Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 111/2016/TT-BTC quản lý tài chính chương trình dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Số hiệu: 111/2016/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 30/06/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 111/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA) và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

 

1. Xác định cơ chế tài chính trong nước và cơ chế cho vay lại đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

 
- Theo Thông tư số 111/2016, các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đều phải xác định cơ chế tài chính trong nước qua các giai đoạn, như sau:
 
+ Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
 
+ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi để trình phê duyệt chủ trương đầu tư.
 
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để trình phê duyệt quyết định đầu tư.
 
- Cơ chế cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi, theo Thông tư 111/TT-BTC, như sau:
 
+ Đối tượng vay lại: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các chủ dự án đối với dự án, chương trình có khả năng thu hồi vốn toàn bộ (hoặc một phần) theo quy định.
 
+ Điều kiện vay lại gồm: Thời hạn, lãi suất, phí, điều kiện trả nợ gốc, lãi và các điều kiện khác theo Nghị định 78/2010/NĐ-CP (đối với chủ chương trình, dự án); pháp luật về cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với Ủy ban cấp tỉnh).
 

2. Kế hoạch tài chính cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

 
Thông tư 111 của Bộ tài chính quy định chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải lập kế hoạch trung hạn trình phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, phải gửi Bộ Tài chính để theo dõi.
 
Cơ quan chủ quản phải lập kế hoạch tài chính hàng năm của các chương trình sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đảm bảo bố trí vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm cho phù hợp.
 

3. Kiểm soát chi, thủ tục rút vốn và quản lý rút vốn

 
- Thông tư 111/2016 quy định việc kiểm soát chi nhằm đảm bảo chi tiêu của dự án phù hợp với điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính trong nước.
 
- Theo Thông tư số 111/BTC, kiểm soát chi gồm 02 hình thức là kiểm soát chi trước và kiểm soát chi sau:
 
+ Kiểm soát chi trước với các khoản chi: Thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp đối với các dự án, dự án thành phần, hợp đồng; chuyển tiền từ tài khoản tạm ứng sang tài khoản tạm giữ để thanh toán chi phí kiểm toán độc lập; chi từ tài khoản cấp hai; khoản thanh toán một lần cho Thư tín dụng hoặc ủy quyền cho nước ngoài chi trực tiếp.
 
+ Kiểm soát chi sau đối với các khoản: Thanh toán nguồn vốn JICA; thanh toán nhiều lần theo thư tín dụng hoặc ủy quyền cho bên nước ngoài chi trực tiếp và các khoản chi thuộc kiểm soát chi trước ở trên.
 
 
Thông tư 111/2016/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/11/2016.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản nợ và Tài chính Đi ngoại;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quản tài chính đi với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn h trợ phát trin chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA) và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (Nghị định số 16/2016/NĐ-CP), bao gồm cả viện trợ không hoàn lại thực hiện theo cơ chế cho vay lại, viện trợ theo cơ chế cấp phát được giải ngân cùng với vốn vay và viện trợ hỗ trợ ngân sách.

2. Các khoản ODA viện trợ không hoàn lại thực hiện cơ chế cấp phát từ ngân sách nhà nước và được giải ngân riêng cho dự án hoặc dự án thành phần độc lập thuộc một chương trình, dự án sử dụng vốn ODA vay, vốn vay ưu đãi, được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư trên, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

3. Trong trường hợp các quy định về quản lý tài chính tại Thông tư này có sự khác biệt với các Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi thì áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn đối ứng của phía Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu thống nhất với Điều 3 Nghị định số 16/2016/NĐ-CPĐiều 2 Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 78/2010/NĐ-CP).

Điều 4. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

1. Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, kế hoạch vốn hàng năm và được quản lý theo các quy định hiện hành áp dụng đối với vốn ngân sách nhà nước và vốn đầu tư công.

2. Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi tuân thủ quy trình lập, chấp hành, hạch toán ngân sách nhà nước, kiểm toán, quyết toán, kiểm tra đối với nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

3. Quy trình quản lý, thu hồi vốn cho vay lại từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, xử lý rủi ro cho vay lại thực hiện theo các quy định của Luật Quản lý nợ công, Nghị định số 78/2010/NĐ-CP, quy định của pháp luật về cho vay lại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và các văn bản hướng dẫn.

Điều 5. Nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

1. Đối với các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội hoặc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:

a) Cấp phát toàn bộ từ ngân sách nhà nước đối với các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.

b) Cấp phát một phần, cho vay lại một phần với tỷ lệ vay lại cụ thể vốn vay ODA, cho vay lại một phần hoặc toàn bộ đối với vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật về cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

Nguồn vốn vay lại tính vào bội chi của ngân sách địa phương và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Đối với các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn toàn bộ hoặc một phần:

a) Cấp phát một phần đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

b) Cho vay lại toàn bộ hoặc một phần theo tỷ lệ thu hồi vốn được cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Đối với dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi làm phần đóng góp của địa phương trong dự án đối tác công - tư (PPP) thực hiện cơ chế cho vay lại toàn bộ đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp quy định của pháp luật về cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định khác.

Chương II

XÁC ĐỊNH CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC VÀ CƠ CHẾ CHO VAY LẠI ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI

Điều 6. Xác định cơ chế tài chính trong nước trong quá trình đề xuất, phê duyệt chương trình, dự án

1. Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đều phải xác định cơ chế tài chính trong nước qua các giai đoạn, cụ thể như sau:

a) Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

b) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.

c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện chương trình, dự án sử dụng vn ODA, vốn vay ưu đãi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư.

2. Nội dung cơ chế tài chính trong nước đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm:

a) Lập Đ xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:

- Xác định chương trình, dự án thuộc diện không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoặc dự án có khả năng thu hồi vốn một phần hoặc toàn bộ; trên cơ sở đó xác định chương trình, dự án thuộc đối tượng cấp phát toàn bộ (hay một phần) hoặc cho vay lại toàn bộ (hay một phần) phù hợp với các nguyên tắc nêu tại Điều 5 Thông tư này.

- Xác định khả năng bố trí nguồn vốn đối ứng cho chương trình, dự án.

+ Đối với chương trình, dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát, nguồn vốn đối ứng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan chủ quản theo phân cấp quản lý ngân sách và từ các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

+ Đối với chương trình, dự án thuộc diện vay lại (toàn bộ hoặc một phần), nguồn vốn đối ứng do chủ dự án bố trí từ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn hợp pháp khác của chủ dự án.

- Đối với phần vốn vay lại: đánh giá sơ bộ nguồn thu hoặc nguồn vn bố trí trả nợ.

- Làm rõ việc người vay lại đáp ứng các điều kiện được vay lại, cụ thể như

+ Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: vốn vay lại phải đảm bảo không vượt hạn mức dư nợ và bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Đối với doanh nghiệp: có tình hình tài chính lành mạnh, không bị l trong ba năm liền kề gần nhất, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách; tại thời điểm đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi không có nợ quá hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng; không có nợ quá hạn liên quan đến khoản được Chính phủ bảo lãnh, các khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp chưa đủ 3 năm hoạt động liên tục thì phải có văn bản cam kết của chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ về bảo đảm khả năng trả nợ đối với khoản vay lại.

+ Đối với tổ chức tài chính, tín dụng phải đạt được hệ số an toàn vốn theo quy định của pháp luật.

b) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:

- Đối với chương trình, dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát một phần cần xác định rõ các hạng mục, hợp phần được ngân sách nhà nước cấp phát hoặc tỷ lệ vốn cấp phát, trong đó phân chia theo vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp.

- Đối với chương trình, dự án thuộc diện vay lại toàn bộ hoặc một phần cần xác định:

+ Tổng số vốn vay lại toàn bộ hoặc theo các hợp phần, trong đó dự kiến tiến độ giải ngân, rút vốn.

+ Khả năng cân đối vốn để trả nợ từ nguồn vốn hợp pháp của chủ dự án, bao gồm: nguồn vốn khấu hao, lợi nhuận để lại và các nguồn vốn khác (nếu có).

