Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1736/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Tráng Thị Xuân
Ngày ban hành: 08/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1736/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 08 tháng 9 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY, ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, HỖ TRỢ TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30/3/2021;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Thông tư số 62/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Thông tư số 29/2022/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thành lập, giải thể; tổ chức hoạt động, khung danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm việc; Nội quy, quy chế; mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành Quản học viên; Trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma tuý công lập;

Căn cứ Công văn số 3943-CV/TU ngày 18/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chủ trương thực hiện Đề án "Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030";

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 183/TTr-SLĐTBXH ngày 29/8/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Như Điều 2;
- LĐ Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, Đại.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Tráng Thị Xuân

ĐỀ ÁN

"NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY, ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030"
(Kèm theo Quyết định số: 1736/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

Trong những năm qua, công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở, vì vậy đã đạt được những kết quả nhất định, từng bước giảm số người nghiện mới phát sinh, phát hiện, xử lý và quản lý người nghiện đi vào nề nếp góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương. Tuy nhiên, tình hình tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn còn phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tăng người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, xu hướng ngày càng trẻ hóa và chuyển dịch sử dụng từ heroin sang ma túy tổng hợp rất dễ nghiện nhưng khó cai do chưa có phác đồ điều trị; hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy chưa đáp ứng được theo quy định.

Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai, làm giảm số người nghiện ma túy mới. Quản lý chặt chẽ người nghiện ma túy ngoài xã hội, không để phát sinh tình hình phức tạp, góp phần xây dựng môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; coi trọng công tác cai nghiện tập trung; đầu tư cho công tác phòng, chống ma túy là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước”. Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14 ngày 30/3/2021 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đã quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, trong đó có nhiều nội dung mới về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy ngay từ cấp xã; người nghiện ma túy phải được áp dụng một trong các hình thức cai nghiện phù hợp; cai nghiện cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi; quy định rõ các phân khu chức năng, định mức nhà ở, hạ tầng trong cơ sở cai nghiện tập trung; quy định điều kiện về nhân sự; các đối tượng, không phân biệt hình thức cai nghiện khi chấp hành xong quyết định được quản lý sau cai tại cấp xã.

Để đánh giá thực trạng tình hình cai nghiện ma túy của địa phương, phát huy kết quả đạt được, xây dựng lộ trình phù hợp và giải pháp đồng bộ về công tác cai nghiện ma túy, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma tuý. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” như sau:

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Các văn bản chỉ đạo của Trung ương

- Luật Phòng, chống ma túy ngày 30/3/2021;

- Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

- Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính số ngày 13/11/2020;

- Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy;

- Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

- Nghị định số 105/2021NĐ-CP ngày 04/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy;

- Nghị định số 109/2021/NĐ-CP ngày 08/12/2021 của Chính phủ về việc quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự; thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy;

- Thông tư số 18/2021/TT-BYT ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy;

- Thông tư số 62/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

- Thông tư số 29/2022/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thành lập, giải thể; tổ chức hoạt động, khung danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm việc; Nội quy, quy chế; mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành Quản học viên; trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma tuý công lập;

- Quyết định số 1393/QĐ-LĐTBXH ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Dự án “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và phòng ngừa nghiện ma túy đối với nhóm người có nguy cơ cao và người sử dụng trái phép chất ma túy”;

- Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1452/QĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025;

- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030;

- Công điện số 365/CĐ-TTg ngày 20/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác xác định tình trạng nghiện ma túy và cai nghiện ma túy theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021.

2. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh Sơn La

- Kế hoạch số 179-KH/TU ngày 20/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý;

- Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 11/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh;

- Nghị quyết số 48/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025;

- Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 19/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án“Chuyển hoá, xây dựng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La không có ma tuý, giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Khái quát tình hình tệ nạn ma túy

Sơn La là tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, có diện tích đất tự nhiên là 14.109,83km2, có 12 đơn vị hành chính (11 huyện, 01 thành phố); 204 xã, phường, thị trấn; 2.247 bản, tiểu khu, tổ dân phố; có 06 huyện biên giới với 17 xã và 70 bản giáp biên giới; có 02 huyện, 126 xã, 1.449 bản đặc biệt khó khăn; dân số toàn tỉnh có trên 1,3 triệu người, trong đó khoảng 82% là dân tộc thiểu số; phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa. Có 274,065 km đường biên giới giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, có cửa khẩu Quốc tế, các khu dịch vụ, khu du lịch đang trên đà phát triển.

Sơn La có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng cũng là địa bàn trọng điểm cho hoạt động vận chuyển, mua bán và sử dụng ma túy. Nguồn ma túy vào Sơn La chủ yếu là Heroin, Methaphetamine, Ketamin từ vùng tam giác vàng vận chuyển qua các tỉnh biên giới Lào - Việt, sau đó vào Sơn La và chuyển sang nước thứ ba tiêu thụ. Do siêu lợi nhuận thu được từ ma túy, các đối tượng bất chấp nguy hiểm, dùng mọi thủ đoạn để vận chuyển, mua bán, thẩm lậu ma túy[1].

Đến tháng 3/2023, toàn tỉnh có 6.847 người liên quan đến ma tuý (chiếm khoảng 0,53% dân số toàn tỉnh), trong đó: sử dụng trái phép chất ma tuý 1.112 người; liên quan đến nghiện ma tuý 5.735 người (nghiện ma túy 3.895 người; quản lý sau cai nghiện ma tuý là 1.840 người). Trong tổng số 3.895 người nghiện ma túy có: 1.484 người điều trị tại các Cơ sở Điều trị nghiện ma túy; 1.072 người điều trị bằng thuốc thay thế; 687 người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; 635 người trong cơ sở giam giữ; 17 người đã xác định tình trạng nghiện đang tư vấn lựa chọn hình thức cai nghiện.

Theo tiêu chí phân loại, chấm điểm đánh giá và biểu thống kê báo cáo về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm tại Nghị quyết liên tịch số 01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT- UBTƯMTTQVN ngày 28/8/2008, Sơn La xếp vào tỉnh trọng điểm loại I về tệ nạn ma túy.

2. Tình hình công tác cai nghiện ma túy

a) Về mạng lưới cơ sở cai nghiện ma tuý; Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và Cơ sở cấp phát thuốc Methadone

- Cơ sở cai nghiện công lập:

+ Trước năm 2015: Toàn tỉnh có 12 Trung tâm Giáo dục lao động gồm: 01 Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh và 11 Trung tâm Giáo dục lao động các huyện, thành phố; sau năm 2015 có 9/12 Trung tâm Giáo dục lao động huyện, thành phố được giải thể, đến năm 2019 sáp nhập Cơ sở Điều trị nghiện ma túy thuộc UBND huyện Thuận Châu vào Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh thành Điểm vệ tinh của Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh, còn lại Cơ Điều trị nghiện ma tuý huyện Sông Mã do UBND huyện Sông Mã quản lý.

+ Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có 02 Cơ sở Điều trị nghiện ma túy công lập, gồm: Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh và Cơ sở Điều trị nghiện ma túy huyện Sông Mã. Quy mô tiếp nhận của 02 Cơ sở là 2.250 người/1thời điểm (Cơ sở tỉnh 2.150 người/thời điểm, Cơ sở huyện Sông Mã 100 người/thời điểm). Với quy mô tiếp nhận học viên của Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh là 2.150 người/thời điểm là Cơ sở điều trị nghiện ma tuý có quy mô lớn nhất cả nước.

- Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và Cơ sở cấp phát thuốc Methadone: Triển khai 12 cơ sở điều trị và 51 cơ sở cấp phát thuốc Methaddone, trong đó: 12 cơ sở điều trị tại 12 huyện, thành phố; 51 cơ sở cấp phát thuốc tại Trạm Y tế các huyện, thành phố (thành phố Sơn La 02, Mường La 05, Bắc Yên 02, Mộc Châu 05, Mai Sơn 11, Quỳnh Nhai 03, Phù Yên 02, Sông Mã 04, Yên Châu 04, Sốp Cộp 02, Vân Hồ 05, Thuận Châu 06).

- Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng: Duy trì Tổ công tác cai nghiện ma túy của xã và 12 Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng (Sông Mã 02, Mai Sơn 02, Mộc Châu 02, Mường La 01, Yên Châu 01, Quỳnh Nhai 01,Vân Hồ 01, Thuận Châu 01,Phù Yên 01). Việc hỗ trợ cắt cơn cai nghiện cho người cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tại các cơ sở điều trị nghiện ma túy; sau khi hết thời gian hỗ trợ cắt cơn, các cơ sở điều trị nghiện ma tuý bàn giao người cai nghiện cho UBND cấp xã để tiếp tục thực hiện quy trình quản lý, giáo dục, cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.

b) Về cơ sở vật chất

- Cơ sở vật chất của Trung tâm Giáo dục lao động các huyện, thành phố sau khi giải thể đến nay cơ bản đã được đấu giá, thanh lý tài sản hoặc bàn giao cho các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng, hiện nay còn 3 Trung tâm Giáo dục lao động cũ gồm: Trung tâm GDLĐ huyện Quỳnh Nhai, Trung tâm GDLĐ huyện Mường La, Trung tâm GDLĐ huyện Mai Sơn do UBND các huyện đang quản lý. Tuy nhiên sau nhiều năm không được sử dụng, sửa chữa, nâng cấp đến nay cơ sở vật chất của 03 Trung tâm đã hư hỏng nặng, xuống cấp không còn sử dụng được, nếu có sửa chữa thì rất tốn kém và không phù hợp với quy hoạch hiện nay.

- Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ sở chính và Điểm vệ tinh).

+ Cơ sở chính: Địa điểm tại bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La với quy mô tiếp nhận 2.000 học viên/thời điểm. Tổng diện tích đất thuộc Cơ sở quản lý 599.301,1 m2 (Khu vực quản lý học viên 14.843,4 m2; khu hành chính 1.742 m2; khu y tế 1.136 m2; khu trồng trọt, chăn nuôi 1.943,4m2; các loại đất khác 578.754,52m2; đất có công trình gắn liền với đất là 880,99m2). Hiện có 3 khu nhà 2 tầng nhà với tổng diện tích phòng ở hiện có là 6.000m2, đang cai nghiện cho 1.656 học viên, hầu hết các hạng mục đã xuống cấp và chưa đáp ứng so với yêu cầu của Luật Phòng, chống ma túy.

+ Điểm vệ tinh Thuận Châu: Địa điểm tại Bản Sen To, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với quy mô tiếp nhận 150 học viên/thời điểm. Tổng diện tích đất thuộc Điểm vệ tinh quản lý 52.357,5 m2 (Diện tích xây dựng 1.260,7m2 trong đó: Diện tích nhà làm việc cán bộ 248m2; diện tích nhà ở học viên 567m2; diện tích nhà y tế 36m2; diện tích nhà xưởng 255m2; diện tích khu bếp ăn 154,7m2). Diện tích xây dựng công trình gắn liền với đất: 245m2 đất khác 50.869,8m2.

- Cơ sở Điều trị nghiện ma túy huyện Sông Mã: Địa điểm tại tại bản Mé Bon, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã. Với quy mô tiếp nhận 100 học viên/thời điểm. Tổng diện tích đất cơ sở đang sử dụng là 33.953m2 (Khu quản lý học viên là 352 m2; khu hành chính 302m2; bếp ăn học viên 151 m2; khu y tế 151 m2; khu trồng trọt, chăn nuôi khoảng và đất khác 32.997 m2).

- Cơ sở vật chất của các Cơ sở Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và Cơ sở cấp phát thuốc Methadone cơ bản đảm bảo các yêu cầu về điều trị và cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

c) Tổ chức bộ máy và biên chế

(1) Cơ sở cai nghiện công lập:

- Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh: Tổng số viên chức và người lao động hiện có là 234 người, trong đó: 222 viên chức, 12 hợp đồng lao động theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP. Lãnh đạo Cơ sở có 03 người (01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc); 07 phòng chuyên môn (gồm: 15 biên chế Phòng Tổ chức - Hành chính - Kế toán; 18 biên chế Phòng Y tế Phục hồi sức khỏe; 19 biên chế Phòng Giáo dục Dạy nghề Tư vấn hòa nhập cộng đồng; 25 biên chế Phòng Lao động trị liệu, Hướng nghiệp; 81 biên chế Phòng Quản lý học viên; 43 biên chế Phòng Quản lý Cai nghiện tự nguyện;và 18 biên chế Điểm vệ tinh Thuận Châu).

- Cơ sở Điều trị nghiện ma túy huyện Sông Mã: Tổng số viên chức và người lao động là 21 người. Trong đó, viên chức là 14 người, hợp đồng lao động theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP là 07 người. Lãnh đạo Cơ sở là 02 người (01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc); 3 phòng chuyên môn.

(2) Cơ sở Điều trị và cấp phát thuốc Methadone: Các cơ sở điều trị và cấp phát thuốc Methadone do ngành Y tế quản lý, sử dụng bộ máy và biên chế tại các bệnh viện và trạm y tế (12 Cơ sở điều trị Methadone với 57 biên chế; 51 điểm cấp phát thuốc Methadone với 105 biên chế).

