Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trương Vĩnh Trọng
Ngày ban hành: 27/06/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trương Vĩnh Trọng

 

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA

PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

Phần 1.

BỐI CẢNH BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC

Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân, đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và sự trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma túy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy.Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30 tháng 11 năm 1996 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; 5 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010 cho thấy: Nhờ triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp, công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực; nhận thức về tác hại của tệ nạn ma túy và trách nhiệm đối với công tác phòng chống ma túy của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những chuyển biến tích cực góp phần từng bước kiềm chế tệ nạn ma túy; tình trạng tái trồng cây có chứa chất ma túy cơ bản được giải quyết; công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, trong đó có tội phạm ma túy xuyên quốc gia, tội phạm nguy hiểm, v.v… thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần ngăn chặn tình trạng thẩm lậu ma túy qua biên giới; hoạt động truy tố, xét xử được nghiêm minh, kịp thời; hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy được tăng cường và đẩy mạnh.

Tuy nhiên, những kết quả thu được mới chỉ là bước đầu, chưa thực sự vững chắc, công tác phòng, chống ma túy còn có những hạn chế, bất cập; một số chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010 chưa đạt được như chưa ngăn chặn hiệu quả tình trạng thẩm lậu ma túy từ nước ngoài vào; giảm số người nghiện, ngăn chặn tình trạng tiêm chích ma túy, bảo đảm 70% số xã, phường, thị trấn không có người nghiện và tội phạm ma túy; tổ chức cai nghiện cho trên 80% số người nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội,.v.v… Bên cạnh đó, công tác thống kê, quản lí người nghiện ma túy còn thiếu chặt chẽ; chất lượng cai nghiện còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nghiện còn cao; công tác quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện chưa được chú trọng đúng mức; công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy còn dàn trải, nặng về bề nổi. Số vụ phạm pháp hình sự do người nghiện ma túy gây ra còn nhiều; tiêm, chích ma túy vẫn là nguyên nhân chủ yếu làm lây nhiễm HIV.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên, trước hết là do việc quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch phòng, chống ma túy của Chính phủ ở một số đơn vị, địa phương còn chậm và chưa nghiêm; sự phối hợp giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, quần chúng ở một số nơi thiếu chặt chẽ; bộ máy tổ chức phòng, chống ma túy chưa thống nhất, đồng bộ; cán bộ chuyên trách làm công tác này vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ và chưa được bảo đảm về chế độ, chính sách; một số văn bản pháp luật về phòng, chống và kiểm soát ma túy chưa kịp thời được ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế; kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy chưa tương xứng với những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và chưa đến tận cơ sở xã, phường, thị trấn.

Thời gian tới, do tác động của tình hình ma túy khu vực và thế giới, tình hình tệ nạn ma túy ở Việt Nam sẽ còn diễn biến phức tạp. Tội phạm về ma túy liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, địa bàn hoạt động và mang tính quốc tế cao hơn; gắn kết chặt chẽ với các loại tội phạm tham nhũng, rửa tiền và buôn bán vũ khí; lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để buôn bán, điều chế ma túy tổng hợp ở trong nước. Số người sử dụng các loại ma túy tổng hợp, tân dược gây nghiện và các loại ma túy mới có xu hướng gia tăng, tập trung nhiều vào đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ở khu vực đô thị. Nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện và cây cần sa còn tiềm ẩn ở nhiều địa phương. Vì vậy, nếu không có những giải pháp đồng bộ, lâu dài, tệ nạn ma túy có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát, để lại hậu quả nghiêm trọng, khó lường cho xã hội.

Trong bối cảnh trên, việc ban hành “Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” là cần thiết, qua đó đặt ra những mục tiêu, hoạch định các chương trình và giải pháp phòng, chống ma túy tổng thể, dài hạn nhằm bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả cao, bền vững, từng bước kiềm chế, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Phần 2.

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. QUAN ĐIỂM

1. Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp, trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt.

2. Phòng, chống và kiểm soát ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội. Nội dung công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải được lồng ghép với việc thực hiện các Chương trình, Chiến lược quốc gia có liên quan.