+ Năng lực tài chính của chủ dự án bao gồm vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; lợi nhuận sau thuế và các chỉ tiêu tài chính khác có liên quan theo báo cáo tài chính được kiểm toán của năm liền trước của năm báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

- Đối với chương trình, dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại một phần vốn ODA, vay lại toàn bộ hoặc một phần vốn vay ưu đãi hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại để làm vốn góp trong các dự án PPP.

+ Dư nợ vay hiện tại của chính quyền địa phương, bao gồm tất cả các khoản vay theo quy định.

+ Hạn mức dư nợ và bội chi của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

+ Dự kiến số vay tăng thêm trong trường hợp vay lại nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, đảm bảo tổng dư nợ không vượt quá hạn mức dư nợ theo quy định.

+ Khả năng bố trí ngân sách địa phương để thanh toán trả nợ đến hạn.

c) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư căn cứ theo Quyết định chủ trương đầu tư và cơ chế tài chính trong nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Trên cơ sở tài liệu do các bộ, cơ quan trung ương, địa phương gửi, Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến về cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:

a) Trên cơ sở hồ sơ đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tuân thủ các nguyên tắc nêu tại Điều 5 và điểm a khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính có ý kiến về khả năng vay vốn tài trợ và cơ chế tài chính trong nước gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.

b) Đối với Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan có ý kiến về cơ chế tài chính trong nước, phương thức cho vay lại gửi Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định.

c) Đối với Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (trừ dự án nhóm A), Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan có ý kiến về cơ chế tài chính trong nước, phương thức cho vay lại báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

d) Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính cho chương trình, dự án và ý kiến của Bộ Tài chính, chủ chương trình, dự án hoàn thiện Văn kiện chương trình, dự án báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Trường hợp Văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi chưa xác định rõ cơ chế tài chính hoặc phương án tài chính không khả thi, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

e) Trường hợp khi đàm phán điều ước quốc tế, thỏa thuận về ODA, vốn vay ưu đãi có phát sinh thay đổi nội dung cơ chế tài chính trong nước, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến đối với nội dung vượt thẩm quyền.

g) Trường hợp điều chỉnh nội dung chương trình, dự án và đề xuất sử dụng vốn dư trong quá trình thực hiện chương trình, dự án, Cơ quan chủ quản thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP và gửi bộ hồ sơ dự án điều chỉnh cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính trong nước điều chỉnh.

Điều 7. Cơ chế cho vay lại đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

1. Đối tượng vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại trực tiếp từ Bộ Tài chính đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

b) Các chủ dự án đối với chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn toàn bộ (hoặc một phần) quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

2. Điều kiện vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ chương trình, dự án:

a) Điều kiện vay lại bao gồm: thời hạn, lãi suất, phí, điều kiện trả nợ gốc, lãi và các điều kiện khác (nếu có) đối với chủ chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP; đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật về cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Trường hợp tổ chức tài chính - tín dụng chịu rủi ro tín dụng một phần hoặc toàn bộ, ngoài điều kiện vay lại theo quy định tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP, tổ chức tài chính - tín dụng được thu thêm khoản phí rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật về cho vay lại qua các tổ chức tài chính - tín dụng chịu rủi ro tín dụng.

3. Tỷ lệ cho vay lại đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:

a) Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: tỷ lệ vay lại thực hiện theo quy định của pháp luật về cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Đối với chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn toàn bộ, tỷ lệ cho vay lại là 100% vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

c) Đối với các dự án có khả năng hoàn vốn một phần, tỷ lệ cho vay lại do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn của từng dự án.

4. Phương thức cho vay lại đối với chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn:

a) Cho vay lại chủ dự án qua cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng.

b) Cho vay lại chủ dự án qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng một phần hoặc toàn bộ khoản vay lại.

c) Cho các tổ chức tài chính - tín dụng vay lại theo chương trình, hạn mức tín dụng và các tổ chức tài chính - tín dụng chịu rủi ro tín dụng.

5. Xác định cơ quan cho vay lại:

a) Đối với các dự án có khả năng hoàn vốn toàn bộ

- Đối với chương trình, dự án áp dụng cho vay lại qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng: việc xác định cơ quan cho vay lại và mức chịu rủi ro tín dụng thực hiện theo quy định của Nghị định số 78/2010/NĐ-CP và quy định pháp luật liên quan.

- Đối với chương trình, dự án áp dụng cho vay lại qua cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng: sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định về Đ xuất chương trình, dự án được phép triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, Bộ Tài chính xác định tổ chức tài chính để phối hợp với chủ dự án trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

Tổ chức tài chính có trách nhiệm đánh giá phương án trả nợ vốn vay lại nêu tại Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo Bộ Tài chính để có ý kiến về cơ chế cho vay lại đối với chương trình, dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

- Tổ chức tài chính, tín dụng vay lại trực tiếp từ Bộ Tài chính đối với chương trình, hạn mức tín dụng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi và chịu toàn bộ rủi ro tín dụng.

b) Đối với các dự án có khả năng hoàn vốn một phần

- Bộ Tài chính đề xuất tỷ lệ cấp phát, cho vay lại theo quy định của pháp luật trên cơ sở khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước và theo nguyên tắc phù hợp với khả năng hoàn vốn của dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về Đ xuất chương trình, dự án được phép triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Trên cơ sở ý kiến phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đối với Đề xuất chương trình, dự án, tổ chức tài chính được Bộ Tài chính ủy quyền phối hợp với chủ dự án trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

- Tổ chức tài chính có trách nhiệm đánh giá phương án trả nợ vốn vay lại nêu tại Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo Bộ Tài chính để có ý kiến về cơ chế cho vay lại đối với chương trình, dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

Chương III

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI

Điều 8. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch tài chính cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

1. Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, bao gồm cả nguồn vốn Chính phủ vay về cho vay lại phải lập kế hoạch trung hạn trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật Đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan. Sau khi kế hoạch trung hạn được cấp thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ quản gửi Bộ Tài chính phần kế hoạch đối với nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng để theo dõi.

2. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, Chủ dự án gửi Bộ Tài chính kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng để phục vụ cho việc theo dõi các khoản vay ODA, vốn vay ưu đãi thuộc danh mục nợ công.

3. Trên cơ sở kế hoạch trung hạn được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc kế hoạch điều chỉnh, bổ sung, cơ quan chủ quản lập kế hoạch tài chính hàng năm của các chương trình sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi tuân thủ quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo mức bố trí vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm phù hợp với các điều ước quốc tế, thỏa thuận về ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết, phù hợp với khả năng giải ngân thực tế của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

4. Đối với các dự án chi đầu tư phát triển được ngân sách nhà nước cấp phát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm gửi Bộ Tài chính đ tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Đối với các dự án chi sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp phát, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Điều 9. Quy trình lập kế hoạch tài chính năm

1. Đối với các chương trình, dự án thuộc đối tượng ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ hoặc một phần:

a) Hàng năm, cùng với việc lập dự toán ngân sách nhà nước, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, chủ chương trình, dự án xây dựng kế hoạch tài chính năm gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm các nội dung sau:

- Báo cáo ước thực hiện kế hoạch giải ngân, rút vốn năm hiện tại theo từng chương trình, dự án, từng điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết, trong đó chia ra vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp, vốn vay lại.

- Kế hoạch giải ngân, rút vốn trong năm kế hoạch theo từng chương trình, dự án, từng điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết, trong đó chia ra vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp, vốn vay lại.

Nội dung chi tiết kế hoạch tài chính năm thực hiện theo Phụ lục 01 kèm Thông tư này.

c) Căn cứ kế hoạch ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện giao kế hoạch vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với từng chương trình, dự án, từng hiệp định đã ký kết, trong đó:

- Vốn đối ứng được phân bổ.

- Vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho đầu tư phát triển.

- Vốn ODA, vốn vay ưu đãi chi cho sự nghiệp.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi phê duyệt, cơ quan chủ quản gửi Quyết định giao vốn hàng năm của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho cơ quan tài chính các cấp và cơ quan kiểm soát chi.

Sau khi phân bổ kế hoạch vốn hàng năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nhập kế hoạch vốn vào TABMIS theo quy định tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

d) Trường hợp chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi dự kiến giải ngân vượt kế hoạch vốn hoặc chưa được bố trí kế hoạch vốn, các cơ quan chủ quản, chủ chương trình, dự án báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi thực hiện.