(3) Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng: Do Tổ công tác cấp xã thực hiện, trong đó Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Tổ trưởng; các thành viên gồm: cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, công an, cán bộ y tế, đại diện khu dân cư (tổ dân phố, trưởng bản), đại diện Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận, người có chuyên môn về y tế, về cai nghiện ma túy, người tự nguyện tham gia công tác cai nghiện thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm.

d) Kết quả công tác cai nghiện

- Cai nghiện tại đơn vị công lập: Kết quả, từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2022, các Cơ sở Điều trị nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 12.059 lượt người (trong đó: 3.949 hỗ trợ cắt cơn, 196 cai nghiện tự nguyện, 4.549 cai nghiện bắt buộc, 3.368 xác định tình trạng nghiện).

- Điều trị thay thế bằng thuốc Methdone: Tính đến ngày 31/01/2022, lũy kế bệnh nhân điều trị từ 2018 đến nay là 3.835 người, số bỏ điều trị 1.245 người, hiện đang điều trị là 1.102 người.

- Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng: Từ 01/01/2018 đến 31/12/2021, tại các Cơ sở Điều trị nghiện ma túy đã hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy cho 4.122 lượt người. Sau khi hết thời hạn hỗ trợ cắt cơn các Cơ sở Điều trị nghiện ma túy bàn giao người nghiện lại cho UBND cấp xã để tiếp tục thực hiện quy trình quản lý, giáo dục, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.

(Có biểu 01 kèm theo)

đ) Công tác quản lý sau cai nghiện ma tuý

Trên địa bàn tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ hình thức quản lý sau cai nghiện ma tuý tại cộng đồng, trong giai đoạn 2018-2022 đã tổ chức quản lý sau cai nghiện ma tuý cho 4.376 lượt người.

e) Công tác đào tạo nghề cho người đang cai nghiện ma tuý tại các Cơ sở Điều trị nghiện ma tuý và tại các địa phương

- Đào tạo nghề tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy

Để tạo cơ hội cho người cai nghiện ma túy về việc làm, thu nhập, giúp ổn định cuộc sống, ngăn ngừa tái nghiện, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, công tác tổ chức giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho người cai nghiện ma túy luôn được chú trọng thực hiện. Trong quá trình cai nghiện tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy, các học viên được tư vấn giới thiệu việc làm, tham gia lao động trị liệu kết hợp dạy nghề, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế trong lao động sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, và một số nghề phi nông nghiệp... học viên hình thành kỹ năng lao động, kỹ năng nghề và tự tổ chức tăng gia sản xuất tại gia đình sau khi hoàn hành thời gian cai nghiện trở về địa phương[2].

- Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại các huyện, thành phố

Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giảm nghèo bền vững, trong đó chú trọng, quan tâm đến công tác đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma tuý. Các hoạt động tư vấn về việc làm, thông tin thị trường lao động cho người lao động nói chung, người sau cai nghiện ma túy nói riêng được tăng cường, đẩy mạnh thông qua tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm lưu động tại các xã, phường, thị trấn; tư vấn, giới thiệu việc làm trực tiếp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm và các văn phòng đại diện, qua điện thoại, Website và Fanpape Facebook,... Giúp người sau cai nghiện ma túy trở về cộng đồng chủ động tự tạo việc làm tại gia đình, vay vốn hỗ trợ sản xuất...Việc lồng ghép chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm với công tác quản lý sau cai nghiện ma túy ở địa phương đã góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người sau cai nghiện ma túy ổn định cuộc sống bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tại các huyện, thành phố công tác tư vấn về việc làm, thông tin thị trường lao động cho người lao động nói chung, người sau cai nghiện ma túy nói riêng được tăng cường, đẩy mạnh, đã có 27.435 lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm, trong đó có 724 người sau cai nghiện ma tuý, đã cho người sau cai nghiện ma tuý vay vốn giải quyết việc làm với 37 dự án, tổng số tiền 1.120 triệu đồng, người được vay vốn sử dụng có hiệu quả, trả gốc và lãi đúng kỳ hạn, giải quyết việc làm tại chỗ cho gia đình và bản thân người nghiện ma tuý.

3. Đánh giá kết quả

a) Ưu điểm

- Nhận thức các cấp uỷ, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội; của bản thân và gia đình người nghiện ma tuý đã được nâng cao. Công tác phát hiện, nắm bắt thông tin về người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy được quản lý chặt chẽ hơn, góp phần quan trọng trong phòng ngừa phát sinh tệ nạn ma túy từ gia đình, tổ dân phố, bản, xã phường.

- Hệ thống văn bản, chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy và công tác cai nghiện ma túy đã tương đối đầy đủ và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện ở địa phương, cơ sở.

- Công tác cai nghiện ma tuý đã từng bước đi vào nề nếp, đa dạng các hình thức cai nghiện, hàng năm đã tiếp nhận, chữa trị cai nghiện cho khoảng từ 2.200 - 2.400 lượt người, từ đó làm giảm đáng kể phát sinh người nghiện mới; hạn chế số vụ việc vi phạm pháp luật, giảm bớt sự lo lắng, bức xúc trong nhân dân, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế và ổn định đời sống dân sinh.

b) Khó khăn, tồn tại

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo quy định tại Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 (bao gồm điều kiện cơ sở vật chất về phòng ở, các tiêu chuẩn chuyên môn, trang thiết bị thực hiện các dịch vụ và nhân sự).

- Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone bộc lộ một số hạn chế như: Số người bỏ điều trị cao, người nghiện vẫn sử dụng đồng thời thuốc Methadone và các loại ma túy khác, lợi dụng để trốn tránh cai nghiện bắt buộc; thuốc Methadone không có tác dụng với người nghiện ma túy tổng hợp.

- Tỷ lệ tái nghiện còn cao, số người đăng ký cai nghiện tự nguyện tại các Cơ sở Điều trị nghiện ma tuý công lập còn ít.

- Số lượng biên chế còn thiếu so với quy định (định mức 01 cán bộ quản lý 7 học viên cai nghiện bắt buộc Theo Thông tư số 29/2022/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, do đó việc giải quyết các chế độ, chính sách đối với viên chức và người lao động gặp nhiều khó khăn như: Chế độ nghỉ phép, nghỉ trực…[3]). Đội ngũ làm công tác cai nghiện ma tuý tập trung tại các Cơ sở Điều trị nghiện ma túy thường xuyên đối mặt với rủi ro, nguy hiểm.

- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo theo quy định tại Điều 6, Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ (Diện tích phòng ở bình quân 06 m2/đối tượng). Nhiều hạng mục công trình đã được xây dựng và sử dụng lâu năm đến nay đã xuống cấp. Do đó các Cơ sở luôn trong tình trạng quá tải, có nguy cơ mất an toàn cao[4].

- Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người sau cai nghiện ma túy còn nhiều khó khăn do bản thân người sau cai nghiện còn chưa có ý thức tái hòa nhập cộng đồng, vay vốn tạo việc làm cho người sau cai nghiện còn gặp nhiều khó khăn và cộng đồng còn tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử.