3. Đầu tư cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhà nước bảo đảm việc huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng và tài trợ của quốc tế.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, giữa giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Coi trọng công tác phòng, chống ma túy từ gia đình, tổ dân phố, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tập trung vào nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ và của tất cả công dân.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong phòng, chống và kiểm soát ma túy.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động phòng, chống và kiểm soát ma túy. Từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do ma túy gây ra nhằm tạo môi trường xã hội trong sạch lành mạnh phục vụ phát triển đất nước.

b) Chặn đứng tốc độ gia tăng người nghiện mới; giảm tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy trong cộng đồng, đặc biệt là trong nhóm có hành vi nguy cơ cao; tổ chức cai nghiện ma túy theo hướng có hiệu quả, bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Giảm ít nhất từ 30% đến 40% số người nghiện ma túy so với hiện nay; phấn đấu đạt 70% số xã, phường, thị trấn, khu dân cư và 90% cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học không có tệ nạn ma túy.

b) 100% số người nghiện ma túy được phát hiện và quản lý; 90% số người nghiện ma túy được điều trị, cai nghiện và học nghề; 100% số người nghiện trong trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được cai nghiện; giảm từ 10% đến 15% tỷ lệ tái nghiện so với hiện nay.

c) Nâng tỷ lệ phát hiện, thu giữ ma túy tại khu vực biên giới lên trên 30% so với tổng số ma túy thu giữ trong toàn quốc; xóa bỏ cơ bản các tổ chức mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy ở trong nước.

d) Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh hợp pháp các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần; không để sản xuất trái phép ma túy tổng hợp ở Việt Nam.

3. Định hướng đến năm 2030

a) Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực hiện các mục tiêu cụ thể để đến năm 2020, xác định các nhiệm vụ trọng tâm để tập trung đầu tư nguồn lực, tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, duy trì các mục tiêu đã đạt được và hướng tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, thu hẹp số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy, tạo môi trường xã hội lành mạnh phục vụ cho phát triển đất nước.

b) Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, hạn chế đến mức thấp nhất ma túy thẩm lậu qua biên giới; kiên quyết triệt phá và xóa bỏ tận gốc các điểm, tụ điểm mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong nội địa.

c) Tập trung tuyên truyền và giáo dục có hiệu quả đối với nhóm có hành vi nguy cơ để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện ma túy mới.

d) Loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc tái trồng cây có chất ma túy.

III. NHIỆM VỤ

1. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng; kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy với tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy đến từng người dân, từng hộ gia đình.

2. Quản lý chặt chẽ người nghiện ma túy; tổ chức cho tất cả người nghiện ma túy được khai báo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức điều trị, cai nghiện phù hợp; áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý sau cai, phòng ngừa tái nghiện.

3. Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện, triệt xóa diện tích trồng cây có chứa chất ma túy, kết hợp đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa không để xảy ra tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy.

4. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để phòng ngừa có hiệu quả việc sử dụng các chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần hợp pháp vào hoạt động phạm tội về ma túy.

5. Chủ động nắm tình hình, tổ chức đấu tranh và triệt xóa cơ bản các đường dây, tổ chức, tụ điểm ma túy ở trong nước; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng thẩm lậu ma túy qua biên giới và sản xuất trái phép ma túy ở trong nước.

6. Thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy.

IV. GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp chính trị, xã hội

a) Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy, nhất là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Luật Phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy. Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tinh thần gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống ma túy, đặc biệt là ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, khu dân cư; coi công tác phòng, chống ma túy là tiêu chí để đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội; đưa công tác này trở thành một trong những nhiệm vụ ưu tiên gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương; các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, nghe báo cáo và có ý kiến chỉ đạo đối với công tác phòng, chống ma túy ở đơn vị, địa phương.

b) Tăng cường thực hiện chức năng giám sát công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua các đợt kiểm tra, giám sát tại địa phương và báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy tại các kỳ họp; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

c) Tích cực đẩy mạnh phối hợp liên ngành và huy động sức mạnh cộng đồng trong phòng, chống ma túy.

Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phòng, chống và kiểm soát ma túy, chú trọng việc lồng ghép, phối hợp với các chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị -  xã hội cùng cấp; củng cố, hoàn thiện cơ chế, quan hệ phối hợp liên ngành và cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích, huy động sự tham gia, ủng hộ tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

d) Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma túy và người nghiện ma túy; kết hợp thực hiện nội dung “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Đẩy mạnh phong trào toàn dân phát hiện, tố giác người sử dụng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

2. Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách.

a) Tiếp tục rà soát để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống và kiểm soát ma túy phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống pháp luật khác có liên quan.

b) Xây dựng chế độ, chính sách đặc thù cho cán bộ và người làm công tác phòng, chống ma túy và chính sách động viên, khen thưởng đối với những người phát hiện và tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy.

c) Bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện và tạo việc làm sau khi hoàn thành cai nghiện; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp nhận người nghiện ma túy, người sau cai nghiện vào làm việc.

