Kính
gửi: …………………………………………………………
Thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày
17/3/2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình phòng, chống dịch
COVID-19, Bộ Y tế đã tổ chức họp trực tuyến với các Vụ, Cục, Viện liên quan thuộc
Bộ Y tế, các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa
dịch bệnh Hoa Kỳ rà soát, xây dựng dự thảo Tờ trình của Bộ Y tế trình Thủ tướng
Chính phủ về Đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
(xin gửi kèm dự thảo).
Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề xuất
nêu trên, Bộ Y tế kính gửi các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về
phòng, chống dịch COVID-19; thành viên Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng; Bộ
trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc
Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; các chuyên gia, nhà khoa học dự thảo Đề
xuất các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới để góp ý kiến.
Văn bản góp ý kính đề nghị gửi về Bộ
Y tế (Cục Y tế dự phòng, địa chỉ số 135/1 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội) trước
17h00 ngày 21/6/2022.
Thông tin chi tiết xin liên hệ
ThS.BS. Bùi Huy Hoàng, Cục Y tế dự phòng, điện thoại: 0944281988; email:
dr.hoang88@gmail.com).
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên (danh sách
kèm theo);
- Thứ trưởng phụ trách Đỗ Xuân Tuyên (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, DP.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Liên Hương
|
DANH SÁCH GỬI CÔNG VĂN XIN Ý KIẾN DỰ THẢO TỜ TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Kèm
theo Công văn số 3168/BYT-DP ngày 17 tháng 6 năm 2022 của Bộ Y tế)
1. Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia
phòng, chống dịch COVID-19.
2. Thành viên Tổ công tác đặc biệt của
Thủ tướng.
3. Các Bộ.
4. Cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung
ương.
5. Cơ quan thuộc Chính phủ
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
7. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y
tế.
8. Các chuyên gia, Viện Chiến lược và
chính sách các Bộ, Tổ chức quốc tế:
TT
|
Họ
và tên
|
Chuyên
ngành/Đơn vị công tác
|
I
|
Chuyên gia độc lập
|
1.
|
GS.TS. Trịnh Quân Huấn
|
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế/ Chủ tịch
Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin
|
2.
|
GS.TS. Lê Văn Truyền
|
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế/ Chủ tịch
Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký thuốc
|
3.
|
GS.TS. Lê Quang Cường
|
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế
|
4.
|
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
|
Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội
|
5.
|
GS.TS Trương Việt Dũng
|
Chủ tịch Hội đồng Đạo đức, Bộ Y tế
|
6.
|
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
|
Đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐBQH TP.
HCM
|
7.
|
TS. Vũ Tiến Lộc
|
Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội
khóa XV
|
8.
|
Bà Ngô Thị Kim Yến
|
Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng
|
9.
|
PGS.TS. Nguyễn Công Hoàng
|
Giám đốc BV Trung ương Thái Nguyên
|
10.
|
TS. Nguyễn Lan Hương
|
Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng
Chính phủ
|
11.
|
GS. Trần Ngọc Anh
|
12.
|
TS. Trần Nam Trung
|
13.
|
GS.TS. Nguyễn Văn Kính
|
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt
đới Trung ương
|
14.
|
GS.TS. Phạm Ngọc Đính
|
Nguyên Phó Viện trưởng Viện VSDT TƯ
|
15.
|
GS.TSKH. Nguyễn Thu Vân
|
Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế/
Nguyên Giám đốc Trung tâm Vắc xin và sinh phẩm số 1
|
16.
|
GS.TS. Phan Thị Ngà
|
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
|
17.
|
PGS.TS. Trần Đắc Phu
|
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng
|
18.
|
PGS.TS. Phạm Thế Anh
|
Trưởng Bộ môn Kinh tế vĩ mô - Đại học
kinh tế quốc dân
|
II
|
Viện nghiên cứu
|
19.
|
GS.TS. Đặng Đức Anh
|
Viện trưởng Viện VSDT TƯ
|
20.
|
GS.TS Nguyễn Đăng Hiền
|
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản
xuất vắc xin và sinh phẩm y tế
|
21.
|
PGS.TS. Dương Thị Hồng
|
Phó Viện trưởng Viện VSDT TƯ / Giám
đốc Chương trình Tiêm chủng mở rộng
|
22.
|
GS.TS. Lê Thị Hương
|
Viện trưởng Viện Đào tạo YHDP-YTCC,
Trường Đại học Y Hà Nội.
