

5

1

2

1

4

1

5

0

3

1

5

1

12

101

Tủ đựng thuốc độc

Cái

1

59

0

30

0

1

1

2

0

2

0

2

0

2

0

2

0

3

0

1

0

2

0

12

C

Trang thiết bị xét nghiệm

0

0

102

Tủ ấm 37oC

Cái

0

14

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

2

103

Tủ bảo quản dụng cụ I nox

Cái

0

17

0

1

0

1

0

1

0

2

0

5

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

104

Tủ xấy

Cái

2

15

0

1

0

1

0

1

1

2

0

1

0

1

0

1

1

2

0

1

0

2

0

2

105

Tủ hốt hơi và khí độc

Cái

0

12

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

2

0

0

0

1

0

1

106

Quạt hút đèn cực tím

Cái

0

19

0

2

0

1

0

1

0

3

0

2

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

4

107

Que cấy

Cái

1

101

0

5

0

10

0

30

1

10

0

10

0

5

0

1

0

10

0

5

0

5

0

10

108

Bộ Pipét các loại

Bộ

1

92

0

20

0

3

0

10

1

5

0

5

0

5

0

1

0

3

0

5

0

5

0

30

109

Đèn tử ngoại tiệt trùng các loại

Cái

0

21

0

2

0

2

0

1

0

3

0

2

0

2

0

1

0

3

0

1

0

2

0

2

110

Đồng hồ phút có hẹn giờ

Cái

3

34

0

5

0

3

0

1

0

5

2

0

0

5

0

2

1

3

0

2

0

3

0

5

111

Cân kỹ thuật 10mg

Cái

0

16

0

1

0

1

0

1

0

2

0

3

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

1

112

Cân phân tích 0,1mg

Cái

0

15

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

1

113

Bếp điện từ

Cái

0

20

0

2

0

1

0

1

0

2

0

2

0

1

0

1

0

2

0

0

0

3

0

5

114

Kính hiển vi sinh học 2 mắt

Cái

8

27

1

3

1

5

0

2

0

1

2

3

0

1

0

2

1

2

1

1

1

2

1

5

115

Kính lúp tay

Cái

0

44

0

5

0

5

0

2

0

2

0

5

0

5

0

1

0

10

0

1

0

3

0

5

116

Lò nung 1200C

Cái

0

12

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

117

Bộ dụng cụ xét nghiệm HIV/AIDS

Bộ

1

30

0

2

0

2

0

3

0

1

0

3

1

2

0

1

0

1

0

1

0

4

0

10

118

Bộ xét nghiệm tìm VK lao

Bộ

2

19

0

2

0

2

0

3

1

1

0

3

1

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

2

119

Bộ chiết chất béo Sohxlet

Bộ

0

9

0

1

0

0

0

0

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

0

0

1

0

1

120

Máy cất nước

Cái

0

12

0

1

0

1

0

0

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

0

0

2

0

2

121

Máy hấp

Cái

0

15

0

2

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

2

122

Máy hút chân không

Cái

0

17

0

5

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

0

0

2

0

2

123

Máy huỷ bơm kim tiêm

Cái

0

30

0

2

0

1

0

1

0

1

0

2

0

2

0

1

0

2

0

1

0

5

0

12

124

Tủ lạnh bảo quản bệnh phẩm

Cái

0

20

0

2

0

1

0

2

0

2

0

3

0

1

0

1

0

2

0

1

0

3

0

2

125

Tủ lạnh thường

Cái

4

25

0

3

0

1

0

1

0

4

2

3

1

0

0

2

0

4

0

1

1

2

0

4

126

Máy lắc

Cái

0

16

0

2

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

2

127

Máy ly tâm lạnh

Cái

0

15

0

0

0

1

0

1

0

2

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

2

128

Máy ly tâm máu Hematocritto

Cái

0

18

0

2

0

1

0

1

0

2

0

3

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

2

129

Máy phân tích, máy lấy mẫu hơi khí

Cái

0

14

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

1

0

1

0

1

0

0

0

3

0

1

130

Máy phân tích nước tự động

Cái

0

15

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

1

0

1

0

1

0

0

0

3

0

2

131

Máy phân tích sinh hoá tự động

Cái

0

16

0

1

0

1

0

1

0

2

0

3

0

1

0

1

0

1

0

0

0

3

0

2

132

Máy phân tích huyết học tự động 18 thông số

Cái

0

16

0

1

0

1

0

1

0

2

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

2

133

Máy đo điện giải điện cực chọn lọc

Cái

0

11

0

1

0

1

0

0

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

0

0

1

0

2

134

Máy phân tích nước tiểu 10 thông số

Cái

0

18

0

3

0

1

0

1

0

2

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

2

135

Máy sấy hấp tiệt trùng

Cái

0

18

0

3

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

5

0

1

136

Máy soi màu Colorimeter

Cái

0

13

0

2

0

1

0

1

0

1

0

3

0

1

0

1

0

1

0

0

0

1

0

1

137

Máy xét nghiệm hoá thực phẩm

Cái

0

16

0

2

0

1

0

1

0

1

0

3

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

2

138

Nồi cách thuỷ

Cái

0

18

0

2

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

2

0

3

0

3

0

1

139

Nồi cất đạm Kjeldahl

Cái

0

8

0

1

0

1

0

0

0

1

0

1

0

1

0

1

0

0

0

0

0

1

0

1

140

Nồi cất dung môi quay

Cái

0

13

0

1

0

1

0

0

0

1

0

3

0

1

0

1

0

1

0

0

0

3

0

1

141

Máy đo PH

Cái

0

18

0

1

0

1

0

1

0

1

0

3

0

2

0

1

0

1

0

0

0

5

0

2

142

Máy đo từ trường

Cái

0

12

0

1

0

1

0

1

0

1

0

2

0

1

0

1

0

1

0

0

0

2

0

1

143

Máy đo tia phóng xạ Radiometer

Cái

0

11

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

0

0

2

0

1

144

Máy đếm hồng cầu, bạch cầu

Cái

1

30

0

2

0

2

0

1

0

1

0

3

0

2

0

1

1

2

0

1

0

3

0

12

145

Máy đếm khuẩn lạc

Cái

0

28

0

2

0

2

0

1

0

1

0

2

0

2

0

1

0

1

0

1

0

3

0

12

146

Dụng cụ thuỷ tinh ,cao su, nhựa

Cái

0

175

0

10

0

30

0

40

0

40

0

3

0

5

0

4

0

0

0

0

0

3

0

40

147

Giá đựng dụng cụ xét nghiệm

Cái

2

144

0

10

0

10

0

20

2

6

0

5

0

20

0

5

0

3

0

5

0

20

0

40

148

Giá đựng lam

Cái

13

158

0

5

0

10

0

20

2

4

0

30

5

5

1

4

5

15

0

5

0

20

0

40

149

Khay đựng bệnh phẩm

Cái

5

100

0

10

0

4

0

10

2

4

0

10

0

4

1

5

1

5

1

5

0

3

0

40

150

Bộ xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét

Bộ

4

29

0

5

0

2

0

2

1

4

0

5

1

0

1

1

1

2

0

2

0

2

0

4

151

Xuồng máy

0

1

152

Máy vi tính xách tay

0

1

0

1


PHỤ LỤC SỐ 03:

MẠNG LƯỚI DƯỢC TÍNH ĐẾN HẾT NGÀY 31/12/2006

 (Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

STT

Loại hình

Số lượng

Ghi chú

1

Doanh nghiệp nhà nước

0

2

Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá

- Hiệu thuốc trực thuộc

- Quầy bán lẻ trực thuộc

01

11

79

Công ty cổ phần Dược - vật tư y tế

3

Khoa dược bệnh viện, các trạm chuyên khoa tuyến tỉnh

09

4

Khoa dược bệnh viện tuyến huyện

12

5

Tổng số công ty cổ phần:

Trong đó:

- Công ty chỉ sản xuất

- Công ty chỉ sản xuất đông dược

- Công ty sản xuất thuốc đông được và tân dược

- CTy chỉ buôn bán thuốc

- CTy sản xuất và buôn bán thuốc

05

0

0

0

0

05

6

Tổng số công ty trách nhiệm hữu hạn:

0

7

Tổng số doanh nghiệp tư nhân:

0

8

Tổng số nhà thuốc

Trong đó:

- Nhà thuốc ngoài giờ

- Nhà thuốc trong giờ

- Nhà thuốc doanh nghiệp

- Nhà thuốc bệnh viện

53

42

07

86

03

9

Đại lý bán thuốc tư nhân

112

10

Tổng số quầy bán lẻ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn:

Trong đó:

- Quầy bán lẻ thuộc trạm y tế xã

- Số xã chưa có quầy bán lẻ

201

201

0

11

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

0

12

Chi nhánh doanh nghiệp dược thuộc Tổng công ty dược Việt Nam, tỉnh thành khác

0

Thực trạng cán bộ dược tính đến hết ngày 31/12/2006

Khu vực

Dược sĩ sau đại học

Dược sĩ đại học

Dược sĩ trung học

DT

Ghi chú

Lãnh đạo Sở

01

Phòng quản lý Dược

02

Thanh tra Dược

02

Trung tâm Kiểm nghiệm DP-MP

07

04

01

Khoa Dược BV và Trạm CK tỉnh

06

02

52

03

Trung tâm y tế huyện

05

06

41

04

Trạm Y tế xã

- Cán bộ hưởng lương ngân sách

- Cán bộ không hưởng lương ngân sách

03

06

24

Các đơn vị khác

04

06

Trường THYT: 03; BHXH tỉnh: 01; Sở KHCNMT: 01; Ban công tác sông đà: 01; Văn phòng UBND huyện Phù Yên: 01; Hội chữ thập đỏ: 01; Đảng Uỷ khối doanh nghiệp 01; Văn phòng Sở Y tế 01.

Doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá

06

06

76

Công ty cổ phần

04

04

01

Nhà thuốc tư nhân

08

Đại lý tư nhân

56

16

Cộng

30

34

232

54


PHỤ LỤC 4

THỰC TRẠNG VÀ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC TRẠM Y TẾ XÃ
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

Tên xã/huyện

Hiện trạng

Quy hoạch

Đến năm 2010

Đến năm 2020

Nhà kiên cố (m2)

Nhà cấp IV (m2)

Thực trạng

Sửa chữa (m2)

Xây mới (m2)

Cấp CT

Kinh phí (triệu VND)

Sửa chữa (m2)

Xây mới (m2)

Cấp CT

Kinh phí (triệu VND)

I- HUYỆN MAI SƠN

1- CHIỀNG NƠI

0

54

54

90

180

2- CHIỀNG BAN

75

90

180

75

3- CHIỀNG DONG

75

90

180

75

4- CHIỀNG KHEO

75

90

180

75

5- CHIỀNG MAI

75

90

180

75

6- CHIỀNG MUNG

75

Xã đạt chuẩn 2006

90

180

75

7- MƯỜNG BẰNG

75

90

180

75

8- MƯỜNG BON

(Được XD năm 2006 do Chương trình “Cả nước chung tay XD thuỷ điện SL: Quỹ tấm lòng vàng báo Lao động” trị giá 200 triệu đồng)