3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý.

a) Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy cơ quan phòng, chống và kiểm soát ma túy từ trung ương đến địa phương phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung tăng cường năng lực cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và lực lượng tham mưu, quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.

b) Xây dựng và tăng cường năng lực hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên, cộng tác viên thông qua tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức về phòng, chống ma túy.

c) Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về phòng, chống và kiểm soát ma túy. Hoàn thiện hệ thống thu thập, quản lý, xử lý thông tin, số liệu, báo cáo về tình hình tệ nạn ma túy phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy; xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về phòng, chống ma túy và huy động nguồn lực.

d) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

4. Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma túy.

a) Phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống cơ quan thông tin, truyền thông và tổ chức chính trị - xã hội các cấp đối với công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy.

b) Kết hợp giữa truyền thông đại chúng với tuyên truyền trực tiếp, thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền với nội dung phong phú, phù hợp với từng vùng miền, từng nhóm đối tượng, trong đó quan tâm đến các đối tượng có hành vi nguy cơ cao, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

c) Chú trọng việc lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch.

d) Tăng cường công tác quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa, giải trí, ngăn chặn không để phát sinh tệ nạn ma túy.

5. Nhóm các giải pháp giảm cung và giảm cầu về ma túy

a) Phát động phong trào toàn dân tham gia đấu tranh chống tội phạm ma túy; chú trọng công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình; tăng cường lực lượng trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan và Cảnh sát biển, giữa lực lượng chuyên trách trong nước và nước ngoài; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan điều tra với cơ quan truy tố, xét xử tội phạm về ma túy. Ưu tiên đầu tư trang, thiết bị chuyên dùng hiện đại cho lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy.

b) Nâng cao nhận thức và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát tiền chất. Hoàn thiện quy định về trách nhiệm quản lý, kiểm tra, kiểm soát và cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, đặc biệt là đối với nhóm tiền chất có nguy cơ cao.

c) Đa dạng hóa các mô hình cai nghiện, chữa trị cho người nghiện; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện, chữa trị và quản lý sau cai nghiện; tổ chức sơ kết, tổng kết các mô hình cai nghiện có hiệu quả để nhân rộng, trong đó tập trung đẩy mạnh và nhân rộng mô hình cai nghiện dựa vào cộng đồng; mở rộng chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; nghiên cứu, áp dụng kinh nghiệm cai nghiện, chữa trị và quản lý sau cai của các nước vào Việt Nam. Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý sau cai; tăng cường quan hệ phối hợp giữa trung tâm quản lý sau cai nghiện với chính quyền xã, phường, thị trấn, nơi người nghiện cư trú.

d) Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các loại thuốc hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện, chữa trị cho người nghiện; kịp thời nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc hỗ trợ cai nghiện, chữa trị cho người nghiện các loại ma túy mới, nhất là ma túy tổng hợp; tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước để nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào việc cai nghiện, chữa trị ở Việt Nam.

đ) Tăng cường vai trò chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy ở những địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng tái trồng cây có chất ma túy về việc tuyên truyền, giáo dục  và kiểm tra, phát hiện, xóa bỏ hiện tượng trồng cây có chứa chất ma túy. Triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ, kết hợp vận động, tuyên truyền với xử lý nghiêm hành vi tái trồng. Triển khai có hiệu quả các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho đồng bào tại những vùng trước đây trồng cây thuốc phiện gắn với việc tổ chức các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nhằm từng bước cải thiện đời sống cho người dân được tốt hơn, tự nguyện từ bỏ việc trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy.

6. Nhóm giải pháp huy động nguồn lực

a) Huy động nguồn lực cho chương trình phòng, chống và kiểm soát ma túy từ các nguồn của trung ương, địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước và nhân dân để bảo đảm đủ nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược.

Ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy; khuyến khích các địa phương, các tổ chức, các thành phần kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

b) Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; phân cấp quản lý ngân sách phòng, chống ma túy cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Nhóm giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế phòng, chống và kiểm soát ma túy.

a) Thực hiện đầy đủ các cam kết và nghĩa vụ quốc tế trong phòng, chống và kiểm soát ma túy.

b) Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các nước có chung biên giới đường bộ; kiện toàn và tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động của Văn phòng liên lạc phòng, chống ma túy qua biên giới; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh chống mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới để ngăn chặn ma túy từ xa.