- Người cai nghiện ma túy bắt buộc chưa có nghề hoặc có nghề nhưng không phù hợp, có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng thì được hỗ trợ một lần chi phí học nghề; việc hỗ trợ chi phí học nghề đối với đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không được hỗ trợ tiền học nghề cho từ lần thứ hai trở đi đã được học nghề (Theo quy định tại khoản 6, Điều 5 Thông tư số 62/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

c) Nguyên nhân

- Trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế; chưa có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ để quản lý người nghiện ma túy. Nhiều gia đình còn bao che, dung túng, chưa tự giác khai báo với chính quyền địa phương.

- Nghiện ma túy là một căn bệnh mãn tính của não bộ, có tính tái diễn, người sử dụng bị lệ thuộc vào ma túy luôn có nhu cầu sử dụng với liều lượng tăng dần; sau khi cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng dễ bị bạn nghiện rủ rê, lôi kéo; xã hội xa lánh, kỳ thị; bản thân người nghiện mặc cảm tự ti hoặc buông xuôi, bất cần; nhiều gia đình không còn điều kiện để quan tâm chăm lo; cơ hội tìm kiếm việc làm, học nghề, vay vốn khó khăn, đặc biệt hiện nay xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp có tính độc hại cao, dễ gây nghiện nhưng chưa có phác đồ điều trị hữu hiệu.

- Nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở cai nghiện công lập còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với yêu cầu.

- Công tác xã hội hóa còn nhiều khó khăn, người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy đa số không còn khả năng đóng các khoản chi phí cho cai nghiện; nhiều gia đình có người nghiện phó mặc cho xã hội. Lao động trị liệu tại các cơ sở công lập chủ yếu phục vụ mục đích phục hồi sức khỏe, sản phẩm lao động tạo ra chủ yếu phục vụ cải thiện bữa ăn, nguồn thu không đáng kể.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

1. Dự báo tình hình

- Hiện nay và trong thời gian tới, Sơn La xác định là địa bàn trọng điểm về ma túy; xu hướng đô thị hóa nhanh, chuyển dịch lao động từ nông thôn lên thành thị, người ngoại tỉnh, người nước ngoài đến làm việc tại các địa phương trong tỉnh và số người của tỉnh đi lao động, làm việc tại các tỉnh ngày càng tăng, đây là môi trường dễ phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy.

- Dự báo trong những năm tới tình hình tệ nạn ma tuý có diễn biến phức tạp, số người nghiện ma tuý có chiều hướng ngày càng trẻ hoá và tăng về số lượng. Người nghiện có xu hướng chuyển từ sử dụng Heroin sang các loại ma túy tổng hợp, chất hướng thần mới, rất dễ sử dụng như: “bùa lưỡi”, “tem giấy” “cỏ mỹ”, các dạng nước uống, kẹo, thuốc lá…, dễ xâm nhập vào giới trẻ, trong đó có cả học sinh độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi.

- Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định 100% người nghiện ma túy phải được áp dụng một trong các hình thức cai nghiện phù hợp; điều kiện, thủ tục áp dụng đơn giản hóa, do đó trong thời gian tới số người được quản lý và cai nghiện sẽ tăng cao, nhất là cai nghiện bắt buộc sẽ tăng so với giai đoạn trước, dự báo từ nay đến năm 2025 số người đưa vào cai nghiện bắt buộc chiếm ít nhất là 35% số người nghiện trên địa bàn và tăng lên trên 45% vào cuối năm 2030, số còn lại sẽ được cai nghiện bằng các hình thức khác và quản lý tại gia đình, cộng đồng.

- Theo quy định của Luật, cơ sở vật chất các cơ sở cai nghiện tập trung phải đảm bảo các phân khu chức năng riêng biệt để quản lý từng nhóm đối tượng. Thực tế hiện nay các cơ sở cai nghiện công lập trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, cần phải đầu tư, hoàn thiện để áp ứng theo quy định[5].

2. Sự cần thiết ban hành Đề án

Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và các căn cứ pháp lý nêu trên, để phát huy kết quả công tác cai nghiện đạt được trong giai đoạn vừa qua, khắc phục những tồn tại yếu kém, nhằm thực hiện đúng các quy định của Trung ương, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ hướng tới từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng gia tăng người nghiện, đưa công tác cai nghiện mang tính lâu dài, ổn định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Quan điểm

- Công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa có tính cấp bách, thường xuyên liên tục, là trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, truy quét triệt phá giảm nguồn cung ma túy kết hợp kiềm chế gia tăng người nghiện để giảm cầu về ma túy; tạo môi trường trong sạch, lành mạnh, giảm thiểu người nghiện ngoài cộng đồng; coi trọng công tác cai nghiện tập trung kết hợp đồng bộ với cai nghiện tại cộng đồng và gia đình.

- Đảm bảo về quyền con người cơ bản đối với các học viên cai nghiện ma túy về ăn, ở, sinh hoạt, các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho các hoạt động quy trình cai nghiện ma túy.

- Quan tâm đầu tư theo khả năng cân đối nguồn lực, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất theo lộ trình nhằm đáp ứng yêu cầu của Luật Phòng, chống ma túy, đảm bảo phù hợp với quy hoạch được duyệt.

- Từng bước xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở cai nghiện tự nguyện và cung cấp các dịch vụ cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng; gia đình người nghiện có trách nhiệm tham gia, đóng góp kinh phí theo lộ trình phù hợp.

- Khuyến khích cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng, chống ma túy; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy. Phấn đấu đến năm

2025, người trong độ tuổi thanh thiếu niên và lao động tham gia trong các thành phần kinh tế, hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các hình thức cai nghiện ma túy.

Xây dựng hệ thống cơ sở cai nghiện ma túy để thực hiện đa dạng hóa các hình thức cai nghiện, trong đó coi trọng công tác cai nghiện tập trung, kết hợp chặt chẽ với cai nghiện tại cộng đồng và gia đình, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm,

hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Quản lý chặt chẽ người nghiện ma túy ngoài xã hội nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể

- Hàng năm các cấp, các ngành triển khai, thực hiện kịp thời, có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; Chương trình, kế hoạch và dự án của Chính phủ và các Bộ, Ngành về công tác phòng, chống ma tuý và cai nghiện ma túy.

- 100% các xã, phường, thị trấn, trường học, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức phòng, chống ma tuý và cai nghiện ma túy với hình thức, thời lượng và nội dung phù hợp.

- 100% cán bộ làm công tác quản lý, trực tiếp làm công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng được tập huấn, đào tạo cơ bản và nâng cao về kỹ năng, nghiệp vụ được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận theo tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.

- 100% người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy được đưa vào danh sách quản lý, theo dõi, giúp đỡ, tiếp cận dịch vụ tư vấn, sàng lọc, đánh giá và tham gia vào các chương trình điều trị, cai nghiện ma túy thích hợp, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2025, số người cai nghiện tập trung đạt 35% số người nghiện, đến năm 2030, cai nghiện tập trung đạt trên 45% số người nghiện; số người nghiện còn lại áp dụng cai nghiện bằng các hình thức phù hợp.