đ) Đối với khoản vay lại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch vay lại gửi Bộ Tài chính để tổng hợp dự toán báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi áp dụng vay lại một phần hoặc toàn bộ:

a) Đối với chương trình, dự án cho vay lại qua cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng:

- Các chủ chương trình, dự án lập kế hoạch giải ngân, rút vốn theo từng hợp đồng cho vay lại.

- Kế hoạch tài chính bao gồm các nội dung sau:

+ Dư nợ đầu kỳ;

+ Dự kiến giải ngân năm kế hoạch;

+ Dự kiến trả nợ trong năm kế hoạch, chi tiết theo gốc, lãi, phí.

- Chủ chương trình, dự án phê duyệt và gửi kế hoạch tài chính năm cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan cho vay lại.

b) Đối với chương trình, dự án cho vay lại qua cơ quan cho vay lại chịu một phần hoặc toàn bộ rủi ro tín dụng:

- Chủ chương trình, dự án phê duyệt và gửi kế hoạch tài chính hàng năm cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan cho vay lại theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Ngoài kế hoạch tài chính, các chủ chương trình, dự án có thể gửi các tài liệu khác theo yêu cầu của cơ quan cho vay lại.

- Các tổ chức tài chính - tín dụng lập kế hoạch tài chính gửi Bộ Tài chính. Nội dung kế hoạch bao gồm:

+ Dư nợ đầu kỳ;

+ Dự kiến giải ngân năm kế hoạch;

+ Dự kiến trả nợ trong năm kế hoạch, chi tiết theo gốc, lãi, phí.

Chương IV

KIỂM SOÁT CHI, THỦ TỤC RÚT VỐN VÀ QUẢN LÝ RÚT VỐN

Điều 10. Kiểm soát chi đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

1. Mục đích kiểm soát chi

Kiểm soát chi nhằm đảm bảo chi tiêu của dự án phù hợp với điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính trong nước hiện hành.

2. Nguyên tắc kiểm soát chi

a) Kiểm soát chi áp dụng đối với mọi hoạt động chi tiêu của dự án, kể cả các khoản chi theo phương thức thư tín dụng hoặc ủy quyền cho bên nước ngoài chi trực tiếp.

b) Việc rút vốn, chi tiêu và thanh toán của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được kiểm soát và thanh toán (sau đây gọi tắt là kiểm soát chi) theo các quy định hiện hành đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi kế hoạch vốn nước ngoài, vốn đối ứng hàng năm được duyệt, kế hoạch vốn điều chỉnh, bổ sung trong năm (nếu có) và kế hoạch trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Đối với dự án hoặc dự án thành phần thuộc kế hoạch vốn đầu tư phát triển được ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ và dự án vay lại một phần theo tỷ lệ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2016/TT-BTC) và Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC.

d) Đối với dự án hoặc các hoạt động thuộc dự toán chi sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ hoặc cấp phát một phần, vay lại một phần theo tỷ lệ thực hiện theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 161/2012/TT-BTC), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC.

đ) Đối với dự án hoặc các hoạt động chi giải phóng mặt bằng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (kể cả các dự án vay lại), việc kiểm soát chi thực hiện theo Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 7 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Thông tư số 08/2016/TT-BTC.

e) Kiểm soát chi dự án cho vay lại

- Đối với hạn mức tín dụng: hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi đối với các dự án/hp phần cho vay lại theo hạn mức tín dụng, thực hiện theo quy định của các tổ chức tín dụng sử dụng vốn vay lại, phù hợp với quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết. Tổ chức tín dụng vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn và hợp lệ của các khoản cho vay tín dụng và các khoản chi tiêu phi tín dụng trong sao kê chi tiêu gửi Bộ Tài chính, khi lập và gửi bộ hồ sơ rút vốn ngoài nước.

- Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi dự án hoặc hợp phần cho vay lại khác: thực hiện tương tự như đối với các dự án hoặc dự án thành phần đầu tư phát triển sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát.

g) Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ dự án, cơ quan kiểm soát chi căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán), hoặc dự toán được duyệt đối với trường hợp thanh toán không theo hợp đồng và giá trị từng lần thanh toán, để thực hiện kiểm soát chi và thanh toán cho chủ dự án. Chủ dự án tự chịu trách nhiệm về phương thức lựa chọn nhà thầu, tính chính xác, hợp pháp của khối lượng nghiệm thu thanh toán, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình và việc tuân thủ trình tự đầu tư xây dựng. Cơ quan kiểm soát chi không chịu trách nhiệm về các vấn đề này.

h) Cơ quan kiểm soát chi có trách nhiệm kiểm soát chi hoặc từ chối xác nhận kiểm soát chi trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

3. Cơ quan kiểm soát chi

a) Kho bạc nhà nước các cấp thực hiện việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của dự án hoặc hợp phần dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát; các dự án áp dụng cơ chế cấp phát một phần, vay lại một phần theo tỷ lệ.

b) Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại thực hiện việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của dự án hoặc hợp phần dự án áp dụng cơ chế vay lại toàn bộ.

c) Tổ chức tài chính, tín dụng vay lại

Tổ chức tài chính, tín dụng vay lại theo các chương trình, hạn mức tín dụng và chịu rủi ro tín dụng có trách nhiệm kiểm soát chi khi cho vay lại đối với người vay vốn cuối cùng.

d) Đối với các chương trình, dự án khác chưa được xác định theo các điểm a, b và c khoản này, Bộ Tài chính xác định cơ quan kiểm soát chi phù hợp, đảm bảo nguyên tắc không có hai cơ quan kiểm soát chi cùng kiểm soát một hoạt động chi tiêu của dự án.

4. Hình thức kiểm soát chi

a) Kiểm soát chi trước là việc cơ quan kiểm soát chi kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi trước khi chủ dự án rút vốn thanh toán cho nhà thầu, người thụ hưởng. Các khoản chi phải kiểm soát chi trước bao gồm:

- Thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp đối với các dự án hoặc dự án thành phần thuộc diện được cấp phát.

- Thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp đối với các hợp đồng thanh toán một lần hoặc đợt thanh toán lần cuối của hợp đồng đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần của các dự án vay lại.

- Chuyển tiền từ tài khoản tạm ứng (sau đây viết tắt là TKTƯ) sang tài khoản tạm giữ để thanh toán chi phí kiểm toán độc lập sau khi đóng TKTƯ.

- Chi từ tài khoản cấp hai đối với dự án có hai cấp TKTƯ, trừ các khoản chi hoạt động quản lý dự án thuộc dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Khoản thanh toán một lần duy nhất cho Thư tín dụng hoặc theo hình thức ủy quyền cho nước ngoài chi trực tiếp.

b) Kiểm soát chi sau là việc cơ quan kiểm soát chi kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi sau khi chủ dự án đã rút vốn thanh toán cho nhà thầu, người thụ hưởng. Kiểm soát chi sau áp dụng với các trường hợp sau:

- Các khoản thanh toán nguồn vốn JICA.

- Các khoản thanh toán nhiều lần theo phương thức thư tín dụng hoặc ủy quyền cho bên nước ngoài chi trực tiếp.

- Các khoản chi không quy định tại điểm a khoản này.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày rút vốn thanh toán, chủ dự án phải hoàn tất hồ sơ thanh toán gửi cơ quan kiểm soát chi xác nhận để làm cơ sở thực hiện lần thanh toán kế tiếp.

Trường hợp thấy cần thiết, chủ dự án có quyền thỏa thuận với nhà thầu áp dụng hình thức kiểm soát chi trước đối với các khoản chi nêu trên và gửi cơ quan kiểm soát chi để phối hợp thực hiện.

