Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 34/1999/TT-BTM Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để hướng dẫn thực hiện 178/1999/QĐ-TTg

Số hiệu: 34/1999/TT-BTM Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lương Văn Tự
Ngày ban hành: 15/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Số:34/1999/TT-BTM

Hà Nội; ngày 15 tháng 12 năm 1999

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 34/1999/TT-BTM NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30/8/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ  BAN HÀNH QUY CHẾ GHI NHÃN HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRONG NƯỚC VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (dưới đây gọi là Quy chế), Bộ Thương mại hướng dẫn một số điểm cụ thể để thi hành thống nhất như sau:

I. GIẢI THÍCH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

1.  Phạm vi điều chỉnh:

Mọi hàng hoá đang lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đều phải có nhãn hàng hoá và thực hiện việc ghi nhãn theo Quy chế, trừ hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá gia công cho nước ngoài, và các loại hàng hoá ghi tại khoản 2 Điều 1 Quy chế.

2. Phân biệt giữa Nhãn hàng hoá và Nhãn hiệu hàng hoá

a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế, Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá hoặc trên bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá đó.

b) Theo quy định tại Điều 785 Bộ Luật Dân sự, Nhãn hiệu hàng hoá là những dầu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

Dấu hiệu nói trên được thương nhân chọn làm biểu tượng để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp sản phẩm của mình theo quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp (tại Điều 6 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ)

3. Ngôn ngữ trình bày nhãn hiệu hàng hoá

a) Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Quy chế, đối với hàng hoá nhập khẩu để lưu thông, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, thương nhân cần yêu cầu để  phía cung cấp hàng chấp nhận ghi thêm trên phần nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài các thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng Việt Nam dễ ràng lựa chọn và sử dụng hàng hoá.

b) Nhãn phụ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 được hiểu không phải là nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài mà là nhãn ghi bằng tiếng Việt Nam với 8 nội dung bắt buộc được dán, đính hoặc kèm theo hàng hoá cung cấp cho người mua trước hoặc sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại Hải quan.

+ Nhãn phụ được sử dụng trong trường hợp thương nhân nhập khẩu không thoả thuận được với phía nước ngoài cung cấp hàng ghi trên phần nhãn nguyên gốc các thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam.

+ Nhãn phụ không làm che lấp phần nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài; các hàng hoá có tính chất sử dụng phức tạp và đòi hỏi tính an toàn, có kèm theo tài liệu thuyết minh hướng dẫn sử dụng bằng tiếng nước ngoài đều phải có bản dịch ra tiếng Việt Nam và kèm theo bản gốc tiếng nước ngoài để cung cấp cho người mua.

+ Nhãn phụ còn phải được dán, đính hoặc kèm theo hàng hoá tại nơi bán hàng đối với hàng hoá không có bao bì.

+ Tên của thành phần cấu tạo hàng hoá là chất hoá học trên nhãn phụ phải ghi bằng tiếng Việt Nam hoặc ghi bằng tên La tinh hoặc bằng công thức hoá học.

II. GHI NỘI DUNG CỦA NHÃN HÀNG HOÁ

A.  NỘI DUNG BẮT BUỘC

1.  Tên hàng hoá

- Tên hàng hoá được chọn lựa để ghi nhãn hàng hoá quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6 đều căn cứ vào công dụng chính và tính chất đặc trưng tự nhiên của chúng để đặt tên hoặc mô tả. Việc đặt tên hàng hoá theo khoản 4 Điều 6 Quy chế cần tránh nhầm lẫn tên hàng hoá với tên hiệu của nhà sản xuất hoặc tên chủng loại của hàng hoá. Ví dụ: Bột giặt (là tên hàng hoá) VISO, OMO... (là tên hiệu của nhà sản xuất); Thuốc cảm (là tên hàng hoá) Asperine, Decolgen... (là tên chủng loại hàng hoá)...

- Việc chọn tên hàng hoá trong hệ thống mã số phân loại HS để ghi tên Nhãn hàng hoá quy định tại khoản 3 Điều 6 được hiểu là chỉ ghi tên hàng hoá mà không phải ghi mã số HS phân loại hàng hoá lên nhãn hàng hoá.

2. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá

- Theo quy định tại Điều 7 Quy chế, tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên và địa chỉ của thương nhân theo đăng ký hoạt động kinh doanh.

