BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5142/QĐ-BNN-TCCB
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN “QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN BỀN VỮNG” DO CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN TÀI TRỢ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP
ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 12/7/2016
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án đề nghị Chính
phủ Nhật bản cung cấp viện trợ không hoàn lại;
Căn cứ Biên bản thảo luận (R/D) ký
ngày 09/7/2015 giữa đại diện các bên liên quan của phía Việt Nam và Cơ quan Hợp
tác quốc tế Nhật Bản về dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững”;
Trên cơ sở các Quyết định của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 4713/QĐ-BNN-HTQT ngày 15/11/2016
về phê duyệt dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” do Chính phủ Nhật
Bản tài trợ; số 1002/QĐ-BNN-TCCB ngày 27/3/2017 về thành lập Ban quản lý dự án
“Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; số
1251/QĐ-BNN-TCCB ngày 07/4/2017 về thành lập Ban chỉ đạo dự án “Quản lý tài
nguyên thiên nhiên bền vững” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; số 5661/QĐ-BNN-TC
ngày 30/12/2016 ban hành quy chế quản lý Tài chính nguồn hỗ trợ của nước ngoài
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 1174/TTr-DALN-TCHC
ngày 12/7/2017 của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp về việc xin phê duyệt Quy
chế tổ chức và hoạt động Dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” do
Chính phủ Nhật Bản tài trợ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Dự án
“Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” do Chính phủ Nhật bản tài trợ (sau
đây viết tắt là Quy chế Tổ chức và hoạt động dự án SNRM) gồm 7 Chương 23 Điều
kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Tổng
cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia dự
án, Trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Giám đốc Ban quản lý Dự án
SNRM và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư;
Tài chính; Tài nguyên và Môi trường;
- UBND và Sở NN&PTNT các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Lâm Đồng;
- Lưu: VT, TCCB, (40).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
DỰ ÁN
“QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỀN VỮNG” DO CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN TÀI TRỢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5142/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/12/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cơ sở
pháp lý
Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn
vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; Thông tư 12/2016/TT-BKHĐT ngày 8/8/2016 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16/3/2016 của Chính phủ.
Biên bản thảo luận (R/D) ký ngày 09/7/2015
giữa đại diện các bên liên quan của phía Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản về dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững”; Công thư số 890.2015/JICA.IP
ngày 14/7/2015 của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản về thông báo vốn tài trợ
cho dự án.
Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 12/7/2016
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án đề nghị Chính
phủ Nhật bản cung cấp viện trợ không hoàn lại.
Các Thông tư của Bộ Tài chính: số 225/2010/TT-BTC
ngày 31/12/2010 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ
không hoàn lại nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; số 219/2009/TT-BTC
ngày 19/11/2009 quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án, chương
trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); số 192/2011/TT-BTC
ngày 26/12/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC
ngày 19/11/2009; số 111/2016/TT-BTC Quy định về quản lý tài chính đối với các
chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Quyết định số 1588/QĐ-BNN-TCCB ngày
09/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân cấp
cho Tổng cục Thủy Lợi, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy Sản một số nhiệm vụ
thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn: số 3240/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/10/2008 Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án
Lâm nghiệp; số 109/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/01/2009 Ban hành Điều lệ Tổ
chức và Hoạt động của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp; số
4713/QĐ-BNN-HTQT ngày 15/11/2016 Phê duyệt dự án “Quản lý
tài nguyên thiên nhiên bền vững” do chính phủ Nhật Bản tài trợ; số 1002/QĐ-BNN-TCCB ngày 27/3/2017 Thành lập
Ban quản lý dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” do
Chính phủ Nhật Bản tài trợ; số 1251/QĐ-BNN-TCCB ngày 07/4/2017 Thành lập Ban chỉ
đạo dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” do Chính phủ Nhật Bản tài
trợ; số 5661/QĐ-BNN-TC ngày 30/12/2016 Ban hành quy chế quản lý Tài chính nguồn
hỗ trợ của nước ngoài do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.
Điều 2. Thông
tin chung về dự án
Tên dự án, hình thức cung cấp ODA,
tên nhà tài trợ, các cơ quan chịu trách nhiệm dự án (cơ
quan chủ quản, chủ đầu tư và đơn vị thực hiện dự án), mục tiêu và nội dung dự án, phạm vi dự án, thời gian bắt đầu, kết thúc dự án, tổng
vốn đầu tư của dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” được quy định tại
Quyết định số 4713/QĐ-BNN-HTQT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ (sau
đây viết tắt là dự án SNRM).
Điều 3. Thông
tin về Ban quản lý dự án Trung ương
1. Tên giao dịch: Ban quản lý dự án
“Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” Trung ương (sau đây viết tắt là Ban
quản lý dự án SNRM) đặt tại Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
2. Tên viết tắt: Dự án SNRM
3. Địa chỉ: Ban quản lý các dự án Lâm
nghiệp, Khu Liên cơ số 2, số 16 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.
4. Điện thoại: 024 3728 6227; Fax:
024 37286225;
5. Email: snrm.daln@mard.gov.vn;
6. Số tài khoản: 952711084131 tại Kho
bạc Nhà nước Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Điều 4. Nguyên tắc
quản lý điều hành chung
1. Dự án được chỉ đạo, điều hành, tổ
chức quản lý và hoạt động thống nhất từ Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) đến 05 tỉnh tham gia dự án theo hướng phân cấp quản lý, đảm bảo các
hoạt động của dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng, hiệu
quả quy định tại Thỏa thuận ký kết với nhà tài trợ, Văn kiện
dự án và quy định của pháp luật.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
là cơ quan Chủ quản toàn dự án, có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch
tổng thể, kế hoạch lựa chọn nhà thầu (vốn đối ứng Trung ương), bố trí đầy đủ, kịp
thời vốn đối ứng cho Ban quản lý dự án Trung ương để quản lý tổ chức thực hiện
dự án theo quy định. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát và điều phối toàn bộ
hoạt động dự án đối với các Cơ quan chủ quản dự án tỉnh, Ban Quản lý các dự án
Lâm nghiệp, Ban Quản lý dự án SNRM, Chủ dự án tỉnh và Ban Quản lý dự án của 05
tỉnh tham gia dự án theo quy định của pháp luật và Thỏa thuận đã ký kết với nhà
tài trợ.
Các Vụ, Cục và cơ quan, đơn vị liên
quan thuộc Bộ có trách nhiệm giúp Bộ quản lý, thực hiện Dự án thuộc phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ sau:
a) Vụ Hợp tác quốc tế: hướng dẫn,
theo dõi, đánh giá, tổng hợp và định kỳ báo cáo Bộ về quản lý, thực hiện nguồn vốn
tài trợ; chủ trì tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt, điều chỉnh văn
kiện dự án. Đầu mối liên hệ với nhà tài trợ, hướng dẫn các thủ tục đối ngoại
cho các tổ chức có liên quan.
b) Vụ Tổ chức cán bộ: tham mưu, trình
Bộ thành lập, giải thể Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý dự án Trung ương; quy chế tổ chức
hoạt động của toàn dự án. Thẩm định, trình Bộ phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch
đào tạo, tập huấn, tham quan học tập nước ngoài theo quy định của Việt Nam.
c) Vụ Kế hoạch: chủ trì theo dõi,
giám sát đánh giá dự án theo quy định.
d) Vụ Tài chính: chủ trì thẩm định
trình Bộ trưởng phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch tài chính tổng thể vốn đối ứng
dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu (vốn đối ứng Trung ương); giao dự toán ngân
sách vốn đối ứng Trung ương hàng năm; quyết toán ngân sách hàng năm vốn đối ứng
Trung ương; hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý tài chính của dự án theo quy định.