Đẩy mạnh hợp tác phòng, chống và kiểm soát ma túy với các nước nằm trên tuyến đường vận chuyển, nơi sản xuất, nguồn cung cấp ma túy như: các nước trong khu vực Đông Nam Á, Tây Nam Á; Nam Mỹ, Tây Âu, Đông Phi; chú trọng hợp tác phòng, chống và kiểm soát ma túy qua tuyến đường hàng không và đường biển.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong khuôn khổ hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ. Tranh thủ nguồn tài trợ về tài chính, kỹ thuật công nghệ và kỹ năng quản lý từ các nước tiên tiến, các tổ chức quốc tế cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

c) Đẩy mạnh hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống và kiểm soát ma túy, cai nghiện và chữa trị cho người nghiện.

Phần 3.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Chương trình tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống và kiểm soát ma túy.

2. Chương trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống và kiểm soát ma túy.

3. Chương trình nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hoàn thiện hệ thống tổ chức về phòng, chống và kiểm soát ma túy; tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách phòng, chống và kiểm soát ma túy.

4. Chương trình phòng, chống tội phạm về ma túy.

5. Chương trình nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và giảm tác hại của tệ nạn nghiện ma túy.

6. Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên; học sinh, sinh viên; công nhân, viên chức, lao động và xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học không có tệ nạn ma túy.

7. Chương trình tăng cường quản lý, kiểm soát tiền chất.

8. Chương trình hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Phần 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

1. Bộ Công an:

- Nghiên cứu, cụ thể hóa Chiến lược thành các chương trình, kế hoạch trình Chính phủ phê duyệt, trong đó xác định các lĩnh vực ưu tiên, các giải pháp có tính đột phá và danh mục đề án, dự án phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế -  xã hội.

- Đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược và các chương trình của Chiến lược, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ cả về mục tiêu, giải pháp và nguồn vốn thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đôn đốc, hướng dẫn xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình của Chiến lược; phối hợp nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện Chiến lược này; tổng kết, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các chương trình của Chiến lược; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ban hành cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí của Chiến lược này.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các chương trình của Chiến lược; xây dựng và thực hiện các giải pháp huy động nguồn vốn cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức và quản lý công tác cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho người nghiện ma túy; tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy; phối hợp lồng ghép các hoạt động cai nghiện, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy vào các Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm.

5. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng trong Quân đội nhân dân thực hiện công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các lực lượng tăng cường kiểm soát biên giới, ngăn chặn ma túy thẩm lậu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ việc trồng cây có chứa chất ma túy; phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã biên giới, hải đảo để tổ chức cai nghiện cho người nghiện tại khu vực này.

6. Bộ Y tế chủ trì nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các phương pháp, quy trình cai nghiện, chữa trị cho người nghiện ma túy; nghiên cứu sản xuất, ứng dụng các thuốc hỗ trợ cho công tác này.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục và phòng, chống ma túy tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng chương trình, giáo trình và đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy cho những người cai nghiện ma túy.

8. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp vói các Bộ, ngành liên quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ tiền chất.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan hữu quan thực hiện có hiệu quả các giải pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy.

10. Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược liên quan đến bộ, ngành mình.

11. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các cơ quan báo chí cùng toàn thể nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám việc thực hiện Chiến lược này.

12. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án về ma túy.

13. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Chiến lược, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện tại địa phương mình; huy động, bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp; vận động toàn dân tích cực tham gia phòng, chống và kiểm soát ma túy; định kỳ hàng năm, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược về Bộ Công an để báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 1001/QD-TTg

Hanoi, June 27, 2011

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL STRATEGY FOR DRUG PREVENTION, COMBAT AND CONTROL IN VIETNAM THROUGH 2020, AND ORIENTATIONS TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 9, 2000 Law on Drug Prevention and Combat, and the June 3, 2008 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Drug Prevention and Combat;

Pursuant to the Political Bureau's Directive No. 21-CT/TW of March 26, 2008, on further enhancing the leadership and direction of the work of drug prevention, combat and control in the new situation;

At the proposal of the Minister of Public Security,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Truong Vinh Trong

 

NATIONAL STRATEGY FOR DRUG PREVENTION, COMBAT AND CONTROL IN VIETNAM THROUGH 2020, AND ORIENTATIONS TOWARD 2030
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 1001/QD-TTg of June 27, 2011)

Part I

CONTEXT OF PROMULGATION OF THE STRATEGY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Fully aware of the importance of drug prevention and combat, in the past years, the Party and State have adopted many guidelines and policies and directed the improvement of the legal system on drug prevention and combat. The reviews of 10 years' implementation of Directive No. 06-CT/TW of November 30, 1996, on enhancing (he leadership and direction of drug prevent ion, combat and control and 5 years' implementation of the master plan on drug prevention and combat through 2010 show that: Thanks to the coordinated implementation of drastic measures, drug prevention, combat and control have achieved important results in many areas; awareness of cadres. Party members and people about the harms of" the drug evil and their responsibilities for drug prevention and combat have seen positive improvements, contributing to step by step reining in this evil; the re-growing of narcotic-bearing plants has basically been abolished, the prevention and combat of drug crimes, including transnational and dangerous drug crimes, have achieved encouraging results, contributing to slopping the illegal cross-border penetration of drugs; prosecution and trial activities are strict and timely; and international cooperation on drug prevention and combat has been promoted and intensified.