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế, việc ghi tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá do mình lắp ráp được hiểu là áp dụng cho cả việc đóng gói lại hàng hoá để bán. Tên và địa chỉ cơ sở đóng gói được ghi là: cơ sở đóng gói... hoặc đóng gói tại.....

3. Định lượng hàng hoá

- Việc ghi định lượng của hàng hoá lên Nhãn hàng hoá theo hệ đơn vị đo lường quốc tế SI (System International) tại khoản 2 Điều 8 Quy chế được thực hiện theo một số đơn vị đo lường gồm: đơn vị đo, ký hiệu đơn vị đo, cách dùng đơn vị đo tại Bảng 1 dưới đây.

BẢNG 1

Số TT

Một số đơn vị đo lường, được dùng để ghi nhãn công bố định lượng hàng hoá

Ký hiệu đơn vị đo

Cách dùng đơn vị đo

1

Đơn vị đo khối lượng được dùng:

-     Kilôgam

-    gam

-   miligam



kg

g

mg



-  Dưới 1 kg thì dùng đơn vị g (ví dụ: viết 500g mà không viết 0,5 kg); Dưới g thì dùng đơn vị mg (ví dụ viết 500 mg mà không viết 0,5g).

- Từ một kg trở lên thì dùng đơn vị kg và phần số thập phân không quá 3 con số (ví dụ: viết 1,5 kg mà không viết 1500g)

2

Đơn vị đo thể tích được dùng:

* Cho hàng hoá là  chất lỏng

-    Lít

-   Mililít

* Dùng cho hàng hoá dạng hình khối

-   Mét khối

-   Decimét khối

-   Centimét khối




L,l

mL, ml



m3

dm3

cm3


- Dưới một lít thì dùng đơn vị ml (ví dụ: viết 500ml mà không viết 0,5 lít)

-  Từ một lít trở lên dùng đơn vị lít và phần số thập phân không quá 3 con số (ví dụ: 1,75 lít mà không viết 1750 ml)



- Dưới 1m3 thì dùng dm3 hoặc cm3

- Từ 1m3 trở lên thì dùng đơn vị m3 và phần số thập phân không quá 3 con số

3

Đơn vị đo diện tích được dùng

-  Mét vuông

-  Decimét vuông

-  Centimét vuông

-  Milimét vuông



m2

dm2

cm2

mm2



-  Dưới 1 m2 thì dùng dm2 và phần thập phân của dm2 hoặc cm2 và phần thập phân của cm2 hoặc mm2

- Từ 1 m2 trở lên dùng đơn vị m2 và phần số thập phân không quá 3 con số

4

Đơn vị đo độ dài được dùng:

-  Mét

-  Centimét

-  Milimét



m

cm

mm



-  Dưới 1 m thì dùng đơn vị cm hoặc mm

-  Từ 1 m trở lên dùng đơn vị mét và phần thập phân không quá 3 con số

- Trường hợp hàng hoá sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu, có thể dùng đơn vị đo của hệ đo lường khác theo hợp đồng thoả thuận với nước nhập khẩu.

 - Theo khoản 1 Điều 8 Quy chế, việc ghi định lượng của hàng hoá trên nhãn hàng hoá tuỳ thuộc tính chất của hàng hoá chứa đựng trong bao bì và tình trạng bao bì đóng gói, cụ thể:

+ Ghi định lượng "Khối lượng tịnh" áp dụng cho các trường hợp

* Hàng hoá chứa trong bao bì ở dạng chất rắn, dạng nhão, keo sệt, dạng hỗn hợp chất rắn với chất lỏng; dạng hàng hoá là thể khí nén (khí oxy, Amoniăc, Carbonic, gaz đốt...) chứa đựng trong bao bì chịu áp lực. Đơn vị đo khối lượng tịnh được dùng là mg, g, kg.

* Trường hợp hàng hoá có dạng hỗn hợp chất rắn và chất lỏng, phải ghi khối lượng chất rắn và tổng khối lượng hỗn hợp gồm cả chất rắn và chất lỏng.

* Trường hợp hàng hoá có dạng keo sệt chứa trong bao bì là bình phun có thêm chất tạo áp lực phun thì phải ghi tổng khối lượng của hàng hoá gồm khối lượng chất keo và chất tạo áp lực phun.

