Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 171/2004/NĐ-CP tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương

Số hiệu: 171/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/09/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 171/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 171/2004/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 9 NĂM 2004 QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm có Sở và cơ quan tương đương Sở (sau đây gọi chung là Sở).

3. Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, Ban quản lý các khu công nghệ cao, Ban quản lý các khu kinh tế mở, Ban quản lý các khu kinh tế cửa khẩu, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh và bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ trung ương đến địa phương.

2. Tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên địa bàn cấp tỉnh; không nhất thiết ở trung ương có Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nào thì cấp tỉnh có tổ chức tương ứng.

3. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

4. Bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập cơ quan chuyên môn được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

2. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

3. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

4. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục trực thuộc.

5. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn, chức danh đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

6. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.

7. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

9. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

12. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của mình.

13. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

14. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

15. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

16. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

17. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao.

Điều 5. Cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:

1. Văn phòng, Thanh tra, Phòng nghiệp vụ;

2. Chi cục (không nhất thiết cơ quan chuyên môn nào cũng có);

3. Các tổ chức sự nghiệp (không nhất thiết cơ quan chuyên môn nào cũng có).

Điều 6. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phụ trách.

2. Phó Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là người giúp Thủ trưởng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về các nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ trưởng vắng mặt một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm điều hành các mặt hoạt động của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

Số lượng Phó Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không quá 3 người.

3. Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, quyết định cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Chế độ làm việc và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng.

2. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định đó sau khi được ban hành.

3. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và các công việc được Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc uỷ quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.

4. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo với Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực ở trung ương về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; xin ý kiến về những vấn đề vượt quá thẩm quyền và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân khi có yêu cầu; phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn khác, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp để giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Chương 2:

TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Điều 8. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thống nhất

1. Sở Nội vụ: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, gồm: tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cải cách hành chính; tổ chức chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ.

2. Sở Tài chính: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư ngoài nước ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều, phát triển nông thôn, diêm nghiệp, thuỷ sản (ở những tỉnh không thành lập Sở Thuỷ sản).

5. Sở Công nghiệp: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, gồm: cơ khí, luyện kim, hoá chất (bao gồm cả hoá dược), điện, dầu khí (nếu có), công nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác.

6. Sở Xây dựng: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương, gồm: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị).

7. Sở Giao thông vận tải (ở các thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Giao thông - Công chính): tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông - vận tải, gồm: đường bộ, đường thuỷ nội địa.

Đối với Sở Giao thông - Công chính ngoài thực hiện các quy định trên đây, có trách nhiệm tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, gồm: cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, công viên cây xanh và chiếu sáng, rác thải, bãi đỗ xe đô thị.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ.

9. Sở Thương mại và Du lịch: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực thương mại, du lịch gồm: lưu thông hàng hoá trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị trường; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý lĩnh vực cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá; xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch tại nước ngoài và của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch tại Việt Nam.

10. Sở Khoa học và Công nghệ: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hoá; nhãn hàng hoá, sở hữu trí tuệ (không bao gồm quyền tác giả về văn học, nghệ thuật và nhãn hiệu hàng hoá); an toàn bức xạ và hạt nhân.

11. Sở Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo (trừ dạy nghề).

12. Sở y tế: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y học cổ truyền, thuốc phòng chống bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người; an toàn, vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế.

13. Sở Văn hoá - Thông tin và Thể dục thể thao: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin, gồm: di sản văn hoá, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, báo chí, xuất bản, in, phát hành, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học - nghệ thuật, thư viện, quảng cáo, văn hoá quần chúng, thông tin cổ động, phát thanh và truyền hình, thể dục, thể thao theo quy định của pháp luật.

14. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo hiểm xã hội, tiền lương, tiền công khu vực sản xuất kinh doanh.

15. Sở Tư pháp: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, công chứng, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, hoà giải ở cơ sở, bán đấu giá tài sản và trọng tài thương mại và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

16. Sở Bưu chính, Viễn thông: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin.

17. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

18. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em.

19. Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ do Chính phủ quy định).