|
23.
|
PGS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai
|
Phó Viện trưởng Viện VSDT TƯ
|
Ill
|
Trường Đại học Y Dược
|
24.
|
GS.TS. Tạ Thành Văn
|
Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y
Hà Nội
|
25.
|
GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
|
Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Dược
Hà Nội.
|
26.
|
GS.TS. Bùi Thu Hà
|
Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y
tế công cộng
|
27.
|
PGS.TS. Đỗ Văn Dũng
|
Trưởng khoa Y tế công cộng, ĐH Y Dược
TP. Hồ Chí Minh
|
IV
|
Bệnh viện
|
28.
|
GS.TS. Trần Bình Giang
|
Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
|
29.
|
PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung
|
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương
|
30.
|
PGS.TS. Trần Minh Điển
|
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương
|
31.
|
PGS.TS. Đào Xuân Cơ
|
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
|
V
|
Các Bộ, Viện Nghiên cứu, Viện
Chiến lược và Chính sách
|
32.
|
Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ
Việt Nam
|
33.
|
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam
|
34.
|
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
- Bộ Y tế
|
35.
|
Bộ Công thương
|
36.
|
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
|
37.
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
38.
|
Bộ Giao thông Vận tải
|
39.
|
Bộ Tài chính
|
40.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
41.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
42.
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
43.
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
44.
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
45.
|
Bộ Ngoại giao
|
46.
|
Bộ Nội vụ
|
47.
|
Bộ Tư pháp
|
48.
|
Bộ Công an
|
49.
|
Bộ Quốc phòng
|
50.
|
Hội Y học dự phòng Việt Nam
|
VI
|
Tổ chức quốc tế tại Việt Nam
|
51.
|
Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
|
52.
|
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(UNICEF)
|
53.
|
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh
tật Hoa kỳ (US CDC)
|
BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/TTr-BYT
|
Hà
Nội, ngày tháng 6 năm 2022
|
DỰ THẢO
|
|
TỜ TRÌNH
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Trong thời gian qua,
dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ;
Bộ Y tế đã nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương triển khai
quyết liệt các giải pháp kiểm soát dịch bệnh, đồng thời tạo điều kiện thực hiện
hoạt động phát triển hoạt động kinh tế - xã hội. Thực hiện Nghị quyết số
38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình
phòng, chống dịch COVID-19; Bộ Y tế xin đề xuất biện pháp phòng chống dịch
COVID-19 trong tình hình mới, cụ thể như sau:
1. Tiếp tục giữ
phân loại bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A
a) Khái niệm
Bệnh truyền nhiễm
nhóm A1 gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây
truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ nguyên nhân
gây bệnh.
Bệnh truyền nhiễm
nhóm B2 gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền
nhanh và có thể gây tử vong.
Bệnh COVID-19 đã
được Bộ Y tế phân loại là bệnh truyền nhiễm nhóm A3.
b) Các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay
Hiện nay, công
tác phòng chống dịch COVID-19 là tổng hợp các biện pháp y tế, hành chính và
kinh tế - xã hội, tập trung các biện pháp sau:
- Các biện
pháp y tế:
+ Các biện pháp
chung áp dụng trong phòng chống dịch (không phân biệt nhóm bệnh, bao gồm: (1)
Công bố dịch/ Công bố hết dịch; (2) Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các
cấp; (3) Kiểm dịch y tế biên giới; (4) Điều tra, truy vết người tiếp xúc; (5)
Xét nghiệm các trường hợp người tiếp xúc, nghi ngờ mắc bệnh; (6) Sử dụng vắc
xin; (7) Thông tin, giáo dục, truyền thông; (8) Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế
trong vùng có dịch; (9) Kinh phí, dự trữ quốc gia, quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch;
(10) Huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động phòng chống dịch; (11) Hợp
tác quốc tế trong phòng chống dịch; (12) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế.
+ Các biện pháp
chính liên quan đến bệnh nhóm A bao gồm: (1) Giám sát phát hiện; (2) Kiểm soát
ra vào vùng có dịch; (3) Cách ly/ theo dõi sức khỏe; (4) Khám, điều trị người
nhiễm SARS-CoV-2; (5) Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (6) Vệ
sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt.