* Trường hợp hàng hoá có dạng thể khí nén chứa trong bao bì bình chịu áp lực thì định lượng ghi trên nhãn hàng hoá gồm khối lượng của chất khí nén và ghi cả tổng khối lượng chất khí và bao bì chứa đựng.

+ Ghi định lượng "thể tích thực" áp dụng cho các trường hợp

* Hàng hoá có dạng thể lỏng trong các bao bì hình khối đa dạng. Đơn vị đo thể tích được dùng là ml, l ở nhiệt độ 200 C hoặc nhiệt độ xác định tuỳ thuộc tính chất riêng của hàng hoá.

* Trường hợp chất lỏng chứa trong bao bì bình phun có thêm chất tạo áp lực phun thì định lượng thể tích thực của hàng hoá được ghi trên nhãn hàng hoá gồm tổng thể tích chất lỏng và chất tạo áp lực phun.

* Nếu hàng hoá có dạng hình khối (khối lập phương, khối chữ nhật) định lượng hàng hoá thể hiện bằng tích của 3 kích thước (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) đơn vị đo thể tích được dùng là cm3, dm3, m3.

+ Ghi định lượng "kích thước thực" áp dụng cho các trường hợp

* Hàng hoá có dạng lá, tấm xếp cuộn thì định lượng ghi trên nhãn hàng hoá được thể hiện bằng độ dài tấm, lá; hoặc thể hiện bằng độ dài của hai kích thước (chiều dài x chiều rộng) của tấm, lá và dùng đơn vị đo kích thước là cm, m; nếu thể hiện bằng diện tích thì tính bằng  tích của hai kích thước (chiều dài x chiều rộng) và dùng đơn vị đo là cm2, dm2, m2.

* Hàng hoá có dạng hình sợi tròn xếp cuộn, định lượng ghi trên nhãn hàng hoá được thể hiện bằng độ dài và đường kính sợi. Đơn vị đo được dùng là mm, m.

+ Hàng hoá trong một bao gói có nhiều đơn vị có cùng tên, cùng định lượng chứa trong bao bì ấy được ghi trên nhãn hàng hoá bằng tích giữa số đơn vị (số đếm) với khối lượng một đơn vị hàng (ví dụ: 20 cái x 10 g/1 cái); hoặc ghi số đơn vị hàng (số đếm) và tổng khối lượng hàng có trong bao bì (ví dụ: 20 cái - 200 g).

- Tại khoản 3 Điều 8 Quy chế, kích cỡ chữ và số trình bày định lượng hàng hoá được thiết kế theo diện tích phần chính của nhãn (PDP) theo Bảng 2 dưới đây:

BẢNG 2

Diện tích phần chính của nhãn (PDP)
(tính bằng cm2)

   Chiều cao nhỏ nhất của chữ và số
(tính bằng mm)

£  32

1,6

> 32 đến  £   258

2,3

> 258  đến  £  645 

6,4

> 645 đến   £   2580

9,5

> 2580

12,7

Ghi chú:    Dấu £ là nhỏ hơn hoặc bằng;                Dấu > là lớn hơn

- Tại khoản 3 Điều 8 Quy chế, cách tính diện tích phần chính của nhãn (PDP) ở một số hình dạng bao bì theo nguyên tắc tương đối, được minh hoạ bằng các ví dụ sau:

+ Hình hộp                                                                    + Hình trụ tròn

             

+ Dạng gần hình trụ tròn                                    + Dạng hình hộp chiều cao nhỏ

PDP là bề mặt bao bì

Chiều cao nhỏ

 Chu vi

» 40% tổng diện tích

+ Dạng hình trụ tròn chiều cao nhỏ

- Tại khoản 4 Điều 8 quy chế, được hiểu vị trí ghi định lượng nằm ở phía dưới của phần chính của nhãn (PDP) với diện tích chiếm 30% diện tích của PDP và chiều cao khoảng 1/3 chiều cao của PDP. Ví dụ:

4. Thành phần cấu tạo

- Các thành phần cấu tạo được ghi trên Nhãn hàng hoá theo quy định tại Điều 9 của Quy chế là các thành phần được sử dụng trong công nghệ sản xuất ra hàng hoá và hình thành giá trị sử dụng của chúng.

- Đối với nhóm loại hàng hoá đòi hỏi độ an toàn cao trong sử dụng như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế phải ghi đầy đủ tất cả các thành phần chế tạo hàng hoá lên Nhãn hàng hoá.