đ) Văn phòng chuyên gia dự án: phối hợp
với Ban quản lý dự án các cấp xây dựng kế hoạch tài chính ODA định kỳ trên cơ sở
kế hoạch tổng thể đã được JICA phê duyệt và thực hiện theo quy định của Nhà tài
trợ.
e) Tổng cục Lâm nghiệp: Tổng cục Lâm
nghiệp: chủ trì hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, quản lý rừng bền vững,
REDD+, bảo tồn đa dạng sinh học và các biện pháp kỹ thuật khác liên quan đến
các hoạt động của Dự án.
g) Cục Quản lý xây dựng công trình:
Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Chủ dự án, Ban Quản lý dự án về tổ chức
quản lý, thực hiện các công việc liên quan đến đấu thầu.
3. Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt
là UBND) các tỉnh tham gia dự án là cơ quan Chủ quản dự án tại tỉnh có trách
nhiệm: bố trí nguồn lực, quyết định việc tổ chức bộ máy quản lý thực hiện dự án
trên địa bàn tỉnh; phê duyệt kế hoạch tổng thể vốn đối ứng của dự án tại tỉnh
và phê duyệt vốn đối ứng hàng năm; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (vốn đối
ứng tỉnh) theo quy định; tổ chức giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án;
không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng
và các sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn đối ứng;
phê duyệt báo cáo quyết toán năm, quyết toán dự án hoàn thành với nguồn vốn đối
ứng để đảm bảo dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng và hiệu
quả quy định tại Thỏa thuận ký kết với nhà tài trợ, Văn kiện dự án và quy định
của pháp luật.
4. Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp:
được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao làm chủ dự án và có
trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án SNRM và chịu trách nhiệm toàn diện trước
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT trong quản lý và tổ chức
thực hiện dự án SMRM theo đúng quy định tại Thỏa thuận ký
kết với nhà tài trợ, Văn kiện dự án và quy định của pháp luật.
b) Trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn
đối ứng do ngân sách Trung ương cấp để thực hiện dự án
theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng
hợp đề xuất, kiến nghị cơ chế, chính sách và kế hoạch phối hợp hoạt động giữa
các Bộ, ngành, địa phương. Chủ trì giải quyết các công việc
liên quan đến dự án theo phân cấp của Bộ.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Vườn quốc gia Bidoup Núi
Bà: là Chủ dự án tỉnh, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ dự án
(Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp) thực hiện vai trò chủ dự án thành phần có
trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
của Ban quản lý dự án tỉnh thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng,
hiệu quả quy định tại Quyết định số 4713/QĐ-BNN-HTQT ngày
15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16/3/2016 của Chính phủ; Điều 12 Quyết định số 109/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/01/2009
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Thỏa thuận ký kết với nhà tài trợ, Văn kiện dự án và quy định của pháp luật.
b) Thực hiện các công việc do UBND tỉnh
ủy quyền, giao nhiệm vụ và phối hợp cùng Ban quản lý dự án Trung ương, các cơ quan có liên quan xử lý các công việc liên quan đến việc quản lý,
tổ chức thực hiện Dự án.
c) Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ
thể cho các tổ chức thuộc Sở, Vườn để thực hiện các công việc về kỹ thuật và
chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến tổ chức và thực hiện dự án tại tỉnh.
6. Ban quản lý dự án tỉnh: được cơ
quan chủ quản/cơ quan chủ dự án tỉnh quyết định thành lập theo quy định của
pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Thỏa thuận ký kết với
nhà tài trợ, Văn kiện dự án, Điều 39 và Điều 43 và các Điều khoản
có liên quan của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 và quy định của pháp
luật hiện hành.
7. Dự án “Quản lý tài nguyên thiên
nhiên bền vững” tuân thủ các quy định của luật pháp Việt
Nam; thỏa thuận đã ký với nhà tài trợ; Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đã được Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các nội dung quy định
tại Quy chế này.
Chương II
NHIỆM VỤ, TRÁCH
NHIỆM CỦA BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN
Điều 5. Nhiệm vụ
của Ban chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo dự án “Quản lý tài
nguyên thiên nhiên bền vững” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ (sau đây viết tắt là
Ban Chỉ đạo dự án) được thành lập theo Quyết định số 1251/QĐ-BNN-TCCB ngày 07/4/2017
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT để giúp Bộ trưởng chỉ đạo, thực hiện Dự án
theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng, hiệu quả quy định tại Văn kiện Dự án
và quy định của pháp luật. Ban chỉ đạo dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Trưởng ban Ban chỉ đạo (Thứ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT) được sử dụng con dấu của Bộ Nông nghiệp và PTNT để ký
các văn bản chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo dự án theo quy định.
3. Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp
là cơ quan thường trực giúp việc Ban chỉ đạo dự án.
4. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo
dự án được chi từ nguồn kinh phí quản lý dự án theo quy định tại Thông tư số
219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009, Thông tư số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011,
Hiệp định tài chính và quy định pháp luật.
5. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo dự án được
quy định tại Quyết định số 1251/QĐ-BNN-TCCB ngày 07/4/2017 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT, cụ thể giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT:
a) Nghiên cứu đề xuất phương hướng,
giải pháp, kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các Bộ ngành, địa phương; cơ quan Hợp
tác quốc tế Nhật Bản; các tổ chức có liên quan trong triển khai, tổ chức thực
hiện dự án.
b) Chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm
tra việc tổ chức thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ, chất lượng
hiệu quả được quy định tại Thỏa thuận ký kết với nhà tài trợ, Văn kiện dự án và
quy định của pháp luật.
c) Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện công tác
giám sát, đánh giá dự án theo quy định pháp luật; báo cáo Bộ trưởng kết quả thực
hiện nhiệm vụ.
d) Thông qua kế hoạch hoạt động và
ngân sách hàng năm của dự án.
Điều 6. Trách nhiệm
của Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Lãnh đạo, điều hành hoạt động
chung của Ban chỉ đạo theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm
trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hoạt động của
Ban Chỉ đạo.
2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên Ban chỉ đạo; triệu tập các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ
đạo.
3. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có
liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch phối hợp hoạt động
giữa các Bộ, ngành, địa phương và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) việc
triển khai, thực hiện dự án; kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả dự án theo
quy định.
4. Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn
vị thuộc Bộ phối hợp với Cơ quan Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức
có liên quan trong việc điều hành các hoạt động của dự án theo đúng mục tiêu,
tiến độ, chất lượng, hiệu quả quy định tại Văn kiện dự án và quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo Chủ dự án xây dựng kế hoạch
tổng thể, kế hoạch hoạt động hàng năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và định mức:
chi tiêu cho các hoạt động của dự án theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm
quyền và quy định của pháp luật.
6. Thay mặt Ban chỉ đạo ký các văn bản
chỉ đạo, điều hành theo quy định; Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban chỉ đạo.
Điều 7. Trách nhiệm
của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Giúp Trưởng ban Ban chỉ đạo đôn đốc,
rà soát, tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách,
kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành và địa phương để triển khai, thực
hiện dự án theo quy định.
2. Kiểm tra, báo cáo Trưởng ban Ban
chỉ đạo về sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức
có liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ,
chất lượng, hiệu quả dự án quy định tại Văn kiện dự án và
quy định của pháp luật.
