Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2006/TT-BTS hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2005/NĐ-CP điều kiện sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủy sản

Số hiệu: 02/2006/TT-BTS Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản Người ký: Tạ Quang Ngọc
Ngày ban hành: 20/03/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2006/TT-BTS

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2006

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 59/2005/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 5 NĂM 2005 VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản (sau đây gọi chung là Nghị định), Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định như sau:

I. Về một số quy định chung (hướng dẫn một số nội dung quy định tại Chương I của Nghị định)

1. Hướng dẫn khoản 2 Điều 1 của Nghị định:

Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản; điều kiện đối với cá nhân hành nghề thú y thủy sản thực hiện theo quy định của Pháp lệnh của Thú y và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thú y (sau đây gọi là Nghị định số 33/2005/NĐ-CP), cụ thể:

a) Điều kiện sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Pháp lệnh Thú y Điều 52 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

b) Điều kiện kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Pháp lệnh Thú y Điều 54 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

c) Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh Thú y Điều 53 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

d) Điều kiện để thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản mới sản xuất trong nước hoặc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh Thú y Điều 57 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

đ) Điều kiện đối với người hành nghề thú y thủy sản thuộc phạm vi hành nghề nêu tại Điều 52 của Pháp lệnh Thú y thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Pháp lệnh Thú y Điều 64 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

2. Các trường hợp không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 59 (khoản 3 Điều 2 của Nghị định):

a) Hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản; kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm (bao gồm các hoạt động: mua bán, thu gom, bảo quản, vận chuyển thủy sản) có quy mô nhỏ, theo phương pháp thủ công không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định khi có thu nhập thấp theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi chung là Nghị định số 109/2004/NĐ-CP) nhưng phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và pháp luật về bảo vệ môi trường.

b) Điều kiện kinh doanh đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thủy sản tươi sống và đã chế biến; thu gom, bảo quản, vận chuyển thủy sản để tiêu dùng trực tiếp thực hiện theo Nghị định số 73/2002/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ về việc bổ sung hàng hóa, dịch vụ thương mại vào Danh mục 1 về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; Danh mục 3 về hàng hóa, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ; Thông tư của Bộ Thủy sản số 03/2002/TT-BTS ngày 31 tháng 12 năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

II. Quy định liên quan Giấy phép khai thác thủy sản

1. Mẫu Giấy phép khai thác thủy sản (khoản 3 Điều 4 của Nghị định):

Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chịu trách nhiệm ban hành mẫu Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này để sử dụng thống nhất trong cả nước.

2. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản:

Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản được cấp Giấy phép khai thác thủy sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định, cụ thể như sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên; việc đăng ký các loại tàu cá không lắp máy có trọng tải trên 0,5 tấn, chiều dài dưới 15 m hoặc tàu lắp máy có công suất máy chính dưới 20CV thực hiện theo Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản (sau đây gọi chung là Nghị định số 66/2005/NĐ-CP) và Thông tư của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

b) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 66/2005/NĐ-CP và phải còn thời hạn sử dụng.

c) Có Sổ danh bạ thuyền viên đối với tàu cá hoạt động tại các tuyến khai thác được quy định tại khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 66/2005/NĐ-CP.

d) Có Bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá theo quy định hiện hành của Bộ Thủy sản.

đ) Có nghề khai thác và ngư cụ khai thác phù hợp với quy định của Bộ Thủy sản và quy định của UBND cấp tỉnh đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản.

Bộ Thủy sản quy định:

- Không được sử dụng ngư cụ khai thác thủy sản có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định tại Phụ lục 2, Phụ lục 3 của Thông tư này;

- Phương tiện làm các nghề khai thác thủy sản kết hợp ánh sáng phải thực hiện quy định về việc sử dụng nguồn sáng trong khai thác thủy sản như sau:

+ Tại tuyến bờ: tổng công suất các cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác không được vượt quá 200 W với nghề rớ (vó cất lưới bằng trục quay tay), 500 W với nghề câu mực.

+ Tại tuyến lộng: tổng công suất các cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác làm các nghề lưới vây, vó, mành, câu mực, pha xúc không được vượt quá 5.000 W; công suất của mỗi bóng đèn dùng trong nghề pha xúc không được vượt quá 2000W và vị trí lắp đặt đèn pha phải cách mặt nước trên 1,2m.

+ Tại tuyến khơi: chưa quy định hạn chế tổng công suất các cụm chiếu sáng và giới hạn công suất của mỗi bóng đèn.

+ Khoảng cách giữa điểm đặt cụm sáng với cụm chà rạo hoặc nghề cố định không được dưới 500 m.

e) Ngoài các điều kiện nêu tại các điểm a, b, c, d và đ của khoản này còn phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khai thác thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thủy sản, trừ trường hợp không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định số 109/2004/NĐ-CP.

3. Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định, tổ chức, cá nhân không được cấp Giấy phép khai thác thủy sản trong các trường hợp sau:

a) Khai thác thủy sản tại khu vực cấm khai thác của các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, các khu vực cấm khai thác có thời hạn trong năm được quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này và các quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản.

b) Khai thác những đối tượng bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn (vào thời gian cấm khai thác) được quy định tại Phụ lục 5, Phụ lục 6 của Thông tư này và các văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản; khai thác các loài thủy sản mà Bộ Thủy sản công bố trữ lượng nguồn lợi bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng trong thời hạn còn hiệu lực của quyết định công bố; khai thác các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên để làm giống có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu cho phép khai thác được quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này, trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp tỉnh cho phép;

c) Những hoạt động khai thác thủy sản bị cấm bao gồm:

- Các hoạt động khai thác thủy sản sử dụng chất nổ, điện, công cụ kích điện hoặc tạo xung điện, hóa chất hoặc chất độc;

- Sử dụng các loại nghề hoặc công cụ chuyên khai thác cá nóc;

- Các nghề sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định tại điểm đ khoản 2 Mục II của Thông tư này;

- Các nghề và loại tàu khai thác thủy sản bị cấm hoạt động trong một số tuyến khai thác;

+ Tại tuyến bờ cấm các nghề: lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc ở tầng nước mặt), nghề kết hợp ánh sáng (trừ nghề rớ, câu tay mực) và các nghề khác mà UBND cấp tỉnh quy định đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản; các nghề khai thác thủy sản sử dụng tàu cá có công suất máy chính hoặc chiều dài đường nước thiết kế lớn hơn quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

+ Tại tuyến lộng cấm các nghề kết hợp ánh sáng sử dụng công suất nguồn sáng vượt quá quy định tại điểm đ khoản 2 Mục II của Thông tư này; các nghề khai thác thủy sản sử dụng tàu cá có công suất máy lớn hơn quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

d) Các tàu khai thác thủy sản đóng mới có công suất máy chính hoặc sử dụng các nghề bị cấm phát triển theo quy định của Bộ Thủy sản hoặc quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản.

Bộ Thủy sản quy định cấm phát triển:

- Các nghề kết hợp ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng;

- Các nghề te, xiệp, xịch, đáy trong sông, đáy biển;

- Tàu lắp máy có công suất dưới 90 sức ngựa làm nghề lưới kéo cá;

- Tàu lắp máy dưới 30 sức ngựa làm các nghề khác.

4. Thủ tục và trình tự cấp, gia hạn Giấy phép khai thác thủy sản:

a) Trường hợp xin cấp giấy phép lần đầu hoặc gia hạn giấy phép:

- Thủ tục, trình tự và lệ phí cấp giấy phép, gia hạn giấy phép theo quy định tại Điều 6 của Nghị định.

Đơn xin cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư này.

Đơn xin gia hạn giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này.

- Thời hạn của giấy phép được gia hạn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định. Số lần gia hạn Giấy phép không quá 03 lần.

b) Trường hợp đổi và cấp lại Giấy phép:

- Các trường hợp sau đây được cấp lại Giấy phép:

+ Giấy phép cũ bị rách nát trong quá trình sử dụng;

+ Giấy phép bị mất trong các trường hợp có lý do chính đáng được chính quyền địa phương nơi đăng ký tàu cá xác nhận.

- Các trường hợp sau đây được xét đổi Giấy phép:

+ Có sự thay đổi về tàu cá, ngư cụ, khu vực, thời gian hoạt động;

+ Giấy phép đã được gia hạn ba lần.

- Hồ sơ xin đổi và cấp lại Giấy phép bao gồm:

+ Đơn xin đổi hoặc cấp lại Giấy phép có xác nhận của UBND xã, phường nơi chủ tàu cá thường trú hoặc của cơ quan chủ quản cấp trên (trong trường hợp mất Giấy phép) theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này, kèm theo Giấy phép cũ (trừ trường hợp mất Giấy phép);

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định của Thông tư này;

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với trường hợp xin đổi Giấy phép do thay đổi tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm.

- Thời hạn của Giấy phép cấp lại như thời hạn của Giấy phép đã cấp; thời hạn của Giấy phép đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định.

- Mức thu lệ phí đổi hoặc cấp lại Giấy phép theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

5. Các trường hợp thu hồi Giấy phép theo quy định tại Điều 18 của Luật Thủy sản. Các hành vi vi phạm khác mà pháp luật đã quy định phải thu hồi Giấy phép như sau:

Tước quyền sử dụng Giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9; tịch thu và hủy Giấy phép giả đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều 10 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

6. Cơ quan cấp Giấy phép (Điều 7 của Nghị định):

Cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, đổi, cấp lại, thu hồi Giấy phép được quy định tại Điều 7 của Nghị định. Đối với những tỉnh có địa bàn rộng, số lượng tàu cá nhiều, các Sở quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, đổi, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với loại tàu cá lắp máy có công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 m.

III. Căn cứ pháp luật liên quan quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh của một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh có điều kiện

1. Sản xuất, kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản (Điều 9 của Nghị định)

a) Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định, nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải của cơ sở sản xuất ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản phải bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo quy định tại các Tiêu chuẩn Việt Nam số 6.1 và 6.2 Mục 6 Phụ lục 11 của Thông tư này.

b) Thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 9 của Nghị định, cơ sở sản xuất kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản phải tuân thủ các quy định pháp luật sau đây:

- Đối với hàng hóa là lưới đánh cá phải tuân thủ quy định tại khoản 5 Mục A Phần II của Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thủy sản;

- Đối với các trang thiết bị khai thác thủy sản phải tuân thủy quy định tại Mục II Thông tư của Bộ Thương mại số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

c) Thực hiện quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định, cơ sở sản xuất kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản phải tuân thủ quy định sau đây:

- Không được sản xuất, kinh doanh ngư cụ khai thác thủy sản có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định tại điểm d khoản 2 Mục II Thông tư này;

- Không được sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ, kíp nổ, dây cháy chậm, công cụ kích điện hoặc tạo xung điện.

- Không được sản xuất, kinh doanh các loại ngư cụ, trang thiết bị khai thác thủy sản bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Thủy sản hoặc quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản.

2. Đóng mới, cải hoán tàu cá (hướng dẫn Khoản 4 Điều 10 của Nghị định)

a) Nhà xưởng, trang thiết bị của cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá các loại (theo loại vật liệu và kích thước của tàu) phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Thủy sản.

b) Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Tiêu chuẩn Việt Nam được nêu tại điểm a khoản 1 Mục III Thông tư này.