- Tại khoản 2 Điều 9 Quy chế được hiểu chỉ áp dụng cho các loại hàng hoá vật tư, thiết bị, máy móc, vật dụng ngoài các nhóm, loại hàng hoá quy tại khoản 1 Điều 9. Trong đó chỉ ghi thành phần cấu tạo đối với hàng hoá là vật tư, thiết bị, máy móc, vật dụng thấy cần thiết và chỉ cần ghi thành phần cấu tạo chính quyết định tới giá trị sử dụng của hàng hoá đó. Ví dụ: Thành phần cấu tạo của vải dệt thoi gồm tỷ lệ % sợi pha giữa xơ thiên nhiên và xơ hoá học; Thành phần cấu tạo của sơn phủ Alkyd các màu gồm tỷ lệ % bột mầu, bột độn, nhựa tổng hợp Alkyd, dung môi hoà tan, chất làm khô; Thành phần chi tiết, phụ tùng trong cấu tạo của thiết bị, máy móc.

5. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

- Việc lựa chọn các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm để ghi nhãn hàng hoá phụ thuộc vào bản chất, thuộc tính tự nhiên và mối quan hệ trực tiếp giữa chỉ tiêu chất lượng với công dụng chính và độ an toàn cần thiết của sản phẩm.

- Trường hợp phải  phân định cấp, loại chất lượng, phạm vi ứng dụng của hàng hoá, thương nhân phải ghi lên nhãn hàng hoá cả thông số kỹ thuật, định lượng của các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.

- Trường hợp cần đảm bảo độ chính xác cao của chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, việc ghi nhãn hàng hoá về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu được ghi kèm số hiệu tiêu chuẩn của phương pháp thử.

- Ngoài chỉ tiêu chất lượng chủ yếu bắt buộc phải ghi lên nhãn hàng hoá theo quy định, thương nhân có thể ghi thêm các chỉ tiêu chất lượng khác lên nhãn hàng hoá nếu thấy cần thiết.

6. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản

- Việc ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản được quy định tại khoản 1, 2 Điều 11 Quy chế.

- Cách ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản tại khoản 3 Điều 11 Quy chế cần chú ý:

* Trước các số chỉ ngày, tháng, năm phải có dòng chữ:

+  "Ngày sản xuất" hoặc viết tắt là "NSX". Ví dụ: NSX 021099 (sản xuất ngày 2 tháng 10 năm 1999)

+  "Hạn sử dụng" hoặc viết tắt là "HSD". Ví dụ: HSD 310700 (hạn sử dụng đến ngày 31 tháng 7 năm 2000)

+  "Hạn bảo quản" hoặc viết tắt là "HBQ". Ví dụ: HBQ 251201 (hạn bảo quản đến ngày 25 tháng 12 năm 2001)

+  Giữa số chỉ ngày, tháng, năm có thể ghi liền nhau hoặc có dấu chấm hoặc có dấu gạch chéo để phân định rõ ngày, tháng, năm.

* Trường hợp do thiết bị và công nghệ sản xuất chưa khắc phục được thì chấp nhận việc ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng hoặc thời hạn bảo quản dưới đáy bao bì.

7. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

- Khoản 1 Điều 12 Quy chế

+  Các loại hàng hoá có tính chất sử dụng đơn giản, phổ thông không phải hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản.

+ Bản thuyết minh kèm theo hàng hoá chỉ áp dụng cho các hàng hoá vật dụng như vật tư, máy móc thiết bị có tính chất sử dụng phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao hoặc áp dụng cho các hàng hoá đòi hỏi độ an toàn và hiệu quả sử dụng cao như thuốc, vật tư y tế phòng và chữa bệnh cho người, cho vật nuôi, cây trồng; vật tư hoá chất sử dụng cho công nghiệp,...

- Khoản 2 Điều 12 Quy chế, trường hợp nhãn hàng hoá không đủ diện tích để ghi các nội dung hướng dẫn về sử dụng và bảo quản thì nội dung này được hướng dẫn thuyết minh vào một tài liệu kèm theo hàng hoá để cung cấp cho người mua.

8. Xuất xứ của hàng hoá

Trên nhãn hàng hoá xuất khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu đều phải ghi tên nước xuất xứ của hàng hoá.