3. Thừa ủy quyền Trưởng ban xử lý
công việc thường xuyên, đột xuất của Ban chỉ đạo; chủ trì các cuộc họp của Ban
chỉ đạo theo sự ủy quyền của Trưởng ban Ban chỉ đạo.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng
ban Ban chỉ đạo phân công.
Điều 8. Trách nhiệm
của các ủy viên Ban Chỉ đạo
1. Ủy viên đại
diện các tỉnh tham gia dự án
a) Các ủy viên đại diện từng tỉnh tham gia dự án là Phó chủ tịch UBND tỉnh, chịu
trách nhiệm chỉ đạo, điều hành dự án trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo bố trí đầy đủ nguồn lực
cho hoạt động của dự án trên địa bàn tỉnh theo đúng cam kết trong Văn kiện dự
án.
c) Kiểm tra, đánh giá, giám sát hiệu
quả hoạt động của dự án tỉnh theo quy định.
2. Ủy viên đại
diện các Bộ, ngành trung ương
a) Có trách nhiệm hướng dẫn, theo
dõi, kiểm tra tình hình thực hiện dự án; đề xuất giải quyết những vấn đề liên
quan đến quản lý thực hiện dự án thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực được
giao.
b) Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư: tham mưu, đề xuất lập, phê duyệt điều chỉnh chủ trương
đầu tư dự án; nguồn vốn đối ứng; giám sát, đánh giá thực
hiện mục tiêu dự án trong quá trình tổ chức thực hiện.
c) Đại diện Bộ Tài chính: tham mưu, đề
xuất cơ chế tài chính và thủ tục giải ngân của dự án; Kiểm tra, giám sát quản
lý vốn, tài sản dự án và đề xuất cấp vốn đối ứng cho dự án theo đúng quy định của
pháp luật và Thỏa thuận đã ký với nhà tài trợ.
d) Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường:
căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm theo dõi, kiểm
tra tình hình thực hiện dự án; Tham mưu, đề xuất giải quyết những vấn đề liên
quan đến dự án.
đ) Đại diện các Vụ, Tổng Cục, Cục: Tổ
chức cán bộ, Kế hoạch, Hợp tác Quốc tế, Tài chính, Khoa học Công nghệ và Môi
trường; Tổng cục Lâm nghiệp; Cục Quản lý xây dựng công trình căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao có trách nhiệm: Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra tình hình thực
hiện dự án; Tham mưu, đề xuất giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý, tổ
chức thực hiện dự án; Nghiên cứu đề xuất báo cáo Bộ, Ban chỉ đạo các giải pháp
tổ chức thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ, hiệu quả quy định tại Văn
kiện dự án và quy định của pháp luật.
e) Đại diện Ban quản lý các dự án Lâm
nghiệp: Căn cứ quy định tại các Quyết định: số 3240/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/10/2008;
số 109/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/01/2009; số 1055/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/4/2010 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm: thường xuyên kiểm tra, giám sát hiện trường;
báo cáo Bộ, Ban Chỉ đạo về tình hình, tiến độ, chất lượng, kết quả, những khó
khăn, vướng mắc trong quản lý thực hiện dự án; nghiên cứu, đề xuất với Ban chỉ
đạo cơ chế, chính sách, giải pháp, kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các Bộ,
Ngành, địa phương trong quản lý và tổ chức thực hiện dự án; theo dõi, đôn đốc
việc tổ chức thực hiện dự án.
g) Đại diện Văn phòng chuyên gia: có
trách nhiệm bám sát hiện trường; theo dõi, báo cáo Bộ, Ban
chỉ đạo và Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp về tình hình, tiến độ, chất lượng, kết quả, khó khăn thường xuyên, đột xuất trong
quá trình triển khai, thực hiện dự án; nghiên cứu, đề xuất với Ban chỉ đạo cơ chế,
chính sách, giải pháp và kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các Bộ, Ngành, JICA
và các địa phương trong quản lý và tổ chức thực hiện dự án.
Chương III
NHIỆM VỤ, CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CẤP VÀ VĂN PHÒNG CHUYÊN GIA, TƯ VẤN DỰ ÁN
Điều 9. Ban quản
lý dự án Trung ương
1. Ban quản lý dự án Trung ương được
thành lập theo Quyết định số 1002/QĐ-BNN-TCCB ngày 27/3/2017 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT, đặt tại Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp để làm đầu mối
giúp Bộ trưởng, Chủ dự án trong quản lý và tổ chức thực hiện Dự án SNRM theo
quy định của pháp luật.
Ban quản lý dự án SNRM được sử dụng
tài khoản và con dấu của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp để hoạt động theo quy
định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án
Trung ương
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ; Quyết
định số 1002/QĐ-BNN-TCCB ngày 27/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT,
theo quy định của pháp luật có liên quan và một số nhiệm vụ cụ thể:
a) Lập kế hoạch tổng thể, kế hoạch
chi tiết hàng năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc phạm
vi quản lý báo cáo Chủ dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
b) Hỗ trợ Chủ dự án trong công tác
chuẩn bị đầu tư dự án.
c) Thực hiện các hoạt động của dự án;
thực hiện các hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng theo quy định.
d) Thực hiện nhiệm vụ giải ngân, quản
lý tài chính, tài sản của dự án; tổng hợp báo cáo tài chính định kỳ của các Ban
quản lý dự án tỉnh để trình các cơ quan
có thẩm quyền theo quy định.
đ) Tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo,
tập huấn cho cán bộ quản lý dự án; tổ chức đoàn tham quan,
khảo sát trong và ngoài nước cho cán bộ dự án theo quy định; Chịu trách nhiệm về
tài liệu tập huấn chuyên môn và quản lý dự án.
e) Theo dõi và đánh giá tình hình thực
hiện dự án; hỗ trợ chủ dự án trong công tác giám sát và đánh giá dự án. Hướng dẫn
thực hiện và giám sát đánh giá việc thực hiện dự án của Ban quản lý các dự án tỉnh. Báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện Dự án cho Bộ, Ban Chỉ đạo,
nhà tài trợ và các tổ chức có liên quan theo quy định.
g) Chuẩn bị để Chủ dự án nghiệm thu
và bàn giao các kết quả đầu ra của dự án theo quy định.
Theo dõi, giám sát, nghiệm thu, bàn giao, tổng hợp kết quả đầu ra của dự án tỉnh
sau khi hoàn thành; hoàn tất công tác kiểm toán, bàn giao
tài sản của dự án, lập báo cáo kết thúc và tổng
hợp báo cáo quyết toán dự án trình Bộ Nông nghiệp và PTNT
thẩm tra, phê duyệt theo quy định.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
quản dự án và Chủ dự án giao.
3. Cơ cấu tổ chức
a) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự
án Trung ương thực hiện theo Quyết định số 1002/QĐ-BNN-TCCB ngày 27/3/2017 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán và các chức danh khác của dự án. Số lượng người làm việc của dự án được
quy định, phê duyệt phù hợp với Đề án vị trí việc làm của
Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp. Trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh,
bổ sung cơ cấu hoặc số lượng các chức danh của dự án, Ban quản lý dự án Trung
ương có trách nhiệm báo cáo Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp
và PTNT xem xét, quyết định.
b) Giám đốc Ban quản lý dự án Trung
ương: do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định. Nhiệm
vụ của Giám đốc dự án được quy định tại Khoản
3 Điều 3 Quyết định số 3240/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/10/2008; Điều 10 Quyết định
số 109/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/01/2009; Quyết định số 1055/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/4/2010;
Số 1002/QĐ-BNN-TCCB ngày 27/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT, quy định của pháp luật và một số nhiệm vụ cụ thể:
- Được xin ý kiến UBND các tỉnh tham
gia dự án liên quan đến quản lý thực hiện dự án; trả lời hoặc tham gia các ý kiến
Ban quản lý dự án tỉnh về những vấn đề có liên quan nhằm thúc đẩy tiến độ thực
hiện dự án.