3. Sản xuất, kinh doanh giống thủy sản (Điều 11 của Nghị định)

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả dịch vụ lưu giữ) giống thủy sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định, cụ thể như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp (điểm a khoản 1 Điều 11), trừ trường hợp có thu nhập thấp theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định số 109/2004/NĐ-CP;

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giữ của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y; yêu cầu về bảo vệ môi trường (điểm c khoản 1 Điều 11) theo quy định pháp luật hiện hành.

Các quy định pháp luật đã được ban hành và được quy định tại Thông tư này:

- Các Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Ngành đã được ban hành nêu tại mục 1, mục 2 Phụ lục 11 của Thông tư này;

- Quy định tại Phụ lục 12, Phụ lục 13 của Thông tư này.

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, đàn giống thương phẩm phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản do các Viện, Trung tâm nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản hoặc các trường có đào tạo về nuôi trồng thủy sản cấp, trừ trường hợp nhân viên kỹ thuật đã có trình độ trung cấp trở lên về nuôi trồng thủy sản (điểm d Khoản 1 Điều 11).

d) Cơ sở sản xuất giống thủy sản phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng đối với sản xuất giống thủy sản theo quy định của Bộ Thủy sản (điểm g khoản 1 Điều 11). Bộ Thủy sản đã ban hành quy trình kỹ thuật khuyến khích áp dụng đối với việc sản xuất một số giống thủy sản (Mục 3 Phụ lục 11 của Thông tư này).

đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đực giống, cái giống thủy sản, tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng động vật thủy sản phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi, ấp trứng và công nghệ nhân giống thủy sản do các viện, trung tâm nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản hoặc các trường có đào tạo về nuôi trồng thủy sản cấp (điểm b khoản 2 Điều 11).

e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đực giống, cái giống, tinh đực giống và ấu trùng động vật thủy sản phải thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng tinh, phôi và môi trường bảo quản, pha chế tinh, phôi; Quy chế quản lý khai thác, sử dụng đực giống, cái giống thủy sản, trứng giống, cấu trùng thủy sản theo quy định của Bộ Thủy sản (điểm c và đ khoản 2 Điều 11).

4. Nuôi trồng thủy sản (hướng dẫn khoản 3 và 4 Điều 12 của Nghị định)

a) Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vị sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành.

Các Tiêu chuẩn Ngành hiện hành được nêu tại Mục 4 Phụ lục 11 của Thông tư này.

b) Các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về bảo vệ môi trường liên quan cơ sở nuôi trồng thủy sản được nêu tại mục 2 Phụ lục 11 của Thông tư này.

Cơ sở nuôi tôm trong vùng nuôi tôm tập trung phải thực hiện các quy định tại Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

c) Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Thủy sản công bố;

- Không chứa các chất nằm trong danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 và các quy định pháp luật hiện hành khác;

- Cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm phải tuân thủ Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật nuôi ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản số 15/2002/QĐ-BTS ngày 17/5/2002.

5. Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản (hướng dẫn khoản 2 và khoản 4 Điều 13 của Nghị định)

a) Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải của cơ sở sản xuất thức ăn nuôi thủy sản phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với thức ăn nuôi thủy sản được sản xuất ra theo quy định pháp luật hiện hành.

b) Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải của cơ sở sản xuất thức ăn nuôi thủy sản phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường nước và không khí theo quy định tại các Tiêu chuẩn Việt Nam được nêu tại Mục 6 Phụ lục 11 của Thông tư này.

6. Kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản (hướng dẫn các khoản 3, 4 và 5 Điều 14 của Nghị định)

a) Nơi bảo quản, bày bán hàng phải thông thoáng, không ẩm ướt để bảo đảm chất lượng hàng hóa. Kho, tủ bảo quản và nơi bày bán thức ăn nuôi thủy sản phải riêng biệt đối với thuốc thú y thủy sản, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y của ngành Nông nghiệp (đối với cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa này);

Địa điểm kinh doanh phải xa bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có nhiều bụi hoặc chất độc hại ít nhất 100m; phải có thùng, sọt có nắp đậy kín để đựng rác.

b) Người quản lý hoặc nhân viên bán hàng của cơ sở phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành nuôi trồng thủy sản hoặc có chứng chỉ đã được các Viện nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản, các Trường có đào tạo về nuôi trồng thủy sản, các cơ quan quản lý nhà nước về thú y thủy sản hoặc cơ quan khuyến ngư tập huấn về thức ăn nuôi thủy sản và cấp.

c) Thức ăn kinh doanh phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại các Tiêu chuẩn Ngành được nêu tại mục 5 Phụ lục 11 của Thông tư này.

d) Thức ăn kinh doanh phải nằm trong Danh mục thức ăn nuôi thủy sản được phép sử dụng thông thường (được phép lưu hành) tại Việt Nam do Bộ Thủy sản công bố;

đ) Thức ăn kinh doanh phải được đóng trong bao bì và ghi nhãn theo quy định tại khoản 3 Mục A Phần II của Thông tư số 03/2000/TT-BTS của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thủy sản. Trên nhãn phải ghi thêm lời cam kết: “Thức ăn không chứa các chất bị cấm theo quy định của Bộ Thủy sản”.

7. Chế biến thủy sản (hướng dẫn các khoản 3, 4 và 6 Điều 15 của Nghị định)

a) Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thủy sản theo quy định tại các Tiêu chuẩn Ngành được nêu tại Mục 7 Phụ lục 11 của Thông tư này.

b) Cơ sở chế biến thủy sản phải tuân thủ Quy chế quản lý môi trường cơ sở chế biến thủy sản ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản số 19/2002/QĐ-BTS ngày 18/9/2002.

Cơ sở chế biến thủy sản xây dựng mới phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó đưa ra các giải pháp xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) phù hợp với các tiêu chuẩn về môi trường và chế độ giám sát môi trường, báo cáo này phải được cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh phê duyệt.

Đối với cơ sở chế biến thủy sản đang hoạt động phải bảo đảm tiêu chuẩn chất thải theo quy định tại các Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành được nêu tại mục 6 Phụ lục 11 của Thông tư này.

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản (trong đó có cơ sở chế biến thủy sản làm thực phẩm) theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2005/TTLT-BYT-BTS ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế và Bộ Thủy sản hướng dẫn phân công, phối hợp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và theo quy định hiện hành của Bộ Thủy sản. Căn cứ để kiểm tra, công nhận (cấp Giấy chứng nhận) cơ sở chế biến thủy sản làm thực phẩm đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là các Tiêu chuẩn Ngành được nêu tại Mục 7 Phụ lục 11 của Thông tư này.

d) Người lao động trực tiếp chế biến thủy sản không được mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế (có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền), phải định kỳ kiểm tra sức khỏe theo quy định tại các Tiêu chuẩn Ngành số 7.1 và 7.3 Mục 7 Phụ lục 11 của Thông tư này.

8. Kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm (hướng dẫn các khoản 3, 4 và 5 Điều 16 của Nghị định)

a) Nhà xưởng, kho chứa, các trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện thu mua, bảo quản, vận chuyển thủy sản chuyên dùng của cơ sở phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Tiêu chuẩn Ngành số 7.9 và Tiêu chuẩn Ngành số 7.1 (đối với cơ sở có sơ chế thủy sản) Mục 7 Phụ lục 11 của Thông tư này.

b) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ chỉ được phép sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, hóa chất nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế, thực hiện quy định của Bộ Thủy sản tại Tiêu chuẩn Ngành số 7.8 Mục 7 Phụ lục 11 của Thông tư này.

c) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải đảm bảo tiêu chuẩn chất thải bảo vệ môi trường theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam số 6.1 Phụ lục 11 của Thông tư này; đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y được quy định tại Tiêu chuẩn Ngành số 7.9 Mục 7 Phụ lục 11 của Thông tư này.

IV. Thanh tra, kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh; xử lý vi phạm

1. Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh các ngành nghề thủy sản (hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều 17 của Nghị định)

a) Thanh tra thủy sản thuộc Bộ Thủy sản có trách nhiệm:

- Tổ chức chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật đối với hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề thủy sản thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định;

- Trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan trong và ngoài Ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủy sản khi cần thiết; Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của Thanh tra thủy sản thuộc các Sở thủy sản hoặc Sở có quản lý nhà nước về thủy sản (sau đây gọi chung là Sở Thủy sản) đối với hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủy sản.

- Chỉ đạo cơ quan Thanh tra thủy sản thuộc các Sở Thủy sản thực hiện quy định của Bộ Thủy sản về thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủy sản đối với các tổ chức, cá nhân ở địa phương và cả các đơn vị thuộc Bộ, ngành trung ương, lực lượng vũ trang làm kinh tế đóng trên địa bàn quản lý; khi cần thiết có sự phối hợp với các cơ quan hữu quan ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ này.

b) Trách nhiệm của Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản:

- Tổ chức chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc công tác kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh các ngành nghề thủy sản thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này theo nhiệm vụ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;

- Trực tiếp hoặc phối hợp với Thanh tra thủy sản thuộc Bộ Thủy sản, các cơ quan hữu quan trong và ngoài Ngành kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh các ngành nghề thủy sản khi cần thiết theo nhiệm vụ của Cục đã được quy định;

- Theo chức năng, nhiệm vụ của Cục đã được quy định, chỉ đạo các Chi cục có chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản ở địa phương kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh các ngành nghề thủy sản của các tổ chức, cá nhân ở địa phương và các đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung ương, lực lượng vũ trang làm kinh tế đóng trên địa bàn quản lý của địa phương; khi cần thiết có sự phối hợp với các cơ quan hữu quan ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ này.

c) Thanh tra thủy sản và các Chi cục quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản ở cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các ngành nghề thủy sản theo thẩm quyền được quy định tại văn bản pháp luật hiện hành.

2. Xử lý vi phạm

a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định của Nghị định và Thông tư này thì bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định của Chính phủ số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002).

b) Chưa xử lý vi phạm đối với những hành vi chưa có căn cứ pháp lý để xác định mức độ vi phạm.

V. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 6/12/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thủy sản.

Thông tư này thay thế các quy định tại Mục A; các khoản 1, 2, 4 và 5 của Mục B Phần III Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2002/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ về việc bổ sung hàng hóa, dịch vụ thương mại vào Danh mục 1 về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện và Danh mục 3 về hàng hóa, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ.

2. Các Vụ, Cục, Viện, Trung tâm thuộc Bộ Thủy sản; các Sở Thủy sản, các Sở có quản lý nhà nước về thủy sản theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Thông tư này; trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc phải kịp thời phản ánh về Bộ Thủy sản.

Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành quy chế mở lớp tập huấn và cấp các loại chứng chỉ được quy định tại các điểm c và đ khoản 3, điểm b khoản 6 Mục III của Thông tư này.

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành các Tiêu chuẩn Ngành liên quan đến tàu cá, cảng cá, môi trường, nguồn lợi thủy sản.