B. NỘI DUNG KHÔNG BẮT BUỘC

1. Các nội dung không bắt buộc có thể ghi lên nhãn hàng hoá được quy định tại Điều 14 Quy chế.

2. Thương nhân có thể ghi trên nhãn hàng hoá các nội dung (nếu có) như: mã số, mã vạch do tổ chức mã số, mã vạch quốc gia cấp; nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp; các loại huy chương đã được khen thưởng; các chứng nhận sản phẩm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; số hiệu lô hàng được sản xuất; các dấu hiệu quốc tế được dùng cho vận chuyển, sử dụng, bảo quản;...

III. HÀNH VI VI PHẠM:

Khoản 8 Điều 17 Quy chế, được hiểu là: "Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã được pháp luật bảo hộ mà không được sự chấp thuận của chủ sở hữu".

IV.  ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.  Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2000.

Các loại hàng hoá có cách ghi nhãn trái với Quyết định 178/1999/QĐ-TTg và Thông tư này sau thời điểm nói trên là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại.

Đối với các loại hàng hoá đã ghi nhãn trước ngày Quyết định 178/1999/QĐ-TTg và Thông tư này có hiệu lực và vẫn còn hạn sử dụng thì được tiếp tục lưu thông cho đến lúc hết hạn sử dụng.

2. Việc hướng dẫn chi tiết cách ghi nhãn của một số nhóm hàng hoá đặc thù, riêng biệt thuộc chức năng của các Bộ quản lý ngành xuất phát từ các yêu cầu cụ thể trong sử dụng và bảo quản.

Nội dung hướng dẫn cần chú ý:

a) Các nhóm, loại hàng đòi hỏi độ an toàn và hiệu quả sử dụng cao, tính chất sử dụng phức tạp, yêu cầu sử dụng phải có chỉ định. Cụ thể:

- Bộ Y tế hướng dẫn cách ghi nhãn đối với thuốc và vật tư phòng chữa bệnh cho người, thực phẩm, mỹ phẩm,... liên quan đến an toàn, sức khoẻ và cách sử dụng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn cách ghi nhãn đối với thuốc và vật tư thiết bị dùng cho sản xuất, phòng chữa bệnh cho vật nuôi, cây trồng.

- Các Bộ Công nghiệp, Xây dựng, Giao Thông vận tải, Bưu chính viễn thông, Khoa học Công nghệ & Môi trường, Văn hoá giáo dục,... hướng dẫn cách ghi nhãn đối với hoá chất, vật tư, máy móc, thiết bị do ngành mình quản lý.

b) Các nội dung liên quan đến hướng dẫn chi tiết ghi nhãn đối với hàng hoá đặc thù, riêng biệt của các Bộ quản lý ngành gồm: thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

Lương Văn Tự

(Đã ký)

THE MINISTRY OF TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 34/1999/TT-BTM

Hanoi, December 15, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTERS DECISION No. 178/1999/QD-TTg OF AUGUST 30, 1999 ISSUING THE REGULATION ON LABELING GOODS CIRCULATED IN THE COUNTRY AS WELL AS EXPORT AND IMPORT GOODS

Pursuant to the Prime Ministers Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 issuing the Regulation on labeling goods circulated in the country as well as export and import goods (hereinafter referred to as the Regulation), the Ministry of Trade hereby guides a number of specific points for uniform implementation as follows:

I. INTERPRETATION OF A NUMBER OF GENERAL PROVISIONS

1. Scope of regulation

All goods being circulated in the country as well as export and import goods must have goods labels and their labeling must comply with the Regulation, except for goods temporarily imported for re-export, goods processed for foreign countries, and all kinds of goods specified in Clause 2, Article 1 of this Regulation.

2. Distinction between goods labels and trademarks

a/ According to Clause 1, Article 3 of the Regulation, goods labels are inscriptions, prints, drawings, images or signs imprinted or embossed directly or affixed, stuck or firmly pinned on the goods or their packings to display necessary and principal information about such goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The above signs are chosen by merchants to be the symbol for registration of industrial property protection for their products according to specific regulations on industrial property (in Article 6 of Decree No. 63/CP of October 24, 1996 of the Government).