9- CHIỀNG CHUNG

75

90

180

75

10- HÁT LÓT

75

90

180

75

11- CÒ NÒI

75

90

180

75

12- TÀ HỘC

75

90

180

75

13- PHIÊNG CẰM

75

90

180

75

14- CHIÊNG CHĂN

75

90

180

75

15- CHIỀNG LƯƠNG

75

90

180

75

16- CHIỀNG SUNG

75

105

Xã đạt chuẩn

105

75

17- CHIỀNG VE

75

90

180

75

18- NÀ ỚT

675

675

19- PHIÊNG PẰN

75

90

180

75

20- MƯỜNG CHANH

75

90

180

75

21- THỊ TRẤN HÁT LÓT

0

Xã đạt chuẩn 2006

120

240

II- HUYỆN YÊN CHÂU

1- CHIỀNG PẰN

60

60

90

180

2- SẬP VẠT

75

90

180

75

3- VIÊNG LÁN

75

90

180

75

4- CHIỀNG ĐÔNG

75

90

180

75

5- LÓNG PHIÊNG

75

90

180

75

6- CHIỀNG HẶC

75

90

180

75

7- CHIỀNG KHOI

75

90

180

75

8- CHIỀNG SÀNG

75

90

180

75

9- TÚ NANG

75

90

180

75

10- YÊN SƠN

75

90

180

75

11- PHIÊNG KHOÀI

475

475

12- MƯỜNG LỰM

75

90

180

75

13- CHIỀNG ON

75

90

180

75

14- CHIỀNG TƯƠNG

75

90

180

75

15- THỊ TRẤN YÊN CHÂU

Chưa xây dựng

120

240

III- THỊ XÃ SƠN LA

1- PHƯỜNG QUYẾT TÂM

75

Xã đạt chuẩn 2006

75

2- CHIỀNG CƠI

75

90

180

75

3- CHIỀNG XÔM

75

90

180

75

4- HUA LA

75

90

180

75

5- CHIỀNG ĐEN

75

90

180

75

6- CHIỀNG SINH

75

90

180

75

7- CHIỀNG CỌ

75

90

180

75

8- CHIỀNG NGẦN

75

90

180

75

9- PHƯỜNG CHIỀNG LỀ

75

90

180

75

10- PHƯỜNG TÔ HIỆU

75

90

180

75

11- P. QUYẾT THẮNG

75

90

180

75

12- CHIỀNG AN

60

60

90

180

IV- HUYỆN THUẬN CHÂU

1- TT THUẬN CHÂU

Chưa xây dựng

120

240

2- CHIỀNG LA

75

90

180

75

3- CHIỀNG NGÀM

75

90

180

75

4- NONG LAY

75

90

180

75

5- TÒNG CỌ

75

90

180

75

6- TÔNG LỆNH

75

90

180

75

7- CHIỀNG PHA

75

Xã đạt chuẩn 2006

90

180

75

8- PHỎNG LĂNG

75

90

180

75

9- CHIỀNG LY

75

90

180

75

10- CHIỀNG PẤC

75

90

180

75

11- MUỘI NỌI

75

90

180

75

12- PHỎNG LẬP

75

90

180

75

13- CHIỀNG BÔM

75

90

180

75

14- PÚNG TRA

75

90

180

75

15- NẬM LẦU

75

90

180

75

16- MƯỜNG KHIÊNG

75

90

180

75

17- BÓ MƯỜI

75

90

180

75

18- É TÒNG

75

90

180

75

19- MƯỜNG BÁM

75

90

180

75

20- CO MẠ

75

90

180

75

21- LOONG HẸ

75

90

180

75

22- BẢN LẦM

75

90

180

75

23- MƯỜNG É

75

90

180

75

24- BON PHẶNG

75

90

180

75

25- THÔM MÒN

75

90

180

75

26- CO TÒNG

75

90

180

75

27- PÁ LÔNG

75

90

180

75

28- PHỎNG LÁI

60

60

90

180

29- LIỆP TÈ

Di rời

120

180

V- HUYỆN BẮC YÊN

1- PHIÊNG BAN

75

90

180

75

2- CHIÊM VÀN

75

90

180

75

3- CHIỀNG SẠI

75

90

180

75

4- PẮC NGÀ

60

60

90

180

5- TẠ KHOA

75

90

180

75

6- MƯỜNG KHOA

75

Xã đạt chuẩn 2006

90

180

75

7- PHIÊNG CÔN

75

90

180

75

8- LÀNG CHẾU

475

180

475

9- HANG TRÚ

60

60

90

180

10- XÍM VÀNG

60

60

90

180

11- TÀ XÙA

60

60

90

180

12- HỒNG NGÀI

60

60

90

180

13- SONG PE

60

60

90

180

14- THỊ TRẤN BẮC YÊN

90

180

VI- HUYỆN SÔNG MÃ

1- THỊ TRẤN SÔNG MÃ

Chưa xây dựng

120

240

2- CHIỀNG KHOONG

75

Xã đạt chuẩn

75

3- HUỔI MỘT

75

90

180

75

4- MƯỜNG SAI

75

90

180

75

5- CHIỀNG KHƯƠNG

75

90

180

75

6- CHIỀNG CANG

75

90

180

75

7- NÀ NGHỊU

75

90

180

75

8- YÊN HƯNG

75

90

180

75

9- BÓ SINH

75

90

180

75

10- ĐỨA MÒN

75

90

180

75

11- PÚ PẨU

75

90

180

75

12- CHIỀNG PHUNG

75

90

180

75

13- CHIỀNG EN

75

90

180

75

14- NẬM TY

75

90

180

75

15- NẬM MẰN

75

90

180

75

16- MƯỜNG HUNG

75

90

180

75

17-MƯỜNG CAI

75

90

180

75

18- MƯỜNG LẦM

75

90

180

75

19- CHIỀNG SƠ

75

90

180

75

VII-HUYỆN PHÙ YÊN

1- THỊ TRẤN PHÙ YÊN

Đã có

90

180

2- MƯỜNG DO

75

90