Vụ Khoa học Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Quy chế quản lý khai thác, sử dụng tinh, phôi và môi trường bảo quản, pha chế tinh, phôi; Quy chế quản lý khai thác, sử dụng đực giống, cái giống thủy sản, trứng giống, ấu trùng thủy sản; các tiêu chuẩn cần thiết ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung.

3. Việc sửa đổi, bổ sung nội dung Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Thủy sản xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, KHCN, NN&PTNT, Y tế, Thương mại, Công nghiệp, Tư pháp Lao động - Thương binh và xã hội,
- Viện KSNDTC, TANDTC
- Tổng cục Hàng không dân dụng,
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp)
- Các Sở Thủy sản, Sở NN&PTNT (có quản lý thủy sản).
- Công báo,
- Lãnh đạo Bộ,
- Các Vụ, Cục, Thanh tra, VP Bộ.
- Các đơn vị trực thuộc Bộ,
- Lưu VT, PC

BỘ TRƯỞNG




Tạ Quang Ngọc

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

Mẫu Giấy phép khai thác thủy sản (mặt trước)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN

Tên tàu (nếu có):…………………………………………………………

Số đăng ký của tàu:………………………………………………………

Số Giấy phép:……………………………………………………………

BỘ THỦY SẢN

CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Mẫu Giấy phép khai thác thủy sản (mặt sau):

Họ tên chủ tàu: ……………………………… Điện thoại:………………………………

Nơi thường trú của chủ tàu:………………………………………………………………

Tên tàu (nếu có):…………………………………………………………………………

Số đăng ký của tàu:………………………………………………………………………

Cảng, bến đăng ký cập tàu:………………………………………………………………

Vật liệu vỏ tàu:……………………………………………………………………………

Kích thước chính của tàu (L max x B max.x D), m:

Tổng trọng tải của tàu:…………tấn; Sức chở tối đa:…………tấn

Máy chính: số lượng………chiếc; Tổng công suất máy chính:…………………cv

Số thuyền viên: ………người; Tần số liên lạc: …………………………

Được phép khai thác thủy sản trong các điều kiện sau:

Nghề khai thác

Vùng, tuyến hoạt động

Thời gian hoạt động

Nghề chính

Nghề phụ 1

Nghề phụ 2

Nghề phụ 3

Giấy phép này có giá trị đến ngày … tháng … năm …

Cấp tại: ………, ngày …… tháng …… năm……
NGƯỜI CẤP PHÉP
(Ký tên, đóng dấu)

Gia hạn Giấy phép:

Lần gia hạn

Thời gian gia hạn

Người gia hạn
(ký và đóng dấu)

Lần thứ nhất

từ ngày …… đến ngày ………

Lần thứ hai

từ ngày …… đến ngày ………

Lần thứ ba

từ ngày …… đến ngày ………

PHỤ LỤC 2

QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI BỘ PHẬN TẬP TRUNG CÁ CỦA CÁC NGƯ CỤ KHAI THÁC THỦY SẢN BIỂN
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

Số TT

Các loại ngư cụ

Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn

1

Rê trích

28

2

Rê thu ngừ

90

3

Rê mòi

60

4

Rê tôm he (1 lớp, 3 lớp lưới)

44

5

Rê tôm hùm

120

6

Vây rút chỉ, vỏ mảnh, rút, rùng, xăm bãi hoạt động ngoài vụ cá cơm

18

7

Các loại lưới đánh cá cơm (gồm có vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi, pha xúc hoạt động trong vụ cá cơm)

10

8

Lưới kéo cá:

- Thuyền thủ công và tàu lắp máu dưới 90 cv

28

- Tàu lắp máy từ 90 cv đến dưới 150 cv

34

- Tàu lắp máy từ 150 cv trở lên

40

9

Lưới kéo tôm:

- Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 45 cv

20

- Tàu lắp máy từ 45 cv trở lên

30

10

Các loại đăng

20

11

Đáy hàng cạn, đáy cửa sông, te, xiệp, xịch

18

12

Đáy biển hàng khơi

20

13

Lưới chụp mực

30

PHỤ LỤC 3:

QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI BỘ PHẬN TẬP TRUNG CÁ CỦA NGƯ CỤ KHAI THÁC THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

Số TT

Các loại ngư cụ

Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn

1

Lưới vây (lưới giựt, bao cá…)

18

2

Lưới kéo (thủ công, cơ giới)

20

3

Lưới kéo cá cơm

10

4

Lưới rê (lưới bén…)

40

Lưới rê (cá cơm)

10

Lưới rê (cá linh)

15

5

Vó (càng, gạt…)

20

6

Chài các loại

15

7

Đăng

18

8

Đáy

18

PHỤ LỤC 4

QUY ĐỊNH KHU VỰC CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN TRONG NĂM
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

TT

Khu vực cấm

Thuộc tỉnh

Tọa độ

Thời gian cấm

Độ sâu (m)

1

Hòn Mỹ - Hòn Miều

Quảng Ninh

21018’N - 21024’N

107042’E - 107050’E

15/4 - 31/7

2

Quần đảo Cô Tô

Quảng Ninh

20056’N - 21006’N

107040’E - 107053’E

15/2 - 15/6

3

Cát Bà - Ba Lạt

Hải Phòng

- Thái Bình

20026’N - 21006’E

106030’E - 107030’E

15/4 - 31/7

4

Hòn Nẹ - Lạch Ghép

Thanh Hóa

19030’N - 1015’N

105050’E - 106030’E

15/4 - 31/7

5

Ven bờ Vịnh Diễn Châu

Nghệ An

18058’N - 9001’N

105035’E - 105037’E

01/3 - 30/4

6

Ven Bờ biển Bạc Liêu

Bạc Liêu

01/4 - 30/6

0 - 5

7

Ven bờ biển Cà Mau

Cà Mau

01/4 - 30/6

0 - 5

8

Ven bờ biển Kiên Giang

Kiên Giang

01/4 - 30/6

0 - 5

PHỤ LỤC 5

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Trai ngọc

Pteria maxima

2

Cá cháy

Tenualosa toli

3

Cá Chình mun

Anguilla bicolor pacifica

4

Cá Anh vũ

Semilabeo notabilis

5

Cá Tra dầu

Pangasianodon gigas

6

Cá Cóc Tam Đảo

Paramesotriton deloustali

7

Cá Sấu hoa cà

Crocodylus porosus

8

Cá Sấu Xiêm

Crocodylus siaminsis

9

Cá Heo

Lipotes vexillifer

10

Cá Voi

Balaenoptera musculus

11

Cá Ông sư

Neophocaena phocaenoides

12

Cá Nàng tiên

Dugong dugon

13

Cá Hô

Catlocarpio siamensis

14

Cá Chìa vôi sông

Crenlolens sarissophorus

15

Vích và trứng

Lepidochelys olivacea

16

Rùa da và trứng

Dermochelys coriacea

17

Đồi mồi dứa và trứng

Chelonia mydas

18

Đồi mồi và trứng

Eretmochelys imbricata

19

Bộ San hô cứng

Scleractinia

20

Bộ san hô sừng

Gorgonacea

21

Bộ san hô đen

Pennatulacea

PHỤ LỤC 6

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN TRONG NĂM
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Thời gian cấm khai thác

A

Tôm, cá biển

1

Tôm Hùm ma

Panulirus penicillatus

Từ 01/4 - 31/7

2

Tôm Hùm sỏi

P.homarus

nt

3

Tôm Hùm đỏ

P.longipes

nt

4

Tôm Hùm lông

P.stimpsoni

nt

5

Tôm hùm bông

P. ornatus

nt

6

Cá Măng biển

Chanos chanos

Từ 01/3 - 31/5

7

Cá Mòi dầu

Nematalusa nasus

nt

8

Cá Mòi cờ hoa

Clupanodon thrissa

nt

9

Cá Mòi chấm

Konoirus punctatus

nt

10

Cá Đường

Otolithoides biauritus

nt

11

Cá Gộc

Polidactylus plebeius

nt

12

Cá Nhụ

Eleutheronema tetradactylum

nt

B

Nhuyễn thể

13

Sò lông

Anadara antiquata

Từ 01/4 - 31/7

14

Điệp dẻ quạt

Chlamys senatoria

nt

15

Dòm nâu

Modiolus philippinarum

nt

16

Bàn mai

Pinna vexillum

nt

17

Nghêu trắng

Meretrix lyrata

Từ 01/6 - 30/11

18

Nghêu lụa

Paphia undulata

Từ 01/6 - 30/11

19

Trai tai tượng

Tridacna maxima

Từ 01/4 - 31/7

Tridacna crocea

Từ 01/4 - 31/7

Tridacna squamosa

Từ 01/4 - 31/7

C

Tôm, cá nước ngọt

20

Cá Lóc

Channa striata

Từ 01/4 - 1/6

21

Cá Lóc bông

Channa micropeltes

nt

22

Tôm Càng xanh

Macrobracchium rosenbergii

Từ 01/4 - 30/6

23

Cá Sặt rằn

Trichogaster pectoralis

Từ 01/4 - 01/6

24

Cá Rô đồng

Anbas testudineus

nt

25

Cá Trê vàng

Clarias macrocephalus

nt

26

Cá Thát lát

Notopterus notopterus

nt

27

Cá Linh

Cirrhinus jullieni

Từ 01/6 - 30/8

PHỤ LỤC 7:

KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA CÁC LOÀI THỦY SẢN KINH TẾ SỐNG TRONG CÁC VÙNG NƯỚC TỰ NHIÊN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

1. Cá biển: (Kích thước được tính từ đầu mõn đến chẽ vây đuôi)

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)

1

Cá Trích xương

Sardinella jussieni

80

2

Cá Trích tròn

S.aurita

100

3

Cá Cơm

Anchoviella spp.

(trừ Stolephorus tri)

50

4

Cá nục sồ

Decapterus maruadsi

120

5

Cá Chỉ vàng

Selaroides leptolepis

90

6

Cá Chim đen

Perastromateus niger

310

7

Cá Chim trắng

Pampus argentens

200

8

Cá Thu chấm

Scomberomorus guttatus

320

9

Cá Thu nhật

Scomber japonicus

200

10

Cá Thu vạch

Scomberomarus commerson

730

11

Cá Úc

Arius spp.

250

12

Cá Ngừ chù

Auxis thazard

220

13

Cá Ngừ chấm

Euthynnus affinis

360

14

Cá Bạc má

Rastrelliger kanagurta

150

15

Cá Chuồn

Cypselurus spp.

120

16

Cá Hố

Trichiurus lepturus

200

17

Cá Hồng đỏ

Lutianus erythropterus

260

18

Cá Mối

Saurida spp.

200

19

Cá Sủ

Miichthys miiuy

330

20

Cá Đường

Otolithoides biauritus

830

21

Cá Nhụ

Eleutheronema tetradactylum

820

22

Cá Gộc

Polydactylus plebeius

200

23

Cá Mòi

Clupanodon spp.

200

24

Cá Lạt (dưa)

Muraenesox cinereus

900

25

Cá Cam

Seriolina nigrofasciata

300

26

Cá Bè cam (bò)

Seriola dumerili

560

27

Họ Cá Song

Serranidae (Epinephelus spp., Cephalopholis spp., Serranus spp.)