3. Language used in goods labels

a/ According to Point a, Clause 3, Article 5 of the Regulation, for goods imported for circulation and sale on the Vietnamese market, when signing import contracts, merchants should request the goods suppliers to agree on additional inscription of compulsory information in Vietnamese on the original labels in a foreign language(s) in order to create favorable conditions for the easy selection and use of the goods by Vietnamese consumers.

b/ Auxiliary labels prescribed at Point b, Clause 3 of Article 5 are construed as not original labels in a foreign language(s) but labels in Vietnamese with 8 compulsory contents affixed, stuck, pinned on or accompanied with the goods supplied to purchasers before or after the import procedures are completed at the customs office.

+ An auxiliary label is used where the importing merchant fails to reach an agreement with the foreign goods supplier to inscribe on the original label the compulsory contents information in Vietnamese.

+ The auxiliary label must not hide the original label in a foreign language(s); for kinds of goods which are complicated in their use and require safety, and accompanied with a foreign-language manual, there must be Vietnamese translations attached to such foreign-language original manual for supply to purchasers.

+ For goods without packings, their auxiliary labels must be affixed, stuck, pinned on or provided with the goods at the place of sale,.

+ The names of the goods constituents, which are chemicals, inscribed on the auxiliary labels, must be in Vietnamese or in Latin or chemical formulae.

II. INSCRIPTION OF THE CONTENTS OF GOODS LABELS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The goods appellation

- The goods appellation selected to be inscribed in the goods label as prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 6, must be based on the principal utility and typical natural characteristic of the goods for naming or description. The appellation of goods as prescribed in Clause 4, Article 6 of the Regulation should not cause confusion between the appellation of the goods and the name of the manufacturer or the name of the type of goods. For example: Detergent (the appellation of goods) VISO, OMO... (the name of the manufacturer); the flu-relieving medicine (the appellation of goods) Aspirin, Decolgen ... (the name of the type of goods)...

- The selection of the name of goods from the Harmonized Commodity Description and Coding System HS for inscription on the goods label prescribed in Clause 3, Article 6 is construed that only the name of the goods, but not the HS code, is required to be inscribed on the label.

2. Name and address of merchants responsible for goods

- According to Article 7 of the Regulation, the names and addresses of merchants responsible for goods are those used for business registration.

- According to Clause 2, Article 7 of the Regulation, the inscription of the names and addresses of the merchant responsible for goods assembled by the merchants themselves is construed as applicable also to the re-packing of goods for sale. The names and addresses of the packing establishments are inscribed as follows: The packing establishment... or Packed at....

3. Quantity of goods

- The inscription of the goods quantity on the goods label according to the international system of units of measurement SI prescribed in Clause 2, Article 8 of the Regulation shall be made in a number of measuring units, including: The measuring unit, its code and its use in Table 1 below:

Table 1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1 Measuring units of - For less than a kilogram,weight to be used: the unit g shall be used (i.e.

- Kilogram kg inscribing 500g rather than 0.5

- Gram g kg); for less than a gram, the unit

- Milligram mg mg shall be used (i.e. inscribing 500 mg rather than 0.5 g) - For 1 kg or over, the unit kg shall be used and the decimal fraction must not exceed three digits (i.e. inscribing 1.5 kg rather than 1500 g)

2 Measuring units of - For less than 1 liter, the unit ml volume to be used: shall be used (i.e. inscribing

* For liquid goods 500 ml rather than 0.5 liter)

- Liter L, l - For 1 liter or more, the unit

- Milliliter mL, ml liter shall be used and the

* For goods in decimal fraction must not exceed cubic shapes three digits (i.e. 1.75 liter rather than 1750 ml)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Cubic decimeter dm3 shall be used

- Cubic centimeter cm3 - For 1 m3 or more, the unit m3 shall be used and the decimal fraction must not exceed three digits

3 The acreage-measuring units to be used:

- Square meter m2 For less than 1 m2, the unit dm2

- Square decimeter dm2 and the decimal of dm2 or cm2

- Square centimeter cm2 and the decimal of cm2 or mm2

- square millimeter mm2 shall be used.For 1 m2 or more, the unit m2 shall be used and the decimal fraction must not exceed 3 digits

4 The length-measuring units to be used:

- Meter m - For less than 1 meter, the

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Millimeter mm - For 1 meter or more, the unit m shall be used and the decimal fraction must not exceed 3 digits

- For goods that are made in Vietnam for export, the measuring units of another measurement system may be used as agreed upon in the contract with the importing country.