- Chuẩn bị nội dung họp định kỳ, đột
xuất của Ban Chỉ đạo dự án; đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp thúc đẩy
tiến độ dự án theo mục tiêu, nội dung, kết
quả được phê duyệt.
- Quản lý, điều hành thực hiện dự án
tuân thủ Thỏa thuận với nhà tài trợ, Văn kiện dự án và quy định của pháp luật.
- Điều phối thực hiện giữa Ban Quản
lý dự án Trung ương và Ban Quản lý dự án tỉnh về hành chính, tài chính của dự
án theo thẩm quyền.
- Quản lý, giám sát, sử dụng Tư vấn
quốc tế theo đúng nội dung hợp đồng đã ký kết; báo cáo, đề xuất việc giải quyết
những phát sinh, vướng mắc về hoạt động của Tư vấn quốc tế.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp giao.
c) Phó Giám đốc Ban quản lý dự án
Trung ương:
- Theo dõi, quản lý thực hiện dự án
theo từng lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc Ban Quản lý dự án
Trung ương và Trưởng ban Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp; chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Ban Quản lý dự án và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ
trách.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan,
đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao theo
quy định.
d) Kế toán dự án:
- Giúp Giám đốc Ban Quản lý Dự án xây
dựng kế hoạch ngân sách hàng năm, thực hiện công tác kế toán của dự án tuân thủ
đúng các quy định của pháp luật và Nhà tài trợ.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám
đốc dự án và sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ kế toán của Phòng
Tài chính, Kế toán thuộc Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp.
- Chịu trách nhiệm về các số liệu kế toán
trong báo cáo quyết toán thuộc trách nhiệm của Ban quản lý dự án SNRM gồm: lập
báo cáo quý, 6 tháng và cả năm về tình hình sử dụng vốn của Ban quản lý dự án
SNRM và tổng hợp toàn dự án theo quy định của nhà nước và nhà tài trợ; thực hiện,
kiểm tra việc giải ngân; tổng hợp báo cáo quyết toán toàn dự án theo quy định và yêu cầu của nhà tài trợ.
- Hướng dẫn cho cán bộ kế toán các
Ban quản lý dự án tỉnh về công tác tài chính, kế toán dự án. Tổ chức kiểm tra định
kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các nhiệm vụ kế toán, tài chính của các Ban quản
lý dự án tỉnh theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận của
Ban Quản lý dự án, cơ quan kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
Lập kế hoạch tài chính báo cáo quyết toán hàng năm và báo cáo tổng quyết toán dự
án hoàn thành theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám
đốc Ban Quản lý dự án giao.
đ) Các chức danh khác trong Ban quản
lý dự án do Giám đốc phân công phù hợp với từng vị trí
công việc theo bản mô tả vị trí việc làm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Ban quản
lý dự án tỉnh
1. Ban quản lý dự án tỉnh do Cơ quan
có thẩm quyền quyết định thành lập theo hướng dẫn tổ chức bộ máy, vị trí việc
làm và tiêu chuẩn nhân sự tham gia quản lý dự án của Ban
quản lý các dự án Lâm nghiệp, trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà có trách nhiệm làm đầu mối giúp Chủ dự án tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện dự
án trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Việc thành lập
Ban quản lý dự án phải xem xét khả năng sử dụng các Ban quản lý dự án chuyên
nghiệp hoặc các Ban quản lý dự án hiện có của Chủ dự án để giảm chi phí quản lý
và sử dụng năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ quản lý dự án.
Ban quản lý dự án tỉnh có trụ sở làm
việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà hoặc
tại địa điểm do tỉnh bố trí phù hợp với điều kiện thực tế
tại từng địa phương.
Ban quản lý dự án tỉnh được mở tài khoản
tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của
pháp luật.
2. Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án tỉnh
Thực hiện theo quy định tại Điều 39, Điều 43 và các Điều khoản có liên quan của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016; Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT
ngày 8/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT
ngày 09/01/2014; Quyết định thành lập Ban quản lý dự án tỉnh,
theo quy định của pháp luật, Văn kiện Dự án và Thỏa thuận
đã ký kết với nhà tài trợ và một số nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà về việc quản
lý, tổ chức thực hiện các hoạt động dự án trên địa bàn tỉnh theo nhiệm vụ, quyền
hạn được giao; phù hợp với các mục tiêu dự án; theo các quy định của nhà tài trợ và quy định về quản lý dự án, quản lý tài chính tại Luật Đầu tư
công, Luật Đấu thầu, Luật Kế toán và quy định của pháp luật có liên quan.
b) Lập kế hoạch
tổng thể, kế hoạch chi tiết hàng năm của dự án tỉnh (trên cơ sở kế hoạch hoạt động
tổng thể của toàn dự án đã được Bộ Nông
nghiệp và PTNT) thuộc phạm vi quản lý báo cáo chủ dự án tỉnh
để trình UBND tỉnh xem xét, thông qua và gửi Ban quản lý dự án Trung ương tổng
hợp, trình nhà tài trợ (JICA), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt theo quy định. Xây dựng dự toán chi nguồn vốn đối ứng hàng
năm trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
c) Tổ chức thực hiện dự án theo mục
tiêu và kế hoạch được duyệt, bảo đảm sử dụng kinh phí của
dự án trên cơ sở các định mức chi phí của dự án và Nhà nước ban hành, đúng mục
đích, tiết kiệm và có hiệu quả; Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc
kiểm tra, kiểm toán và đánh giá các hoạt động của dự án tỉnh
theo quy định.
d) Trình cấp có thẩm quyền của tỉnh
phê duyệt hồ sơ đấu thầu, mua sắm theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và quy định
của nhà tài trợ.
đ) Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu
và quản lý, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các hợp đồng mua sắm
hàng hóa, dịch vụ tư vấn và phi tư vấn theo quy định.
e) Ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu
hoặc đơn vị được chỉ định thầu về thiết kế trồng rừng, cung cấp phân bón, hạt
giống và các hoạt động khác do dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
g) Thực hiện công tác giải ngân, quyết
toán dự án tại tỉnh; bàn giao tài sản và thực hiện tất toán tài khoản theo quy
định.
h) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ,
đột xuất cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vườn quốc gia Bidoup Núi
Bà, Ban Quản lý dự án Trung ương và các cơ quan có liên quan theo quy định.
i) Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham
quan và chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ tham gia dự án các cấp; các đơn vị có
liên quan và cộng đồng thuộc phạm vi dự án tỉnh theo hướng dẫn của Ban quản lý
dự án Trung ương.
k) Kiểm tra, đôn đốc và giám sát các
hoạt động của dự án.
l) Chuẩn bị nội dung, sắp xếp, bố trí
làm việc với các chuyên gia Tư vấn Quốc tế, trong nước, đoàn công tác JICA, Ban
quản lý dự án Trung ương đến làm việc hoặc kiểm tra tình hình thực hiện dự án
trên địa bàn tỉnh.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
dự án và Chủ quản dự án giao.