250

28

Cá Lượng vàng

Dentex tumifrons

150

29

Cá Lượng

Nemipterus spp.

150

30

Cá Hè xám

Gymnocranius griseus

150

31

Cá đé

Ilisha elongata

180

2. Tôm biển: (tính từ hố mắt đến cuối đốt đuôi)

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)

1

Tôm Rảo

Metapenaeus ensis

85

2

Tôm Bộp (chì)

M.affinis

95

3

Tôm Vàng

M.joyneri

90

4

Tôm Đuôi xanh

M.intermedius

95

5

Tôm Bạc nghệ

M.tenuipes

85

6

Tôm Nghệ

M.brevicornis

90

7

Tôm He mùa

P.enaeus merguiensis

110

8

Tôm Sú

P.monodon

140

9

Tôm He trắng

P.indicus

120

10

Tôm He rằn

P.semisulcatus

120

11

Tôm He Nhật

P.japonicus

120

12

Tôm Hùm ma

Panulirus penicillatus

200

13

Tôm Hùm sỏi

P.homarus

175

14

Tôm Hùm đỏ

P.longipes

160

15

Tôm Hùm long

P.stimsoni

160

16

Tôm Hùm bông

P.ornatus

230

3. Tôm nước ngọt: (Tính từ hố mắt đến cuối đốt đuôi)

1

Tôm Càng xanh

Macrobrachium rosenbergii

100

4. Các loài thủy sản biển:

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)

1

Mực ống

Loligo edulis

Loligo chinensis

250

200

2

Mực lá

Sepioteuthis lessoniana

120

3

Mực nang

Sepia pharaonis

100

4

Bào ngư

Haliotis diversicolor

70

5

Sò huyết

Arca granosa

30

6

Điệp tròn

Placuna placenta

75

7

Điệp quạt

Chlamys nobilis

60

8

Hải sâm

Holothuria vagabunda

170

9

Cua

Scylla serrata

100

Scylla paramamosaim

100

10

Sá sung

Sipunculus nudus

100

11

Ngao

Meretrix lusoria

50

12

Cua Huỳnh đế

Ranina ranina

100

13

Cầu gai sọ dừa

Tripneustes grarilla

50

14

Sò lông

A.antiquata

55

16

Dòm nâu

Modiolus philippinarum

120

17

Ốc hương

Babylonia areolata

55

18

Nghêu lụa

Meretrix lyrata

30

19

Ghẹ xanh

Portunus pelagicus

100

20

Ghẹ ba chấm

P. sangulnolentus

100

21

Mực ống beka

Logig beka

60

22

Trai tai tượng

Tridacna maxima

340

Tridacna crocea

140

Tridacna squamosa

350

5. Cá nước ngọt (Tính từ mõm đến chẽ vây đuôi)

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)

1

Cá Chép

Cyprinus carpio

150

2

Cá Sỉnh gai

Onychostoma laticeps

200

3

Cá Hỏa

Labeo tonkinensis

430

4

Cá Rầm xanh (lòa)

Bangana lemassoni

130

5

Cá Trôi

Cirrhina molitorella

220

6

Cá Chày đất

Spinibarbus hollandi

150

7

Cá Bỗng

Spinibarbichthys denticulatus

400

8

Cá Trắm đen

Mylopharyngodon piceus

470

9

Cá Trắm cỏ

Ctenopharyngodon idellus

550

10

Cá Mè trắng

Hypophthalmichthys molitrix

300

11

Lươn

Monopterus albus

360

12

Cá Chiên

Bagarius rutilus

450

13

Cá Viền

Megalobrama terminalis

230

14

Cá Tra

Pangasianodon hypophthalmus

300

15

Cá Bông (cá Lóc bông)

Channa micropeltes

380

16

Cá Trê vàng

Clarias macrocephalus

200

17

Cá Trê trắng

Clarias batrachus

200

18

Cá Sặt rằn

Trichogaster pectoralis

100

19

Cá Duồng bay

Cirrhinus microlepis

170

20

Cá Cóc

Cyclocheilichthys enoplos

200

21

Cá Dầy

Cyprinus centralus

160

22

Cá Sỉnh

Onychostoma gerlachi

210

23

Cá Chát trắng

Acrossochelllus krempfi

200

24

Cá He vàng

Barbonymus altus

100

25

Cá Ngão gù

Erythroculter recuvirostris

260

26

Cá Chày mắt đỏ

Squaliobalbus curriculus

170

27

Cá Ngựa nam

Mampala macrolepidota

180

28

Cá Ngạnh

Cranogalnis sinensis

210

29

Cá Rô đồng

Anabas testudineus

80

30

Cá Chạch sông

Mastacembelus armatus

200

31

Cá lóc (cá Quả)

Channa striata

220

32

Cá Linh ống

Henicorhynchus siamensis

50

33

Cá Mè vinh

Barbonymus gonionotus

100

34

Cá Bống tượng

Oxyeleotris marmorata

200

35

Cá Thát lát

Notopterus notopterus

200

36

Cá Chài

Leptobarbus hoevenii

200

37

Cá Lăng chốm

Hemibargrus gruttatus

560

38

Cá Lăng đen (Quất)

Hemibargrus pluriradiatus

500

39

Cá chình

Angulla marmorata

500

40

Cá Nhưng

Carassioides cantonensis

150

Tỷ lệ cho phép lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy định không quá 15% sản lượng thủy sản khai thác được (lấy tối thiểu 3 mẫu ngẫu nhiên để tính tỷ lệ bình quân).

PHỤ LỤC 8:

(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN

Kính gửi:…………………………………………………………………

Tên chủ tàu: ……………………………………………… Điện thoại:.....................................

Số chứng minh nhân dân..............................................................................................

Nơi thường trú:............................................................................................................

Đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp Giấy phép khai thác thủy sản với nội dung đăng ký như sau:

Tên tàu:…………………………………………; Loại tàu......................................................

Số đăng ký tàu:...........................................................................................................

Năm, nơi đóng tàu:......................................................................................................

Tần số liên lạc của đài tàu (nếu có) …………………, ngày cấp ……………, nơi cấp..........

...................................................................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức (CV)

Ghi chú

No 1

No 2

No 3

Ngư trường hoạt động.................................................................................................

Cảng, bến đăng ký cập tàu:..........................................................................................

Nghề khai thác chính:……………………………Nghề phụ.................................................

Tên đối tượng khai thác chính:......................................................................................

Mùa khai thác chính: từ tháng … năm …… đến tháng … năm ........................................

Mùa khai thác phụ: từ tháng … năm …… đến tháng … năm ..........................................

Kích thước mắt lưới ở bộ phận chứa cá 2a, mm:...........................................................

Phương pháp bảo quản sản phẩm:...............................................................................

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thủy sản đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

Người làm đơn (Chủ tàu)

PHỤ LỤC 9:

(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày …… tháng …… năm ……

ĐƠN XIN GIA HẠN GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN

Kính gửi: ……………………………………………………

Tên chủ tàu: ……………………………………………… Điện thoại:.....................................

Nơi thường trú:............................................................................................................

Số chứng minh nhân dân..............................................................................................

Tần số liên lạc của đài tàu (nếu có) ……………, ngày cấp...............................................

nơi cấp........................................................................................................................

Giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp mang số:……………………………, được cấp ngày… tháng… năm……; hết thời hạn sử dụng vào ngày … tháng … năm ……

Đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản gia hạn Giấy phép khai thác thủy sản lần thứ…… để tàu của tôi tiếp tục được phép hoạt động khai thác thủy sản

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thủy sản đúng nội dung được ghi trong giấy phép được gia hạn và chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

Đại diện chủ tàu

PHỤ LỤC 10:

(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày …… tháng …… năm ……

ĐƠN XIN ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN

Kính gửi: ………………………………………………

Tên chủ tàu:…………………………………… Điện thoại:...................................................

Nơi thường trú:............................................................................................................

Số chứng minh nhân dân:.............................................................................................

Tần số liên lạc của đài tàu (nếu có)…………………………..… ngày cấp: ........................ ,

nơi cấp........................................................................................................................

Giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp mang số:……………………….……, được cấp ngày…tháng…năm……; hết thời hạn sử dụng vào ngày … tháng … năm……

Giấy phép nêu trên đã bị (nêu rõ lý do đề nghị đổi hoặc cấp lại):....................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đổi/ cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản để tàu của tôi tiếp tục được phép hoạt động khai thác thủy sản.

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thủy sản đúng nội dung được ghi trong giấy phép được đổi/cấp lại và chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

Người làm đơn (chủ tàu)

PHỤ LỤC 11.

CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TIÊU CHUẨN NGÀNH HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ THỦY SẢN
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

1. Về Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản:

1.1. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 173:2001 Trung tâm giống thủy sản cấp  I- Yêu cầu chung;

1.2. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 92:2005 Cơ sở sản xuất giống tôm biển - Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y;

1.3. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 220:2005 Cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh - Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y.

2. Về quy định về bảo vệ môi trường nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản:

2.1. TCVN 5524-1995 Chất lượng nước - Yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn;

2.2. TCVN 5525-1996 Chất lượng nước - Yêu cầu chung về bảo vệ nước ngầm;

2.3. TCVN 5942-1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt;

2.4. TCVN 5943-1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ;

2.5. TCVN 5944-1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.

3. Về quy trình kỹ thuật sản xuất một số giống thủy sản (khuyến khích áp dụng):

3.1. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 120:1998 Quy trình sản xuất giống cá Catla;

3.2. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 125:1998 Quy trình ương tôm sú, tôm he từ P15 đến 45 ngày tuổi;

3.3. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 109:1998 Quy trình kỹ thuật sản xuất giống rong câu chỉ vàng;

3.4. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 211:2004 Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Tra;

3.5. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 212:2004 Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Ba sa;

3.6. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 215:2004 Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Bỗng.

4. Về điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản:

4.1. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 176:2002 Cơ sở nuôi cá Ba sa, cá tra trong bè - Điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;

4.2. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 190:2004 Cơ sở nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

4.3. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 191:2004 Vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

4.4. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 192:2004 Vùng nuôi cá bè - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

4.5. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 193:2004 Vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Về Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với thức ăn nuôi trồng thủy sản:

5.1. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 102:2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm sú;

5.2. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 187:2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm càng xanh;

5.3. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 188:2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và cá Ba sa.

5.4. Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 189:2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Rô phi.

6. Về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản; sản xuất thức ăn nuôi thủy sản và cơ sở chế biến thủy sản:

6.1. TCVN 5945-1995 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải;

6.2. TCVN 5939-1995 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

6.3. TCVN 5940-1995 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ.

7. Về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thủy sản, kinh doanh nguyên liệu dùng cho chế biến thủy sản:

7.1. Tiêu chuẩn Ngành 28TCN130:1998 Cơ sở chế biến thủy sản - Điều kiện chung bảo đảm VSATTP;

7.2. Tiêu chuẩn Ngành 28TCN137:1999 Cơ sở sản xuất đồ hộp - Điều kiện đảm bảo VSATTP;

7.3. Tiêu chuẩn Ngành 28TCN138:1999 Cơ sở chế biến thủy sản ăn liền - Điều kiện đảm bảo VSATTP;

7.4. Tiêu chuẩn Ngành 28TCN139:1999 Cơ sở chế biến thủy sản khô - Điều kiện đảm bảo VSATTP.

7.5. Tiêu chuẩn Ngành 28TCN175:2002 Cơ sở sản xuất nước mắm - Điều kiện đảm bảo VSATTP.

7.6. Tiêu chuẩn Ngành 28TCN136:1999 Cơ sở sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Điều kiện đảm bảo VSATTP.