- According to Clause 1, Article 8 of the Regulation, the inscription of the goods quantity on the goods labels depends on the nature of the packed goods and the condition of their packings. More specifically:

+ "Net weight" shall be inscribed in the following cases:

* Where the packed goods are solid, pasty, gelatinous substances, a mixture of both solid and liquid substances, or compressed gas (oxygen, ammoniac, carbonic, gas...) contained in pressure-proof packings. The measuring units used for net weight are mg, g and kg.

* Where the goods is a mixture of solid and liquid substances, the weight of the solid substance and total weight of both solid and liquid substances must be inscribed.

* Where the goods are gelatinous substances contained in packings being sprayers added with a spraying pressure-forming substance, the total weight of the goods, including the weights of the gelatinous substance and the spraying pressure-forming substance.

* Where the goods is compressed gas contained in packings being pressure-proof cylinders, the quantities inscribed on the label must include both the weight of the compressed gas and the total weight of the compressed gas and its packing.

+ "Real volume" shall be inscribed in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* Where the goods are liquid substance contained in the packings being sprayers added with spraying pressure-forming substance, the real volume of the goods inscribed on the goods label is the total volume of the liquid substance and the spraying pressure-forming substance.

* Where the goods is in cubic form (cube, rectangular) the goods quantity shall be denoted with the multiplication of the three sizes (length x width x height) and the measuring units used for volume are cm3, dm3 and m3.

+ "Real size" shall be used in the following cases:

* Where the goods are in forms of coiled sheets or plates, the quantity inscribed on the goods labels is denoted with the length of the sheet or plate; or with the lengths of the two dimensions (length x width) of the sheet or plate and in the measuring units of cm or m; if denoted in acreage, the quantity of the goods shall be the multiplication of two dimensions (length x width) and the measuring units are cm2, m2 and m3.

* Where the goods are in form of coiled circular fiber, the quantity inscribed on the goods labels is denoted with the length and diameter of the fiber. The measuring units are mm and m.

+ Where the goods consists of many units of the same name and quantity contained in one packing, the quantity inscribed on the goods label is denoted with the multiplication of the number of units (cardinal number) and the weight of one goods unit (i.e. 20 units x 10g/unit); or the number of goods units (cardinal number) and total weight of the goods in the packing (i.e. 20 units - 200 g).

- In Clause 3, Article 8 of the Regulation, the size of letters and numerals for inscribing the goods quantity shall be designed depending on the size of the principal display panel (PDP) of the labels as indicated in Table 2 below:

Table 2

The principal The shortest height display panel (PDP) of letters and of a label (in cm2) numerals (in mm)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



>32 to 258 2.3

>258 to 645 6.4

> 645 to 2,580 9.5

> 2,580 12.7

Notes: means smaller than or equal to;

> means bigger than

- In Clause 3, Article 8 of the Regulation, the way of calculating the area of the principal display panel (PDP) of a label with regard to a number of the packings figures shall comply with the principle of relativity, which is illustrated in the following examples:

+ Parallelepiped

PDP

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The width: 20 cm

The PDP area = 10 x 20 = 200 cm2

+ Circular cylinders

40% of total area = 50 cm2

Circumference

The height: 5 cm

The bottom circumference: 25 cm

The PDP area = 125 cm2 x 40% = 50 cm2

+ Quasi-circular cylinder

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PDP

Circumference

+ Parallelepiped with short height

PDP

Short height

PDP is the surface of the packing

+ Circular cylinder with short height

PDP

Short height

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Clause 4, Article 8 of the Regulation is construed that the position for inscription of the quantity is below the principal display panel, with an area equal to 30% of that of PDP and a height of one third of that of the PDP. For example:

PDP

1/3 of the PDP height 30% OF PDP

Positions where the quantity may be inscribed

4. Constituents

- The constituents inscribed on the goods labels as prescribed in Article 9 of the Regulation are those used during the technological process to produce the goods and create their use value.

- For groups and categories of goods which are required to ensure a high degree of safety when being in use, such as foodstuffs, drinks, cosmetics and pharmaceuticals as prescribed in Clause 1, Article 9 of the Regulation, all constituents used for making such goods must be inscribed on the goods labels.

- Clause 2, Article 9 of the Regulation is construed to be applicable only to those kinds of goods, supplies, equipment, machinery or articles other than the groups and categories of goods specified in Clause 1 of Article 9. The constituents of goods being supplies, equipment, machinery and articles shall be inscribed only when it is deemed necessary and only the main constituents decisive to the goods use value need to be inscribed. For example: The constituents of shuttle-woven fabric consist of the percentage % between natural fiber and chemical fiber; the constituents of coating paint Alkyd in different colors consist of the percentage % between pigment, additive powder, synthetic resin Alkyd, solution and drier; the details and spare parts of equipment or machinery.