3. Cơ cấu tổ chức
a) Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự
án tỉnh, gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, các chức danh khác được quy định tại Văn
kiện dự án do Cơ quan chủ quản, Chủ dự án tỉnh quyết định theo quy định của
pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nếu cần điều chỉnh, bổ
sung cơ cấu hoặc số lượng các chức danh của Ban Quản lý dự án tỉnh thì Ban Quản
lý dự án tỉnh có trách nhiệm báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Vườn quốc gia
Bidoup Núi Bà xem xét, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo Ban Quản lý
dự án Trung ương.
b) Nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc, Phó
giám đốc và các chức danh khác của dự án SNRM tỉnh do cơ quan chủ quản, chủ dự
án tỉnh quy định.
Điều 11. Văn
phòng chuyên gia dự án
1. Văn phòng chuyên gia dự án được
nhà tài trợ (JICA) cử là đại diện cho Nhà tài trợ tổ chức thực hiện và giám sát
các hoạt động của toàn dự án, gồm: cố vấn trưởng kỹ thuật; cố vấn kỹ thuật về REDD+; điều phối viên hành chính; nhóm chuyên gia hợp phần 2 và 3; chuyên gia ngắn
hạn và chuyên gia trong nước.
2. Văn phòng chuyên gia dự án có
trách nhiệm:
a) Phối hợp với Ban quản lý dự án
Trung ương xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động dự án
theo thỏa thuận đã được ký kết và văn kiện dự án đã được
phê duyệt; tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện dự án cho Nhà tài
trợ, Ban chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức có liên
quan theo quy định của Chính phủ Việt Nam và JICA.
b) Giám sát tiến độ thực hiện và mức
độ hoàn thành các hoạt động của toàn dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng,
hiệu quả theo thỏa thuận đã được ký kết và văn kiện dự án đã được
phê duyệt.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
yêu cầu Nhà tài trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo dự án,
Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp.
Điều 12. Tư vấn
dự án tại tỉnh
1. Tư vấn dự án
tại tỉnh được nhà tài trợ (JICA) tuyển chọn để tổ chức thực hiện các hoạt động theo hợp phần dự
án, gồm: chuyên gia tư vấn Nhật Bản, điều phối viên, cán bộ
kỹ thuật, cán bộ văn phòng, tư vấn kỹ thuật trong nước.
2. Nhiệm vụ của Tư vấn dự án tại tỉnh:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại
hợp đồng đã ký với JICA.
b) Phối hợp với Ban quản lý dự án tỉnh
tổ chức thực hiện dự án tại địa bàn tỉnh theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng,
hiệu quả đã thỏa thuận với nhà tài trợ và văn kiện dự án đã được phê duyệt; tổng
hợp báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện dự án tỉnh cho Ban quản lý dự án
Trung ương và Văn phòng chuyên gia dự án để tổng hợp báo cáo Nhà tài trợ, Ban
chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tổ chức có liên quan theo quy định của
Chính phủ Việt Nam và JICA.
Chương IV
KẾ HOẠCH, ĐẤU THẦU
MUA SẮM, QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN, GIẢI NGÂN
Điều 13. Kế hoạch
thực hiện dự án
1. Nguyên tắc chung
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế
hoạch chi tiết hàng năm thực hiện dự án (kế hoạch khối lượng, kế hoạch tài
chính), trên cơ sở Văn kiện dự án đã được phê duyệt, trong đó xác định rõ các
nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng
và tiêu chí chấp nhận kết quả đối với từng hoạt động của dự án để làm cơ sở
theo dõi, đánh giá.
b) Kế hoạch tổng thể toàn dự án được
Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt
sau khi có ý kiến đồng thuận của Nhà tài trợ. Kế hoạch chi tiết hàng năm của
Ban Quản lý dự án các cấp được xây dựng trên cơ sở kế hoạch tổng thể của dự án
tỉnh đã được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Kế hoạch chi tiết hàng năm của các
Ban quản lý dự án tỉnh (phần vốn đối ứng) được xây dựng trên cơ sở kế hoạch tổng
thể của dự án tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
d) Kế hoạch chi tiết hàng năm của
toàn dự án, Ban quản lý dự án Trung ương SNRM tổng hợp toàn dự án, thống nhất với
nhà tài trợ/Văn phòng chuyên gia, xin ý kiến Ban chỉ đạo và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Trình tự, tiến độ, trách nhiệm lập
kế hoạch năm
a) Hàng năm, Ban quản lý dự án các cấp
tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính cho các hoạt động
trong năm tiếp theo.
b) Căn cứ vào Kế hoạch tổng thể toàn
dự án và Văn kiện dự án, Ban quản lý dự án tỉnh phối hợp Văn phòng chuyên gia,
tư vấn dự án SNRM xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết hàng năm trình Chủ dự án
tỉnh theo quy định.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính/Sở Kế hoạch và Đầu
tư tổng hợp vốn đối ứng
của dự án do Ban quản lý tỉnh thực hiện, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt
trong kế hoạch vốn đầu tư chung của tỉnh.
d) Ban quản lý dự án Trung ương lập kế
hoạch vốn đối ứng trong nước phần do Ban quản lý dự án Trung ương quản lý báo
cáo Chủ dự án trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
đ) Ban quản lý dự án Trung ương làm
việc với Văn phòng chuyên gia dự án SNRM thống nhất về kế hoạch hoạt động và
ngân sách dự án thực hiện hàng năm và tổng hợp kế hoạch hàng năm của toàn dự án
trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
e) Tiến độ lập kế hoạch vốn đối ứng:
- Ban quản lý dự án các tỉnh và Trung
ương phải xây dựng kế hoạch vốn đối ứng năm dựa trên khối lượng công việc thực
hiện trong năm. Kế hoạch vốn đối ứng của dự án tỉnh phải được trình UBND tỉnh
phê duyệt và gửi về Ban quản lý dự án Trung ương, thời gian trước ngày 15/7
hàng năm.
- Kế hoạch vốn toàn dự án phải được
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thời gian trước ngày 30/7 hàng năm. Sau đó,
gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan tài chính địa phương làm cơ
sở giao vốn JICA, vốn đối ứng của Trung ương và địa phương
theo quy định.
- Mẫu
biểu lập, theo dõi kế hoạch do Ban quản lý dự án Trung ương hướng dẫn.
Điều 14. Thực hiện
các hoạt động đấu thầu, mua sắm và quản lý hợp đồng
1. Hoạt động đấu thầu:
a) Việc thực hiện đấu thầu dự án tỉnh
phải theo Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, tuân thủ
các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, thỏa thuận
đã được ký kết, pháp luật Việt Nam về đấu thầu và các quy định của JICA.
b) Ban Quản lý dự án các cấp quản lý
việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật; giám sát, đánh
giá hoạt động và kết quả hoạt động của các nhà thầu, giải
quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện theo đúng thẩm
quyền.