5. Hồ sơ kiểm soát chi

Ngoài hồ sơ pháp lý gửi một lần theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC, Thông tư số 161/2012/TT-BTC, chủ dự án hoặc đơn vị được ủy quyền gửi các tài liệu sau đây cho cơ quan kiểm soát chi để làm căn cứ kiểm soát chi nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho mỗi chương trình, dự án:

a) Thỏa thuận về ODA, vốn vay ưu đãi được ký giữa Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ (bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ dự án) và sổ tay quản lý dự án (nếu có).

b) Đối với hợp đồng giữa chủ dự án với nhà thầu và các tài liệu kèm theo chỉ ký bằng tiếng nước ngoài thì gửi kèm bản dịch sang tiếng Việt phần các quy định về thanh toán của hợp đồng, có chữ ký và đóng dấu của chủ dự án. Chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, chính xác về nội dung bản dịch tiếng Việt.

c) Các thỏa thuận, thư hoặc văn bản "ý kiến không phản đối" (no objection) của nhà tài trợ; thỏa thuận với nhà thầu về thực hiện dự án (danh mục chi phí hợp lệ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng theo quy định cụ thể của hợp đồng). Trường hợp ký bằng tiếng nước ngoài thì gửi kèm bản dịch sang tiếng Việt.

d) Đề nghị mở tài khoản dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để hạch toán giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Chủ dự án chỉ gửi một lần bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của chủ dự án các tài liệu trên. Chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các bản sao cung cấp cho Bộ Tài chính.

6. Thời hạn xác nhận hồ sơ tạm ứng, thanh toán

a) Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ được xác nhận hồ sơ đề nghị tạm ứng trong năm kế hoạch chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch (trừ trường hợp tạm ứng để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau). Chủ dự án gửi hồ sơ chứng từ đến cơ quan kiểm soát chi trước ngày 30 tháng 12 hàng năm.

b) Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ được xác nhận hồ sơ đề nghị thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trong đó có thanh toán để thu hồi vốn đã tạm ứng). Chủ dự án gửi hồ sơ chứng từ đến cơ quan kiểm soát chi trước ngày 27 tháng 01 năm sau.

7. Nội dung đặc thù đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

a) Mức vốn tạm ứng hợp đồng, việc thu hồi tạm ứng, tỷ lệ giữ lại ch bảo hành thực hiện theo quy định tại hợp đồng giữa chủ dự án và nhà thầu phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng (chủ dự án được quyền thỏa thuận với nhà thầu bảo lãnh tạm ứng đối với hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng). Chủ dự án có trách nhiệm quản lý và thu hồi vốn đã tạm ứng cho nhà thầu; trường hợp không thu hồi được thì chủ dự án có trách nhiệm tự bố trí nguồn hoàn trả nhà tài trợ.

b) Cơ quan kiểm soát chi chấp nhận hồ sơ Chứng chỉ thanh toán tạm thời ký giữa chủ dự án và nhà thầu theo quy định hợp đồng thay thế cho Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán tại Phụ lục 3a và Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC.

c) Đối với mi lần đề nghị xác nhận số tiền bảo hành công trình để chuyển nhà thầu, chủ dự án lập biểu theo dõi tiến độ chuyển tiền bảo hành và lũy kế số tiền đã chuyển, gửi cơ quan kiểm soát chi để đối chiếu và xác nhận số tiền bảo hành theo quy định hợp đồng để chủ dự án chuyển trả nhà thầu.

d) Trường hợp một Ban quản lý dự án được giao quản lý, thực hiện nhiều dự án vốn ODA, vốn vay ưu đãi, việc phân bổ chi phí các hoạt động chung cho các dự án thành phần hoặc tiểu dự án được thực hiện định kỳ 6 tháng, cả năm theo nguyên tắc như sau:

- Chi phí liên quan trực tiếp được phân bổ đến dự án thành phần hoặc tiểu dự án tương ứng.

- Phần chi phí còn lại được phân bổ tương ứng với tỷ lệ giữa tổng mức đầu tư của dự án thành phần hoặc tiểu dự án và tổng mức đầu tư của dự án.

- Giá trị phân bổ chi phí các hoạt động chung hàng năm của dự án được tổng hợp vào giá trị quyết toán vốn đầu tư của từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án khi quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Điều 11. Các hình thức rút vốn

Các hình thức rút vốn vay ODA, vay ưu đãi được nhà tài trợ quy định cụ thể, bao gồm:

1. Phương thức hỗ trợ ngân sách

Vốn ODA, vốn vay ưu đãi được giải ngân về ngân sách nhà nước đối với các chương trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp hoặc phương thức tài trợ dựa trên kết quả.

2. Tài trợ theo chương trình, dự án

Phương thức tài trợ theo chương trình, dự án áp dụng một hoặc một số các hình thức rút vốn sau đây:

a) Thanh toán trực tiếp và thanh toán chuyển tiền

- Thanh toán trực tiếp: là hình thức mà theo đề nghị của Bên vay, nhà tài trợ đồng ý chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp của dự án.

- Thanh toán chuyển tiền: là hình thức thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán hoàn vốn nêu ở điểm c khoản này bằng Đồng Việt Nam.

b) Thanh toán theo thư cam kết: là hình thức thanh toán mà theo đề nghị của Bên vay, nhà tài trợ phát hành một thư cam kết sẽ trả lại tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản thanh toán đã thực hiện cho nhà thầu, nhà cung cấp theo phương thức thanh toán Thư tín dụng (L/C) qua hệ thống ngân hàng thương mại (ngân hàng cho vay, ngân hàng phục vụ).

c) Hoàn vốn hoặc Hồi tố: là hình thức mà nhà tài trợ thanh toán tiền từ tài khoản vốn vay vào tài khoản do Bên vay chỉ định, để hoàn lại các khoản chi hợp lệ do chủ dự án đã chi cho dự án. Các khoản chi hợp lệ có thể phát sinh trước (hồi tố) hoặc các khoản chi hợp lệ phát sinh sau (hoàn vốn) khi ký điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết và phải tuân thủ các quy định cụ thể trong các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận đó.

d) Tài khoản tạm ứng

Tài khoản tạm ứng là hình thức nhà tài trợ tạm ứng trước một khoản tiền theo đề nghị của Bên vay, vào một tài khoản mở riêng cho dự án tại ngân hàng phục vụ để Bên vay chủ động trong việc thanh toán cho các khoản chi tiêu thường xuyên và hợp lệ của dự án, giảm bớt số lần rút vốn vay. Việc chi tiêu và thanh toán từ tài khoản tạm ứng được Bộ Tài chính và nhà tài trợ kiểm soát chặt chẽ.

Điều 12. Trình tự và thủ tục rút vốn theo phương thức hỗ trợ ngân sách

1. Đối với chương trình kèm theo khung chính sách:

a) Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan để thực hiện các cam kết về phần mình theo thỏa thuận với nhà tài trợ, để thỏa mãn điều kiện tiên quyết về rút vốn nêu trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết.

b) Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan lập hồ sơ và đơn rút vốn gửi Bộ Tài chính theo quy định của nhà tài trợ. Thời gian xử lý đơn rút vốn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này.

c) Đối với phương thức hỗ trợ ngân sách chung, Bộ Tài chính xử lý các hồ sơ và đơn rút vốn gửi nhà tài trợ; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với các điều ước quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan rút vốn và đề xuất đàm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP) trong việc giải ngân và chuyển các khoản rút vốn về ngân sách nhà nước để sử dụng theo thỏa thuận với nhà tài trợ.

d) Trường hợp khoản vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo phương thức hỗ trợ ngân sách cho một ngành, lĩnh vực cụ thể:

- Cơ quan chủ quản chương trình, dự án có trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (đối với các điều ước quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đề xuất đàm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP) về thời điểm rút vốn, số tiền rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi, đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc lập kế hoạch phân bổ cho các dự án thành phần.