180

75

3- TÂN LANG

75

90

180

75

4- MƯỜNG CƠI

75

Xã đạt chuẩn

90

180

75

5- QUANG HUY

75

90

180

75

6- MƯỜNG THẢI

75

90

180

75

7- HUY THƯỢNG

75

90

180

75

8- HUY TÂN

75

90

180

75

9- HUY BẮC

75

90

180

75

10- HUY TƯỜNG

75

90

180

75

11- HUY HẠ

Đã có

180

12- TƯỜNG PHÙ

75

90

180

75

13- GIA PHÙ

75

90

180

75

14- TƯỢNG THƯỢNG

75

90

180

75

15- TƯỜNG HẠ

75

Xã đạt chuẩn 2006

90

180

75

16- TƯỜNG TIẾN

75

90

180

75

17- TÂN PHONG

75

90

180

75

18- TƯỜNG PHONG

75

90

180

75

19- BẮC PHONG

75

90

180

75

20- ĐÁ ĐỎ

75

Xuống cấp

120

240

75

21- NAM PHONG

Bị sạt lở đang xin DA xây lại

Được Sở KHĐT phê duyệt DAXD năm 2007

120

240

22- SẬP XA

75

90

180

75

23- MƯỜNG BANG

75

90

180

75

24- SUỐI BÂU

75

90

180

75

25- MƯỜNG LANG

75

90

180

75

26- KIM BON

75

90

180

75

27- SUỐI TỌ

75

90

180

75

VIII- HUYỆN MỘC CHÂU

1- NÀ MƯỜNG

60

Xã đạt chuẩn

60

2- TÂN LẬP

75

90

180

75

3- CHIỀNG HẮC

75

90

180

75

4- ĐÔNG SANG

75

Xã đạt chuẩn 2006

90

180

75

5- T.TRẤN NT MỘC CHÂU

75

Xã đạt chuẩn 2006

90

180

75

6- TÀ LẠI

75

90

180

75

7- PHIÊNG LUÔNG

75

Xã đạt chuẩn 2006

90

180

75

8- CHIỀNG SƠN

75

Xã đạt chuẩn

75

9- MƯỜNG SANG

75

Xã đạt chuẩn

75

10- VÂN HỒ

75

120

Xã đạt chuẩn

120

75

11- TÔ MÚA

75

90

180

75

12- CHIỀNG KHOA

75

90

180

75

13- CHIỀNG YÊN

75

90

180

75

14- SONG KHỦA

75

75

15- QUI HƯỚNG

75

90

180

75

16- LOÓNG LUÔNG

75

Xã đạt chuẩn

75

17- TÂN HỢP

75

90

180

75

18- SUỐI BÀNG

75

90

180

75

19- LOÓNG SẬP

75

90

180

75

20- LIÊN HOÀ

75

90

180

75

21- QUANG MINH

75

DA HTYTQG xây xong phần thô

90

180

75

22- MƯỜNG TÈ

75

DA HTYTQG xây xong phần thô

90

180

75

23- CHIỀNG KHỪA

75

90

180

75

24- MƯỜNG MEN

75

90

180

75

25- XUÂN NHA

75

90

180

75

26- TÂN XUÂN

90

180

27- CHIỀNG XUÂN

90

180

28- HUA PĂNG

60

60

90

180

29- TT HUYỆN MỘC CHÂU

Chưa xây dựng

120

240

IX- HUYỆN MƯỜNG LA

1- MƯỜNG CHÙM

75

90

180

75

2- TẠ BÚ

75

90

180

75

3- MƯỜNG BÚ

75

Xã đạt chuẩn

75

4- CHIỀNG HOA

75

90

180

75

5- CHIỀNG SAN

75

90

180

75

6- ÍT ONG

75

Di rời

90

180

75

7- PI TOONG

75

90

180

75

8- CHIỀNG LAO

75

Di rời

90

180

75

9- NẬM PĂM

75

90

180

75

10- NGỌC CHIẾN

75

90

180

75

11- HUA TRAI

75

Di rời

90

180

75

12- NẬM GIÔN

75

Di rời

90

180

75

13- CHIỀNG MUÔN

75

90

180

75

14- CHIỀNG ÂN

75

90

180

75

15- CHIỀNG CÔNG

Không có mặt bằng xây dựng

16- MƯỜNG TRAI

60

Di rời

60

90

180

X- HUYỆN QUỲNH NHAI

1- CHIỀNG KHAY

75

90

180

2- MƯỜNG GIÔN

75

90

180

3- CHIỀNG ƠN

75

Di rời

90

180

4- CÀ NÀNG

75

60

Di rời

60

90

180

5- MƯỜNG CHIÊN

75

Di rời

90

180

75

6- PHA KHINH

75

90

180

75

7- PẮC MA

75

Di rời

90

180

75

8- MƯỜNG GIÀNG

75

90

180

75

9- CHIỀNG BẰNG

75

Di rời

90

180

75

10- MƯỜNG SẠI

75

Di rời

90

180

75

11- LIỆP MUỘI

75

Di rời

90

180

75

12- CHIỀNG KHOANG

75

90

180

75

13- NẬM ÉT

75

Di rời

90

180

75

XI- HUYỆN SỐP CỘP

1- SỐP CỘP

75

90

180

75

2- NẬM LẠNH

75

90

180

75

3- DỒM CANG

75

90

180

75

4- PÚNG BÁNH

75

90

180

75

5- MƯỜNG VÀ

75

90

180

75

6- MƯỜNG LẠN

75

90

180

75

7- MƯỜNG LÈO

75

90

180

75

8- SAM KHA.

75

90

180

75

TỔNG CỘNG

14,385

1,059

4.440

PHỤ LỤC SỐ 05

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CÁN BỘ Y TẾ XÃ
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

Tên xã/huyện

Dân số

Thực trạng (15/02/2007)