- Biện pháp
hành chính và kinh tế - xã hội
Các biện pháp
chung áp dụng trong phòng chống dịch (chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định,
trừ Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định biện pháp xã hội đối với bệnh COVID-19),
bao gồm: (1) Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời, (2) Vận tải
hành khách, (3) Lưu thông, vận chuyển hàng hóa, (4) Sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, (5) Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp, (6) Hoạt động cơ quan, công sở,
(7) Các cơ sở tôn, giáo, tín ngưỡng, thờ tự, (8) Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn,
nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao,
(9) Ứng dụng công nghệ thông tin.
c) Một số
đánh giá dịch COVID-19 hiện nay
- Theo yêu cầu của
Điều lệ Y tế quốc tế (IHR-2005), những bệnh có thể tác động nghiêm trọng đến sức
khỏe cộng đồng phải thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bao gồm cả bệnh
viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút (SARS); WHO vẫn đang coi bệnh COVID-19
trong tình trạng đại dịch trên phạm vi toàn cầu và quan ngại tiếp tục có các biến
thể không lường trước được của vi rút SARS- CoV-2. Nhiều nước trên thế giới vẫn
có diễn biến dịch bệnh phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với
đại dịch ở mức cao.
- Hiện nay vi rút
SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể
và mức độ tăng nặng và tử vong. Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới
nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng. Có thể xuất hiện biến thể mới của vi
rút SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca
nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ
bị tổn thương. Tình trạng sức khỏe suy giảm sau khi mắc COVID-19 (hậu COVID-19)
đang làm người dân lo ngại nhưng chưa có nghiên cứu đầy đủ.
- Trong nước, tuy
tỷ lệ tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước (tỷ lệ chết/mắc giảm mạnh từ
1,03% trong tháng 1/2022 xuống còn 0,06% trong tháng 5/2022) nhưng vẫn ghi nhận
trường hợp tử vong và nhiều bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị. Các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 linh hoạt như phòng chống bệnh đặc biệt nguy hiểm,
bệnh nguy hiểm và để kịp thời áp dụng khi phát sinh tình huống nguy hiểm hơn.
d) Khó khăn
khi chuyển bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B
- Vi rút
SARS-CoV-2 biến đổi liên tục (từ tháng 12/2019 đến nay ghi nhận 5 biến thể mới
và trong vòng 6 tháng qua biến thể Omicron có 05 biến thể phụ), nguy cơ xuất hiện
biến thể mới với khả năng lây lan nhanh, gây bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao, khả
năng né tránh miễn dịch vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, chưa dự báo được.
- Theo quy định của
Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn liên quan thì có
nhiều quy định rất khác biệt cần phải điều chỉnh giữa bệnh nhóm A và nhóm B
như: giám sát bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu, tại cộng đồng; công bố dịch;
phòng lây nhiễm tại cơ sở khám, chữa bệnh; cách ly y tế; điều trị miễn phí; vệ
sinh phòng bệnh truyền nhiễm; kiểm soát ra, vào vùng có dịch. Hơn nữa, biện
pháp về vắc xin phòng COVID-19 sử dụng trong tình trạng khẩn cấp chưa có cơ chế
áp dụng khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
- Việc huy động sự
tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của
các doanh nghiệp, người dân sẽ không được quan tâm đúng mức; người dân sẽ chủ
quan, lơ là trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, không thực hiện chủ động các biện
pháp phòng chống dịch.
e) Từng bước
giảm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và áp dụng linh hoạt các biện pháp
như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A và một số biện pháp như đối với bệnh truyền
nhiễm nhóm B phù hợp với thực tế tình hình dịch
Hiện nay, trên cơ
sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch
COVID-19 trong năm 2022 của WHO, Bộ Y tế đề xuất Phương án Bảo đảm công tác y tế
ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 - 2023, trong đó có 2 tình huống:
Tình huống 1: Chủng vi rút vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch
nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc
xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng.
Đối với tình huống
này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối
với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an
toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.
Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc
xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng
phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Đối với tình huống
này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được củng cố và thực hiện
nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn
chế số mắc và tử vong, bao gồm các biện pháp đặc thù như: (1) Giám sát phát hiện;
(2) Kiểm soát ra vào vùng có dịch; (3) Cách ly/ theo dõi sức khỏe; (4) Khám, điều
trị người nhiễm SARS-CoV-2; (5) Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
(6) Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt.