- Vốn ODA, vốn vay ưu đãi giải ngân về ngân sách được phân bổ cho các dự án thành phần để sử dụng theo đúng quy trình quản lý vốn ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Đối với các chương trình, dự án tài trợ dựa trên kết quả:

a) Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các chỉ số giải ngân liên quan theo thỏa thuận với nhà tài trợ để làm cơ sở rút vốn. Chủ dự án được tiếp nhận vốn tạm ứng theo quy định của nhà tài trợ để thực hiện các công việc đã thỏa thuận nhằm đạt được cam kết gn với chỉ số giải ngân.

b) Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan lập báo cáo, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu chứng minh việc hoàn thành các tiêu chí giải ngân quy định tại thỏa thuận tài trợ để gửi nhà tài trợ. Chủ dự án lập hồ sơ và đơn rút vốn gửi Bộ Tài chính theo quy định của nhà tài trợ. Thời gian xử lý đơn rút vốn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này.

c) Nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi giải ngân được chuyển về tài khoản của đơn vị thực hiện chương trình, dự án mở tại Kho bạc nhà nước theo thỏa thuận với nhà tài trợ. Việc chi tiêu tuân thủ quy trình quản lý vốn ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 13. Trình tự và thủ tục rút vốn đối với các khoản ODA, vay ưu đãi theo phương thức tài trợ dự án

1. Sau khi nhà tài trợ thông báo các điều kiện tiên quyết để rút vốn theo quy định tại các điều ước quốc tế, thỏa thuận về ODA, vốn vay ưu đãi đã hoàn thành, chủ dự án hoặc ban quản lý dự án lập bộ hồ sơ đề nghị rút vốn gửi Bộ Tài chính.

2. Bộ hồ sơ đề nghị rút vốn được lập theo mẫu của nhà tài trợ và theo từng phương thức rút vốn nêu tại Điều 14 Thông tư này.

3. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ bộ hồ sơ rút vốn hợp pháp, hợp lệ, Bộ Tài chính ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

4. Trong trường hợp nhà tài trợ yêu cầu các tài liệu bổ sung, hoặc chỉ chấp thuận một phần đơn rút vốn, Bộ Tài chính hoặc nhà tài trợ thông báo cho chủ dự án để phối hợp xử lý kịp thời các yêu cầu hợp lý của nhà tài trợ.

Điều 14. Hồ sơ rút vốn gửi Bộ Tài chính

Chủ dự án hoặc đơn vị được ủy quyền gửi bộ hồ sơ pháp lý gửi một lần nêu tại khoản 5 (trừ điểm d) Điều 10 Thông tư này. Đối với mỗi đợt rút vốn, chủ dự án hoặc đơn vị được ủy quyền lập và gửi cho Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ rút vốn, được quy định cụ thể phù hợp với từng hình thức rút vốn như sau:

1. Hình thức thanh toán trực tiếp

a) Công văn đề nghị rút vốn kèm theo Đơn rút vốn, các sao kê theo mẫu và các chứng từ cần thiết theo quy định của nhà tài trợ;

b) Hóa đơn hoặc đề nghị thanh toán của nhà thầu, nhà cung cấp;

c) Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi (bản chính);

d) Ngoài các tài liệu nêu trên, đối với khoản chi tạm ứng, chủ dự án gửi Bộ Tài chính bảo lãnh tạm ứng của ngân hàng thương mại, giá trị bảo lãnh tạm ứng tương đương giá trị tạm ứng, thời gian bảo lãnh tạm ứng cho đến khi chủ dự án thu hồi hết số vốn đã tạm ứng.

đ) Trường hợp thực hiện kiểm soát chi sau, chủ dự án cần lưu ý xử lý việc rút vốn theo từng giai đoạn thanh toán như sau:

- Trong giai đoạn thanh toán giữa kỳ, nếu giá trị Giấy xác nhận thanh toán của cơ quan kiểm soát chi có chênh lệch với số chi thực tế đã thanh toán ở kỳ trước, chủ dự án chịu trách nhiệm điều chỉnh số chênh lệch này vào giá trị thanh toán của kỳ kế tiếp.

- Thanh toán kỳ cuối: Chủ dự án gửi Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi đối với kỳ thanh toán trước đó và của kỳ thanh toán cuối cùng để đảm bảo toàn bộ khối lượng thanh toán của Hợp đồng dự án đã được kiểm soát chi.

2. Hình thức rút vốn theo Thư cam kết.

a) Chủ dự án gửi Bộ Tài chính bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:

- Công văn đề nghị nhà tài trợ phát hành thư cam kết, trong đó báo cáo rõ số vốn đã giải ngân theo kế hoạch tài chính năm và phần kế hoạch năm chưa giải ngân tối thiểu bằng giá trị thư cam kết.

- Bản sao hợp đồng ký kết phù hợp với quy định; hợp đồng cần có điều khoản quy định một trong các điều kiện hoặc chứng từ thanh toán từng lần theo L/C là phải có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi về tính hợp lệ của khoản thanh toán lần trước đó.

- Bộ hồ sơ phát hành thư cam kết theo mẫu của nhà tài trợ và bản sao L/C đã mở.

b) Thủ tục thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết: Nếu hợp đồng thương mại có điều khoản thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết, chủ dự án gửi Bộ Tài chính hồ sơ nêu tại điểm a khoản này để xem xét có ý kiến về việc mở L/C gửi Ban quản lý dự án và ngân hàng phục vụ, đồng thời gửi Thư thông báo ủy quyền thanh toán không hủy ngang cho ngân hàng được ủy quyền của nhà tài trợ để thanh toán theo L/C.

Việc thanh toán cho thư tín dụng có hoặc không có thư cam kết áp dụng chế độ kiểm soát chi sau. Ngoài các hóa đơn, chứng từ theo quy định về thanh toán L/C theo thông lệ quốc tế, bộ hồ sơ thanh toán gửi ngân hàng thanh toán L/C bao gồm cả Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi (trường hợp ngân hàng thanh toán L/C là ngân hàng nước ngoài, chủ dự án có trách nhiệm cung cấp bản dịch có xác nhận của chủ dự án đối với Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi). Mỗi lần thanh toán, chủ dự án cung cấp Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi của lần thanh toán trước đó.

3. Hình thức rút vốn Hoàn vốn hoặc Hồi tố

Chủ dự án gửi Bộ Tài chính bộ hồ sơ rút vốn gồm các tài liệu sau:

- Công văn đề nghị rút vốn, Đơn rút vốn và sao kê theo mẫu của nhà tài trợ;

Đơn rút vốn phải ghi rõ tên và số tài khoản của từng đơn vị đã ứng vốn. Đối với các khoản do ngân sách nhà nước ứng trước (vốn chuẩn bị dự án, vốn ứng trước để thực hiện dự án), phải nêu rõ tên và số tài khoản của cấp ngân sách nơi ứng vốn.

- Chứng từ chuyển tiền chứng minh khoản kinh phí đã được chủ dự án thanh toán cho nhà thầu, người thụ hưởng hoặc Bảng đối chiếu xác nhận công nợ giữa chủ dự án với nhà thầu, người thụ hưởng;

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi (bản chính).

Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của nhà tài trợ, Bộ Tài chính có thể yêu cầu các tài liệu bổ sung.

4. Tài khoản tạm ứng

a) Nguyên tắc chi tiêu TKTƯ

Đồng tiền của TKTƯ và tài khoản cấp 2 (nếu có tài khoản cấp 2) là ngoại tệ vay nước ngoài. Việc tạm ứng về tài khoản cấp 2 bằng đồng Việt Nam (VNĐ) phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Việc chi tiêu từ các TKTƯ thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này và các quy định của nhà tài trợ.

b) Rút vốn lần đầu về TKTƯ

Việc rút vốn lần đầu về TKTƯ được thực hiện căn cứ trên hạn mức (hoặc mức tối đa) của TKTƯ quy định trong điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết. Việc rút vốn về tài khoản cấp hai phải thực hiện qua TKTƯ.