Điều 9. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức theo đặc thù riêng của từng địa phương

Căn cứ điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thành lập một số cơ quan chuyên môn trên cơ sở các tiêu chí sau:

1. Sở Ngoại vụ

a) Sở Ngoại vụ được thành lập ở những tỉnh có đường biên giới trên bộ và có cửa khẩu quốc tế hoặc quốc gia.

b) Đối với những tỉnh không có đường biên giới, nhưng phải có các tiêu chí:

Có một trong các khu: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Có khu du lịch quốc gia hoặc di sản văn hoá được UNESCO công nhận.

c) Sở Ngoại vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia (ở những tỉnh có đường biên giới trên bộ) theo quy định của pháp luật.

d) Đối với những tỉnh không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập Sở Ngoại vụ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, được thành lập Phòng Ngoại vụ trực thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Sở Du lịch

a) Sở Du lịch được thành lập ở những tỉnh có khu du lịch quốc gia, du lịch vùng có sản phẩm du lịch đặc trưng; du lịch văn hoá lịch sử, du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng hoặc du lịch được xác định là ngành kinh tế then chốt, có vai trò quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết lao động ở địa phương.

b) Sở Du lịch tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, đăng ký lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

c) Trường hợp thành lập Sở Du lịch riêng thì đổi tên Sở Thương mại và Du lịch thành Sở Thương mại và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cho phù hợp.

3. Sở Thuỷ sản

a) Sở thuỷ sản được thành lập ở những tỉnh có biển, những tỉnh mà thuỷ sản là ngành kinh tế chính, có vai trò quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết lao động ở địa phương.

b) Sở Thuỷ sản tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

c) Trường hợp thành lập Sở Thuỷ sản riêng thì điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ về thuỷ sản từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sang Sở Thuỷ sản.

4. Sở Thể dục Thể thao

a) Sở Thể dục Thể thao được thành lập ở những tỉnh có phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển và thể thao thành tích cao; có cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: sân vận động, nhà hoặc trung tâm tập luyện, thi đấu thể thao đạt chuẩn quy định cho cấp tỉnh trở lên.

b) Sở Thể dục Thể thao tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thể dục thể thao.

c) Trường hợp thành lập Sở Thể dục Thể thao thì đổi tên Sở Văn hoá - Thông tin và Thể dục Thể thao thành Sở Văn hoá - Thông tin và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cho phù hợp.

5. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được thành lập Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.

6. Ban Tôn giáo: tiêu chí thành lập Ban Tôn giáo được thực hiện theo Nghị định số 22/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

7. Ban Dân tộc: tiêu chí thành lập Ban Dân tộc được thực hiện theo Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

8. Cơ quan Kiểm lâm được tổ chức theo hệ thống ngành dọc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chương 3:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VỀ TỔ CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

Điều 10. Bộ trưởng Bộ Nội vụ

1. Trong trường hợp cần thiết, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phân cấp quản lý của Chính phủ.

2. Phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chỉnh phủ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 11. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

1. Trình Chính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực công tác cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Ban hành tiêu chuẩn chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo ngành, lĩnh vực quản lý.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ đối với cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo ngành, lĩnh vực quản lý mà pháp luật quy định.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 12. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:

a) Phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này;

b) Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

2. Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 13. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo tiêu chuẩn, chức danh do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực quy định (riêng việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra).

2. Hàng năm báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn cấp mình sau 90 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Bãi bỏ Nghị định số 152/HĐBT ngày 13 tháng 12 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị định số 39/CP ngày 18 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm, Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về hệ thống y tế địa phương, Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc triển khai Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 171/2004/ND-CP

Hanoi, September 29, 2004

 

DECREE

PRESCRIBING THE ORGANIZATION OF PROFESSIONAL AGENCIES UNDER THE PEOPLE'S COMMITTEES OF THE PROVINCES AND CENTRALLY-RUN CITIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Organization of the People's Councils and People's Committees;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,

DECREES

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and subjects of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Professional agencies under the provincial-level People's Committees include the provincial/municipal Services and service-equivalent agencies (hereinafter referred collectively to as Services).