Đến năm 2010

Đến năm 2020

Bác sĩ

Y sĩ

YTTH

YTSH

NHSTH

NHSSH

DSTH

DT

Khác

Tổng

Bác sĩ

Y sĩ

YTTH

NHSTH

DSTH

Khác

Tổng

Bác sĩ

Y sĩ

YTTH

NHSTH

DSTH

Khác

Tổng

I- HUYỆN MAI SƠN

126064

12

38

4

21

7

17

1

0

1

101

24

37

33

24

21

0

139

35

39

40

26

21

0

161

1-CHIỀNG NƠI

4515

2

2

1

5

1

2

1

1

1

6

2

1

2

1

1

7

2-CHIỀNG BAN

5725

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

3-CHIỀNG DONG

2163

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

4-CHIỀNG KHEO

2283

1

1

1

3

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

5-CHIỀNG MAI

4092

1

1

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

1

1

1

1

5

6-CHIỀNG MUNG

8072

1

2

1

1

1

6

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

7-MƯỜNG BẰNG

5664

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

8-MƯỜNG BON

5166

1

1

1

1

4

1

2

1

1

1

6

2

1

2

1

1

7

9-CHIỀNG CHUNG

4374

1

1

1

2

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

10-HÁT LÓT

11658

3

2

1

1

7

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

11-CÒ NÒI

14502

2

1

2

1

6

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

12-TÀ HỘC

5580

1

2

1

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

13-PHIÊNG CẰM

4585

1

1

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

14-CHIÊNG CHĂN

5408

1

2

1

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

15-CHIỀNG LƯƠNG

7031

1

1

1

1

4

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

16-CHIỀNG XUNG

5241

1

3

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

17-CHIỀNG VE

2263

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

18-NÀ ỚT

2411

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

19-PHIÊNG PẰN

5847

3

1

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

20- MƯỜNG CHANH

3384

3

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

21-TT HÁT LÓT

16100

1

1

3

2

1

8

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

II-HUYỆN YÊN CHÂU

63902

5

30

11

9

14

2

0

1

0

72

15

18

18

15

15

0

81

18

30

18

15

15

0

96

1-CHIỀNG PẰN

3629

1

1

2

1

1

6

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

2-SẬP VẠT

3622

1

2

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

3-VIÊNG LÁN

2158

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

4-CHIỀNG ĐÔNG

6900

3

2

1

6

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

5-LÓNG PHIÊNG

3792

1

2

1

1

1

6

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

6-CHIỀNG HẶC

4384

3

1

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

7-CHIỀNG KHOI

2887

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

8-CHIỀNG SÀNG

3865

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

9-TÚ NANG

6403

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

10-YÊN SƠN

3863

1

1

2

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

11-PHIÊNG KHOÀI

8570

3

1

1

1

6

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

12-MƯỜNG LỰM

2246

1

2

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

13-CHIỀNG ON

4306

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

14-CHIỀNG TƯƠNG

3267

1

2

1

1

1

6

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

15-TT YÊN CHÂU

4010

1

2

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

III-THỊ XÃ SƠN LA

76266

5

32

12

2

8

1

2

1

0

63

12

25

22

12

12

0

83

22

24

25

15

12

0

98

1-P.QUYẾT TÂM

5002

1

2

2

1

1

7

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

2-CHIỀNG CƠI

4721

1

2

2

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

3-CHIỀNG XÔM

4758

3

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

4-HUA LA

6477

1

3

1

2

1

8

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

5-CHIỀNG ĐEN

4102

3

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

6-CHIỀNG SINH

9885

1

2

1

1

1

6

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

7-CHIỀNG CỌ

3854

4

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

8-CHIỀNG NGẦN

5684

1

2

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

9-P.CHIỀNG LỀ

9802

4

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

10-P.TÔ HIỆU

6955

2

2

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

11-P.QUYẾT THẮNG

10325

3

1

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

12-CHIỀNG AN

4701

2

3

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

IV-H. THUẬN CHÂU

136825

4

60

7

33

14

14

0

0

0

132

32

53

47

32

28

0

192

47

56

57

38

28

0

226

1-TT THUẬN CHÂU

7302

1

2

1

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

2-CHIỀNG LA

2398

1

1

1

3

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

3-CHIỀNG NGÀM

3928

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

4-NONG LAY

2072

2

2

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

5-TÒNG CỌ

5020

2

2

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

6-TÔNG LỆNH

8650

1

1

2

1

1

6

0

0

7-CHIỀNG PHA

6225

1

2

1

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

8-CHIỀNG SƠ

4291

4

1

1

6

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

9-CHIỀNG LY

6893

1

2

1

1

2

7

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

10-CHIỀNG PẤC

3994

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

11-MUỘI NỌI

3197

2

1

3

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

12-PHỎNG LẬP

4398

1

1

1

3

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

13-CHIỀNG BÔM

4800

4

1

1

6

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

14-PÚNG TRA

2800

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

15-NẬM LẦU

5967

3

1

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

16-MƯỜNG KHIÊNG

6529

2

2

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

17-BÓ MƯỜI

6360

3

2

1

6

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

18-É TÒNG

2352

1

1

2

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

19-MƯỜNG BÁM

7579

2

1

1

4

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

20-CO MẠ

4780

2

1

3

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

21-LOONG HẸ

3125

2

2

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

22-BẢN LẦM

3365

2

1

3

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

23-MƯỜNG É

6724

2

2

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

24-BON PHẶNG

4715

2

1

1

4

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

25-THÔM MÒN

6032

3

1

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

26-CO TÒNG

2417

2

1

3

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

27-PÁ LÔNG

2489

1

3

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

28-PHỎNG LÁI

5326

3

3

1

7

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

29-LIỆP TÈ

3097

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

V-HUYỆN BẮC YÊN

51220

3

23

2

21

2

10

0

0

0

61

14

21

14

14

14

0

77

21

28

21

14

14

0

98

1-PHIÊNG BAN

3963

2

2

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

2-CHIÊM VÀN

4290

1

3

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

3-CHIỀNG SẠI

2899

2

2

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

4-PẮC NGÀ

5304

2

1

3

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

5-TẠ KHOA

5328

1

1

1

1

4

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

6-MƯỜNG KHOA

5384

1

1

1

3

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

7-PHIÊNG CÔN

1698

2

2

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

8-LÀNG CHẾU

2373

1

2

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

9-HANG TRÚ

2586

2

2

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

10-XÍM VÀNG

2030

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

11-TÀ XÙA

3970

2

2

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

12-HỒNG NGÀI

3098

2

1

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

13-SONG PE

4397

1

2

1

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

14-TT BẮC YÊN

3900

2

1

1

4

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

VI-HUYỆN SÔNG MÃ

111658

5

41

11

17

9

8

0

1

0

92

23

37

37

23

19

0

139

35

38

41

25

19

0

158

1-TT SÔNG MÃ

4815

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

2-CHIỀNG KHOONG

9795

2

2

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

3-HUỔI MỘT

5157

3

1

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

4-MƯỜNG SAI

3651

3

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

5-CHIỀNG KHƯƠNG

9916

1

1

2

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

6-CHIỀNG CANG

9562

2

2

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

7-NÀ NGHỊU

11296

3

1

1

1

6

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

8-YÊN HƯNG

5677

1

2

1

1

1

6

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

9-BÓ SINH

3740

1

1

2

4

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

10-ĐỨA MÒN

5575

2

2

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

11-PÚ PẨU

2654

3

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

12-CHIỀNG PHUNG

4355

2

1

1

4

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

13-CHIỀNG EN

5034

1

2

1

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

14-NẬM TY

6918

3

1

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

15-NẬM MẰN

2328

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

16-MƯỜNG HUNG

6069

2

1

1

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

17-MƯỜNG CAI

3686

1

1

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

18-MƯỜNG LẦM

4681