2. Về đấu thầu,
mua sắm hàng hóa và dịch vụ tư vấn:
a) Nhân sự theo dõi và thực hiện công
tác lựa chọn nhà thầu phải là người có đủ điều kiện trình độ, năng lực, kinh
nghiệm theo quy định của JICA, pháp luật Việt Nam về đấu thầu, đảm bảo thực hiện
đúng tiến độ kế hoạch và quy định của dự án.
b) Việc lựa chọn nhà thầu mua sắm hàng
hóa, tuyển chọn tư vấn thực hiện theo quy định tại thỏa thuận đã được ký kết;
Hướng dẫn mua sắm của JICA; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Luật Đầu tư công số
49/2014/QH13; Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của pháp
luật có liên quan. Cụ thể:
- Đối với nguồn vốn ODA: Văn phòng
chuyên gia dự án có trách nhiệm quản lý toàn bộ nguồn vốn viện trợ ODA và tổ chức thực hiện việc đấu thầu mua sắm hàng hóa,
tuyển chọn tư vấn thực hiện theo quy định của JICA và các bước sau:
+ Về kế hoạch đấu
thầu: căn cứ kế hoạch hoạt động hàng năm đã được nhà tài trợ phê duyệt, Văn
phòng chuyên gia dự án phối hợp với
Ban quản lý dự án Trung ương xây dựng kế hoạch đấu thầu chi tiết.
+ Xây dựng điều khoản tham chiếu
(TOR): Văn phòng chuyên gia dự án phối hợp với Ban quản lý dự án Trung ương và
các bên có liên quan xây dựng TOR mua sắm hàng hóa, tuyển chọn tư vấn trình
JICA phê duyệt. Tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt.
+ Đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT): do
Văn phòng chuyên gia dự án thực hiện với sự tham gia của Ban quản lý dự án
Trung ương.
+ Quản lý hợp đồng: do Văn phòng
chuyên gia dự án quản lý, thực hiện. Khi tổ chức triển khai công việc tại hiện
trường phải có sự tham gia và điều phối của Ban quản lý dự án các cấp, đặc biệt
là đơn vị thụ hưởng.
+ Nghiệm thu, đánh giá chất lượng và
bàn giao: phải được đơn vị thụ hưởng nhất trí thông qua và làm cơ sở cho việc
đưa vào sử dụng. Việc đánh giá, nghiệm thu sản phẩm là cơ sở để JICA thanh toán
cho đơn vị tư vấn thực hiện dự án.
- Đối với nguồn vốn đối ứng: Ban quản
lý dự án các cấp thực hiện các hoạt động mua sắm, đấu thầu trong kế hoạch đã
được phê duyệt hàng năm theo quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13; Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ và
quy định của pháp luật.
Điều 15: Quản lý
tư vấn, chuyên gia tư vấn
1. Về tuyển chọn
tư vấn
a) Căn cứ vào kế hoạch công việc
trong năm, Giám đốc dự án trao đổi với cố vấn trưởng, các
chuyên gia phụ trách hợp phần xác định vị trí và số lượng
chuyên gia cần tuyển để làm cơ sở xây dựng TOR.
b) Văn phòng chuyên gia dự án SNRM có
trách nhiệm xây dựng và thống nhất với Ban quản lý dự án Trung ương về TOR của
từng vị trí tư vấn. TOR là cơ sở cho việc thực hiện tuyển chọn, quản lý và sử dụng Tư vấn.
c) Văn phòng chuyên gia dự án phối hợp
Ban quản lý dự án Trung ương tuyển chọn tư vấn.
2. Về ký hợp đồng
và quản lý tư vấn
a) Văn phòng chuyên gia dự án có
trách nhiệm ký kết hợp đồng tư vấn, báo cáo và chịu trách nhiệm toàn diện trước
Nhà tài trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án Trung
ương về kết quả thực hiện của tư vấn. Sau khi ký kết hợp đồng tư vấn, Văn phòng
chuyên gia dự án có trách nhiệm thông báo đến Ban quản lý dự án Trung ương và
Ban quản lý dự án tỉnh để phối hợp thực hiện.
b) Văn phòng chuyên gia dự án có trách
nhiệm chỉ đạo, quản lý tư vấn phối hợp có hiệu quả với Ban quản lý dự án Trung
ương và Ban quản lý dự án tỉnh thực hiện các hoạt động của dự án theo đúng TOR
đã được phê duyệt.
c) Việc tạm ứng hoặc thanh toán cho
tư vấn phải căn cứ kết quả thực hiện của tư vấn theo đúng TOR đã được phê duyệt.
Điều 16. Quản lý
tài chính, tài sản và giải ngân
Quản lý tài chính, tài sản của dự án
được thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Luật Quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước; các Nghị định của Chính phủ; Thông tư số 111/2016/TT-BTC
của Bộ Tài chính; quy định của nhà tài trợ; Văn kiện dự án và quy định pháp luật
hiện hành.
1. Quản lý tài chính và chế độ kế
toán áp dụng:
a) Đối với nguồn vốn đối ứng: Việc lập
kế hoạch tài chính, chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo
kế toán dự án thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006; Thông tư số 185/2010/TT-BTC
ngày 15/11/2010, Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 và Thông tư số 111/2016/TT-BTC
ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính và quy định pháp luật.
b) Đối với nguồn vốn ODA: thực hiện
theo văn kiện dự án đã được phê duyệt và quy định của nhà tài trợ JICA.
2. Về phê duyệt
dự toán, định mức chi tiêu:
a) Đối với nguồn vốn đối ứng:
- Về phê duyệt dự
toán: Bộ Nông nghiệp và PTNT: thẩm định, phê duyệt dự toán kinh phí của các hoạt
động thuộc nguồn vốn đối ứng Trung ương. UBND các tỉnh tham gia dự án: thẩm định,
phê duyệt (hoặc ủy quyền cho các cơ quan chức năng trực
thuộc UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt) dự toán kinh phí cho các hoạt động trên địa
bàn thuộc nguồn vốn đối ứng của tỉnh.
- Về định mức
chi tiêu: Thực hiện theo thông tư số 219/2009/TT-BTC , ngày
19/11/2009, Thông tư số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 219/2009/TT-BTC, Thông tư 40/2017/TT-BTC
ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội
nghị; quy định của nhà tài trợ và quy định của pháp luật
có liên quan.
b) Đối với nguồn vốn ODA: Ban quản lý
dự án các cấp phối hợp cùng với Văn phòng chuyên gia dự án
xây dựng Kế hoạch tài chính và kế hoạch giải ngân định kỳ
trình JICA phê duyệt và thực hiện theo quy định của Nhà tài trợ.
3. Quyết toán hàng năm:
a) Đối với nguồn vốn đối ứng: Hàng
năm, kết thúc niên độ ngân sách, Ban quản lý dự án Trung ương và Ban quản lý dự án tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán theo
quy định của Luật ngân sách nhà nước; Chế độ kế toán áp dụng, quy định tại
Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý
ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm;
Thông tư 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn xét
duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp,
cụ thể:
- Ban quản lý dự án tỉnh lập báo cáo
quyết toán vốn đối ứng hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thẩm
tra, phê duyệt, thời gian trước 31/7 hàng năm.
- Ban quản lý dự án Trung ương lập
báo cáo quyết toán vốn đối ứng hàng năm của Ban quản lý dự
án Trung ương trình Bộ Nông nghiệp và
PTNT thẩm tra, phê duyệt, thời gian trước 31/7 hàng năm.
b) Đối với nguồn vốn ODA: thực hiện
theo quy định của JICA.
4. Kiểm toán:
a) Việc kiểm toán và tổ chức lựa chọn
đơn vị kiểm toán toàn dự án, kiểm
toán báo cáo tài chính hàng năm đối với nguồn vốn đối ứng
và nguồn vốn ODA thực hiện theo quy định tại thỏa thuận đã ký kết với nhà tài trợ, quy định của JICA, pháp luật về đấu thầu và của pháp luật có liên quan.
b) Ban quản lý dự án các cấp phải giải
trình và cung cấp những tài liệu cần thiết để làm rõ những vấn đề nêu trong
Biên bản kiểm toán cần được giải quyết. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của
Ban quản lý dự án các cấp và toàn dự án phải được kiểm toán theo quy định.