3. The Offices of National Assembly Deputies' Delegations, provincial-level People's Council Offices, Industrial Park Management Boards, Hi-Tech Park Management Boards, Open-Economic Zone Management Boards, Border-Gate Economic Zone Management Boards, non-business organizations attached to the provincial-level People's Committees and hierarchical organizations of central agencies based in localities shall not be governed by this Decree.

Article 2.- Principles for organization of professional agencies under the provincial-level People’s Committees

1. To be highly professional, neat, rational, effective and efficient, meeting the State management requirements in the provincial-level localities and ensuring the uniformity in management of branches or working domains from the central to local level.

2. To be organized for multi-branch and -domain management in the provincial-level localities; it is unnecessary to organize at the provincial level organizations corresponding to ministries, ministerial-level agencies or agencies attached to the Government at the central level.

3. To be suitable to the natural conditions, population and socio-economic development situation of each locality as well as the State administrative reform requirements.

4. To strictly comply with the competence, order and procedures for setting up the professional agencies prescribed in this Decree and other relevant law provisions.

Article 3.- Positions and functions of professional agencies under the provincial-level People's Committees

1. The professional agencies under the provincial-level People's Committees shall act as advisory bodies, assisting the provincial-level People's Committees in performing the State management functions in the localities, perform some tasks and exercise some powers under the authorization of the provincial-level People's Committees and law provisions; contribute to ensuring the uniform management of branches or working domains from the central to local level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Tasks and powers of the professional agencies under the provincial-level People's Committees

1. To submit to the provincial-level People's Committees for promulgation decisions and directives on matters falling within their assigned State management domains.

2. To submit to the provincial-level People's Committees plannings as well as long-term, five-year and annual plans on the assigned State management domains.

3. To submit to the provincial-level People's Committees programs and measures for the performance of the State administrative reform tasks in the assigned domains.

4. To propose the presidents of the provincial-level People's Committees to decide on the establishment, merger and dissolution of their attached units according to law provisions; to provide for the functions, tasks and powers of their attached sub-departments.

5. To propose the presidents of the provincial-level People's Committees to promulgate criteria and titles for heads and deputy-heads of professional agencies under the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and cities (hereinafter referred collectively to as district-level People's Committees) within the branches or domains under their management.

6. To organize the realization of legal documents as well as planning and plans after they are approved; to popularize, disseminate and educate in the legislation on domains falling within their State management scope.

7. To carry out and bear responsibility for the expertise, registration and grant of permits, diplomas and certificates within the scope of their management responsibility according to law provisions or under the assignment or authorization by the provincial-level People's Committees.

8. To assist the provincial-level People's Committees in performing the State management over enterprises, collective-economy and private-economy organizations, associations and non-governmental organizations in their management domains according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. To enter into international cooperation in their management domains according to law provisions or under the assignment or authorization by the provincial-level People's Committees.

11. To provide professional guidance on their management domains to professional agencies under the district-level People's Committees.

12. To organize the research into, and application of, scientific and technical advances; to build an information and archival system in service of the State management work and their professional operations.

13. To undertake the work of information provision as well as regular and irregular reporting on the implementation of assigned tasks according to the regulations of the provincial-level People's Committees and the ministries, ministerial-level agencies or agencies attached to the Government.

14. To examine and inspect law observance by individuals and organizations in their management branches and domains; to settle complaints and denunciations and combat corruption and wastefulness according to law provisions or under assignment by the provincial-level People's Committees.

15. To prescribe functions, tasks and powers of the offices, professional sections and non-business units under their management; to manage payroll and comply with wage regime as well as policies and regimes of preferential treatment, commendation, reward, discipline as well as professional training and fostering for officials and employees under their management according to law provisions.

16. To manage their finance and assets according to law provisions and under assignment by the provincial-level People's Committees.