7.7. Tiêu chuẩn Ngành 28TCN129:1998 Cơ sở chế biến thủy sản theo chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm.

7.8. Tiêu chuẩn Ngành 28TCN156:2000 Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thủy sản.

7.9. Tiêu chuẩn Ngành 28TCN164:2000 Cơ sở thu mua thủy sản - Điều kiện đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

PHỤ LỤC 12:

GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC BIỂN VÙNG NUÔI THỦY SẢN VEN BỜ
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

TT

Thông số

Đơn vị tính

Công thức hóa học

Giá trị giới hạn

1

PH

6.5 - 8.5

2

Ôxy hòa tan

mg/l

≥ 5

3

BOD5 (200C)

"

< 10

4

Chất rắn lơ lửng

"

50

5

Asen

"

As

0,001

6

Amoniac (tính theo N)

"

NH3

0,50

7

Cadimi

"

Cd

0,001

8

Chì

"

Pb

0,02

9

Crom (VI)

"

Cr+6

0,01

10

Crom (III)

"

Cr+3

0,10

11

Clo

"

Cl2

0,01

12

Đồng

"

Cu

0,01

13

Florua

"

F-

1,50

14

Kẽm

"

Zn

0,01

15

Mangan

"

Mn

0,10

16

Sắt

"

Fe

0,10

17

Thủy ngân

"

Hg

0,002

18

Sulfua

"

S-2

0,005

19

Xianua

"

CN-1

không

20

Phenol tổng số

"

0,001

21

Váng dầu mỡ

"

không

22

Nhũ dầu mỡ

"

1,0

23

Tổng hóa chất bảo vệ thực vật

"

0,01

24

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

không

25

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

không

26

Coliform

MPN/100ml

1,000

Các chất thải có số thứ tự 5, 7, 8, 9, 17, 10, 19, 24 và 25 là các chất thải đặc biệt nguy hại (căn cứ quy định tại Danh mục A kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại).

PHỤ LỤC 13:

GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG VÙNG NƯỚC NGỌT NUÔI THỦY SẢN
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản)

TT

Thông số

Đơn vị tính

Công thức hóa học

Giá trị giới hạn

1

PH

5,5 - 8,5

2

BOD5(200C)

mg/l

< 25

3

COD

"

35 < COD < 100

4

Oxy hòa tan

"

> 3

5

Chất rắn lơ lửng

"

80

6

CO2

"

12

7

Asen

"

As

0,001

8

Magiê

"

Mg

50

9

Cadimi

"

Cd

0,001

10

Chì

"

Pb

0,02

11

Crom (VI)

"

Cr+6

0,01

12

Crom (III)

"

Cr+3

1,0

13

Đồng

"

Cu

1,0

14

Kẽm

"

Zn

2,0

15

Mangan

"

Mn

0,1

16

Niken

"

Ni

1,0

17

Sắt

"

Fe

2,0

18

Thủy ngân

"

Hg

0,002

19

Amoniac (tính theo N)

"

NH3

1,0

20

Nitrit (tính theo N)

"

NO2

< 0,01

21

Florua

"

F-

1,5

22

Sulfua hyđro

"

H2S

< 0,01

23

Xianua

"

CN-1

không

24

Phenol (tổng số)

"

0,02

25

Váng dầu mỡ

"

Không

26

Nhũ dầu mỡ

"

0,3

27

Chất tẩy rửa

"

0,2

28

Coliform

MPN/100ml

5,000

29

Các chất bảo vệ thực vật (trừ DDT)

mg/l

0,15

30

DDT

mg/l

0,01

31

Tổng hoạt động độ phóng xạ α

Bq/l

không

32

Tổng hoạt động độ phóng xạ b

Bq/l

không

Các chất thải có số thứ tự 7, 9, 10, 11, 18, 23, 31 và 32 là các chất thải đặc biệt nguy hại (căn cứ quy định tại Danh mục A kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại).

THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 02/2006/TT-BTS

Hanoi, March 20, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT'S DECREE No. 59/2005/ND-CP OF MAY 4, 2005, ON PRODUCTION AND BUSINESS CONDITIONS OF A NUMBER OF FISHERIES TRADES

Pursuant to the Government's Decree No. 43/2003/ND-CP of May 2, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Fisheries;

Pursuant to the Government's Decree No. 59/2005/ ND-CP of May 4, 2005, on production and business conditions of a number of fisheries trades (hereinafter referred to as the Decree), the Ministry of Fisheries hereby guides the implementation of the Decree as follows:

I. ON GENERAL PROVISIONS (guiding some provisions of Chapter I of the Decree)

1. Guidance on Clause 2, Article 1 of the Decree:

The conditions on organizations and individuals producing, trading in, importing and circulating veterinary drugs, bio-products, microorganisms and chemicals used in aquatic animal medicine and conditions on individuals practicing aquatic animal medicine shall comply with the provisions of the Ordinance on Veterinary Medicine and the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing the implementation of the Ordinance on Veterinary Medicine (hereinafter referred to as Decree No. 33/2005/ND-CP), specifically:

a/ Conditions for production, processing and portioning of veterinary drugs, bio-products, microorganisms and chemicals used in aquatic animal medicine shall be as defined in Article 38 of the Ordinance on Veterinary Medicine and Article 52 of Decree No. 33/2005/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Conditions for import of veterinary drugs, bio-products, microorganisms and chemicals used in aquatic animal medicine shall be as defined in Article 48 of the Ordinance on Veterinary Medicine and Article 53 of Decree No. 33/2005/ND-CP.

d/ Conditions for permission to circulate in Vietnam veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals used in aquatic animal medicine which are newly produced or imported for the first time in the country shall be as defined in Article 40 of the Ordinance on Veterinary Medicine and Article 57 of Decree No. 33/2005/ND-CP.

e/ Conditions on aquatic animal medicine practitioners who practice their profession within the scope defined in Article 52 of the Ordinance on Veterinary Medicine shall be as defined in Article 53 of the Ordinance on Veterinary Medicine and Article 64 of Decree No. 33/2005/ND-CP.

2. Cases not subject to Decree No. 59 (Clause 3, Article 2 of the Decree):

a/ Households and individuals involved in aquaculture, aquatic product processing, trading in aquatic materials for food processing (including trading in, collecting, preserving and transporting aquatic products) on a small scale and by manual methods shall not be subject to the Decree when they earn low incomes according to the provisions of Clause 2, Article 24 of the Government's Decree No. 109/2004/ ND-CP of April 2, 2004, on business registration (hereinafter referred to as Decree No. 109/2004/ND-CP), provided that they ensure all conditions for food hygiene and safety and environmental protection as provided for by the laws on food hygiene and safety and environmental protection.

b/ Business conditions on organizations and individuals trading in raw, fresh and processed aquatic products; collecting, preserving and transporting aquatic products for direct human consumption shall be as defined in the Government's Decree No. 73/2002/ND-CP of August 20, 2002, on the addition of commercial goods and services to List 1 of goods banned from circulation and commercial services banned from provision; List 3 of goods and commercial services subject to business conditions issued together with the Government's Decree No. 11/1999/ ND-CP of March 3,1999, and the Fisheries Ministry's Circular No. 03/2002/TT-BTS of December 31, 2002, guiding the implementation of this Decree.

II. PROVISIONS ON AQUATIC RESOURCE EXPLOITATION PERMITS

1. Form of aquatic resource exploitation permit (Clause 3, Article 4 of the Decree).

The Aquatic Resource Exploitation and Protection Department shall be responsible for issuing the form of aquatic resource exploitation permit as defined in Appendix 1 to this Circular for nationwide use.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To be granted permits, organizations and individuals must meet all the conditions defined in Clause 1, Article 5 of the Decree, specifically:

a/ Having certificates of fishing vessel registration, for powered fishing vessels with total main motor capacity of 20 horse powers or more or non-powered vessels with a design waterline length of 15 m or more; the registration of non-powered fishing vessels with a capacity of over 0.5 ton and a length of under 15 m or powered vessels with total main engine capacity of under 20 CV shall comply with the Government's Decree No. 66/2005/ND-CP of May 19, 2005, on assurance of safety for persons and fishing vessels engaged in fisheries activities (hereinafter referred to as Decree No. 66/2005/ND-CP) and the Fisheries Ministry's Circular guiding the implementation of this Decree.

b/ Having certificates of technical safety, for types of vessel defined at Point a, Clause 1, Article 10 of Decree No. 66/2005/ND-CP, which are still valid;

c/ Having crewmember books, for vessels operating along exploitation routes defined in Clause 3, Article 12 of Decree No. 66/2005/ND-CP.

d/ Having shipmaster's and chief engineer's diplomas according to current regulations of the Ministry of Fisheries;

e/ Practicing suitable exploitation trades and possessing fishing gear according to regulations of the Ministry of Fisheries and regulations of the provincial-level People's Committees already approved by the Ministry of Fisheries.

The Ministry of Fisheries shall provide for:

- The ban on use of fishing gear with mesh sizes smaller than those specified in Appendix 2 or Appendix 3 to this Circular;

- The compliance of means used in exploiting aquatic resources with the aid of artificial light with the following regulations on the use of lighting sources in aquatic resource exploitation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For inshore areas: the total capacity of lighting equipment used by a single exploiting unit shall not exceed 5,000 W, for fishing with luoi vay (purse seine), vo, manh (lift net), fishing squid with hook or cast net, and pha xuc (fishing with stick-held dip net); light bulbs used in pha xuc fishing shall have an output of no more than 2,000 W each and must be installed over 1.2 m above water surface.

+ For offshore areas: No limit is set on the total capacity of lighting equipment and the output of each light bulb.

+ The distance between the location of a lighting post and the location of cha rao (artificial luring objects) or a fixed fishing trade shall not be less than 500 m.

f/Apart from the conditions defined at Points a, b, c, d and e of this Clause, the certificate of aquatic resource exploitation business registration defined in Clause 1, Article 17 of the Law on Fisheries is also required, except for cases not subject to business registration defined in Clause 2, Article 24 of Decree No. 109/2004/ND-CP.