5. Quyết toán dự án hoàn thành:
a) Các Ban quản lý dự án thực hiện
quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư số
19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011; Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ
Tài chính và theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Ban quản lý dự án Trung ương báo
cáo Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp thực hiện quyết toán dự án hoàn thành (vốn
đối ứng Trung ương) theo quy định của pháp luật.
- Ban quản lý dự án tỉnh báo cáo chủ
dự án tỉnh thực hiện quyết toán dự án hoàn thành (vốn đối ứng địa phương) theo
quy định của pháp luật.
b) Quyết toán dự án hoàn thành (vốn
ODA) thực hiện theo quy định của JICA.
c) Báo cáo quyết toán dự án hoàn
thành được gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính theo quy định của JICA và
quy định của pháp luật.
6. Quản lý thiết bị, tài sản của Dự
án
Việc quản lý thiết bị, tài sản do dự
án tài trợ phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC của
Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách
nhà nước; quy định của JICA; quy định của pháp luật và các quy định sau:
a) Đối với tài sản ô tô: Ban quản lý
dự án Trung ương, Ban quản lý dự án tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử
dụng theo quy định của pháp luật, của JICA, tuyệt đối không được dùng những thiết
bị này để bán, trao đổi, chuyển nhượng, cho mượn hoặc cho thuê.
b) Các hoạt động đầu tư của Dự án tại
các địa phương sau khi hoàn thiện được bàn giao ngay cho Ban quản lý dự án tỉnh
và chỉ phục vụ cho các công việc của Dự án. Khi các công việc của dự án kết
thúc, các công trình nêu trên sẽ được bàn giao cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc
tỉnh tiếp tục quản lý, sử dụng cho các mục đích của chương trình.
c) Đối với các loại tài sản khác của
văn phòng Ban quản lý dự án các cấp: được tiếp nhận từ nguồn tài trợ thuộc quyền
quản lý và sử dụng của các Ban quản lý dự án. Việc kiểm
kê, đánh giá tài sản hàng năm phải tuân thủ theo quy định quản lý tài sản của
nhà tài trợ.
7. Xử lý tài sản:
a) Các Ban Quản lý dự án thực hiện việc
kiểm kê, báo cáo tài sản theo hướng dẫn và mẫu quy định tại Thông tư số 198/2013/TT-BTC
ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
b) Ban Quản lý dự án tỉnh lập phương
án xử lý tài sản báo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình UBND cấp tỉnh.
UBND cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phương án xử
lý tài sản (nêu rõ cơ quan, đơn vị đề nghị tiếp nhận tài sản), đồng thời gửi
Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp để tổng hợp chung.
c) Ban Quản lý dự án Trung ương lập
phương án xử lý tài sản của Ban; tổng hợp phương án xử lý tài sản toàn Dự án gửi
Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp để trình Bộ Nông nghiệp và PTNT xử lý theo thẩm
quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.
8. Các nội dung sau khi dự án được
phê duyệt quyết toán kết thúc dự án:
a) Khi kết thúc dự án, Bộ Nông nghiệp
và PTNT sẽ phê duyệt tổng quyết toán vốn đối ứng dự án hoàn thành, xác định
kinh phí kết dư và quyết định việc bàn giao tài sản, thành quả của dự án cho
UBND các tỉnh vùng dự án theo quy định hiện hành.
b) Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản
hình thành từ dự án: Sau khi có Quyết định điều chuyển tài
sản của cơ quan có thẩm quyền, Ban Quản lý dự án các cấp phối hợp với các cơ
quan, đơn vị được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản
dự án theo quy định.
c) Việc lưu trữ hồ sơ chứng từ kế
toán:
- Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ
kế toán (bao gồm: chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế
toán quản trị, báo cáo kiểm toán, văn bản pháp lý và các
tài liệu có liên quan khác) của dự án thành phần và toàn dự
án của Ban quản lý dự án Trung ương và các Ban quản lý dự
án tỉnh thực hiện theo Quyết định số 218/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
- Hồ sơ, chứng từ kế toán của Ban Quản
lý dự án Trung ương được lưu trữ tại Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp.
- Hồ sơ, chứng từ kế toán của Ban Quản
lý dự án tỉnh được lưu trữ tại Sở Nông nghiệp và PTNT, Vườn Quốc gia Bidoup Núi
Bà.
9. Việc mở và sử dụng tài khoản, quy
trình giải ngân, bộ máy kế toán, kiểm toán, định mức chi, chế độ kế toán, quyết toán và kết thúc dự án đối với nguồn vốn
viện trợ do Nhà tài trợ quản lý về tài chính, vốn đối ứng của Chính phủ Việt
Nam thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Quyết định số 5661/QĐ-BNN-TC
ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành
Quy chế quản lý Tài chính nguồn hỗ trợ của nước ngoài do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Chương V
CHẾ ĐỘ HỌP, BÁO
CÁO, KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 17. Chế độ
họp
1. Họp Ban Chỉ đạo dự án:
a) Hàng năm, Ban chỉ đạo họp một lần vào
đầu hoặc cuối năm để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động của dự
án theo quy định và thông qua kế hoạch hoạt động năm kế tiếp;
xem xét, giải quyết, cho ý kiến định hướng về những vấn đề
có liên quan đến hoạt động của dự án. Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo dự án triệu tập họp
đột xuất để giải quyết kịp thời công việc phát sinh có liên quan đến dự án.
b) Việc mời số lượng thành viên Ban
chỉ đạo, Cố vấn trưởng, đại diện nhà tài trợ, các cơ quan,
đơn vị liên quan tham dự họp do Trưởng ban Ban Chỉ đạo quyết định.
c) Kết luận của cuộc họp Ban chỉ đạo
được thông báo đến các thành viên của Ban chỉ đạo, Ban quản lý các dự án Lâm
nghiệp, Ban quản lý dự án các cấp để triển khai, thực hiện theo quy định.
2. Họp Ban quản lý dự án các cấp:
a) Ban quản lý dự án Trung ương: tổ
chức họp giao ban hàng quý (khi cần), 6 tháng và hàng năm với Ban quản lý dự án
tỉnh và Văn phòng chuyên gia dự án để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động của
dự án tỉnh và toàn dự án theo quy định. Xem xét, giải quyết về những vấn đề có
liên quan đến hoạt động của dự án nhằm đáp ứng mục tiêu, tiến độ, hiệu quả dự
án theo quy định tại Văn kiện dự án và quy định của pháp luật. Trường hợp cần
thiết, Giám đốc Ban quản lý dự án Trung ương có thể triệu tập các đơn vị họp đột
xuất để giải quyết kịp thời công việc phát sinh.
b) Ban quản lý dự án tỉnh: tổ chức họp
hàng tháng, quý, 6 tháng và năm với các tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm điểm, đánh giá và triển khai các hoạt động của
dự án tỉnh theo quy định. Trường hợp cần thiết, Giám đốc Ban quản lý dự án tỉnh
có thể triệu tập hợp đột xuất để giải quyết kịp thời công việc phát sinh.
Điều 18. Chế độ
báo cáo
Thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ; Thông tư 12/2016/TT-BKHĐT ngày 8/8/2016
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các quy định của JICA và theo quy định của pháp luật.