5. Principal quality criteria:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Where the degree and grade of quality and the scope of application of the goods must be determined, merchants are also required to inscribe on the goods labels the technical parameters and quantitative indicators of the major quality criteria.

- Where it is necessary to ensure a high degree of precision of the principal quality criteria, they shall be inscribed on the goods labels together with the standard code of the testing method.

- Apart from the principal quality criteria which must be inscribed on the goods labels as prescribed, merchants may add other quality criteria on the goods labels if they deem it necessary.

6. The production date, the expiry date and the preservation duration:

- The inscription of the production date, the expiry date and the preservation duration is prescribed in Clauses 1 and 2, Article 11 of the Regulation.

- When inscribing the production date, the expiry date and the preservation duration as stipulated in Clause 3, Article 11 of the Regulation, it should be noted that:

* Before the date, month and year indicators there must be these words:

+ "Production date" or abbreviated to "NSX". For example: NSX 021099 (produced on 02 October 1999)

+ "Expiry date" or abbreviated to "HSD". For example: HSD 310700 (the expiry date is 31st July 2000)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The date, month and year indicators may be inscribed in succession or with a dot or slash in between for clear separation of the date, month and year.

* Where due to incapability of the manufacturing equipment and technology, it would be accepted that the production date, the expiry date or the preservation duration can be inscribed on the bottom of the packing.

7. Use and preservation instructions:

- According to Clause 1, Article 12 of the Regulation:

+ For goods which are simple and easy to be used, the use and preservation instructions are not required.

+ The provision on goods-accompanied manual shall be applicable only to goods and articles such as supplies, machinery and equipment which are complicated in their use, requiring a high degree of precision, or to goods which must be used with a high degree of safety and efficiency like drugs, medical supplies for prevention and cure of diseases in human beings, animals and plants, chemical supplies for industrial use.

- According to Clause 2 of Article 12 of the Regulation, where a goods label is not large enough for inscription of the contents of the use and preservation instructions, these contents can be inscribed in a manual to be provided with the goods to consumers.

8. Goods origin

On the goods labels of export or import goods, the names of the countries of origin of the goods must be inscribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The optional contents that may be inscribed on the goods labels are prescribed in Article 14 of the Regulation.

2. Merchants may inscribe on the goods labels such contents (if any) as: The number and bar codes granted by the national number and bar code organizations; the protected trademarks; awarded medals; certificates of the goods international quality standards; the serial number of the goods batch; the international markings used for transport, use, preservation...

III. VIOLATION ACTS

Clause 8, Article 17 of the Regulation is construed as: "Using the trademarks protected by law without the consent of their owners."

IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect from March 1st, 2000.

For those kinds of goods which are labeled after the above-mentioned date in contravention of Decision No. 178/1999/QD-TTg and this Circular, they shall be regarded as administrative violations in the field of trade activities.

For kinds of goods which were labeled before the effective dates of Decision No. 178/1999/QD-TTg and this Circular but have not yet passed their expiry date, they are allowed to be circulated until their expiry date.

2. The detailed guidance for the labeling of goods of a number of peculiar groups shall be given by the branch-managing ministries, depending on the concrete requirements arising in their use and preservation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For groups and categories of goods which require a high degree of safety and efficiency or are complicated in their use, there must be prescriptions for their use. Specifically:

- The Ministry of Health shall guide the labeling of drugs and medical supplies for prevention and cure of human diseases, foodstuffs, cosmetics... related to safety, health and use.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquatic resources shall guide the labeling of drugs and supplies and equipment used for production, prevention and treatment of diseases for animals and plants.

- The Ministries of: Industry; Construction; Communications and Transport; Science, Technology and Environment; Culture and Information; Education; General Department of Post and Telecommunications;... shall guide the labeling of chemicals, supplies, equipment and machinery under their respective management.

b/ The contents related to the detailed guidance for the labeling of peculiar goods of the branch-managing ministries include: The constituents, principal quality criteria, use and preservation instruction.

 

 

FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Luong Van Tu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Thương mại ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.612

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.25.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!