Nevertheless, these results are initial and not really steady; drug prevention and combat still sees limitations and constraints: a number of targets set out in the master plan on drug prevention and combat through 2020, such as effective combat of the illegal penetration of drugs from abroad into the country; reduction of drug addicts, termination of drug injection, assurance of 70% of communes, wards and townships free of drug addicts and crimes; detoxification for over 80% of drug addicts at medical treatment, education and social labor centers, etc... were not yet fulfilled. Besides, the inventory and management of drug addicts are not strict, the quality of detoxification is still limited, the rate of re-addiction remains high; the management, vocational training and employment of detoxified addicts have not yet received proper attention; public information on drug prevention and combat is thinned out and shallow. The number of criminal cases involving drug addicts remains high; and drug injection is still the main cause of HIV transmission.

The causes of the aforesaid constraints and limitations include first of all the slow and lax study and implementation of the Party's guidelines and the State's laws and the Government's programs and plans on drug prevention and combat in a number of units and localities, the lack of coordination among Party committees, administrations and mass organizations in a number of places; the incomplete organizational apparatus for drug prevention and control, and insufficient number and poor quality of full-time staff in charge of this work who have not yet received proper regimes and policies. Besides, some legal documents on drug prevention, combat and control have not yet been promulgated or amended in time in response to the practical situation; and funds for drug prevention, combat and control are not yet corresponding to the set objectives and tasks and have not yet reached communes, wards and townships.

In the coming time, subject to the influences of the regional and global drug situations, the drug evil in Vietnam will continue to be complicated. Drug criminals continuously change their methods, tricks and areas of operation and will be more internationalized. Drug crimes will be closely associated with corruption, money laundering and weapon smuggling crimes. Loopholes and weaknesses in the management and control of lawful drug-related activities will be taken advantage of to traffic and manufacture synthetic drugs in the country. The number of users of synthetic drugs and habit-forming medicines and new kinds of narcotic drugs will be on the rise, especially among young people and students in urban areas. The risk of re-growing opium and marijuana still exists in many localities. Therefore, unless coordinated and lasting measures are taken, the drug evil can develop beyond control, causing serious and unpredictable consequences to the society.

In light of the above context, the promulgation of the national strategy for drug prevention, combat and control in Vietnam through 2020 and orientations toward 2030 is necessary. This strategy sets out the overall and long-term objectives, programs and solutions for preventing and combating drugs with a view to assuring high effectiveness and sustainability for this work, incrementally curbing, preventing and repelling the drug evil out of social life, contributing to national construction and development.

Part II

VIEWPOINTS, OBJECTIVES, TASKS AND SOLUTIONS

I. VIEWPOINTS

1. Drug prevention, combat and control must be placed under the direct leadership and direction of Party committees and the management of administrations at all levels, with the public security force acting as the core.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Investment in drug prevention, combat and control is investment in sustainable development of the country. The State shall mobilize resources for drug prevention, combat and control work suitable to the country's capability and socio­economic conditions in each period, while calling for contributions from the community and international financial assistance.

4. Prevention will be closely combined with combat, and supply reduction, demand reduction with harm reduction. Importance will be attached to drug prevention and combat from the family, street group, residential quarter, commune, ward, township, agency, Enterprise and school, focusing on target groups with high-risk behaviors.

5. Drug prevention, combat and control activities will be further socialized on the basis of involving the active participation of all sectors, mass organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations, economic sectors, non-governmental organizations and all citizens.

6. International cooperation will be stepped up and international commitments realized in drug prevention, combat and control.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

a/ To raise the sense of responsibility of individuals, families and the entire society for proactively preventing, combating and controlling drugs. To step by step stop and drive back the drug evil, minimize the harms caused by drugs in order to create a clean social environment to serve national development;

b/ To stop the increase of new drug addicts; to reduce illegal drug users in the community, especially among the groups with high-risk behaviors; to organize drug detoxification in an effective and sustainable manner.