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

19-CHIỀNG SƠ

6749

3

1

1

1

6

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

VII-HUYỆN PHÙ YÊN

103131

2

62

15

20

12

14

0

0

0

125

27

48

33

27

27

0

162

42

54

48

33

27

0

204

1-TT PHÙ YÊN

6917

2

2

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

2-MƯỜNG DO

3050

3

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

3-TÂN LANG

5880

2

1

1

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

4-MƯỜNG CƠI

6634

3

1

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

5-QUANG HUY

6112

2

2

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

6-MƯỜNG THẢI

3075

2

1

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

7-HUY THƯỢNG

4260

3

1

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

8-HUY TÂN

4585

2

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

9-HUY BẮC

4879

2

1

1

4

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

10-HUY TƯỜNG

2483

3

1

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

11-HUY HẠ

5526

2

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

12-TƯỜNG PHÙ

4910

3

1

1

5

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

13-GIA PHÙ

5997

1

1

1

1

4

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

14-TƯỢNG THƯỢNG

5206

1

1

1

1

4

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

15-TƯỜNG HẠ

3148

2

1

1

4

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

16-TƯỜNG TIẾN

1681

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

17-TÂN PHONG

2820

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

18-TƯỜNG PHONG

1975

4

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

19-BẮC PHONG

1846

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

20-ĐÁ ĐỎ

2422

3

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

21-NAM PHONG

1657

2

1

3

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

22-SẬP XA

2543

3

2

1

6

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

23-MƯỜNG BANG

3700

2

1

1

4

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

24-SUỐI BÂU

2395

2

2

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

25-MƯỜNG LANG

2825

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

26-KIM BON

3975

3

2

1

6

1

2

1

1

1

6

2

2

2

1

1

8

27-SUỐI TỌ

2630

2

2

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

VIII-H. MỘC CHÂU

143513

5

67

5

25

3

22

0

3

0

130

35

48

54

35

29

0

201

48

58

54

35

29

0

224

1-NÀ MƯỜNG

3886

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

2-TÂN LẬP

8741

1

2

1

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

3-CHIỀNG HẮC

6931

3

1

1

1

6

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

4-ĐÔNG SANG

4169

3

1

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

5-TTNT MỘC CHÂU

24134

1

3

2

2

1

9

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

6-TÀ LẠI

2710

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

7-PHIÊNG LUÔNG

2998

1

3

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

8-CHIỀNG SƠN

7199

2

1

2

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

9-MƯỜNG SANG

5020

3

1

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

10-VÂN HỒ

6892

4

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

11-TÔ MÚA

4210

3

1

1

1

6

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

12-CHIỀNG KHOA

4263

1

1

2

1

1

6

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

13-CHIỀNG YÊN

3696

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

14-SONG KHỦA

4566

1

2

1

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

15-QUI HƯỚNG

3590

2

1

3

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

16-LOÓNG LUÔNG

4380

2

2

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

17-TÂN HỢP

4788

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

18-SUỐI BÀNG

2910

3

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

19-LOÓNG SẬP

3525

3

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

20-LIÊN HOÀ

2512

2

1

3

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

21-QUANG MINH

2006

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

22-MƯỜNG TÈ

3349

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

23-CHIỀNG KHỪA

2788

2

1

3

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

24-MƯỜNG MEN

1803

2

2

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

25-XUÂN NHA

8948

4

2

1

7

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

26- TÂN XUÂN

0

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

27-CHIỀNG XUÂN

0

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

28-HUA PĂNG

3971

4

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

29-TT HUYỆN M.CHÂU

9528

2

2

2

6

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

IX-H. MƯỜNG LA

83861

1

36

0

27

5

10

0

0

0

79

41

61

63

41

33

0

239

55

66

69

47

33

0

270

1-MƯỜNG CHÙM

5080

2

2

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

2-TẠ BÚ

3891

2

2

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

3-MƯỜNG BÚ

9459

4

1

1

6

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

4-CHIỀNG HOA

5937

1

2

1

4

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

5-CHIỀNG SAN

2663

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

6-ÍT ONG

11869

2

1

1

4

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

7-PI TOONG

5828

3

3

1

7

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

8-CHIỀNG LAO

8400

2

1

1

4

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

9-NẬM PĂM

4775

1

1

3

1

6

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

10-NGỌC CHIẾN

8729

2

3

1

6

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

11-HUA TRAI

4015

2

3

1

6

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

12-NẬM GIÔN

2727

3

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

13-CHIỀNG MUÔN

1272

3

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

14-CHIỀNG ÂN

1827

2

2

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

15-CHIỀNG CÔNG

3599

3

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

16-MƯỜNG TRAI

3790

2

2

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

X-H. QUỲNH NHAI

66818

1

29

1

13

4

10

0

1

0

59

16

25

25

16

13

0

95

22

26

28

19

13

0

108

1-CHIỀNG KHAY

4950

2

2

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

2-MƯỜNG GIÔN

7530

3

1

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

3-CHIỀNG ƠN

2944

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

4-CÀ NÀNG

5696

1

1

2

1

5

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

5-MƯỜNG CHIÊN

7345

3

2

1

6

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

6-PHA KHINH

4734

3

1

1

5

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

7-PẮC MA

3503

2

1

1

4

1

2

2

1

1

7

2

2

2

1

1

8

8-MƯỜNG GIÀNG

3670

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

9-CHIỀNG BẰNG

7583

2

1

1

4

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

10-MƯỜNG SẠI

6368

2

1

1

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

11-LIỆP MUỘI

3992

2

1

3

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

12-CHIỀNG KHOANG

6145

2

2

4

1

3

2

1

1

8

2

2

3

2

1

10

13-NẬM ÉT

2358

3

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

XI-HUYỆN SỐP CỘP

36307

0

19

2

9

3

6

0

0

0

39

11

11

14

11

8

0

55

11

16

14

11

8

0

60

1-SỐP CỘP

3880

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

2-NẬM LẠNH

2717

2

1

1

4

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

3-DỒM CANG

3267

3

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

4-PÚNG BÁNH

6308

2

1

1

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

5-MƯỜNG VÀ

8393

2

1

1

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

6-MƯỜNG LẠN

6925

2

2

1

5

2

2

3

2

1

10

2

2

3

2

1

10

7-MƯỜNG LÈO

2388

2

1

1

1

5

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

8-SAM KHA.

2429

4

1

1

6

1

1

1

1

1

5

1

2

1

1

1

6

TỔNG CỘNG: 203

999565

43

437

70

197

81

114

3

7

1

953

250

384

360

250

219

0

1463

356

435

415

278

219

0

1703

PHỤ LỤC SỐ 06

DỰ BÁO DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

Đơn vị tính: Người

TT

Địa danh

Năm 2005

Năm 2006

Dự báo năm 2010

Dự báo năm 2015

Dự báo năm 2020

Toàn tỉnh

991.792

1.007.511

1.069.504

1.152.387

1.241.692

1

Thị xã

75.704

76.929

81.662

87.991

94.809

2

Quỳnh Nhai

65.541

66.577

70.673

76.150

82.051

3

Mường La

82.619

83.924

89.088

95.992

103.431

4

Thuận Châu

135.744

137.889

146.373

157.717

169.939

5

Bắc Yên

50.690

51.491

54.659

58.895

63.459

6

Phù Yên

103.382

105.015

111.477

120.116

129.425

7

Mai Sơn

125.039

127.015

134.830

145.279

156.537

8

Sông Mã

111.522

113.284

120.255

129.574

139.615

9

Yên Châu

63.559

64.563

68.536

73.847

79.570

10

Mộc Châu

142.158

144.424

153.311

165.192

177.994

11

Sốp Cộp

35.834

36.400

38.640

41.634

44.861

PHỤ LỤC SỐ 07

DANH MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT

Tên công trình

Giai đoạn đến 2010 Khái toán

Giai đoạn đến 2020 Khái toán

Tổng mức đầu tư khái toán

1

Dự án nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh 300 giường lên 350 giường

10.000.000

10.000.000

2

Dự án Bệnh viện Đa khoa Sơn La 500 giường

485.432.740

485.432.740

3

Dự án nâng cấp Bệnh viện ĐD PHCN 60 giường lên 150 giường

5.000.000

10.000.000

15.000.000

4

Dự án nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền 100 giường lên 150 giường