Do đó, việc phòng
chống dịch phải linh hoạt theo chuyển biến dịch bao gồm cả nhóm A và nhóm B nên
các biện pháp đáp ứng chống dịch điều chỉnh chuyển dần từ bệnh truyền nhiễm
nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B để thích ứng linh hoạt việc kích hoạt trở
lại các biện pháp phòng, chống dịch mạnh, quyết liệt khi vi rút SARS-CoV-2 biến
đổi.
2. Chưa coi bệnh
COVID-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam mà hiện Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn
chuyển tiếp giữa phòng chống đại dịch và quản lý bền vững.
a) Khái niệm
Theo các tài liệu
về dịch tễ học trong nước và trên thế giới, đặc biệt là của WHO và USCDC4,5,6,7,8,9,10,11,
bệnh “lưu hành” là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân
gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn
hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc
quần thể dân số nhất định.
Theo Geraldine
L.Glimcher, chuyên gia về Miễn dịch học và bệnh truyền nhiễm: “COVID-19 sẽ
trở thành bệnh lưu hành có nghĩa là đại dịch sẽ không kết thúc với việc vi rút
biến mất, thay vào đó khi đủ số người được bảo vệ miễn dịch từ việc tiêm chủng
hoặc nhiễm tự nhiên thì sẽ ít lây truyền hơn, ít người nhập viện và tử vong
liên quan COVID-19 ngay cả khi vi rút tiếp tục lưu hành”.
Như vậy, một bệnh
được coi là lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể như sau: (1) Có sự tồn tại
thường xuyên tác nhân gây bệnh; (2) Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác
nhân gây bệnh; (3) Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể
dân số trong địa bàn nhất định; (4) Tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự
báo được.
Đối với tiêu chí
số 4, hầu hết các nước trên thế giới đều trong trạng thái số mắc và tử vong
chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thất thường khi có xuất hiện các biến thể mới
của vi rút SARS-CoV-2 (như Nam Phi, Mỹ sau 2 tháng dịch có xu hướng giảm đã
tăng trở lại từ đầu tháng 5/2022 đến nay do sự lưu hành của các biến thể BA.4,
BA.5 và chưa có xu hướng chững lại), vi rút SARS-CoV-2 có thể tiếp tục xuất hiện
những biến thể mới; đồng thời miễn dịch có được (do vắc xin và mắc bệnh) chưa
có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian. Do đó, sau khoảng thời gian
đủ lớn, dịch có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào. Cần thêm thời gian để
theo dõi, đánh giá tính ổn định cũng như sự thay đổi của tác nhân gây bệnh.
b) Trên thế
giới
Qua trao đổi với
WHO ngày 19/5/2022, chưa có quốc gia nào trên thế giới báo cáo WHO về chính thức
công bố coi COVID-19 là bệnh lưu hành ở quốc gia mình; tuy nhiên một số nước
Đông Nam Á đã đưa các tiêu chí để xem COVID-19 là bệnh lưu hành (Thái Lan,
Indonesia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Úc) trên cơ sở thông qua các chỉ số như tỷ
lệ tử vong thấp, tỷ lệ mắc bệnh nặng phải nhập viện giảm và độ bao phủ vắc xin
cao tại nhiều độ tuổi đặc biệt ở đối tượng nguy cơ. Indonesia quy định COVID-19
là bệnh lưu hành khi tỷ lệ sử dụng giường bệnh phải dưới 5% và tỷ lệ dương tính
phải dưới 1% dân số; Thái Lan dự kiến từ ngày 01/7/2022 coi COVID-19 là bệnh
lưu hành với điều kiện tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% (hiện nay tỷ lệ này là
gần 0,2%), theo đó sẽ bỏ yêu cầu xét nghiệm, bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu
trang, ngoại trừ với những người đang nhiễm bệnh.
- Nhiều nước châu
Âu và một số nước châu Á trong thời gian qua cũng đã từng bước nới lỏng nhiều
biện pháp trên cơ sở tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 cao (trên 80%) và số
trường hợp mắc mới, tử vong giảm trong thời gian gần đây. Nhiều quốc gia đã nới
lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 như đối với các bệnh thông thường khác
(không bắt buộc phải cách ly đối với F0, F1, hoặc không phải đeo khẩu trang khi
ra nơi công cộng, trong phòng kín,… (Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy,
Iceland). Có 118/208 quốc gia12, vùng lãnh thổ dỡ bỏ các hạn chế đi
lại do COVID-19. Có 156 quốc gia, vùng lãnh thổ (sau đây viết tắt là quốc gia)
mở cửa biên giới cho phép tất cả công dân đến từ mọi quốc gia nhập cảnh. Có
28/40 quốc gia tại 5 Châu lục không yêu cầu đeo khẩu trang. Có 11/40 quốc gia tại
5 Châu lục (Estonia, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Lativa, Thái Lan, Lào, Oman, Thổ
Nhĩ Kỳ, Belize, Guatemala) vẫn yêu cầu người dân giữ khoảng cách cá nhân từ 1 đến
2 mét.