2. Specific objectives for 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ 100% of drug addicts will be detected and managed; 90% of drug addicts will be treated, detoxified and provided with vocational training; 100% of drug addicts in prisons, educational institutions and reformatories will be detoxified: to reduce the current rate of re-addiction by 10%-15%;

c/ To increase the percentage of detected and seized drugs in border areas to over 30%.' of the total quantity of drugs seized nationwide; to basically abolish all illegal drug trafficking, transportation, storage and use organizations in the country;

d/ To closely manage the lawful trading of precursors, habit-forming substances and psychotropics; to prevent the illegal manufacture of synthetic drugs in Vietnam.

3. Orientations toward 2030

a/ On the basis of reviewing and evaluating the achievement of the specific objectives by 2020, to identify key tasks for concentrated investment of resources, implement in a coordinated manner measures to consolidate and maintain the achieved objectives and strive to drive back the drug evil, reduce the number of communes, wards and townships with the drug evil, creating a healthy social environment for national development;

b/To proactively prevent, detect, combat and reduce to the lowest level drugs penetrated in the country across the border; resolutely crack down and eliminate all illegal drug trafficking and using dens in the country;

c/ To concentrate on effective communica­tion and education among the group of high-risk behaviors to proactively prevent and stop new drug addiction;

d/ To do away with all causes of and conditions leading to the re-growing of narcotic-bearing plants.

III. TASKS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To closely manage drug addicts; to organize for all drug addicts to declare their addiction conditions and register for suitable forms of treatment and detoxification; to implement measures of managing and educating drug addicts and organizing vocational training and job creation for detoxified persons; to effectively perform post-detoxification management and re-addiction prevention.

3. To regularly inspect and promptly detect and eliminate areas under narcotic-bearing plants, while increasing measures to prevent the growth of narcotic-bearing plants.

4. To closely control lawful drug-related activities in order to effectively prevent the taking advantage of the lawful use of drugs, habit-forming substances and psychotropics for drug-related crimes.

5. To take the initiative in grasping the situation and fight and eliminate drug rings, gangs and dens in the country; to effectively prevent the cross-border transportation of drugs and illegal manufacture of drugs in the country.

6. To realize international commitments and effectively carry out activities of international cooperation on drug prevention, combat and control.

IV. SOLUTIONS

1. Political and social solutions

a/ To promote the role and responsibility of Party committees and administrations at all levels in drug prevention, combat and control.

Party committees and administrations at all levels shall organize thorough study and serious implementation of the Party's policies and the State's laws on drug prevention and combat, particularly the Political Bureau's Directive No. 21-CT/TW of March 26, 2008, on further promoting the leadership and direction of drug prevention, combat and control in the new situation, the Law on Drug Prevention and Combat, and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Drug Prevention and Combat. To promote the role and responsibility of Party committees and administrations at all levels and the exemplary spirit of every cadre and party member in drug prevention, combat and control; to specifically define the individual responsibili­ty of heads of agencies, organizations, units and businesses in drug prevention and combat, especially in communes, wards, townships and residential quarters; to regard drug prevention and control as a criterion for evaluating the effectiveness and quality of activities of Party committees and administrations at all levels and of socio-political organizations; to consider this work a priority task associated with socio­economic development tasks of each sector and locality. Party committees and administrations at all levels shall regularly urge, supervise, listen to reports on and direct drug prevention and combat work in units and localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To actively promote inter-sectoral coordination and mobilize the aggregate strength of the community in drug prevention and combat.

In the process of its implementation, the drug prevention, combat and control program should be integrated and combined with the crime, social evil and HIV/AIDS prevention and combat programs. To raise the effectiveness of the joint plan on implementation between state agencies at all levels and socio-political organizations of the same level. To strengthen and further improve mechanisms and relations of inter-sectoral coordination and mechanisms of coordination between state agencies and socio-political organizations, units and enterprises in localities in drug prevention, combat and control.

To develop mechanisms and policies to encourage and mobilize the active participation and support of organizations, enterprises and individuals at home and abroad for drug prevention, combat and control.

d/ To attach importance to building and widely applying models of communes, wards, townships, agencies and units free of drug crimes and addicts: to combine the implementation of the content of "building drug-free communes, wards and townships" with the movement "All people unite in building cultured life in residential quarters."'

To step up the movement "All people detect and report on illegal drug users, keepers, dealers and traffickers."