Đ thực hiện rút vốn lần đầu, chủ dự án gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau để xem xét và ký Đơn rút vốn gửi nhà tài trợ:

- Công văn đề nghị rút vốn;

- Đơn rút vốn và các sao kê theo mẫu của Nhà tài trợ;

- Kế hoạch chi tiêu chi tiết cho giai đoạn 3 tháng tới.

c) Chi từ TKTƯ do Bộ Tài chính là chủ tài khoản

Chủ dự án gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:

- Công văn đề nghị thanh toán vốn của chủ chương trình, dự án;

- Đề nghị thanh toán của nhà thầu, nhà cung cấp, người thụ hưởng;

- Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi (bản chính) đối với mi đợt thanh toán (hình thức kiểm soát chi trước) hoặc bảng kê các khoản thanh toán được cơ quan kiểm soát chi xác nhận (bản chính). Trường hợp thanh toán tạm ứng cần cung cấp các chứng từ bảo lãnh ngân hàng đối với khoản tạm ứng theo quy định.

d) Rút vốn bổ sung TKTƯ

Để rút vốn bổ sung TKTƯ, chủ dự án gửi các tài liệu sau cho Bộ Tài chính:

- Công văn đề nghị rút vốn bổ sung TKTƯ;

- Kế hoạch chi tiêu từ TKTƯ chi tiết cho giai đoạn 3 tháng tới;

- Đơn rút vốn, các sao kê và chứng từ chi tiêu theo quy định của nhà tài trợ;

- Bảng kê hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo mẫu tại Phụ lục 02-A hoặc Phụ lục 02-B kèm theo Thông tư này; đối với dự án do cơ quan cho vay lại kiểm soát chi lập Báo cáo sao kê rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo mẫu tại Phụ lục 03 kèm Thông tư này;

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi (bản chính) hoặc bảng kê tổng hợp các khoản thanh toán hợp lệ có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi (bản chính);

- Sao kê TKTƯ của ngân hàng phục vụ, chi tiết số tiền nguyên tệ, người thụ hưởng và ngày giao dịch, tỷ giá áp dụng và giá trị VNĐ tương đương, số dư đầu kỳ, số chi trong kỳ và số dư cuối kỳ; nếu có tài khoản cấp 2 thì gửi kèm sao kê.

Bộ Tài chính xem xét ký Đơn rút vốn gửi nhà tài trợ để chuyển tiền bổ sung vào TKTƯ.

5. Khi gửi hồ sơ cho Bộ Tài chính theo từng hình thức rút vốn quy định tại khoản 1 đến khoản 4 Điều này, chủ dự án gửi kèm các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi có xác nhận của Kho bạc nhà nước nơi giao dịch và Bảng kê hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi (theo mẫu tại Phụ lục số 02, 02-A, 02-B kèm theo Thông tư này) đối với các khoản chi đã giải ngân. Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi có xác nhận của Kho bạc nhà nước nơi giao dịch và các bảng kê là cơ sở đ Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt đơn rút vốn.

- Báo cáo sao kê số liệu rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo mẫu tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này để Bộ Tài chính tiến hành thủ tục hạch toán ngân sách nhà nước đối với các dự án cho vay lại.

- Trình bày rõ lũy kế phần kế hoạch năm nguồn vốn nước ngoài đã thực hiện giải ngân và phần kế hoạch còn được sử dụng.

- Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, đối với các khoản chi đến ngày 31/12 năm trước gửi Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 31/01 năm sau.

Chương V

HẠCH TOÁN, GHI THU GHI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 15. Nguyên tắc hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước

1. Nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi được cấp phát từ ngân sách nhà nước phải được hạch toán đầy đủ, chính xác vào ngân sách nhà nước.

Đối với các chương trình, dự án áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ hoặc một phần được kiểm soát chi tại Kho bạc nhà nước, việc hạch toán ngân sách nhà nước phần vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo cơ chế cấp phát do Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện.

Đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi vay về cho vay lại do Bộ Tài chính thực hiện hạch toán qua Kho bạc nhà nước.

2. Hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở chứng từ giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng do nhà tài trợ thông báo. Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước có xác nhận của Kho bạc nhà nước quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư này là một trong các cơ sở để Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt đơn rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

3. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá quy đổi

a) Các khoản tiền nhà tài trợ trực tiếp giải ngân bằng ngoại tệ cho nhà thầu, nhà cung cấp khi hạch toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) áp dụng tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước tại thời điểm thanh toán. Đối với các khoản thanh toán trực tiếp bằng VNĐ, áp dụng tỷ giá thanh toán thực tế của nhà tài trợ giữa đồng tiền nhận nợ và đồng tiền thanh toán.

b) Trường hợp dự án thực hiện rút vốn bằng ngoại tệ về TKTƯ:

- Các khoản chi từ TKTƯ áp dụng tỷ giá mua chuyển khoản đồng ngoại tệ tương ứng của ngân hàng phục vụ tại thời điểm thanh toán.

- Đối với các khoản tạm ứng bng VNĐ cho tài khoản cấp hai đã thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Thông tư này, chủ tài khoản cấp hai hạch toán theo tỷ giá của ngân hàng phục vụ vào thời điểm cấp tạm ứng và thực hiện chi tiêu, hạch toán vốn các lần tạm ứng theo nguyên tắc nhập trước - xuất trước.

4. Chủ dự án có trách nhiệm báo cáo số liệu chính xác, kịp thời theo tiến độ giải ngân để phục vụ hạch toán ghi thu ghi chi. Chương trình, dự án chỉ được quyết toán năm và quyết toán dự án hoàn thành sau khi các khoản chi từ vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã được ghi thu ghi chi theo quy định. Người vay lại nhận nợ theo tiến độ giải ngân, không phụ thuộc vào tiến độ hạch toán của Bộ Tài chính.

Chênh lệch tỷ giá khi hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước với số liệu kế toán của đơn vị được xử lý theo quy định của pháp luật về kế toán.

Điều 16. Hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước

1. Đối với phương thức rút vốn bằng tiền hỗ trợ ngân sách:

Căn cứ vào chứng từ nhận tiền hoặc giấy báo có của ngân hàng phục vụ, Kho bạc nhà nước hạch toán thu vốn ODA viện trợ không hoàn lại, hạch toán vay của ngân sách nhà nước vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định; trường hợp chuyển ngoại tệ vào Quỹ ngoại tệ tập trung thì Kho bạc nhà nước hạch toán theo quy định đối với các khoản thu hoặc khoản vay của ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ.

2. Đối với phương thức tài trợ dự án

a) Hạch toán, ghi thu ghi chi tại Kho bạc nhà nước:

- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi được nhà tài trợ (hoặc Bộ Tài chính) thông báo phê duyệt đơn rút vốn, chủ dự án hoặc đơn vị được ủy quyền lập 3 liên Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 02 Thông tư này kèm Thông báo chuyển tiền của nhà tài trợ cho người thụ hưởng gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để được xác nhận hạch toán.

- Đối với chương trình, dự án ô, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi được nhà tài trợ (hoặc Bộ Tài chính) thông báo phê duyệt đơn rút vốn, cơ quan chủ dự án ô tại cấp trung ương thông báo cho chủ dự án thành phần kèm chứng từ giải ngân để làm cơ sở lập Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với các khoản chi liên quan theo quy định tại điểm a khoản này.

- Đối với các khoản chi từ tài khoản tạm ứng hoặc tài khoản cấp hai, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi giải ngân cho người thụ hưởng, chủ dự án hoặc đơn vị được ủy quyền làm thủ tục kiểm soát chi (trường hợp kiểm soát chi sau) và lập 3 liên Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo mu tại Phụ lục 02 Thông tư này kèm Bảng sao kê chứng từ chuyển tiền của ngân hàng phục vụ nơi chủ dự án mở tài khoản tạm ứng hoặc chứng từ thể hiện ngân hàng thương mại đã chuyển tiền cho người thụ hưởng (bản sao) gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để được kiểm soát chi (trường hợp kiểm soát chi sau) và xác nhận hạch toán. Trường hợp nhà tài trợ không chấp thuận khoản chi là hợp lệ hoặc chỉ chấp thuận một phần, chủ dự án báo cáo bằng văn bản cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để kịp thời điều chỉnh hạch toán ngân sách nhà nước.

- Khoản lãi trong thời gian ân hạn, phí cam kết và các loại phí khác được gốc hóa theo thỏa thuận với nhà tài trợ được hạch toán như sau:

+ Trường hợp chương trình, dự án hoặc hợp phần dự án áp dụng cơ chế cho vay lại, Bộ Tài chính làm thủ tục hạch toán cho vay lại và thông báo stiền và thời điểm gốc hóa cho người vay lại để nhận nợ.

+ Trường hợp chương trình, dự án hoặc hợp phần dự án áp dụng cơ chế cấp phát, Bộ Tài chính ghi vay của ngân sách trung ương số tiền được gốc hóa.