- 100% người hoàn thành chương trình cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện của tỉnh được quản lý, tư vấn, giám sát, hỗ trợ, giúp đỡ bằng nhiều hình thức phù hợp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người sau cai nghiện.

- Tổ chức đào tạo nghề cho 300-500 học viên đang chữa trị cai nghiện ma tuý tại Cơ sở Điều trị nghiện ma tuý tỉnh.

- Các huyện, thành phố ký kết với các tổ chức, cá nhân (nếu có) hoặc giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

- Sáp nhập Cơ sở Điều trị nghiện ma túy huyện Sông Mã thành Điểm vệ tinh của Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội từ ngày 01/01/2024; nâng quy mô tiếp nhận của 02 điểm vệ tinh để giảm tải quy mô tiếp nhận học viên vào Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh.

- Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, đảm bảo nhân sự đạt mục tiêu đề ra theo từng giai đoạn; đến cuối năm 2030, Cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14.

3. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện

a) Công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng có hiệu quả loa, đài truyền thanh, bảng tin xã, phường, thị trấn; vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa thực hiện công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.

- Hàng năm, tổ chức các buổi tuyên truyền, diễn đàn về phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy, trong đó chú trọng đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị lôi kéo như: học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, nơi tập trung nhiều người lao động; tổ chức truyền thông về phòng chống ma túy, phòng chống tái nghiện bằng hình thức sân khấu hóa. Biên soạn, in ấn phát hành tờ rơi, pa nô tuyên truyền phù hợp với từng loại đối tượng.

b) Nâng cao công tác chính trị tư tưởng, năng lực cho đội ngũ viên chức, người lao động làm công tác cai nghiện ma túy

- Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, chính trị tư tưởng cho đội ngũ viên chức tại cơ sở cai nghiện ma túy để họ ổn định tâm lý yên tâm công tác; quan tâm động viên kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của viên chức, người lao động. Sắp xếp đội ngũ viên chức, người lao động làm việc bảo đảm phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công tác của từng người.

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập; đào tạo cơ bản và nâng cao cho cán bộ làm công tác quản lý, điều trị cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy tại các cơ sở điều trị nghiện ma túy, tại cộng đồng và gia đình nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn theo các quy định hiện hành.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác lập hồ sơ cai nghiện, gồm cán bộ y tế, công an, Lao động - Thương binh và Xã hội; tập huấn, cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận về xác định tình trạng nghiện ma túy và điều trị cắt cơn nghiện cho các cán bộ y tế tại các trạm y tế, bệnh viện, cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn.

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương có hệ thống mạng lưới cơ sở cai nghiện đồng bộ, có mô hình hoạt động hiệu quả.

c) Nâng cao chất lượng công tác cai nghiện ma túy

- Công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trên địa bàn đảm bảo an ninh, trật tự tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy, nhằm ngăn chặn các đối tượng bên ngoài thâm nhập thẩm lậu ma túy vào Cơ sở, tránh hiện tượng học viên có hành vi gây rối, mất trật tự, mất an toàn và bỏ trốn tập thể.

- Công tác điều trị: Khám, xây dựng bệnh án đối với người cai nghiện ma tuý; các dấu hiệu rối loạn tâm thần, bệnh cơ hội. Xác định loại ma túy, liều lượng ma túy người nghiện sử dụng để xây dựng phác đồ điều trị cắt cơn, giải độc theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

- Công tác giáo dục, tư vấn phục hồi hành vi, nhân cách: Tổ chức dạy văn hóa, học tập các chuyên đề: giáo dục công dân, sức khỏe và cộng đồng, pháp luật, đạo đức, truyền thống dân tộc và chuyên đề phù hợp khác với số lượng, trình độ học vấn người cai nghiện.

- Lao động trị liệu học nghề: Tổ chức các hoạt động lao động trị liệu nhằm giúp người cai nghiện cải thiện về sức khỏe thể chất, tâm trí, tăng cường ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động, nâng cao tinh thần tự lập và giúp người cai nghiện nhận thức được giá trị của lao động. Căn cứ vào số lượng, sức khỏe, độ tuổi, giới tính, trình độ, thời gian, nguyện vọng của người cai nghiện để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở.

- Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cai nghiện; Xác định nơi cư trú của người cai nghiện để chuẩn bị thực hiện biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; tư vấn các biện pháp phòng, chống tái nghiện cho người nghiện cai nghiện ma túy; kỹ năng từ chối sử dụng ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng. Hướng dẫn người cai nghiện ma túy xây dựng kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng.

d) Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người sau cai nghiện ma túy

- Phối hợp với doanh nghiệp tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, gắn kết công tác đào tạo cho người sau cai nghiện ma tuý với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hoặc làm nông nghiệp trong các hợp tác xã. Tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho học viên sắp hết thời gian chữa trị, cai nghiện tại Cơ sở.

- Phát triển đa dạng các hình thức đào tạo nghề nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt khó khăn; tăng cường dạy nghề theo hình thức kèm cặp, cầm tay chỉ việc, truyền nghề tại các làng nghề, doanh nghiệp và hợp tác xã, gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả sau đào tạo, trong đó ưu tiên cho cho người lao động đã hoàn thành chương trình cai nghiện ma tuý.

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển chọn cung ứng lao động cho các doanh nghiệp và hợp tác xã. Tạo điều kiện để người sau cai nghiện được tiếp cận vay vốn tự tạo việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho người sau cai nghiện vào làm việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý.

đ) Thành lập Quỹ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý (Quỹ ngoài ngân sách nhà nước)

Thành lập Quỹ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý bằng nguồn xã hội hoá (Quỹ cấp tỉnh, cấp huyện) để hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý.

g) Quy hoạch mạng lưới và đầu tư cơ sở vật chất

*) Cơ sở cai nghiện công lập

Căn cứ vào tình hình thực tế về số lượng người nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy hoạch các Cơ sở điều trị nghiện ma túy trên địa bàn, bảo đảm theo quy định của Luật Phòng chống ma túy và các quy định của pháp luật hiện hành.

- Tính đến năm 2025:

Cơ sở Điều trị nghiện ma tuý tỉnh

+ Khả năng tiếp nhận 2.000 học viên/thời điểm

+ Cải tạo một số hạng mục đã xuống cấp như: Nhà ở học viên; Nhà hội trường, nhà làm việc cho cán bộ; nhà sinh hoạt học viên; Bếp ăn học viên, cần cải tạo sửa chữa. Nhiều trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn đã hỏng, xuống cấp cần được thay thế.