2. Solutions regarding laws, regimes and policies

a/ To further review for improving the system of legal documents on drug prevention, combat and control to be suitable to realities and consistent with other related legal systems;

b/ To build specific regimes and policies for drug prevention and combat officers and policies to encourage and reward those who detect and report on the drug evil and crimes;

c/ To supplement regimes and policies to support drug addicts in the process of detoxification and create jobs for them after detoxification; to develop mechanism and policies to encourage enterprises and production and business establishments to employ drug addicts and detoxified persons;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To continue strengthening the organizational system and apparatuses of drug prevention, combat and control agencies from the central to local level to meet performance requirements in the new situation. To concentrate on building capacity for the force directly engaged in drug prevention and combat and the force in charge of advising on and state management of drug prevention and combat;

b/ To build and increase operation capacity for the network of volunteers and collaborators through providing them with training in drug prevention and combat;

c/ To effectively apply information technologies in the state management of drug prevention, combat and control. To further improve the system of collection, management and processing of information, data and reports on the drug evil to serve drug prevention, combat and control. To formulate, implement and manage programs, plans and projects on drug prevention and combat and resource mobilization;

d/ To step up scientific research and application of modern science and technology to drug prevention, combat and control.

4. Solutions regarding information and propaganda on drug prevention and combat

a/ To promote the role and responsibility of the system of information and communication agencies and socio-political organizations at all levels for propaganda on drug prevention and combat;

b/ To combine mass media with face-to-face propaganda, regularly renovate the forms of propaganda with diversified contents suitable to each area, region and target group, paying attention to those with high-risk behaviors, pupils, students and inhabitants in highland, deep-lying and remote areas;

c/ To attach importance to integrating contents of propaganda and education on drug prevention and combat with cultural art. physical training, sports and tourist activities;

d/ To increase the management of cultural and entertainment services to prevent occurrence of the drug evil.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To launch a movement for all the people to participate in combating drug crimes; to attach importance to basic investigations to grasp the crime situation; to increase forces in key routes and areas: to raise the effectiveness of coordination between specialized drug prevention and combat forces of the Public Security, Border Guard, Customs and Marine Police, and between domestic and foreign specialized forces: to promote coordination between investigative, prosecution and adjudicative agencies in handling drug crimes. To prioritize investment in procuring modem special-use equipment and vehicles for specialized drug prevention and combat forces;

b/ To raise awareness about and increase the management, examination and control of precursors. To further improve regulations on management, examination and control responsibilities of. and mechanisms of coordination and information exchange among, agencies, units and enterprises in lawful drug-related activities, especially those involving high-risk precursors;

c/ To diversify models of detoxification and treatment of drug addicts; to increase the number and raise the quality of detoxification, treatment and post-detoxification management staffs; to review effective models of detoxification for wide application, focusing on stepping up and widely expanding the community-based detoxification model; to expand the program on treatment with methadone for persons addicted to opium substances; to study and apply foreign experiences on detoxification, treatment and post-detoxification management in Vietnam. To properly organize post-detoxification management; to promote coordination between post-detoxification management centers and administrations of communes, wards and townships in which drug addicts reside;

d/ To attach importance to studying and using medicines that help end addiction fits for and detoxify and treat drug addicts: to promptly study and manufacture medicines that help detoxify and treat persons addicted to new kinds of narcotic drugs, especially synthetic drugs; to increase cooperation with international organizations and foreign governments in studying and applying scientific advances to detoxification and treatment in Vietnam;

e/ To enhance the directing role of Party committees and administrations at all levels and the coordination among specialized drug prevention and combat forces in areas where frequently occurs the re-growing of narcotic-bearing plants in the propaganda, education, examination, detection and abolition of the growing of narcotic-bearing plants. To implement measures of strict management and combine mobilization and propaganda with severe handling of acts of re-growing. To effectively implement projects on restructuring crops and livestock in areas where opium poppies were previously grown in association with organizing product sale services for inhabitants to incrementally improve their living conditions and voluntarily stop growing or re-growing narcotic-bearing plants.

6. Solutions regarding resource mobilization

a/ To mobilize resources for the drug prevention, combat and control program from the central and local sources, organizations and enterprises at home and abroad and the population to ensure sufficient resources for achieving the objectives and accomplishing the tasks identified in the strategy.

To prioritize investment from the state budget for drug prevention, combat and control through the national target program on drug prevention, combat and control; to encourage localities, organizations, economic sectors, and individuals at home and abroad to invest resources in drug prevention, combat and control.

b/ To promote the management, supervision and effective use of all funds for drug prevention, combat and control, to decentralize the drug prevention and combat budget management to ministries, sectors and provincial-level People's Committees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To fully implement international commitments and obligations in drug prevention, combat and control;

b/ To promote close coordination with bordering countries and organize effective management of the liaison office for cross-border drug prevention and combat; to build mechanisms for information sharing and coordination in preventing and combating illegal cross-border drug trafficking and transportation in order to repel drugs from afar.