3. In implementation of Clause 2, Article 5 of the Decree, organizations and individuals shall not be granted aquatic resource exploitation permits in the following cases:

a/ Exploitation of aquatic resources in no-exploitation areas in marine conservation zones, inland water conservation zones, areas where exploitation is banned for definite periods in a year as defined in Appendix 4 to this Circular and according to regulations of provincial-level People's Committees already approved by the Ministry of Fisheries.

b/ Exploitation of objects banned from exploitation or banned from exploitation for definite periods (during the ban time) as defined in Appendix 5 and Appendix 6 to this Circular and according to regulations of the provincial-level People's Committees already approved by the Ministry of Fisheries; exploitation of aquatic species on the list of those whose reserves are seriously diminishing or threatened with extinction according to decisions of the Ministry of Fisheries which remain effective; exploitation for use as seeds of aquatic species which live in natural water areas and are of sizes smaller than the minimum sizes permitted for exploitation as defined in Appendix 7 to this Circular, except for cases permitted by provincial-level state management agencies in charge of aquatic resource exploitation and protection;

c/ Prohibited aquatic resource exploitation activities include:

- Activities of exploiting aquatic resources with dynamite, electricity, electricity-generating or electric pulse-charging devices, chemicals or noxious substances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Fishing trades using fishing gear with mesh sizes smaller than the sizes specified at Point e, Clause 2, Section II of this Circular;

- Fishing trades and vessels of types banned from operation along certain exploitation routes:

+ For onshore fishing, the following trades are banned: trawl fishing (excluding trawling to fish small shrimps in surface water layer), light fishing (excluding fishing with lift net, hand line of squid) and other fishing trades banned by provincial-level People's Committees and approved by the Ministry of Fisheries; fishing trades employing fishing vessels with a main motor capacity larger than or a design watedine length longer than the level defined in the Government's decree on management of exploitation of aquatic resources by Vietnamese organizations and individuals in Vietnam's seas.

+ For inshore fishing, the following fishing trades are banned: light fishing using lighting sources exceeding the level defined at Point e, Clause 2, Section II of this Circular; fishing with fishing vessels having a main motor capacity larger than or a design waterline length longer than the level defined in the Government's decree on management of exploitation of aquatic resources by Vietnamese organizations and individuals in Vietnam's seas.

d/ Newly built fishing vessels with a main motor capacity or employing fishing trades banned from development according to regulations of the Ministry of Fisheries or regulations of provincial-level People's Committees already approved by the Ministry of Fisheries.

The Ministry of Fisheries bans the development of:

Light fishing in coastal and inshore areas;

- Fishing trades with te, xiep, xich, day nets in rivers or seabed;

- Powered vessels with a capacity of under 90 horse powers, used for fishing with trawl nets;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Procedures and process of grant and extension of aquatic resource exploitation permits:

a/ First-time application for permits or extension of permits:

- The procedures and process of and fees for the grant or extension of permits shall comply with the provisions of Article 6 of the Decree.

The form of application for a permit is included in Appendix 8 to this Circular (not printed herein).

The form of application for extension of a permit is included in Appendix 9 to this Circular (not printed herein).

- The validity duration of an extended permit shall comply with the provisions of Clause 3, Article 5 of the Decree. Each permit may be extended for no more than 03 times.

b/ Renewal and re-grant of permits:

- Permits may be re-granted in the following cases:

+ Permits are torn out in the course of use;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Permits may be renewed in the following cases:

+ There is a change in the fishing vessel, fishing gear, area and time of operation;

+ Permits have been extended three times.

- A dossier of application for renewal or re-grant of a permit comprises:

+ An application for renewal or re-grant of permit, with certification given by the People's Committee of the commune or ward where the fishing vessel owner resides or by the managing agency (in case of loss of permits), made according to the form included in Appendix 10 to this Circular (not printed herein), enclosed with the old permit (except for the case of loss of permits);

+ The fishing vessel's certificate of registration as prescribed in this Circular;

+ The fishing vessel's certificate of technical safety, for cases of application for renewal of permits for changed vessels subject to registration.

- The validity duration of a re-granted permit shall be that of the granted permit; the validity duration of a renewed permit shall comply with the provisions of Clause 2, Article 4 of the Decree.

- The rates of fee for renewal or change of permits shall comply with current regulations of the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cases of permit withdrawal are specified in Article 18 of the Fisheries Law. Other acts of violation subject to permit withdrawal as prescribed by law include:

Depriving of the right to use permits for acts specified in Clause 2, Clause 3, Article 9; revoking permits for acts specified in Clause 8, Article 10 of the Government's Decree No. 128/2005/ND-CP of October 11, 2005, providing for sanctioning administrative violations in the fisheries domain.

6. Permit-granting agencies (Article 7 of the Decree)

Agencies competent to grant, extend, renew, re-grant and withdraw permits are defined in Article 7 of the Decree. For large provinces with large numbers of fishing vessels, provincial-level Services performing the state management of fisheries may propose provincial-level People's Committees to authorize district-level People's Committees to grant, renew, re-grant and withdraw permits with regard to powered fishing vessels with a main motor capacity of under 20 CV or non-powered fishing vessels with a design waterline length of under 15 m.

III. LEGAL GROUNDS FOR REGULATIONS ON PRODUCTION AND BUSINESS CONDITIONS OF A NUMBER OF CONDITIONAL PRODUCTION AND BUSINESS LINES

1. Production of and trading in fishing gear and aquatic resource exploitation equipment (Article 9 of the Decree)

a/ In implementation of the provisions of Clause 3, Article 9 of the Decree, workshops, storehouses, equipment and system for treatment of wastewater, solid waste and exhaust gases of establishments producing fishing gear and aquatic resource exploitation equipment must ensure environmental protection standards specified in Vietnam standards No. 6.1 and 6.2, Section 6 of Appendix 11 to this Circular.

b/ In implementation of the provisions of Clause 5, Article 9 of the Decree, establishments producing fishing gear and aquatic resource exploitation equipment must comply with the following provisions of law:

- Goods being fishing nets must comply with the provisions of Clause 5, Section A, Part II of the Fisheries Ministry's Circular No. 03/2000/TT-BTS of September 22, 2000, guiding the implementation of the Prime Minister's Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999, promulgating the Regulation on labeling of domestically circulated goods and imports and exports, regarding aquatic products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ In implementation of the provisions of Clause 6, Article 9 of the Decree, establishments producing fishing gear and aquatic resource exploitation equipment shall comply with the following provisions:

- Refraining from producing or trading in fishing gear with mesh sizes smaller than those specified at Point e, Clause 2, Section II of this Circular;

- Refraining from producing or trading in explosives, detonators, fuses, electricity-generating or electric purse-charging devices.

- Refraining from producing or trading in fishing gear or aquatic resource exploitation equipment banned from use according to regulations of the Ministry of Fisheries or of provincial-level People's Committees already approved by the Ministry of Fisheries.

2. Fishing vessel building and transformation (guidance on Clause 4, Article 10 of the Decree)

a/ Workshops, equipment of establishments building or transforming vessels of different types (according to vessel-building materials and vessel sizes) must satisfy technical specifications set by the Ministry of Fisheries.

b/The establishments' waste water and solid waste treatment systems must satisfy environmental protection requirements according to Vietnam standards stated at Point a, Clause 1, Section III of this Circular.

3. Aquatic seed production and trading (Article 11 of the Decree)

Organizations or individuals producing and/or trading in (providing preservation services for) aquatic seeds must fully meet the conditions specified in Article 11 of the Decree, specifically:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The establishments' material and technical foundations, technical facilities and equipment, water supply and drainage, wastewater treatment systems, means of transport and preservation facilities must meet technical and veterinary sanitary requirements as well as environmental protection conditions (Point c, Clause 1, Article 11) according to current provisions of law.

Legal provisions already promulgated and included in this Circular include:

- Promulgated Vietnam standards and branch standards stated in Sections 1 and 2, Appendix 11 to this Circular;

- Provisions of Appendix 12 and Appendix 13 to this Circular.

c/ Establishments producing and/or trading in parental or commercial breed stocks must have technical employees who possess certificates of training in aquacultural techniques issued by aquaculture research institutes or centers or aquaculture training schools, except for technicians already possessing an intermediate or higher degree in aquaculture (Point d, Clause 1, Article 11);

d/ Aquatic seed production establishments must apply the compulsory technical process in aquatic seed production in accordance with regulations of the Ministry of Fisheries (Point g, Clause 1, Article 11). The Ministry of Fisheries has promulgated the technical process recommended for the production of certain aquatic seeds (Section 3, Appendix 11 to this Circular);

e/ Establishments producing and/or trading in male, female breeds, seed sperms, eggs and larvae of aquatic animals must have technical employees who possess certificates of training in artificial fertilization, embryo inoculation, egg-hatching techniques or aquatic breeding technologies, issued by aquaculture research institutes or centers or aquaculture training schools, except for technicians possessing an intermediate or higher degree in aquaculture (Point b, Clause 2, Article 11);

f/ Establishments producing and/or trading in male, female breeds, seed sperm and larvae of aquatic animals must comply with the regulations on management, exploitation and use of sperms and embryos and the environment for preservation and preparation of sperms and embryos; regulations on management, exploitation and use of male, female breeds, seed sperms, eggs and larvae of aquatic animals issued by the Ministry of Fisheries (Points c and e, Clause 2, Article 11).

4. Aquaculture (guidance on Clauses 3 and 4, Article 12 of the Decree)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Current branch standards are stated in Section 4, Appendix 11 to this Circular.

b/ Current standards and regulations on environmental protection related to aquaculture establishments are stated in Section 2, Appendix 11 to this Circular.

Shrimp culture establishments in concentrated shrimp culture areas must observe regulations on management of the environment in concentrated shrimp culture areas, promulgated together with the Fisheries Minister's Decision No. 04/2002/QD-BTS of January 24, 2002.

c/ For use in aquaculture, feeds, veterinary drugs, bio-products, microorganisms and chemicals must comply with the following provisions:

- They are on the list of those permitted for circulation in Vietnam, as announced by the Ministry of Fisheries;

- They do not contain substances on the list of chemicals and antibiotics banned from use, promulgated together with the Fisheries Minister's Decision No. 07/2005/QD-BTS of February 24,2005, and other current provisions of law;

- Establishments culturing aquatic animals for commercial purposes must observe regulations on control of noxious residues in cultured animals and products thereof, issued together with the Fisheries Minister's Decision No. 15/2002/QD-BTS of May 17, 2002.

5. Production of aquatic animal feeds (guidance on Clause 2 and Clause 4, Article 13 of the Decree)

a/ Workshops, storehouses, facilities and equipment as well as waste treatment systems of establishments producing aquatic animal feeds must ensure veterinary sanitation standards applicable to produced aquatic animal feeds according to current provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Trading in aquatic animal feeds (guidance on Clauses 3, 4 and 5, Article 14 of the Decree)

a/ Preservation, display and sale places must be airy and dry to ensure the quality of feeds. Storehouses, preservation containers and places of display of aquatic animal feeds must be separated from areas where aquatic animal drugs, cattle and poultry feeds, plant protection drugs or other veterinary drugs for agricultural use are kept (for establishments trading in these goods);

Sale places must be at least 100 m far from garbage sites and places of manufacture emitting a lot of noxious dust or substances; there must be securely closed tanks and baskets for containing baggage.

b/ Sale managers or salespersons must possess an intermediate or higher degree in aquaculture or certificates of training in aquatic animal feeds issued by aquaculture research institutes or centers or aquaculture training schools, agencies performing the state management of aquatic animal health or fisheries extension agencies.

c/ Traded feeds must ensure veterinary sanitary criteria set in branch standards stated in Section 5, Appendix 11 to this Circular.

d/ Traded feeds must be on the list of aquatic-animal feeds permitted for ordinary use (permitted for circulation in Vietnam), announced by the Ministry of Fisheries;

e/ Traded fees must be contained in packages labeled according to the provisions of Clause 3, Section A, Part II of the Fisheries Ministry's Circular No. 03/2000/TT-BTS, guiding the implementation of the Prime Minister's Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999, promulgating the Regulation on labeling of domestically circulated goods and imports and exports, regarding aquatic products. On such labels must be shown the commitment "Feeds do not contain banned substances according to regulations of the Ministry of Fisheries."