+ Đầu tư xây dựng mới 05 nhà ở cho học viên; xây dựng mới cổng; tường rào bao quanh các khu khoảng 3.000m.

+ Tổ chức, bộ máy: Gồm Tập thể lãnh đạo 03 người: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và 06 phòng chuyên môn, 02 Điểm Vệ tinh.

+ Biên chế: Đảm bảo định xuất làm việc đến năm 2025 đúng theo quy định, để đảm bảo (01 cán bộ quản lý 07 học viên).

Điểm Vệ tinh Thuận Châu

+ Khả năng tiếp nhận 150 học viên/thời điểm

+ Cải tạo sửa chữa nâng cấp một số hạng mục đã xuống cấp như: nhà làm việc cho cán bộ; Thiếu một số trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn.

+ Đầu tư xây dựng mới: 01 nhà ở cho học viên: 01 bếp ăn cho học viên, 01 nhà sinh hoạt cho học viên; cổng, tường rào.

+ Trang thiết bị: Đầu tư trang thiết bị cho các phòng chuyên môn đảm bảo cho các hoạt động khám, chữa bệnh, học tập, vui chơi giải trí cho học viên đúng theo quy định hiện hành.

+ Biên chế: Đảm bảo định xuất làm việc đến năm 2025 đúng theo quy định, để đảm bảo (01 cán bộ quản lý 07 học viên).

Điểm Vệ tinh Sông Mã

+ Quy mô: Khả năng tiếp nhận 100 học viên/thời điểm

+ Năm 2024 tiến hành sửa chữa một số hạng mục của cơ sở đã xuống cấp như: nhà làm việc cho cán bộ, nhà ở cho học viên cần được sửa chữa. Bổ sung một số trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác chuyên môn. Xây dựng mới 02 nhà ở học viên, 01 nhà ở cán bộ; xây dựng các hạng mục phụ trợ: Cổng, tường rào, kè chắn đất, hệ thống nồi hơi; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn;

+ Trang thiết bị: Đầu tư trang thiết bị cho các phòng chuyên môn đảm bảo cho các hoạt động khám, chữa bệnh, học tập, vui chơi giải trí cho học viên đúng theo quy định hiện hành.

+ Biên chế: Đảm bảo định xuất làm việc đến năm 2025 đúng theo quy định, để đảm bảo (01 cán bộ quản lý 07 học viên).

- Định hướng đến 2030:

Trụ sở chính của Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh

+ Khả năng tiếp nhận 1.850 học viên/thời điểm.

+ Cơ sở vật chất: Tiếp tục nâng cấp, mở rộng cơ sở hiện có đảm bảo điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất của cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo quy định đáp ứng cho công tác cai nghiện. Đảm bảo điều kiện tối thiểu về vật chất của cơ sở theo quy định tại Nghị định số 116/2021/NĐ-CP là 6m2/1học viên, do vậy cần bổ sung xây mới và sửa chữa một số hạng mục công trình như sau:

+ Đầu tư xây mới 01 khu cai nghiện cho học viên từ 12-18 tuổi; đầu tư xây mới 01 khu lưu trú cho bệnh nhân xác định tình trạng nghiện và người trong thời gian lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào Cơ sở; đầu tư xây dựng mới 02 khu cai nghiện cho người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, B. Xây dựng các hạng mục phụ trợ như: sân chơi, đường đi nội bộ.

+ Sửa chữa một số hạng mục đã xuống cấp như: Nhà thăm thân các khu; nhà xưởng lao động trị liệu dạy nghề; hệ thống đường đi nội bộ, tường rào, các khu chuồng trại chăn nuôi và các hạng mục phụ trợ khác...., cần cải tạo sửa chữa để đáp ứng nhu cầu tại đơn vị.

+ Trang thiết bị: Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các phòng chuyên môn đảm bảo cho đào tạo nghề và các hoạt động khám, chữa bệnh, học tập, vui chơi giải trí cho học viên.

+ Tổ chức, bộ máy: Gồm tập thể lãnh đạo 03 người: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và 06 phòng chuyên môn, 02 Điểm Vệ tinh.

- Biên chế: Đảm bảo định xuất làm việc đến năm 2030 đúng theo quy định, để đảm bảo (01 cán bộ quản lý 07 học viên).

Điểm Vệ tinh Thuận Châu

+ Quy mô: Nâng quy mô tiếp nhận từ 150 học viên/thời điểm lên 200 học viên/thời điểm.

+ Đầu tư xây dựng mới: 01 nhà tập thể cán bộ; 01 nhà xưởng dạy nghề và lao động trị liệu và các hạng mục phụ trợ: Cổng, tường rào hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn.

+ Sửa chữa một số hạng mục đã xuống cấp như: Nhà thăm thân; nhà xưởng lao động trị liệu; tường rào và các hạng mục phụ trợ khác.

+ Trang thiết bị: Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các phòng chuyên môn đảm bảo cho các hoạt động khám, chữa bệnh, học tập, vui chơi giải trí cho học viên.

+ Biên chế: Đảm bảo định xuất làm việc đến năm 2030 đúng theo quy định, để đảm bảo (01 cán bộ quản lý 07 học viên).

Điểm Vệ tinh Sông Mã

+ Quy mô: Nâng quy mô tiếp nhận từ 100 học viên/thời điểm lên 200 học viên/thời điểm.

+ Cơ sở vật chất: Cải tạo đảm bảo điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất của cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo quy định đáp ứng cho công tác cai nghiện với công suất 200 người vào năm 2030. Cần bổ sung xây mới và sửa chữa hạng mục công trình mới như:

+ Xây dựng mới: 01 nhà làm việc và hội trường giao ban, 01 nhà ở của học viên cai nghiện ma túy tự nguyện, 01 nhà cai nghiện học viên có hành vi gây rối trật tự, vị phạm nội quy, quy chế, 01 nhà tiếp công dân; 01 bếp ăn học viên.

+ Sửa chữa một số hạng mục xuống cấp như: Nhà bếp ăn cho học viên; nhà thăm thân; nhà xưởng lao động trị liệu; tường rào và các hạng mục phụ trợ cổng, tường rào.

+ Trang thiết bị: Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các phòng chuyên môn đảm bảo cho các hoạt động khám, chữa bệnh, học tập, vui chơi giải trí cho học viên.

+ Biên chế: Đảm bảo định xuất làm việc đến năm 2030 đúng theo quy định, để đảm bảo (01 cán bộ quản lý 07 học viên).[6]

*) Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và cơ sở cấp phát thuốc Methadone

- Tính đến năm 2025:

+ Quy mô: Tiếp tục duy trì 12 cơ sở điều trị và 51 cơ sở phát thuốc Methadone tại huyện, thành phố đảm bảo thường xuyên điều trị, cấp phát thuốc Methadone cho 1.200 - 1.500 người.

+ Biên chế: Duy trì số lượng nhân viên hiện có tại các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc Methadone.