To promote cooperation in drug prevention, combat and control with countries along the route of drug transportation and where drugs are manufactured and supplied, such as those in Southeast Asia, Southwest Asia, South America, Western Europe and Eastern Africa. To attach importance to cooperation in preventing, combating and controlling drugs transported by air and sea.

To promote international cooperation within the multilateral cooperation framework with international, non-governmental and inter­governmental organizations. To make use of assistance in finance, technological techniques and management skills from advanced countries and international organizations for drug prevention, combat and control;

c/ To intensify cooperation and sharing of experiences with other countries and international organizations in training, scientific research and application of science and technology in drug prevention, combat and control, detoxification and treatment of drug addicts.

Part III

PROGRAMS OF ACTION

1. Program on propaganda and education on drug prevention, combat and control.

2. Program on improvement of the legal system on drug prevention, combat and control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Program on drug crime prevention and combat.

5. Program on raising of the effectiveness of drug addiction detoxification, post-detoxification management and reduction of harms of the drug addiction evil.

6. Program on drug prevention and combat among young people, teenagers; pupils and students; workers, public employees and laborers and building of drug-free communes, wards, townships, agencies, units and schools.

7. Program on increased management and control of precursors.

8. Program on international cooperation and implementation of international commitments on drug prevention, combat and control.

Part IV

ORGANIZATIONS OF IMPLEMENTATION

Ministries, sectors and provincial-level People's Committees are assigned with the following tasks and responsibilities:

1. The Ministry of Public Security shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Urge and guide ministries, sectors and localities in basing themselves on the assigned functions and tasks, to draw up plans on the implementation of the strategy and its programs, ensuring uniformity and consistency in objectives, solutions and funds for implementation.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and sectors in, urging and guiding the formulation, appraisal, approval and implementation of the programs under the strategy, and study to further improve mechanisms and policies related to drug prevention, combat and control.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors, localities and related functional agencies in, examining the implementation of this strategy; review and evaluate the implementation of the objectives, tasks and programs set out in the strategy; submit to the Prime Minister for decision adjustments to its objectives and contents when necessary.

2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Planning and Investment in, formulating and promulgating mechanisms for managing and using funds for the strategy.

3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Public Security in, balancing and arranging funds for the effective implementa­tion of the programs under the strategy; and develop and implement solutions for raising funds for drug prevention, combat and control.

4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Health and related ministries and sectors in, guiding, organizing and managing drug addiction detoxification, education and vocational training for drug addicts; creating jobs for and re-integrating detoxified persons into the community. The Ministries shall coordinate in integrating detoxification, functional rehabilitation and community re-integration for drug addicts into the national programs on hunger eradication, poverty reduction and job creation.

5. The Ministry of National Defense shall direct all forces of the people's army to carry out drug prevention, combat and control in accordance with law; assume the prime responsibility for, and coordinate with other forces in, intensifying border patrols to prevent the cross-border transportation of drugs; step up propaganda and persuade people to stop the growing of narcotic-bearing plants; and coordinate with People's Committees of border and island communes in organizing detoxification of drug addicts in these areas.

6. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for studying and guiding the implementation of methods and processes of detoxification and treatment of drug addicts; and study and manufacture and apply medicinal drugs in support of this work.

7. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for carrying out propaganda and education on drug prevention and combat at all education establishments within the national education system; and develop training programs and textbooks and train teachers for drug addicts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. The Ministry of Information and Communications and the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall direct and guide concerned agencies in effectively implementing measures of information, propaganda and education on drug prevention and combat.

10. Other ministries and sectors shall, according to their respective functions and tasks, elaborate plans for implementing tasks and solutions set out in the strategy related to their ministries and sectors.

11. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations, socio-political organiza­tions, socio-professional organizations and mass media agencies shall, together with all the people, participate in implementing, examining and supervising the implementation of this strategy.

12. The Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court shall coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Finance and related ministries and sectors in directing and intensifying the investigation, prosecution, trial and execution of sentences on drug-related cases.

13. Provincial-level People's Committees shall base themselves on the objectives, tasks and solutions identified in this Strategy to direct the elaboration and implementation in their localities and mobilize and arrange resources for the implementation of these tasks and solutions; mobilize all the people to actively participate in drug prevention, combat and control; and annually review the implementation of the strategy and report its results lo the Ministry of Public Security for reporting to the Prime Minister.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1001/QĐ-TTg ngày 27/06/2011 phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.023

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.46.54
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!