7. Processing of aquatic products (guiding Clause 3,4 and 6, Article 15 of the Decree)

a/ Conditions of food hygiene and safety on aquatic product-processing establishments are defined in branch standards stated in Section 7, Appendix 11 to this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Newly built aquatic product-processing establishments must prepare environmental impact assessment reports which describe solutions to treatment of waste (solid, liquid and gaseous) in conformity with environmental standards and environment monitoring regime. Such a report must be approved by the provincial-level environment management agency.

Operating aquatic product-processing establishments must ensure waste standards as defined in Vietnam standards and branch standards stated in Section 6, Appendix 11 to this Circular.

c/ Agencies competent to grant certificates of assurance of food hygiene and safety conditions in the fisheries domain to establishments (including establishments processing aquatic products for use as food) are defined in Joint Circular No. 24/2005/TTLT-BYT-BTS of December 8,2005, of the Ministry of Health and the Ministry of Fisheries, guiding the assignment of and coordination in the state management of aquatic food hygiene and safety and shall comply with current regulations of the Ministry of Fisheries. Branch standards stated in Section 7, Appendix 11 to this Circular shall serve as the basis for inspection and recognition (grant of certificates to) of establishments processing aquatic products for use as food to assure all food hygiene and safety conditions.

d/ Laborers directly involved in processing aquatic products must be free from contagious diseases stipulated by the Ministry of Health (possessing certificates of satisfaction of all health conditions, issued by competent health agencies), must have regular medical checks-up according to branch standards No. 7.1 and No. 7.3 stated in Section 7, Appendix 11 to this Circular.

8. Trading in aquatic raw materials for food processing (guidance on Clauses 3, 4 and 5, Article 16 of the Decree)

a/ Establishments' workshops, storehouses, equipment, instruments and means of collection and purchase, preservation and transport of aquatic products must meet food hygiene and safety conditions according to branch standards No. 7.9 and No. 7.1 (for establishments engaged in preliminarily processing aquatic products) in Section 7, Appendix 11 to this Circular.

b/ Business and service establishments may use only food additives and chemicals on the list of those permitted for use in food issued together with the Health Ministry's Decision No. 3742/2001 /QD-BYT of August 31, 2001, and comply with the Fisheries Ministry's regulations in branch standard No. 7.8, Section 7, Appendix 11 to this Circular.

c/ Business and service establishments must ensure waste standards for environmental protection according to regulations of Vietnam standard No. 6.1, Section 6, Appendix 11 to this Circular, and meet veterinary sanitation requirements set in branch standard No. 7.9, Section 7, Appendix 11 to this Circular.

IV. INSPECTION, EXAMINATION OF PRODUCTION AND BUSINESS CONDITIONS; HANDLING OF VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The fisheries inspectorate under the Ministry of Fisheries shall be responsible for:

- Giving unified direction nationwide of the inspection and examination of the observance of law in fisheries production and business establishments' activities governed by the Decree;

- Directly or in coordination with concerned agencies within and outside the fisheries sector inspecting and examining fisheries production and business activities when necessary; supervising the performance of inspection and examination tasks by the fisheries inspectorates under provincial/municipal Fisheries Services or provincial/municipal Services responsible for state management of fisheries (hereinafter collectively referred to as Fisheries Services) with regard to fisheries production and business activities.

- Directing the fisheries inspectorates under Fisheries Services to implement the Fisheries Ministries' regulations on inspection and supervision of fisheries production and business activities of local organizations and individuals as well as ministries', central branches' and armed  forces' economic units based in their localities; and, when necessary, coordinating with concerned local agencies in performing this task.

b/ Responsibilities of the Aquatic Resource Exploitation and Protection Department and the Aquatic Product Quality, Safety and Hygiene and Aquatic Veterinary Medicine Management Department:

- To give unified direction nationwide of the supervision of fisheries production and business conditions within the scope of regulation of the Decree according to their respective tasks defined in current legal documents;

- When necessary, to examine directly or in coordination with the fisheries inspectorate under the Ministry of Fisheries and concerned agencies within and outside the fisheries sector fisheries production and business conditions according to their assigned respective tasks;

- According to their assigned respective functions and tasks, to direct sub-departments in charge of state management of aquatic resource exploitation and protection and aquatic product quality, safety and hygiene and aquatic animal medicine in localities to examine fisheries production and business conditions of local organizations and individuals as well as ministries', central branches' and armed forces' economic units based in their localities; and, when necessary, coordinating with concerned local agencies in performing this task.

c/ Provincial-level fisheries inspectorates and sub-departments in charge of state management of aquatic resource exploitation and protection and aquatic product quality, safety and hygiene and aquatic animal medicine shall be responsible for inspecting and examining fisheries production and business activities according to their competence defined in current legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Organizations and individuals committing administrative violations of the provisions of the Decree and this Circular shall be administratively handled under the Government's Decree No. 128/ 2005/ND-CP of October 11, 2005, providing for sanctioning of administrative violations in the fisheries domain and other relevant provisions of law (the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations).

b/Acts for which legal grounds for determining their severity of violation are not available shall not be handled.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces Circular No. 02/2002/TT-BTS of December 6, 2002, guiding the implementation of the Government's Decree No. 86/ 2001/ND-CP of November 16, 2001, on fisheries business conditions.

This Circular replaces the provisions of Section A; Clauses 1,2,4 and 5, Section B, Part III of the Circular guiding the implementation of the Government's Decree No. 73/2002/ND-CP of August 20, 2002, on adding commercial goods and services to List 1 of goods banned from circulation and commercial services banned from provision, and List 3 of commercial goods and services subject to conditional business, issued together with the Government's Decree No. 11/1999/ND-CP of March 3,1999.

2. Departments, agencies, institutes and centers under the Ministry of Fisheries; provincial/municipal Fisheries Services and provincial/municipal Services in charge of state management of fisheries shall, according to their respective functions, tasks and powers, guide, urge and supervise the implementation of this Circular; if facing any problems in the process of implementation, they should promptly report them to the Ministry of Fisheries.

The Organization and Personnel Department shall coordinate with concerned units in elaborating and submitting to the Minister for promulgation regulations on organization of training courses and grant of certificates stated at Points c and e, Clause 3, Point b, Clause 6, Section III of this Circular.

The Aquatic Resource Exploitation and Protection Department shall have to formulate and submit to the Minister for promulgation branch standards related to fishing vessels, fishing ports, environment and aquatic resources.

The Science and Technology Department shall have to coordinate with concerned units in formulating and submitting to the Minister for promulgation regulations on management of exploitation and use of sperms and embryos and environment for preservation and preparation thereof; regulations on management of exploitation and use of male and female breeds of aquatic animals, seed eggs, larvae of aquatic species; and standards which need to be promulgated, amended or supplemented.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

MINISTER OF FISHERIES




Ta Quang Ngoc

 

APPENDIX 5

OBJECTS BANNED FROM EXPLOITATION
(Enclosed with the Fisheries Ministry's Circular No. 02/2006/TT-BTS of March 20, 2006)

Ordinal number

Scientific names

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

2

Tenualosa toli

 

3

Anguialla bicolor pacifica

 

4

Chitala chitala

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5

Semilabeo notabilis

 

6

Pangasianodon deloustali

 

7

Crocodylus porosus

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Crocodylus siaminsis

 

9

Lipotes vexillifer

 

10

Balaenoptera musculus

 

11

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

12

Dugong dugon

 

13

Catlocarpio siamensis

 

14

Crenlolens sarissophorus

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15

Lepidochelys olivacea

 

16

Dermochelys coriacea

 

17

Chelonia mydas

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Eretmochelys imbricata

 

19

Scleractinia

 

20

Gorgonacea

 

21

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

APPENDIX 6

OBJECTS BANNED FROM EXPLOITATION FOR A DEFINITE PERIOD IN THE YEAR
(Enclosed with the Fisheries Ministry's Circular No. 02/2006/TT-BTS of March 20, 2006)

Ordinal number

Scientific name

Period during which exploitation is banned

A

Marine shrimps and fishes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1

Panulirus penicillatus

ditto

2

P.homarus

ditto

3

P.longipes

ditto

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



P.stimpsoni

ditto

5

P.ornatus

From March 1-May 31

6

Chanos chanos

ditto

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ditto

8

Clupanodon thrissa

ditto

9

Konoirus biauritus

ditto

10

Otolithoides biauritus

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11

Polidactylus plebeius

ditto

12

Eleutheronema tetradactylum

ditto

B

Molluscs

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Anadara antiquata

From April 1-July 31

14

Chlamys senatoria

ditto

15

Modiolus philippinarum

ditto

16

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ditto

17

Meretrix lyrata

From June 1-November 30

18

Paphia undulata

From June 1-November 30

19

Tridacna maxima

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tridacna squamosa

From April 1-July 31

From April 1-July 31

From April 1-July 31

C

Freshwater shrimps and fishes

 

20

Channa striata

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



21

Channa micropeltes

ditto

22

Macrobracchium rosenbergii

From April 1-June 30

23

Trichogaster pectoralis

From April 1-June 1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Anabas testudineus

ditto

25

Clarias marcrocephalus

ditto

26

Notopterus notopterus

ditto

27

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



From June 1 -August 30

 

APPENDIX 7

MINIMUM SIZES OF VALUABLE AQUATIC SPECIES LIVING IN NATURAL WATER AREAS PERMITTED FOR EXPLOITATION
(Enclosed with the Fisheries Ministry's Circular No. 02/2006/TT-BTS of March 20, 2006)

1. Marine fishes (the length is measured from the tip of the snout to the fork of the tail fin)

Ordinal number

Scientific name

Minimum length permitted for exploitation (in mm)

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



80

2

S.aurita

100

3

Anchoviella spp. (excluding Stolephorus tri)

50

4

Decapterus maruadsi

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5

Selaroides leptolepis

90

6

Perastromateus niger

310

7

Pampus argentens

200

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Scomberomorus guttatus

320

9

Scomber japonicus

200

10

Scomberomarus commerson

730

11

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



250

12

Auxis thazard

220

13

Euthynnus affinis

360

14

Rastrelliger kanagurta

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15

Cypselurus spp.

120

16

Trichiurus lepturus

200

17

Lutianus ervthropterus

260

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Saurida spp.

200

19

Miichthys miiuy

330

20

Otolithoides biauritus

830

21

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



820

22

Polydactylus plebeius

200

23

Clupanodon spp.

120

24

Muraenesox cinereus

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



25

Seriolina nigrofasciata

300

26

Seriola dumerili

560

27

Serranidae (epinephelus spp., Cephalopholis spp., Serranus spp.)

250

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dentex tumifrons

150

29

Nemipterus spp.