17. To perform a number of other tasks assigned by the provincial-level People's Committees.

Article 5.- Organizational structure of professional agencies under the provincial-level People's Committees

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The office, the inspectorate and professional sections;

2. The sub-departments (not necessary for all professional agencies);

3. Non-business organizations (not necessary for all professional agencies).

Article 6.- Heads of professional agencies under the provincial-level People's Committees

1. Heads of professional agencies under the provincial-level People's Committees shall bear responsibility before the provincial-level People's Committees, the presidents of the provincial-level People's Committees and law for the performance of assigned functions, tasks and powers.

2. Deputy-heads of professional agencies under the provincial-level People's Committees are those who assist the heads in directing a number of working domains and bear responsibility before the heads for assigned tasks. When the heads are absent, one of their deputy-heads shall be authorized by the heads to administer operations of the provincial-level professional agencies.

The number of deputy-heads of a professional agency under the provincial-level People's Committee shall not exceed three.

3. The transfer, rotation, commendation, reward and discipline, resignation and retirement of, as well as implementation of regimes and policies for, heads and deputy-heads of the professional agencies under the provincial-level People's Committees shall be decided by the presidents of the provincial-level People's Committees according to law provisions.

Article 7.- Working regimes and responsibilities of the heads of professional agencies under the provincial-level People's Committees

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The heads of professional agencies under the provincial-level People's Committees shall base themselves on law provisions and assignment of the provincial-level People's Committees to promulgate working regulations and reporting regimes of their respective agencies and direct and inspect the implementation of such regulations after they are approved.

3. The heads of professional agencies under the provincial-level People's Committees shall have to perform their functions, tasks and powers as well as work assigned or authorized by the provincial-level People's Committees or presidents of the provincial-level People's Committees; to practice thrift, combat wastefulness and bear responsibility for the occurrence of corruption, causing damage to organizations or units under their management.

4. The heads of professional agencies under the provincial-level People's Committees shall have to report to the provincial-level People's Committees and presidents of the provincial-level People's Committees as well as the branch-managing ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government on the organization and operation of their agencies; to ask for their opinions on issues falling beyond their competence and report on work situation to the People's Councils and People's Committees when so requested; to coordinate with the heads of other professional agencies and/or socio-political organizations of the same level in handling issues related to their functions, tasks and powers.

Chapter II

ORGANIZATION OF PROFESSIONAL AGENCIES UNDER PROVINCIAL-LEVEL PEOPLE'S COMMITTEES

Article 8.- Professional agencies under the provincial-level People's Committees shall be organized uniformly

1. The Home Affairs Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over home affairs, covering: organizational apparatuses and payrolls of administrative and non-business agencies; administrative reform; organization of local administrations, management of administrative boundaries; State officials and employees, cadres and employees in communes, wards and townships; associations and non-governmental organizations.

2. The Finance Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over finance, State budget, taxes, charges, fees and other State budget revenues, State-run financial funds, financial investment, enterprise finance, accounting, audit, pricing and financial service activities in localities according to law provisions.

3. The Planning and Investment Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over planning and investment, covering the following fields: synthesis of socio-economic development plannings and plans; organization of the implementation of mechanism and policies on socio-economic management in the localities; domestic and foreign investment in the localities; management of official development assistance (ODA), bidding and business registration in the localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The Industry Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over industries, cottage industries and handicraft, including: mechanics, metallurgy and chemicals (including pharmaceutical chemicals), electricity, oil and gas (if any), mining industry, industrial explosives, consumer goods, food industries and other processing industries.

6. The Construction Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the State management over construction in the localities, covering: construction, construction materials, dwelling houses and working offices, architecture, urban construction planning and planning on building rural population quarters; urban technical infrastructure (including pavements, thoroughfares, water supply and drainage, lighting, greenery and parks, urban garbage, cemeteries and car parks in urban centers).

7. The Transport Services (Transport and Public Works Services in centrally-run cities): To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over land and inland waterway transport.

For Transport and Public Works Services, apart from being subject to the above-stated regulations, they shall have to advise and assist the municipal People's Committees in performing the function of State management over urban technical infrastructure, including: water supply and drainage, urban sanitation and environment, greenery and parks, lighting, garbage and car-parks.

8. The Natural Resources and Environment Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over land, water and mineral resources, environment, meteorology and hydrology, measurement and cartography.