- Trong vòng 3 ngày làm việc, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các thông tin và ký Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi, gửi lại đơn vị hai bản chính để lưu và gửi Bộ Tài chính phục vụ rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Đối với phần vốn thuộc cơ chế cấp phát, Kho bạc nhà nước lập lệnh hạch toán thu vốn ODA viện trợ không hoàn lại, ghi vay của ngân sách nhà nước vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, ghi chi cấp phát vốn đầu tư xây dựng, vốn chi sự nghiệp cho các Bộ, cơ quan trung ương; ghi chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời ghi thu ngân sách địa phương từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, ghi chi cho dự án theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

- Chậm nhất vào ngày 05 của tháng kế tiếp, Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp số liệu vốn ODA, vay ưu đãi đã xác nhận kiểm soát chi trên địa bàn trong tháng trước, báo cáo Kho bạc Nhà nước, đồng gửi Sở Tài chính (đối với phần vốn ODA, vốn vay ưu đãi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để theo dõi, quản lý đối với phần vốn cấp phát và vốn vay lại.

- Chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý kế tiếp, Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp số liệu vốn ODA, vay ưu đãi đã xác nhận hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước trên địa bàn trong quý trước báo cáo Kho bạc nhà nước, đồng gửi Sở Tài chính (đối với phần vốn ODA, vốn vay ưu đãi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để theo dõi, quản lý đối với phần vốn cấp phát và vốn vay lại.

- Kết thúc niên độ ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước tổng hợp số liệu vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính để phục vụ công tác quyết toán niên độ ngân sách nhà nước hàng năm.

Các thủ tục cụ thể hạch toán ngân sách nhà nước trong hệ thống Kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước.

b) Hạch toán vốn ODA, vốn vay ưu đãi tại Bộ Tài chính

- Đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ được Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng là cơ quan cho vay lại để cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư: căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ, báo cáo sao kê giải ngân của chủ dự án, Bộ Tài chính thực hiện ghi thu ngân sách trung ương vốn ODA viện trợ không hoàn lại hoặc ghi vay của Chính phủ vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, ghi chi cho vay lại đối với cơ quan cho vay lại.

- Đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp (kể cả người vay lại là UBND cấp tỉnh), Bộ Tài chính thực hiện ghi thu ngân sách trung ương vốn ODA viện trợ không hoàn lại hoặc ghi vay của Chính phủ vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, ghi chi cho cơ quan cho vay lại là Bộ Tài chính.

- Đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi Bộ Tài chính cho vay lại UBND cấp tỉnh, căn cứ Lệnh chi cho vay lại của Bộ Tài chính đối với UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính tỉnh ghi vay của ngân sách cấp tỉnh và ghi chi cho dự án theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

c) Chậm nhất đến ngày 15/02 năm sau, chủ dự án đối chiếu số liệu đã xác nhận kiểm soát chi và số hạch toán ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước trong năm ngân sách với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch, cơ quan kiểm soát chi và Bộ Tài chính. Khi kết thúc giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi, chủ dự án gửi báo cáo tổng hợp số liệu giải ngân toàn dự án và hạch toán ngân sách nhà nước cho Kho bạc nhà nước, Cơ quan kiểm soát chi, cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính để phục vụ quyết toán dự án.

Đối với số liệu vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho vay lại, kết thúc niên độ ngân sách, căn cứ số liệu rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ đã được hạch toán qua Kho bạc nhà nước, các cơ quan cho vay lại và người vay lại trực tiếp (bao gồm UBND cấp tỉnh) thực hiện đối chiếu với Bộ Tài chính số liệu rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí (kể cả lãi phạt, nếu có) và số dư nợ cuối kỳ.

d) Vốn ODA, vốn vay ưu đãi được xác nhận kiểm soát chi trong niên độ ngân sách năm trước và rút vốn trước 31 tháng 01 năm sau thì được hạch toán trong niên độ ngân sách năm trước; giải ngân trong niên độ ngân sách năm sau thì hạch toán vào năm sau.

Điều 17. Điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách nhà nước

1. Việc điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách nhm xử lý chênh lệch giữa s liệu ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước với thực tế s liệu rút vốn và sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi chỉ được thực hiện trong những trường hợp sau:

a) Vốn đã rút nhưng không sử dụng hết hoặc chi sai mục đích phải trả lại nhà tài trợ theo quy định tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết;

b) Chuyển đổi chủ dự án theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Thay đổi về cơ chế tài chính trong nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

d) Điều chỉnh các sai sót hoặc nhầm lẫn khác trong quá trình hạch toán ngân sách nhà nước, căn cứ vào đối chiếu số liệu giữa Kho bạc nhà nước các cấp với chủ dự án, giữa Bộ Tài chính với các cơ quan cho vay lại.

2. Quy trình và thủ tục điều chỉnh

a) Việc điều chỉnh hạch toán ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước thực hiện theo hướng dẫn của Kho bạc nhà nước.

b) Đối với các dự án do Bộ Tài chính thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước, căn cứ văn bản đề nghị của đơn vị, Bộ Tài chính lập Phiếu điều chỉnh và thông báo cho Kho bạc nhà nước. Căn cứ vào Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách, Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách và gửi các liên Phiếu điều chỉnh số liệu cho cơ quan cho vay lại và chủ dự án đ điều chỉnh các số liệu hạch toán tương ứng trên các báo cáo kế toán và quyết toán vốn nước ngoài.

Chương VI

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, QUYẾT TOÁN, BÁO CÁO, KIỂM TRA

Điều 18. Kế toán đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

1. Nguyên tắc kế toán

Ban quản lý dự án và các đơn vị sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải đảm bảo:

a) Tuân thủ các quy định của Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam.

b) Tuân thủ các quy định về kế toán của nhà tài trợ được quy định trong điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết hoặc trong văn kiện dự án (nếu có).

2. Tổ chức bộ máy kế toán

Tùy thuộc quy mô của dự án, hình thức quản lý dự án để tổ chức bộ máy kế toán phù hợp.

a) Trường hợp dự án không thành lập Ban quản lý dự án hoặc có thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc không có tư cách pháp nhân độc lập, không có con dấu riêng: Chủ dự án được sử dụng bộ máy kế toán và hạch toán chung trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị, kế toán đơn vị đồng thời là kế toán dự án để thực hiện các công việc kế toán của dự án, nhưng phải hạch toán tách bạch tài khoản, nguồn vốn và các khoản thu, chi của dự án.

b) Trường hợp dự án có thành lập Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng: Ban quản lý dự án quyết định thành lập Phòng hoặc Bộ phận kế toán riêng và thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng (hoặc thuê kế toán trưởng) hoặc phụ trách kế toán theo quy định hiện hành.

3. Chế độ kế toán áp dụng

a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: áp dụng chế độ kế toán mà đơn vị thực hiện dự án đang áp dụng.

b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này: căn cứ vào tính chất sử dụng vốn, hình thức quản lý dự án, loại hình đơn vị sử dụng vốn để áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Thông tư số 195/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư; đối với đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng hướng dn tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC.

Điều 19. Kiểm toán báo cáo tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

1. Báo cáo tài chính năm của chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định tại khoản 4 Điều này và theo thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã có trong thông báo kế hoạch kiểm toán hàng năm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước và được nhà tài trợ chấp thuận thì báo cáo tài chính năm đó không bắt buộc phải kiểm toán độc lập.

2. Việc kiểm toán báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành trừ trường hợp các điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi có quy định khác.

3. Các doanh nghiệp kiểm toán được lựa chọn thực hiện kiểm toán dự án là các doanh nghiệp kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

4. Trường hợp nhà tài trợ có quy định, có thể yêu cầu thuê kiểm toán báo cáo tài chính đối với từng hạng mục công trình, công trình, công việc đã hoàn thành.

5. Chủ dự án có trách nhiệm gửi Báo cáo kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện đối với báo cáo tài chính hàng năm của dự án cho cơ quan chủ quản và Kim toán Nhà nước cùng thời điểm gửi nhà tài trợ theo quy định tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết.

Điều 20. Quyết toán chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

1. Quyết toán năm

a) Các dự án vốn sự nghiệp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

b) Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm.