150

30

Gymnocranius griseus

150

31

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



180

2. Marine shrimps (the length is measured from the eye orbit to the end of the posterior vertebra)

Ordinal number

Scientific name

Minimum length permitted for exploitation (in mm)

1

Metapenaeus ensis

85

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



95

3

M.joyneri

90

4

M.intermedius

95

5

M.tenuipes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6

M.brevicomis

90

7

P.enaeus merguiensis

110

8

P.monodon

140

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



P.indicus

120

10

P.semisulcatus

120

11

P.japonicus

120

12

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



200

13

P.homarus

175

14

P.longipes

160

15

P.stimsoni

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



16

P.omatus

230

3. Freshwater shrimps (the length is measured from the eye orbit to the end of the posterior vertebra)

1

Macrobrachium rosenbergii

100

4. Marine species:

Ordinal number

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Minimum length permitted for exploitation (in mm)

1

Loligo edulis

Loligo chinensis

250

200

2

Sepioteuthis lessoniana

120

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Sepia pharaonis

100

4

Haliotis diversicolor

70

5

Area granosa

30

6

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



75

7

Chlamys nobilis

60

8

Holothuria vagabunda

170

9

Scylla serrata

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



100

100

10

Sipunculus nudus

100

11

Meretrix lusoria

50

12

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



100

13

Tripneustes grarilla

50

14

A.antiquata

55

16

Modiolus philippinarum

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17

Babylonia areolata

55

18

Meretrix lyrata

30

19

Portunus pelagicus

100

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



P.sangulnolentus

100

21

Logig beka

60

22

Tridacna maxima

Tridacna crocea

Tridacna squamosa

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



140

350

5. Freshwater fishes (the length is measured from the tip of the snout to the fork of the tail fin)

Ordinal number

Scientific name

Minimum length permitted for exploitation (in mm)

1

Cyprinus carpio

150

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Onychostoma laticeps

200

3

Labeo tonkinensis

430

4

Bangana lemassoni

130

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



220

6

Spinibarbus hollandi

150

7

Spinibarbichthys denticulatus

400

8

Mylopharyngodon piceus

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9

Ctenopharyngodon idellus

550

10

Hypophthalmichthys molitrix

300

11

Monopterus albus

360

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bagarius rutilus

450

13

Megalobrama terminalis

230

14

Pangasianodon hypophthalmus

300

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



380

16

Clarias macrocephalus

200

17

Clarias batrachus

200

18

Trichogaster pectoralis

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



19

Cirrhinus microlepis

170

20

Cyclochilichthys enoplos

200

21

Cyprinus centralus

160

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Onychostoma gerlachi

210

23

Acrossochellus krempfi

200

24

Barbonymus altus

100

25

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



260

26

Squaliobalbus curriculus

170

27

Mampala macrolepidota

180

28

Cranogalnis sinensis

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



29

Anabas testudineus

80

30

Mastacembelus armatus

200

31

Channa striata

220

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Henicorhynchus siamensis

50

33

Barbonymus gonionotus

100

34

Oxyeleotris marmorata

200

35

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



200

36

Leptobarbus hoevenii

200

37

Hemibargrus gruttatus

560

38

Hemibargrus pluriradiatus

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



39

Anguilla marmorata

500

40

Carassioides cantonensis

150

The allowable percentage of mixture with objects of a size smaller than the prescribed size shall be at most 15% of the exploited quantity (at least 3 random samples shall be taken for the calculation of an average percentage).

 

APPENDIX 11

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Regarding technical and veterinary sanitation requirements for establishments producing and/or trading in aquatic seeds:

1.1. Branch standard 28 TCN 173: 2001: Grade I aquatic seed center - General requirements;

1.2. Branch standard 28 TCN 92:2005: Sea shrimp seed production establishments - Technical and veterinary sanitation requirements;

1.3. Branch standard 28 TCN 220:2005: Blue-legged giant prawn seed production establishments -Technical and veterinary sanitation requirements.

2. Regarding regulations on water environment protection for establishments producing and/or trading in aquatic seeds:

2.1. TCVN 5524-1995: Water quality - General requirements on protection of surface water from contamination;

2.2. TCVN 5525-1996: Water quality - General requirements on protection of groundwater;

2.3. TCVN 5942-1995: Water quality - Standards of surface water quality;

2.4. TCVN 5943-1995: Water quality - Standards of coastal sea water quality;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Regarding the technical process of producing a number of aquatic seeds (the application of which is encouraged):

3.1. Branch standard 28 TCN 120:1998: Process of producing Catla fish seeds;

3.2. Branch standard 28 TCN 125:1998: Process of raising giant tiger prawns aged between 15 and 45 days;

3.3. Branch standard 28 TCN 109:1998: Technical process of producing gracilaria verrucosa seeds;

3.4. Branch standard 28 TCN 211:2004: Technical process of producing Tra (pangasius hypophthalmus) fish seeds;

3.5. Branch standard 28 TCN 212:2004: Technical process of producing Basa {pangasius bocourti) fish seeds;

3.6. Branch standard 28 TCN 215:2004: Technical process of producing Bong (spinibarbichthys denticulatus) fish seeds.

4. Regarding conditions and technical standards for aquaculture; veterinary sanitation and food hygiene and safety standards for aquaculture establishments:

4.1. Branch standard 28 TCN 176:2002: Establishments culturing Basa fish and tra fish in cages - Conditions for assurance of food hygiene and safety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.3. Branch standard 28 TCN 191:2004: Shrimp culture zone - Conditions for assurance of food hygiene and safety;

4.4. Branch standard 28 TCN 192:2004: Zone of culturing fish in cages - Conditions for assurance of food hygiene and safety;

4.5. Branch standard 28 TCN 193:2004: Zone of harvest of bivalve molluscs- Conditions for assurance of food hygiene and safety.

5. Regarding veterinary sanitation of aquatic animal feeds

5.1. Branch standard 28 TCN 102:2004: Mixed feed in pellets for tiger prawns;

5.2. Branch standard 28 TCN 187:2004: Mixed feed in pellets for blue-legged giant prawns;

5.3. Branch standard 28 TCN 188:2004: Mixed feed in pellets for Tra fish and Basa fish;

5.4. Branch standard 28TCN 189:2004: Mixed feed in pellets for tilapia.

6. Regarding environmental protection requirements for establishments producing and trading in fishing gear and aquatic resource exploitation equipment; aquatic animal feed production establishments and aquatic product processing establishments:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.2. TCVN 5939-1995: Air standards - Industrial gas emission standards for dust and inorganic matters;

6.3. TCVN 5940-1995: Air standards - Industrial gas emission standards for organic matters;

7. Regarding food hygiene and safety conditions for establishments processing aquatic products or trading in raw materials used for aquatic product processing:

7.1. Branch standard 28 TCN 130:1998: Aquatic product processing establishments - General conditions for assurance of food hygiene and safety;

7.2. Branch standard 28 TCN 137:1999: Canned food production establishments - Conditions for assurance of food hygiene and safety;

7.3. Branch standard 28 TCN 138:1999: Instant aquatic food production establishments - Conditions for assurance of food hygiene and safety;

7.4. Branch standard 28 TCN 139:1999: Dried aquatic food processing establishments - Conditions for assurance of food hygiene and safety;

7.5. Branch standard 28 TCN 175:2002: Fish sauce production establishments - Conditions for assurance of food hygiene and safety;

7.6. Branch standard 28 TCN 136:1999: Bivalve mollusc-producing establishments - Conditions for assurance of food hygiene and safety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.8. Branch standard 28 TCN 156:2000: Regulations on use of food additives in aquatic product processing;

7.9. Branch standard 28 TCN 164:2000: Aquatic resource purchasing establishments - Conditions for assurance of food hygiene and safety.

 

APPENDIX 12

ALLOWABLE VALUE LIMITS ON CONCENTRATION OF CONTAMINANTS IN SEA WATER IN COASTAL AQUACULTURE AREAS
(Enclosed with the Fisheries Ministry's Circular No. 02/2006/TT-BTS of March 20, 2006)

Ordinal number

Parameter

Unit of calculation

Chemical formula

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1

PH

mg/l

 

6.5-8.5

2

Dissoluble oxide

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

BOD5 (20°C)

 

<10

4

Drifting solid matters

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5

Arsenic

As

0.001

6

Ammonia (calculated by N)

NH3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7

Cadmium

Cd

0.001

8

Lead

Pb

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9

Chrome (VI)

Cr+6

0.01

10

Chrome (III)

Cr+3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11

Chloride

Cl2

0.01

12

Copper

Cu

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13

Fluoride

F-

1.50

14

Zinc

Zn

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15

Manganese

Mn

0.10

16

Iron

Fe

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17

Mercury

Hg

0.002

18

Sulfur

S-2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



19

Cyanide

CN-1

none

20

Aggregate phenol

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



21

Grease and oil films

 

none

22

Grease and oil latex

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



23

Aggregate plant protection chemicals

 

0.01

24

Aggregate radioactivity a

Bq/l

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



25

Aggregate radioactivity b

Bq/l

 

none

26

Coliform

MPN/100 ml

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Wastes numbered 5, 7,8, 9, 17, 10, 19, 24 and 25 are particularly hazardous (according to List A issued together with the Prime Minister's Decision No. 155/1999/QD-TTg of July 16,1999, issuing the Regulation on management of hazardous wastes).

 

APPENDIX 13

ALLOWABLE VALUE LIMITS ON CONCENTRATION OF CONTAMINANTS IN FRESHWATER AQUACULTURE AREAS
(Enclosed with the Fisheries Ministry's Circular No. 02/2006/TT-BTS of March 20, 2006)

Ordinal number

Parameter

Unit of calculation

Chemical formula

Value limit

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PH

mg/l

 

5.5-8.5

2

BOD5 (20°C)

 

<25

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



COD

 

35<COD<100

4

Dissoluble oxide

 

>3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Drifting solid matters

 

80

6

C02

 

12

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Arsenic

As

0.001

8

Magnesium

Mg

50

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cadmium

Cd

0.001

10

Lead

Pb

0.02

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chrome (VI)

Cr+6

0.01

12

Chrome (III)

Cr+3

1.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Copper

Cu

1.0

14

Zinc

Zn

2.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Manganese

Mn

0.1

16

Nickel

Ni

1.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Iron

Fe

2.0

18

Mercury

Hg

0.002

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Ammonia (calculated by N)

NH3

1.0

20

Nitride (calculated by N)

N02

<0.01

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Fluoride

F-

1.5

22

Hydro sulfur

H2S

<0.01

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cyanide

CN-1

none

24

Phenol (total)

 

0.02

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Grease and oil films

 

none

26

Grease and oil latex

 

0.3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Detergents

 

0.2

28

Coliform

MPN/100ml

 

5.000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Plant protection drugs (except DDT)

mg/l

 

0.15

30

DDT

mg/l

 

0.01

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Aggregate radioactivity a

Bq/l

 

none

32

Aggregate radioactivity B

Bq/l

 

none

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular no. 02/2006/TT-BTS of March 20, 2006 guiding the implementation of the government's decree no. 59/2005/ND-CP of may 4, 2005, on production and business conditions of a number of fisheries trades

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.220

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.156.153
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!