c) Một số
đánh giá
- Hiện nay, trên
phạm vi toàn cầu ghi nhận số ca mắc mới, tử vong đang giảm nhưng không đồng đều
ở các quốc gia, một số nước sau một thời gian giảm đã có sự gia tăng trở lại, một
số quốc gia duy trì chính sách “Zero COVID-19” đã có sự bùng phát các ổ dịch
trong cộng đồng như Trung Quốc, Triều Tiên...
- WHO nhận định dịch
COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành. Ngày
31/3/2022, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra kế hoạch nhằm kết thúc tình trạng khẩn
cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 với điều kiện cơ bản là tỷ lệ bao phủ
vắc xin phòng COVID-19 đạt trên 70% dân số trên phạm vi toàn cầu và kiểm soát
được số mắc mới và tử vong do COVID-19. WHO cũng khuyến khích các quốc gia thực
hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.
- Vi rút
SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta,
Omicron, XE (một biến thể tái tổ hợp giữa biến thể phụ BA.1 và BA.2 của
Omicron); kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ, ví
dụ biến thể Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3, BA.4, BA.5
và các biến thể này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm; do đó tỷ lệ mắc tại
các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định, chưa có tính ổn định.
- Trong nước, số
trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố song
tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa
phương. Trong thời gian tới, số ca nhiễm có thể tiếp tục theo xu hướng giảm hoặc
tăng trở lại khi gặp các điều kiện về tác nhân (xuất hiện các biến thể mới nguy
hiểm), về chính sách (thay đổi các biện pháp phòng chống dịch); đối tượng cảm
nhiễm có thể còn khá lớn; các biến thể, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn tiếp
tục xuất hiện với tốc độ khá nhanh trên thế giới; tình hình dịch bệnh ở một số
quốc gia vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, tác động hậu COVID-19 chưa có
nghiên cứu đầy đủ; hơn nữa miễn dịch do tiêm vắc xin phòng bệnh và miễn dịch mắc
phải không bền vững, do đó rất khó trong dự báo dịch.
- Tại Việt Nam, với
nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của người dân,
chúng ta cũng đã đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 cao gần 80% dân
số tiêm đủ 2 mũi vắc xin trở lên, trong đó nhóm tuổi 18 trở lên đã đạt khoảng
100%, nhóm 12 đến dưới 18 tuổi đạt trên 96,7%, nhóm 5 đến dưới 12 tuổi đã triển
khai tiêm trong tháng 4 và phấn đấu cơ bản hoàn thành trong tháng 6/2022.
- Số mắc mới và tử
vong do COVID-19 tại Việt Nam cũng có xu hướng giảm tương đối ổn định từ cuối
tháng 3 đến nay, trong những ngày gần đây chỉ ghi nhận dưới 1.000 ca/ ngày (so
với thời kỳ đỉnh dịch khoảng trên 170.000 ca/ ngày), số tử vong cũng giảm rõ, một
số ngày gần đây ghi nhận dưới 5 ca/ngày.
Như vậy, Việt Nam
cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển dần các biện pháp phòng
bệnh từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững; tuy nhiên, chúng ta cũng phải
luôn cảnh giác với các biến thể mới của vi rút và đòi hỏi chính quyền các cấp,
các ngành tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa cho hệ thống y tế để sẵn sàng đáp ứng
với tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu
quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy
cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
3. Chưa công bố
hết dịch COVID-19 tại Việt Nam
a) Căn cứ
pháp lý
- Việc công bố dịch,
công bố hết dịch tại Việt Nam quy định tại Mục 1, Chương IV, Luật phòng chống bệnh
truyền nhiễm số 03/2007/QH12 và Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của
Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm. Theo đó, việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện:
(1) Triển khai các biện pháp chống dịch quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; (2) Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới
sau 28 ngày13.