- Định hướng đến năm 2030: Trên cơ sở đánh giá thực trạng nhu cầu người nghiện ma túy có nhu cầu điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trên địa bàn để giảm số lượng các cơ sở điều trị trên địa bàn với số lượng phù hợp.

*) Cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng

- Tính đến năm 2025:

+ Khuyến khích hình thành mạng lưới cơ sở cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng tại các huyện, thành phố cung cấp dịch vụ cai nghiện ma tuý cho người nghiện tại gia đình và cộng đồng nhằm giảm tải cho các Cơ sở Điều trị nghiện ma tuý công lập.

+ UBND cấp huyện giao nhiệm vụ cho đơn vị sự nghiệp trực thuộc cung cấp dịch vụ cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021, đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất và bộ máy, nhân sự.

+ Kinh phí: Ngân sách huyện, thành phố đảm bảo cho việc tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và chế độ hỗ trợ người cai nghiện tự nguyện được thực hiện theo Điều 34 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021.

- Định hướng đến năm 2030: Tiếp tục duy trì triển khai tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện ma túy được tiếp cận với các dịch vụ cai nghiện tại địa phương.

*) Cơ sở cai nghiện ma tuý ngoài công lập: Tỉnh khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ít nhất 01 Cơ sở cai nghiện ma tuý ngoài công lập với quy mô tiếp nhận tối thiểu là 250 học viên/thời điểm. Tỉnh Sơn La sẽ áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi (Thuê đất, thuế, nguồn vốn vay và các chính sách khác theo quy định hiện hành của nhà nước) để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện.

(có Phụ lục số 02 kèm theo)

4. Hợp tác quốc tế trong công tác cai nghiện

- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận công dân Sơn La bị trục xuất về nước và người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Sơn La nghiện ma túy (nếu có).

- Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài trợ quốc tế (nếu có), theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

- Phối hợp với các tỉnh của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (trọng tâm là 02 tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng), để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn, hỗ trợ trong công tác cai nghiện ma tuý.

V. KINH PHÍ

Tổng kinh phí cho giai đoạn 2024 - 2030 là 341.240 triệu đồng. Trong đó:

- Nguồn ngân sách địa phương:19.800 triệu đồng. (Vốn đầu tư: 10.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 9.800 triệu đồng).

- Nguồn ngân sách Trung ương: 321.440 triệu đồng. (Vốn đầu tư: 189.000 triệu đồng. Vốn sự nghiệp: 132.440 triệu đồng).

1. Giai đoạn từ 2024 - 2025

Tổng kinh phí đến năm 2025 là 187.440 triệu đồng. (Vốn sự nghiệp: 82.440 triệu đồng; vốn đầu tư: 105.000 triệu đồng). Trong đó:

- Nguồn ngân sách tỉnh: 2.800 triệu đồng (vốn sự nghiệp thực hiện công tác đào tạo nghề).

- Nguồn ngân sách Trung ương: 184.414 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp: 79.640 triệu đồng (tập huấn cho cán bộ làm công tác xã hội; mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên môn; sửa chữa, bảo dưỡng các công trình).

+ Vốn đầu tư: 105.000 triệu đồng (xây mới các công trình).

2. Giai đoạn 2026 - 2030

Tổng kinh phí đến năm 2025 là 153.800 triệu đồng (Vốn sự nghiệp: 59.800 triệu đồng; Vốn đầu tư: 94.000 triệu đồng). Trong đó:

- Nguồn ngân sách tỉnh: 17.000 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp: 7.000 triệu đồng (thực hiện công tác đào tạo nghề)

+ Vốn đầu tư: 10.000 triệu đồng (thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cơ sở vệ tinh Sông Mã)

- Nguồn ngân sách Trung ương: 136.800 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp: 52.800 triệu đồng (tập huấn cho cán bộ làm công tác xã hội; mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên môn; sửa chữa, bảo dưỡng các công trình)

+ Vốn đầu tư: 84.000 triệu đồng (xây mới các công trình)

3. Lộ trình thực hiện

- Triển khai thực hiện Đề án từ quý IV/2023.

- Tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện Đề án hàng năm.

- Tổng kết đánh giá triển khai thực hiện Đề án trong tháng 12/2025.

- Căn cứ kết quả thực hiện Đề án, tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung Đề án triển khai trong giai đoạn 2026-2030.

VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện Đề án hằng năm; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động về công tác cai nghiện ma túy; chủ trì tham mưu xây dựng, tổ chức triển khai các chính sách về cai nghiện ma túy; chỉ đạo các cơ sở cai nghiện ma túy hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch tỉnh giao; quy hoạch mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện, cơ sở cai nghiện công lập và tư nhân; xây dựng kế hoạch đầu tư trung và dài hạn nâng cấp, mở rộng các cơ sở cai nghiện của tỉnh; thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; quản lý, giáo dục và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức khảo sát, thống kê nhu cầu cai nghiện ma túy tại các cơ sở giáo dục, trại tạm giam và ngoài cộng đồng.

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế xây dựng các văn bản hướng dẫn về quy trình cai nghiện; định kỳ tổ chức tổng kết, đánh giá các mô hình cai nghiện hiệu quả để triển khai nhân rộng. Phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai từ tỉnh đến cơ sở.

- Phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan xây dựng đơn giá đặt hàng hoặc đấu thầu trong các lĩnh vực điều trị, cai nghiện theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin về công tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện và quản lý sau cai nghiện; thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo về cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn quản lý và sử dụng dự toán thực hiện kinh phí các nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng kinh phí Đề án; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng kinh phí để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo quy định”.

- Tham mưu các nội dung thành lập Quỹ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý.

2. Công an tỉnh

- Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với các ngành chức năng rà soát, thống kê, lập danh sách, thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình liên quan đến người

nghiện ma tuý, người sử dụng trái phép chất ma túy, người quản lý sau cai nghiện ma tuý và tiến hành công tác quản lý theo quy định; thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tổ chức đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện tập trung; truy tìm các trường hợp bỏ trốn; triển khai lực lượng, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện khi có yêu cầu.

- Triển khai hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm về ma tuý. Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ của các cơ sở cai nghiện ma túy.

3. Sở Tư pháp

Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy.

4. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp tổ chức triển khai áp dụng phác đồ cai, điều trị nghiện, nhất là điều trị cho người nghiện ma túy tổng hợp; tổ chức thực hiện quy chế phối hợp xác định tình trạng nghiện và triển khai các biện pháp dự phòng nghiện ma túy.

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về công tác khám điều trị đối với người nghiện tại các cơ sở cai nghiện và cơ sở điều trị Methadone. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, đánh giá hiệu quả chương trình theo chỉ đạo của tỉnh.