5.000.000

5.000.000

5

Dự án nâng cấp Bệnh viện Lao-Bệnh phổi 100 giường lên 120 giường

3.000.000

3.000.000

6

Dự án nâng cấp Bệnh viện Phong - Da liễu 30 giường lên 50 giường

5.000.000

5.000.000

7

Dự án nâng cấp Bệnh viện ĐKKV Phù Yên 170 giường lên 280 giường

10.000.000

10.000.000

20.000.000

8

Dự án nâng cấp Bệnh viện Mường La 70 giường lên 150 giường

3.000.000

3.000.000

6.000.000

9

Dự án nâng cấp Bệnh viện Quỳnh Nhai 100 giường lên 150 giường

3.000.000

3.000.000

10

Dự án nâng cấp Bệnh viện Thuận Châu 120 giường lên 220 giường

5.000.000

5.000.000

10.000.000

11

Dự án nâng cấp Bệnh viện Sông Mã 130 giường lên 200 giường

3.000.000

3.000.000

6.000.000

12

Dự án nâng cấp Bệnh viện Yên Châu 80 giường lên 200 giường

3.000.000

5.000.000

8.000.000

13

Dự án nâng cấp Bệnh viện huyện Mộc Châu 130 giường lên 180 giường

3.000.000

2.000.000

5.000.000

14

Dự án nâng cấp Bệnh viện NN Mộc Châu 100 giường lên 150 giường

5.000.000

5.000.000

15

Dự án nâng cấp Bệnh viện Sốp Cộp 70 giường lên 100 giường

3.000.000

3.000.000

Cộng

537.432.740

52.000.000

589.432.740

PHỤ LỤC SỐ 08

DỰ BÁO NHU CẦU CÁN BỘ Y TẾ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

TT

Bệnh viện

Năm 2006

Dự báo năm 2010

Dự báo năm 2020

Bác sỹ

DSĐH

Điều dưỡng

Bác sỹ

DSĐH

Điều dưỡng

Bác sỹ

DSĐH

Điều dưỡng

I

Bệnh viện khu vực Tây Bắc

125

500

II

Các bệnh viện tuyến tỉnh

123

8

153

233

930

275

1100

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh

70

3

84

87,5

350

87,5

350

2

Bệnh viện Điều dưỡng PHCN

7

1

9

25

100

37,5

150

3

Bệnh viện Y học cổ truyền

12

1

18

25

100

37,5

150

4

Bệnh viện Lao và bệnh phổi

10

1

21

25

100

30

120

5

Bệnh viện phong và da liễu

4

4

13

50

12,5

50

6

Bệnh viện đa khoa Phù Yên

20

2

17

58

230

70

280

III

Bệnh viện tuyến huyện

182

12

306

325

1300

413

1650

1

Bệnh viện Quỳnh Nhai

11

29

25

7

100

38

17

150

2

Bệnh viện Mường La

14

19

30

9

120

38

21

150

3

Bệnh viện Thuận Châu

21

1

35

50

15

200

55

34

220

4

Bệnh viện Bắc Yên

14

1

21

20

6

80

25

13

100

5

Bệnh viện Mai Sơn

39

3

70

50

14

200

50

31

200

6

Bệnh viện Sông Mã

21

1

30

45

12

180

50

28

200

7

Bệnh viện Yên Châu

12

1

22

25

7

100

50

16

200

8

Bệnh viện huyện Mộc Châu

25

2

41

38

15

150

45

36

180

9

Bệnh viện NN Mộc Châu

17

3

30

25

4

100

38

9

150

10

Bệnh viện Sốp Cộp

8

9

18

4

70

25

9

100

Toàn tỉnh

610

40

918

557

92

2230

813

214

3250

PHỤ LỤC SỐ 09

NHU CẦU GIƯỜNG BỆNH ĐẾN 2020
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

TT

Bệnh viện

Năm 2005

Ước năm 2006

Nhu cầu 2010

Nhu cầu 2015

Nhu cầu 2020

Toàn tỉnh

1840

1860

2213

2563

3122

I

Bệnh viện Đa khoa Sơn La

500

500

II

Các bệnh viện tuyến tỉnh

760

780

930

1020

1100

1.

Bệnh viện đa khoa tỉnh

300

300

350

350

350

2.

Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng

60

60

100

120

150

3.

Bệnh viện Y học cổ truyền

100

100

100

150

150

4.

Bệnh viện Lao và bệnh phổi

100

100

100

100

120

5.

Bệnh viện phong và da liễu

30

50

50

50

50

6.

Bệnh viện đa khoa Phù Yên

170

170

230

250

280

III

Bệnh viện tuyến huyện

1080

1080

1283

1543

2022

1.

Bệnh viện Quỳnh Nhai

100

100

100

130

150

2.

Bệnh viện Mường La

90

90

120

150

150

3.

Bệnh viện Thuận Châu

120

120

200

200

220

4.

Bệnh viện Bắc Yên

80

80

80

80

100

5.

Bệnh viện Mai Sơn

180

180

200

200

200

6.

Bệnh viện Sông Mã

130

130

180

180

200

7.

Bệnh viện Yên Châu

80

80

100

150

200

8.

Bệnh viện huyện Mộc Châu

130

130

150

160

180

9.

Bệnh viện nông nghiệp Mộc Châu

100

100

100

120

150

10.

Bệnh viện Sốp Cộp

70

70

70

80

100

PHỤ LỤC SỐ 10

NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ NĂM 2020
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

Đơn vị tính: m2

TT

Bệnh viện

Ước TH năm 2006

Dự báo năm 2010

Dự báo năm 2015

Dự báo năm 2020

Toàn tỉnh

93.000,00

121.742,26

140.955,20

187.348,50

I

Bệnh viện Đa khoa Sơn La

-

-

30.000,00

30.000,00

II

Các bệnh viện tuyến tỉnh

39.000,00

51.150,00

56.100,00

66.000,00

1.

Bệnh viện đa khoa tỉnh

15.000,00

19.250,00

19.250,00

21.000,00

2.

Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi CN

3.000,00

5.500,00

6.600,00

9.000,00

3.

Bệnh viện y học cổ truyền

5.000,00

5.500,00

8.250,00

9.000,00

4.

Bệnh viện Lao và bệnh phổi

5.000,00

5.500,00

5.500,00

7.200,00

5.

Bệnh viện phong và da liễu

2.500,00

2.750,00

2.750,00

3.000,00

6.

Bệnh viện đa khoa Phù Yên

8.500,00

12.650,00

13.750,00

16.800,00

III

Bệnh viện tuyến huyện

54.000,00

70.592,26

84.855,20

121.348,50

1.

Bệnh viện Quỳnh Nhai

5.000,00

5.494,26

7.150,00

9.000,00

2.