- Tại Việt Nam,
ngày 01/4/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc
công bố dịch COVID-19 trên quy mô toàn quốc thay thế Quyết định số 173/QĐ-TTg
ngày 01/02/2020 về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi
rút Corona gây ra (với địa điểm và quy mô tại Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa).
b) Đánh giá
dịch COVID-19 của WHO
- Ngày 11/3/2020,
lần đầu tiên WHO dùng từ đại dịch khi đánh giá về tình hình dịch COVID-19. Ngày
11/4/2022, Ủy ban khẩn cấp Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) tổ chức họp về đại dịch
COVID-19 đã nhận định đại dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp
đáng quan ngại và tiếp tục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân trên thế giới,
vẫn tiếp tục gây nguy cơ, gián đoạn thông thương quốc tế và cần có sự phối hợp,
đáp ứng quốc tế. Tóm tắt nội dung chính14:
+ Nhận định vi
rút SARS-CoV-2 là vi rút đường hô hấp mới, chưa hình thành được tính sinh thái
và vi rút tiếp tục biến đổi, khó dự báo được.
+ Các khuyến cáo
chính bao gồm: tăng cường đáp ứng quốc gia thông qua điều chỉnh kế hoạch, chuẩn
bị, đáp ứng theo những ưu tiên, kịch bản của Kế hoạch Chiến lược chuẩn bị và
đáp ứng COVID-19 của WHO năm 2022.
+ WHO khuyến cáo
các quốc gia thành viên chuẩn bị mở rộng các biện pháp xã hội khi cần thiết, đảm
bảo các dịch vụ y tế thiết yếu, các dịch vụ xã hội, giáo dục... Tiếp tục áp dụng
các biện pháp phòng bệnh như: sử dụng khẩu trang, ở nhà khi có triệu chứng của
bệnh, tăng cường vệ sinh tay, thông thoáng khí.
c) Đánh giá
dịch COVID-19 tại Việt Nam
Tình hình dịch
COVID-19 đã cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, những ngày gần đây ghi nhận
số ca mắc giảm mạnh, còn khoảng trên 1.000 ca mắc/ ngày tại các tỉnh, thành phố
trên cả nước. Tuy nhiên trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước có xu hướng gia tăng trở lại,
vi rút liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới, tiềm ẩn nguy cơ dịch
bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
d) Khó khăn
khi công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Khi tình huống
dịch xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên,
dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y
tế khi đó việc kích hoạt đáp ứng với các biện pháp y tế, xã hội sẽ trở nên bị động.
- Nhân viên y tế
thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 không được hưởng chế độ phụ cấp
phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A; người bệnh sẽ không được hưởng chi
trả điều trị COVID-19 miễn phí, đặc biệt là người bệnh ở vùng sâu, vùng xa,
vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
- Không có cơ chế
áp dụng đặc thù đối với vắc xin phòng COVID-19 sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.
- Việc huy động sự
tham gia của Chính quyền các cấp, các Tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của
các doanh nghiệp, người dân sẽ không được quan tâm đúng mức cũng như người dân
sẽ chủ quan, lơ là trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, không thực hiện chủ động
các biện pháp phòng chống dịch.
- WHO vẫn còn cảnh
báo tình trạng đại dịch trên toàn cầu và tại Việt Nam (quốc gia thành viên của
WHO) vẫn còn ghi nhận số mắc cao hàng ngày tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Do
đó phải tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo các khuyến cáo
của WHO. Việc duy trì công bố dịch COVID-19 tại Việt Nam sẽ huy động được sự
quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị tham gia vào công tác chống dịch, bố
trí kinh phí đầy đủ cho các hoạt động chống dịch không để bị động khi xuất hiện
biến thể mới nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2 vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Trong thời gian
chưa công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam, để sử dụng hiệu quả các nguồn lực
phòng, chống dịch, nhất là những nơi đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 với số mắc,
tử vong ở mức thấp trong thời gian dài và có khả năng đáp ứng tốt, sẽ thực hiện
đánh giá ngưỡng kiểm soát dịch theo các tiêu chí (nêu tại Phụ lục) để
quyết định các biện pháp đáp ứng phù hợp. Đối với trường hợp đạt các tiêu chí
dưới ngưỡng kiểm soát dịch, xem xét điều chỉnh áp dụng các biện pháp tương tự
như với bệnh truyền nhiễm lưu hành phổ biến khác.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục
phối hợp với các chuyên gia trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật tình hình
dịch bệnh, đánh giá nguy cơ và có điều chỉnh phù hợp khi có những diễn biến mới.