- Định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn, cấp chứng chỉ cho cán bộ các cơ sở y tế trong việc xác định tình trạng nghiện và nâng cao năng lực cho cán bộ y tế làm công tác điều trị, cai nghiện cho người nghiện ma túy; hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

5. Sở Tài chính

Căn cứ dự toán ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm, dự toán của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập gửi, Sở Tài chính tổng hợp dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan cân đối nguồn vốn đầu tư thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trong Đề án trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

7. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải pháp sắp xếp bộ máy, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ chế tài chính các đơn vị cai nghiện ma túy để thực hiện có hiệu quả công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh theo Luật Phòng chống ma túy.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan báo chí, Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông cấp huyện tăng cường đổi mới hình thức, nội dung, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền về phòng, chống và cai nghiện ma túy.

- Chủ trì trong việc giao nhiệm vụ đặt hàng Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Sơn La thực hiện chuyên đề về công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy theo nội dung Đề án.

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống và cai nghiện ma túy trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và du lịch. Lồng ghép công tác tuyên truyền với việc thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống và cai nghiện ma túy cho học sinh tại các trường trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức tập huấn cho giáo viên, quản lý dạy học văn hóa cho học viên tại các cơ sở cai nghiện trên địa bàn.

- Phối hợp với Công an tỉnh trong điều tra khảo sát người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy tại các cơ sở giáo dục do ngành quản lý.

11. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khảo sát, thiết kế quy hoạch phân khu tại các cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn đúng theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy 2021.

12. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh

Chỉ đạo, hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch liên tịch, chương trình phối hợp hành động phòng, chống và cai nghiện ma túy. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên và các tầng lớp nhân dân về hiểm họa của ma túy,...

- Phát huy vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong công tác giám sát việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương trong công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện tập trung.

14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Hàng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND cấp xã nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự để tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng theo quy định, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia công tác cai nghiện ma túy tự nguyện.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị chức năng có liên quan của địa phương thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong việc tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm, bố trí kinh phí cho việc tổ chức thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; kinh phí hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định; kinh phí đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý.

15. Chế độ báo cáo

Định kỳ hàng năm hoặc có yêu cầu đột xuất, các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh ( qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để theo dõi, tổng hợp và báo cáo theo quy định.

Trên đây là “Đề án Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ nhiệm vụ triển khai thực hiện./.



[1] Năm 2018 đã phát hiện, triệt phá 1.135 vụ (Tăng 80 vụ với năm 2017), bắt xử lý 1.521 đối tượng (Giảm 140 đối tượng với năm 2017); Năm 2019 đã phát hiện, triệt phá 1036 vụ (Giảm 99 vụ với năm 2018), bắt xử lý 1.431 đối tượng (giảm 90 đối tượng so với năm 2018); Năm 2020 đã phát hiện, triệt phá 1.152 vụ (tăng 116 vụ so với năm 2019), bắt xử lý 1.514 đối tượng (tăng 83 đối tượng so với năm 2019); Năm 2021 đã phát hiện 1.164 vụ (tăng 12 vụ so với năm 2020), bắt giữ 1.479 đối tượng (giảm 35 vụ, 55 đối tượng so với năm 2020); Năm 2022 đã phát hiện 1.274 vụ (tăng 110 vụ so với năm 2021), bắt giữ 1.585 đối tương (tăng 106 đối tượng so với năm 2021).

[2] Kết quả: Giai đoạn 2018 - 2022, các Cơ sở cai nghiện ma tuý đã tổ chức dạy nghề và cấp chứng chỉ nghề sơ cấp cho 420 học viên về kỹ thuật trồng rau an toàn và kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh cho gia cầm (năm 2019 là 4 lớp với 140 học viên; năm 2020 là 02 lớp với 70 học viên; năm 2021 là 03 lớp với 105 học viên; năm 2022 là 03 lớp với 105 học viên). Ngoài ra, phần lớn các học viên đang cai nghiện tại các Cơ sở Điều trị nghiện ma túy trong tỉnh (có đủ điều kiện sức khỏe để tham gia lao động trị liệu) đã tham gia các hoạt động lao động trị liệu phù hợp với sức khỏe thực tế của từng học viên. Giai đoạn 2018 - 2022, đã tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho học viên sắp hoàn thành thời gian chữa trị tại các Cơ sở cai nghiện ma túy là 1.625 học viên, phát 5.372 tờ rơi giới thiệu về làm tại các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

[3] Quy định tại Theo quy định tại Thông tư số 29/2022/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động, khung danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm việc; Nội quy, quy chế; mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành Quản học viên; định mức 01 cán bộ quản lý 7 học viên cai nghiện bắt buộc thì tổng nhu cầu định xuất lao động của Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh tối thiểu cần 307 người, còn thiếu so với quy định là 91 người; định xuất lao động của Cơ sở Cai nghiện ma túy huyện Sông mã tối thiểu cần 14 người, còn thiếu so với quy định 04 người.

[4] Các Cơ sở Cai nghiện ma túy với quy mô tiếp nhận 2.250 học viện/thời điểm, hiện có tổng diện tích phòng ở cho học viên 6.868 m2, tính trung bình từ 3m2/học viên, thiếu 6.936 m2 so với quy định hiện hành, diện tích phòng ở học viên phải đảm bảo bình quân 06 m2 /đối tượng quy định tại Điều 6, Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ.

[5] Đảm bảo có các khu lưu trú tạm thời người trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; khu cai nghiện ma túy bắt buộc; khu cai nghiện ma túy tự nguyện; khu cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; khu cai nghiện cho người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhóm B; khu cai nghiện cho người có hành vi gây rối trật tự, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy; tất cả các khu trên phải bố trí khu riêng cho nam giới và khu riêng cho nữ giới; khu để tổ chức lao động trị liệu cho đối tượng theo quy định. Cơ cấu khối công trình khối hành chính, quản trị; khối đơn vị/phòng chức năng; khu vực nhà ăn, bếp và kho; sân chơi, tập thể thao phải có diện tích tối thiểu bằng 25% tổng diện tích sử dụng của cơ sở.

[6] Trong giai đoạn 2018-2022 số người nghiện ma tuý váo cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma tuý: Huyện Thuận Châu: 701 người (trung bình 1 năm khoảng 141 người); huyện Quỳnh Nhai: 109 người (Trung bình 1 năm khoảng 22 người); huyện Sông Mã: 810 người (Trung bình 1 năm khoảng 162 người); huyện Sốp Cộp: 124 người (trung bình 1 năm khoảng 25 người. Số người nghiện có hồ sơ quản lý của các huyện tại thời điểm 31/12/2022: Huyện Thuận Châu: 585 người; huyện Quỳnh Nhai: 75 người; huyện Sông Mã: 267 người; huyện Sốp Cộp: 65 người.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1736/QĐ-UBND ngày 08/09/2023 Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


135

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.186.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!