Bệnh viện Mường La

4.500,00

6.600,00

8.250,00

9.000,00

3.

Bệnh viện Thuận Châu

6.000,00

11.000,00

11.000,00

13.200,00

4.

Bệnh viện Bắc Yên

4.000,00

4.400,00

4.400,00

6.000,00

5.

Bệnh viện Mai Sơn

9.000,00

11.000,00

11.000,00

12.000,00

6.

Bệnh viện Sông Mã

6.500,00

9.900,00

9.900,00

12.000,00

7.

Bệnh viện Yên Châu

4.000,00

5.500,00

8.250,00

12.000,00

8.

Bệnh viện huyện Mộc Châu

6.500,00

8.250,00

8.800,00

10.800,00

9.

Bệnh viện nông nghiệp Mộc Châu

5.000,00

5.500,00

6.600,00

9.000,00

10.

Bệnh viện Sốp Cộp

3.500,00

3.850,00

4.400,00

6.000,00


PHỤ LỤC SỐ 11

KHÁI TOÁN NHU CẦU ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Thực hiện 2006

Nhu cầu giai đoạn 2007 - 2010

Nhu cầu giai đoạn 2011 - 2015

Nhu cầu giai đoạn 2016 - 2020

1

2

4

5

6

7

TỔNG CỘNG

129,900

900.814

1.119.700

947.550

I

CHI SỰ NGHIỆP Y TẾ

98,000

411.064

581.000

676.000

1

Tuyến tỉnh

40,900

172.510

248.000

291.000

2

Tuyến huyện

57,100

238.554

333.000

385.000

II

CHI ĐÀO TẠO

3,000

14.850

20.300

22.850

1

Đào tạo lại

200

2.100

2.900

3.150

2

Đào tạo Trung cấp y dược

2,800

12.750

17.400

19.700

III

CHI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

4,900

22.000

30.000

30.000

IV

CHI ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ

24,000

452.900

488.400

218.700

1

Chi đầu tư XDCB

20,000

298.900

323.400

33.700

2

Chi mua sắm trang thiết bị

4,000

154.000

165.000

185.000

DIỄN GIẢI KHÁI TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤ LỤC 11

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Tên công trình Dự án đầu tư

Quy mô công trình (cấp công trình)

Số lượng công trình

Khái toán vốn đầu tư đến năm 2020

Tổng vốn đầu tư

Phân giai đoạn đầu tư

2006-2010

2011-2015

2016-2020

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng cộng

228

656,0

298,9

323,4

33,7

I

Công trình cấp tỉnh

7

542,0

230,0

299,0

13,0

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh từ 300 lên 350 giường

Cấp II

1

10,0

10,0

2

Dự án xây mới BVĐK Sơn La 500 giường

Cấp II

1

486,0

200,0

286,0

3

Dự án nâng cấp BV điều dưỡng-phục hồi chức năng từ 60 lên 150 giường

Cấp II

1

11

5

3

3

4

Dự án nâng cấp BV Y học cổ truyền từ 100 lên 150 giường

Cấp II

1

5

5

5

Dự án nâng cấp BV Lao - bệnh phổi từ 100 giường lên 120 giường

Cấp II

1

5

5

6

Dự án nâng cấp BV phong da liễu từ 30 giường lên 50 giường

Cấp II

1

5

5

7

Dự án nâng cấp BVĐK khu vực Phù Yên từ 170 giường lên 280 giường

Cấp II

1

20

10

5

5

II

Công trình cấp huyện hệ bệnh viện

7

46

18

13

15

1

BVĐK huyện Mường La từ 70 lên 150 giường

Cấp II

1

7

3

1

3

2

BVĐK huyện Quỳnh Nhai từ 100 lên 150 giường

Cấp II

1

4

1

3

3

BVĐK huyện Thuận Châu từ 120 lên 220 giường

Cấp II

1

10

5

2

3

4

BVĐK huyện Sông Mã từ 130 lên 200 giường

Cấp II

1

6

3

3

5

BVĐK huyện Yên Châu từ 80 lên 200 giường

Cấp II

1

7

3

2

2

6

Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu từ 130 lên 180 giường

Cấp II

1

7

3

2

2

7

Bệnh viện nông nghiệp Mộc Châu từ 100 lên 150 giường

Cấp II

4

2

2

8

Bệnh viện huyện Sốp Cộp từ 70 lên 100 giường

Cấp II

3

3

III

Công trình cấp huyện hệ dự phòng

11

11

11

1

Trung tâm y tế dự phòng huyện Mường La

Cấp II

1

1

2

Trung tâm y tế dự phòng huyện Quỳnh Nhai

Cấp II

1

1

3

Trung tâm y tế dự phòng huyện Thuận Châu

Cấp II

1

1

4

Trung tâm y tế dự phòng huyện Sông Mã

Cấp II

1

1

5

Trung tâm y tế dự phòng huyện Yên Châu

Cấp II

1

1

6

Trung tâm y tế dự phòng huyện Mộc Châu

Cấp II

1

1

7

Trung tâm y tế dự phòng huyện Bắc Yên

Cấp II

1

1

8

Trung tâm y tế dự phòng huyện Sốp Cộp

Cấp II

1

1

9

Trung tâm y tế dự phòng huyện Phù Yên

Cấp II

1

1

10

Trung tâm y tế dự phòng Thị xã

Cấp II

1

1

11

Trung tâm y tế dự phòng huyện Mai Sơn

Cấp II

1

1

IV

Công trình cấp xã

203

57

39,9

11,4

5,7

1

Huyện Mai Sơn (21 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

21

6

4,2

1,2

0,6

2

Huyện Yên Châu (15 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

15

4

2,8

0,6

0,6

3

Thị xã Sơn La (12 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

12

3

2,1

0,9

4

Huyện Thuận Châu (29 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

29

8

5,6

1,2

1,2

5

Huyện Bắc Yên (14 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

14

4

2,8

0,9

0,3

6

Huyện Sông Mã (19 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

19

6

4,2

1,2

0,6

7

Huyện Phù Yên (27 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

27

8

5,6

1,5

0,9

8

Huyện Mộc Châu (29 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

29

8

5,6

1,5

0,9

9

Huyện Mường La (16 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

16

5

3,5

0,9

0,6

10

Huyện Quỳnh Nhai (13 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

13

3

2,1

0,9

11

Huyện Sốp Cộp (8 xã sửa chữa & xây mới)

Nhà cấp IV

8

2

1,4

0,6

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 156/2007/NQ-HĐND ngày 10/08/2007 về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.585

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.52.248
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!