4. Điều chỉnh
các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã triển khai Thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về Chương
trình phòng, chống dịch COVID-19; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi
ro; bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với
các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; Bộ Y tế đã chủ động điều
chỉnh theo hướng giảm dần các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với
tình hình dịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, cụ thể:
- Xây dựng Phương
án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 -
2023, trong đó có tình huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng
lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn để không bị
động trong các tình huống dịch. Hiện Bộ Y tế đang tổng hợp các góp ý của các
Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, các Bộ ngành, địa phương
và các cơ quan quan liên quan, báo cáo Chính phủ.
- Cách ly y tế/
theo dõi sức khỏe: Ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đã có Công văn số 1909/BYT-DP ngày về
việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh
COVID-19 và người tiếp xúc gần, trong đó quy định người tiếp xúc gần không phải
cách ly y tế nhưng cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, đảm
bảo tách riêng đối tượng này với người khác nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh
- Phòng chống dịch
đối với người nhập cảnh: Ngày 15/3/2022, Bộ Y tế đã có Công văn số 1265/BYT-DP
về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh, theo đó người nhập
cảnh không phải thực hiện cách ly y tế nhưng vẫn phải thực hiện nghiêm các biện
pháp phòng chống lây nhiễm trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh theo quy định.
Tham mưu Chính phủ ban hành Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh
vào Việt Nam.
- Tờ khai y tế:
Ngày 26/4/2022, Bộ Y tế đã có Công văn số 2118/BYT-DP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế với
COVID-19 tại cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 00 giờ 00 phút
ngày 27/4/2022. Ngày 29/4/2022, Bộ Y tế đã có Công văn số 2213/BYT-DP gửi Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạm dừng áp dụng
khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) kể từ 00
giờ 00 phút ngày 30/4/2022.
- Cập nhật các hướng
dẫn về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tiêm vắc xin
phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại15; hướng dẫn an toàn, vệ sinh
lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-1916; yêu
cầu các đơn vị triển khai thực hiện quy định kê khai, công khai giá trang thiết
bị y tế17 và bãi bỏ các văn bản liên quan đến sinh phẩm, trang thiết
bị y tế chẩn đoán xét nghiệm SARS-CoV-218.
- Điều chỉnh một
số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và
thu dung điều trị người mắc COVID-19 trong cơ sở khám, chữa bệnh ban hành theo
Quyết định số 1226/QĐ-BYT ngày 17/05/2022 của Bộ Y tế.
5. Đề xuất chỉ
đạo
Bộ Y tế kính báo
cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương
triển khai biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, cụ thể như
sau:
5.1. Tạm thời
chưa chuyển phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền
nhiễm nhóm B hoặc chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành. Việc áp dụng các biện
pháp phòng chống dịch mang tính linh hoạt và tiến dần tới trạng thái “bình thường
mới”.
5.2. Việc công bố
hết dịch COVID-19 tại Việt Nam có thể cân nhắc khi WHO công bố hết tình trạng đại
dịch hay sự kiện y tế công cộng đáng quan ngại trên toàn cầu và tình hình dịch
COVID-19 tại Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước.
5.3. Giao Bộ Y tế
tiếp tục rà soát, nghiên cứu, chủ động điều chỉnh theo hướng giảm dần các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dịch.
5.4. Giao các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp
tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại Nghị quyết
số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ, song xem xét giảm bớt hoặc nới lỏng
các quy định, quy chế, điều kiện, hướng dẫn về các biện pháp xã hội để phù hợp
với các biện pháp y tế, tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp,
cá nhân việc triển khai thực hiện, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội. Trường hợp vượt quá thẩm quyền đề nghị báo cáo các cấp có thẩm
quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung bảo đảm việc thực hiện đúng quy định của
pháp luật.
Bộ Y tế kính báo
cáo Thủ tướng Chính phủ và xin ý kiến chỉ đạo để tiếp tục thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Đ/c Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Thứ trưởng phụ trách Đỗ Xuân Tuyên (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Văn phòng Chính phủ;
- BYT: DP, KCB, MT, KH-TC, TT-KT, VPB;
- Lưu: VT, DP.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ RƯỞNG
Nguyễn Thị Liên Hương
|
PHỤ LỤC
NGƯỠNG KIỂM SOÁT DỊCH COVID-19
Ngưỡng kiểm soát
dịch COVID-19 khi tỉnh, thành phố đạt các chỉ số trong các tiêu chí, cụ thể như
sau:
- Tiêu chí
1: Tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian
(trong 28 ngày gần nhất).