9. The Trade and Tourism Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over trade and tourism, covering: domestic goods circulation as well as import and export; market control; protection of consumers' interests; management of competition, anti-monopoly and dumping; trade promotion, e-commerce, registration of establishment of representative offices and branches of Vietnamese traders and tourism enterprises operating in trade and tourism domains in foreign countries and of foreign traders operating in trade and tourism domains in Vietnam.

10. The Science and Technology Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the State management over scientific and technological activities, development of scientific and technological potentials; standardization, metrology and quality of products and goods; goods labels and intellectual property (except copyrights over literary and art works and goods labels); radioactive and nuclear safety.

11. The Education and Training Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over education and training (except job-training).

12. The Health Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over people's health care and protection, covering: preventive medicine; medical examination and treatment; functional rehabilitation; traditional medicine, preventive and curative medicines for human use and cosmetics directly affecting human health; food safety and hygiene and medical equipment and facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14. The Labor, War Invalids and Social Affairs Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over labor, employment, labor safety, job-training, policies towards war invalids, martyrs and people with meritorious services, social relief, prevention and combat of social evils, social insurance, salary and wage in production and business sector.

15. The Justice Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over the formulation, examination and handling of legal documents, law propagation and education, execution of civil judgments, notarization, residence, nationality, judicial records, lawyers, legal consultancy, legal aids, judicial expertise, grassroots reconciliation, property auction, trade arbitration and other juridical works according to law provisions.

16. The Post and Telematics Services: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over post and telecommunications, electronics, Internet, transmission and broadcasting, radio frequency, information technology and communication infrastructure.

17. The provincial inspectorate is a professional agency under the provincial-level People's Committee, which is tasked to assist the People's Committee of the same level in performing the function of State management over inspection work and perform administrative-inspection tasks and powers within the State management scope of the provincial-level People's Committee.

18. The Committees for Population, Family and Children: To advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over population, family and children.

19. The Offices of the provincial-level People's Committees (functions, tasks, powers and organizational structures of the Offices of provincial-level People's Committees shall be prescribed by the Government).

Article 9.- The professional agencies under the provincial-level People's Committees shall be organized according to the particularities of each locality

Based on the natural conditions, population, socio-economic development situation and State management requirements in their respective localities, the provincial-level People's Committees may propose the provincial People's Councils to decide on the establishment of a number of professional agencies on the basis of the following criteria:

1. The External Affairs Services

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For provinces without borderline, the following conditions must be met:

- Having industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks, open economic zones or border-gate economic zones set up under the Government's or the Prime Minister's decisions.

- Having national tourist resorts or cultural heritages recognized by the UNESCO.

c/ The External Affairs Services shall advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over diplomatic activities, national border and territory (in provinces with land borderlines) according to law provisions.

d/ For provinces failing to fully satisfy the criteria for setting up External Affairs Services as prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article, they may set up External Affairs Sections attached to the provincial-level People's Committee Offices.

2. The Tourism Services

a/ Tourism Services shall be set up in provinces where exist national or regional tourist resorts with typical tourist products; cultural and historical tourism, sight-seeing, research and convalescence tourism or provinces where tourism is determined as a key economic branch which plays an important role in economic restructuring and employment in the localities.

b/ The Tourism Services shall advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over tourism, registration for establishment of representative offices of foreign traders and foreign tourist enterprises operating in tourism domain.

c/ In cases where the Tourism Services are set up separately, the Trade and Tourism Services shall be renamed the Trade Services and their functions, tasks and organizational structures shall be properly adjusted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Fisheries Services shall be set up in coastal provinces or provinces where fisheries constitute a major economic branch which plays an important role in economic restructuring and employment in the localities.

b/ The Fisheries Services shall advise and assist the provincial-level People’s Committees in performing the function of State management over aquaculture as well as exploitation, processing, protection and development of aquatic resources.

c/ In cases where the Fisheries Services are set up separately, fisheries-related functions and tasks of the Agriculture and Rural Development Services shall be transferred to the Fisheries Services.