1. Báo cáo tiến độ:
a) Báo cáo tháng: Chậm nhất ngày 15
hàng tháng, các Ban quản lý dự án tỉnh gửi báo cáo cho Ban quản lý dự án SNRM để
tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b) Báo cáo quý: Chậm nhất ngày 15
tháng cuối cùng của quý, các Ban quản lý dự án tỉnh gửi báo cáo cho Ban quản lý
dự án SNRM để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, các
bộ, ngành liên quan và JICA. Báo cáo Quý II và Quý IV được thay bằng báo cáo 6
tháng và báo cáo năm.
c) Báo cáo năm: Chậm nhất ngày 15
tháng 12 của năm, Ban quản lý dự án tỉnh gửi báo cáo cho Ban quản lý dự án SNRM
để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, Ngành
liên quan và JICA.
d) Báo cáo kết thúc dự án: trong thời
hạn 05 tháng kể từ ngày kết thúc thực hiện dự án, các Ban quản lý dự án tỉnh gửi
báo cáo kết thúc dự án cho Ban quản lý dự án Trung ương SNRM để tổng hợp báo
cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, ngành liên quan và
JICA.
đ) Ban quản lý dự án tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo cho Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Ban quản lý dự án Trung ương SNRM.
e) Hệ thống thông tin nội bộ dự án được
thiết lập thông suốt từ Trung ương đến cơ sở theo hệ thống tổ chức dự án, thông
tin gốc liên quan đến dự án được quản lý lưu trữ dưới dạng files
bản cứng và bản mềm được quản lý bằng công nghệ
thông tin phục vụ kịp thời, chính xác cho công tác báo cáo và kiểm tra.
2. Báo cáo tài chính
a) Đối với Ban quản lý dự án SNRM
Trung ương: Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính,
Ban quản lý dự án SNRM chuẩn bị tài liệu để Chủ dự án báo cáo Bộ Nông nghiệp và
PTNT (Vụ Tài chính) thẩm định Báo cáo quyết toán vốn đối ứng hàng năm.
b) Đối với Ban quản lý dự án tỉnh: Chậm
nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Ban quản lý dự án tỉnh chuẩn bị tài liệu để Chủ dự
án tỉnh báo cáo UBND tỉnh hoặc Sở Tài chính tỉnh (nếu được UBND tỉnh ủy quyền)
để phê duyệt báo cáo quyết toán hàng năm; Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc
năm tài chính, Ban quản lý dự án tỉnh gửi Ban quản lý dự án Trung ương SNRM, Báo
cáo quyết toán hàng năm đã được UBND tỉnh/Sở tài chính phê
duyệt để Ban quản lý dự án Trung ương SNRM tổng hợp báo
cáo Chủ dự án trình Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính theo quy định.
Điều 19. Kiểm
tra giám sát
1. Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh
giá định kỳ theo quy định của JICA; Luật Đầu tư công; Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16/3/2016 của Chính phủ và quy định pháp luật.
2. Định kỳ và đột xuất, Bộ Nông nghiệp
và PTNT và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc tổ chức thực hiện dự án; tình
hình quản lý, sử dụng vốn; tuyển chọn bố trí
cán bộ tham gia dự án và các chế độ chính sách theo quy định.
3. Định kỳ và đột xuất, Ban quản lý
các dự án Lâm nghiệp (Chủ dự án) tổ chức đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án
tại Ban quản lý dự án các cấp.
4. Định kỳ và đột xuất, Ban quản lý dự án Trung ương kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và công tác quản
lý tài chính, quản lý và sử dụng tài sản của dự án tại các Ban quản
lý dự án tỉnh.
5. Định kỳ hoặc đột xuất, Ban quản lý
dự án tỉnh kiểm tra, giám sát các nhà thầu thực hiện dự án tại công trình theo
chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Định kỳ hoặc đột xuất nhà tài trợ,
Văn phòng chuyên gia dự án kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của dự án
theo quy định của nhà tài trợ (JICA).
Chương VI
QUAN HỆ CÔNG
TÁC, CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ
Điều 20. Quan hệ
công tác
1. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo
dự án và Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Ban quản lý dự án Trung ương: Là
quan hệ chỉ đạo, điều hành, định hướng kiểm tra việc quản lý và tổ chức thực hiện
toàn dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ được quy định tại Thỏa thuận đã được ký
kết, Văn kiện dự án đã được phê duyệt.
2. Quan hệ công tác giữa Ban quản lý
các dự án Lâm nghiệp và Ban quản lý dự án Trung ương: Thực hiện theo Điều 21 và
các Điều có liên quan của Quyết định số 109/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/01/2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của
Chính phủ.
3. Quan hệ công tác giữa Trưởng ban
Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp với Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Thực hiện
theo Điều 22 Quyết định số 109/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/01/2009 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT.
4. Quan hệ công tác giữa Ban quản lý
dự án Trung ương và các Ban quản lý dự án tỉnh: các Ban quản lý dự án tỉnh chịu
sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát,
đánh giá toàn diện của Ban quản lý dự án Trung ương đối với từng hợp phần của dự
án theo đúng Thỏa thuận đã được ký kết với nhà tài trợ và Văn kiện dự án đã được
phê duyệt.
5. Quan hệ công tác giữa Ban quản lý
dự án Trung ương và Văn phòng chuyên gia dự án: Phối hợp triển khai kế hoạch,
giám sát, đánh giá các hoạt động của dự án theo biên bản thảo luận (R/D) ký
ngày 09/7/2015 giữa đại diện các bên liên quan của phía Việt Nam và Cơ quan Hợp
tác quốc tế Nhật Bản và Văn kiện dự án đã được phê duyệt.
6. Quan hệ công tác giữa Ban quản lý
dự án tỉnh với Tư vấn dự án tại tỉnh: Phối hợp tổ chức triển khai, giám sát,
đánh giá, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện dự án trên địa bàn
tỉnh cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, JICA theo thỏa thuận với nhà tài trợ
và văn kiện dự án đã được phê duyệt.
7. Quan hệ công tác giữa Văn phòng
chuyên gia dự án với Tư vấn dự án tại tỉnh: hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ;
kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của dự án đã được tư vấn triển khai
trên địa bàn tỉnh.
Điều 21. Chế độ
đãi ngộ
1. Chế độ đãi ngộ đối với Giám đốc dự
án và các thành viên trong Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách,
kiêm nhiệm hoặc biệt phái, điều động được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chế độ đãi ngộ đối với các chức
danh của Ban quản lý dự án thuê, tuyển dụng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động
phải căn cứ tính chất công việc; yêu cầu năng lực, kinh nghiệm đối với từng vị
trí việc làm; thỏa thuận với nhà tài trợ (nếu có) và quy định của pháp luật để quy định cụ thể tại hợp đồng lao động.
Chương VII
HIỆU LỰC VÀ
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực
thi hành
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký ban hành.
Điều 23. Trách
nhiệm thi hành
1. Quy chế này là cơ sở để các thành
viên Ban chỉ đạo dự án; Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà tại 05 tỉnh
vùng dự án; Ban quản lý dự án Trung ương SNRM; Ban quản lý
dự án các tỉnh; Các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ thực hiện.
2. Chủ dự án tỉnh, Ban quản lý dự án
tỉnh căn cứ bản Quy chế này và điều kiện thực tế địa phương để xây dựng trình cấp
có thẩm quyền ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban quản lý dự án tỉnh
theo quy định để làm cơ sở tổ chức triển khai, thực hiện dự án tại địa phương.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, Chủ dự án tỉnh phản ánh kịp thời về Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp
để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.