+ Chỉ số 1a: Tỷ lệ
ca mắc mới trong 28 ngày trên địa bàn cấp tỉnh: < 90/100.000 dân 19
+ Chỉ số 1b. Tỷ lệ
ca bệnh phải thở ô xy trong 28 ngày ghi nhận trên địa bàn cấp tỉnh: <
4/100.000 dân 20
+ Chỉ số 1c: Tỷ lệ
ca chết/ mắc trong 28 ngày trên địa bàn cấp tỉnh: <0,1%21.
- Tiêu chí
2: Độ bao phủ vắc xin
+ Chỉ số 2a. Tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo tại thời điểm đánh giá của Bộ Y
tế của địa bàn cấp tỉnh tính trên toàn bộ dân: >80%22 (tại thời
điểm đánh giá).
+ Chỉ số 2b. Tỷ lệ
tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao (không chống chỉ định
tiêm chủng) trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa bàn cấp tỉnh: >
90%21 (tại thời điểm đánh giá).
- Tiêu chí
3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
+ Chỉ số 3a. Tỷ lệ
sẵn sàng quản lý, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà/100.000 dân trên phạm vi
toàn tỉnh: > 5.00022 (tại thời điểm đánh giá).
+ Chỉ số 3b. Tỷ lệ
giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều
trị trên phạm vi toàn tỉnh/100.000: > 3023 (tại thời điểm đánh
giá).
+ Chỉ số 3c. Tỷ lệ
giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ trên phạm vi toàn tỉnh/100.000
dân: > 422 (tại thời điểm đánh giá).
__________________________
1 Điều 3, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12
2 Điều 3, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12
3 Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế
4 Giám sát và kiểm soát Bệnh truyền nhiễm ở người” của GS. TS. Trần Văn
Tiến
5 A dictionary of epidemilogy (tái bản lần thứ 4 của John. M. Last)
6 https://www.cdc.gov/csels/dsepd/ss1978/lesson1/section11.html
7
https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/43541/9241547073_vie.pdf?sequence=9&isAllowed=y
8 A dictionary of epidemilogy (tái bản lần thứ 4 của John. M. Last)
9 Từ điển dịch tễ học (Miquel Porta, tái bản lần 6 năm 2014, trang 92)
10 Nguyên lý dịch tễ học trong thực hành YTCC (US. CDC, tái bản lần 3 năm
2012)
11 Đại học YTCC Columbia (2021)
12
https://apply.joinsherpa.com/map?affiliateId=skyteam&language=en-US
13 Quyết định 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 của Chính phủ quy định sửa đổi,
bổ sung một số Điều của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch
bệnh truyền nhiễm
14 https://www.who.int/news/item/13-04-2022-statement-on-the-eleventh-meeting-of-the-international-health-
regulations-(2005)-emergency-committee-regarding-the-coronavirus-disease-(covid-19)-pandemic
15 Công văn 1535/BYT-DP ngày 28/3/2022 về hướng dẫn tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; Công văn 1506/BYT-DP ngày 25/3/2022 về
tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại.
16 Quyết định số 838/QĐ-BYT ngày 05/4/2022.
17 Công văn số 1672/BYT-TB-CT ngày 05/4/2022.
18 Công văn 2139/BYT-TB-CT ngày 27/4/2022.
19 Chỉ số này tương đương với tỷ lệ mắc hội chứng cúm trung bình trong 10
năm gần đây (2011-2020) của Việt Nam (khoảng 1 triệu trường hợp mắc/năm).
20 Chỉ số này tương đương với mức độ lây nhiễm ở mức thấp nhất và mức độ
đáp ứng ở mức cao nhất theo hướng dẫn dẫn đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định số
218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022.
21 Chỉ số này tương đương với tỷ lệ cao nhất của bệnh lây qua đường hô hấp
trung bình trong giai đoạn 2011-2020 (bệnh bạch hầu).
22 Chỉ số này tương đương với mức độ đáp ứng ở mức cao nhất theo hướng dẫn
đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022.