4. The Physical Training and Sports Services

a/ Physical Training and Sports Services shall be set up in provinces where mass movements of physical training and sports and high-achievement sports develop, where exist technical and material foundations such as stadiums, gymnasiums or training centers up to the standards prescribed for the provincial or higher level.

b/ The Physical Training and Sports Services shall advise and assist the provincial-level People's Committees in performing the functions of State management over physical training and sports.

c/ In cases where the Physical Training and Sports Services are set up, the Culture-Information, Physical Training and Sports Services shall be renamed the Culture and Information Services and their functions, tasks and organizational structures shall be properly adjusted.

5. Hanoi and Ho Chi Minh city may set up the Planning and Architecture Services.

The Planning and Architecture Services shall advise and assist the municipal People's Committees in performing the function of State management over architecture, urban construction planning, and rural population quarter-construction planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. The Ethnic Boards: Criteria for the establishment of the Ethnic Boards shall comply with the Government's Decree No. 53/2004/ND-CP of February 18, 2004 on consolidating the organization of ethnic affairs apparatuses under the People's Committees of all levels.

8. The Forest Ranger shall be organized according to hierarchical system; the functions, tasks, powers and organizational structure thereof shall be decided by the Prime Minister.

Chapter III

TASKS AND POWERS OF THE MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, AGENCIES ATTACHED TO THE GOVERNMENT AND PROVINCIAL-LEVEL PEOPLE'S COMMITTEES REGARDING THE ORGANIZATION OF PROFESSIONAL AGENCIES

Article 10.- The Minister of Home Affairs

1. In necessary cases, to propose the Prime Minister to decide on the establishment, merger or dissolution of professional agencies under the provincial-level People's Committees, aiming to meet the requirements of State management and the Government's management decentralization.

2. To coordinate with the branch-managing ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in providing detailed guidance on functions, tasks, powers and organizational structures of professional agencies under the provincial-level People's Committees.

3. To inspect, examine and settle complains and denunciations on the organization of professional agencies under the provincial-level People's Committees according to the provisions of this Decree and other relevant law provisions.

Article 11.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and heads of the agencies attached to the Government

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To promulgate criteria for the titles of heads and deputy-heads of professional agencies under the provincial-level People's Committees according to branches, domains under their management.

3. To provide professional direction and guidance for and professionally examine professional agencies under the provincial-level People's Committees according to branches, domains under their management as prescribed by law.

4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, guiding the functions, tasks, powers and organizational structures of professional agencies under the provincial-level People's Committees.

Article 12.- The provincial-level People's Committees

1. To submit to the provincial-level People's Councils:

a/ For approval, the structures of professional agencies under the provincial-level People's Committees as prescribed in Article 8 of this Decree;

b/ For decision, the establishment, merger or dissolution of a number of professional agencies under the provincial-level People's Committees as prescribed in Article 9 of this Decree.

2. To detail the tasks, powers and organizational structures of professional agencies under the provincial-level People's Committees according to the provisions of this Decree and other relevant legal documents.

Article 13.- The presidents of the provincial-level People's Committees

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Annually, to report on the organization and operation of provincial-level professional agencies to the provincial-level People's Councils and the Minister of Home Affairs.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 14.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

The provincial-level People's Committees shall complete the reorganization of professional agencies of the same level within 90 days after the effective date of this Decree.

2. To annul Decree No. 152/HDBT of December 13, 1983 of the Ministers Council on the tasks, powers and organizational structures of professional agencies under the provincial/municipal People's Committees, the Government's Decree No. 39/CP of May 18, 1994 on organizational system and tasks and powers of forest ranger, the Government's Decree No. 01/1998/ND-CP of January 3, 1998 on local medical system, and the Government's Decree No. 12/2001/ND-CP of March 27, 2001 on reorganizing a number of professional agencies under the provincial/municipal People's Committees and People's Committees of urban districts, rural districts, provincial capitals or cities.

Article 15.- Implementation responsibilities

1. The Minister of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister-Director of the Government's Office in, urging and inspecting the implementation of this Decree and report the implementation results to the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 171/2004/NĐ-CP ngày 29/09/2004 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.248

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.141.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!