2. Quyết toán kết thúc dự án

a) Trong vòng 6 tháng, kể từ ngày kết thúc dự án, các dự án sử dụng vốn có tính chất thường xuyên lập báo cáo quyết toán kết thúc dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn ODA (viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi), vốn đối ứng, trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các báo cáo quyết toán hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gửi cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

b) Các dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi khi hoàn thành phải thực hiện quyết toán dự án theo Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về việc quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

c) Đối với các dự án chấm dứt hoạt động hoặc có quyết định giải thể, sát nhập trong năm ngân sách, giám đốc dự án và người phụ trách kế toán phải chịu trách nhiệm quyết toán dự án hoàn thành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm (nếu có) trong thời gian thực hiện nhiệm vụ trên.

d) Đối với chương trình, dự án ô gồm nhiều dự án thành phần độc lập, chủ dự án làm thủ tục trình duyệt quyết toán dự án thành phần theo quy định và gửi kết quả cho cơ quan chủ quản chương trình, dự án ô để tổng hợp báo cáo quyết toán của toàn chương trình.

Điều 21. Báo cáo tình hình giải ngân và hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước

1. Trong vòng 15 ngày kể từ khi kết thúc quý, chủ dự án lập báo cáo gửi cơ quan chủ quản, đồng gửi cơ quan tài chính đồng cấp về tình hình giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong quý kèm các Giấy hạch toán ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước được Kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận.

2. Trong vòng 30 ngày kể từ khi đóng khoản vốn ODA, vốn vay ưu đãi, chủ dự án gửi Báo cáo kết thúc rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo Phụ lục số 06 của Thông tư này cho Bộ Tài chính để làm cơ sở quyết toán dự án.

3. Chủ dự án lập và gửi các báo cáo tài chính cho nhà tài trợ theo quy định tại văn kiện dự án, điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết, đồng gửi cho cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính đồng cấp để theo dõi và chỉ đạo kịp thời công tác quản lý tài chính đối với dự án.

4. Trong vòng 15 ngày kể từ khi kết thúc quý, chủ dự án gửi Bộ Tài chính Báo cáo quý về tình hình thực hiện kế hoạch vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo Phụ lục 04 kèm Thông tư này. Báo cáo gửi bằng văn bản hoặc theo phương thức khác do Bộ Tài chính hướng dẫn.

5. Định kỳ 6 tháng và cả năm, trong vòng 30 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo, để phục vụ đối chiếu số liệu hạch toán và thực tế giải ngân, cơ quan chủ quản có trách nhiệm lập, tổng hợp và cung cấp cho Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước báo cáo tình hình giải ngân và hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo Phụ lục số 05 kèm theo Thông tư này.

Điều 22. Kiểm tra

Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan tài chính các cấp có thể độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi về việc chấp hành các quy định quản lý tài chính được quy định tại Thông tư này.

Chương VII

CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 23. Lựa chọn ngân hàng phục vụ

1. Ngân hàng phục vụ là một ngân hàng thương mại được lựa chọn trong danh sách các ngân hàng thương mại đủ tiêu chuẩn thực hiện việc giao dịch đối ngoại, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho dự án nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Danh sách các ngân hàng thương mại đủ tiêu chuẩn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trước ngày 31/12 hàng năm để áp dụng cho năm sau. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố danh sách mới thì tiếp tục áp dụng danh sách đã công bố năm trước.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lựa chọn ngân hàng phục vụ đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP. Bộ Tài chính lựa chọn ngân hàng phục vụ đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP. Việc lựa chọn ngân hàng phục vụ tiến hành sau khi điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi được ký kết.

Điều 24. Mở tài khoản thanh toán cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi tại hệ thống Kho bạc nhà nước

1. Tài khoản nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi

a) Các khoản vay của ngân sách nhà nước được quản lý, hạch toán theo dõi trên tài khoản của từng cấp ngân sách. Kho bạc nhà nước được ưu tiên làm cơ quan phục vụ thanh toán vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho các dự án cấp phát toàn bộ hoặc cấp phát một phần, cho vay lại một phần theo tỷ lệ.

b) Theo thỏa thuận bằng văn bản với nhà tài trợ, chủ dự án mở tài khoản nguồn vốn của dự án tại hệ thống Kho bạc nhà nước để tiếp nhận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi chi cho các hoạt động của chương trình, dự án.

2. Tài khoản vốn đối ứng: chủ dự án mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để thực hiện việc kiểm soát, thanh toán đối với nguồn vốn đối ứng của dự án.

3. Kho bạc nhà nước tổ chức việc kiểm soát, thanh toán cho dự án từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng và định kỳ hàng tháng gửi chủ tài khoản sao kê các tài khoản, chi tiết số tiền, người thụ hưởng và ngày giao dịch, tỷ giá áp dụng và giá trị VNĐ tương đương, số dư đầu kỳ, số chi trong kỳ và số dư cuối kỳ.

Điều 25. Mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ

1. Trường hợp điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết quy định giải ngân trực tiếp đến chương trình, dự án hoặc đối với dự án, hợp phần dự án vay lại toàn bộ, chủ dự án hoặc Bộ Tài chính mở tài khoản giao dịch (tài khoản tạm ứng) tại ngân hàng phục vụ phù hợp với yêu cầu thanh toán của dự án.

Các dự án có nhiều nguồn tài trợ khác nhau phải mở các tài khoản riêng để theo dõi từng nguồn vốn rút về.

2. Trường hợp dự án có nhiều cấp quản lý, theo thỏa thuận với nhà tài trợ, chủ dự án mở tài khoản tạm ứng cấp hai tại chi nhánh ngân hàng phục vụ. Đồng tiền của tài khoản là đồng ngoại tệ vay nước ngoài (trừ trường hợp được Bộ Tài chính chấp thuận mở tài khoản bằng VNĐ).

3. Trách nhiệm của Ngân hàng phục vụ

a) Ngân hàng phục vụ, theo đề nghị của chủ dự án là chủ tài khoản, mở các tài khoản liên quan của dự án và thực hiện các giao dịch thanh toán, rút vn và các nghiệp vụ khác theo quy định hiện hành.

b) Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm hướng dẫn và cung cấp cho dự án đầy đủ các thông tin để thực hiện các giao dịch thanh toán trong và ngoài nước qua hệ thống ngân hàng.

c) Định kỳ hàng tháng theo thỏa thuận giữa ngân hàng phục vụ và chủ tài khoản và khi chủ tài khoản có yêu cầu, ngân hàng phục vụ có trách nhiệm gửi báo cáo sao kê tài khoản tạm ứng cho chủ tài khoản, chi tiết số tiền nguyên tệ, người thụ hưởng và ngày giao dịch, tỷ giá áp dụng và giá trị VNĐ tương đương, s dư đầu kỳ, s chi trong kỳ và số dư cuối kỳ.

d) Định kỳ hàng tháng theo thỏa thuận giữa ngân hàng phục vụ và chủ tài khoản và khi chủ tài khoản có yêu cầu, ngân hàng phục vụ thông báo cho chủ tài khoản số lãi phát sinh trên tài khoản tạm ứng của dự án (nếu có); số phí dịch vụ do ngân hàng phục vụ thu; s chênh lệch giữa lãi và phí; số dư đầu kỳ, cuối kỳ.

đ) Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo có số tiền giải ngân từ nhà tài trợ, ngân hàng phục vụ thực hiện ghi có vào tài khoản của dự án và thông báo cho chủ tài khoản biết.

4. Quản lý lãi tài khoản tạm ứng

a) Lãi phát sinh trên tài khoản tạm ứng phải được hạch toán theo dõi riêng và được sử dụng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng của ngân hàng phục vụ. Phí dịch vụ do ngân hàng phục vụ thu là khoản chi thuộc dự án. Trường hợp số lãi phát sinh không đủ để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng, chủ dự án lập dự toán và bố trí vốn đi ứng để chi trả.

b) Khi kết thúc hoạt động chi tiêu trên tài khoản tạm ứng, đối với các dự án do ngân sách cấp phát toàn bộ, chủ dự án nộp s dư lãi phát sinh trên các tài khoản này vào ngân sách nhà nước. Đối với các dự án vay lại toàn bộ, s dư lãi phát sinh là nguồn thu của chủ dự án. Đối với các dự án vay lại theo tỷ lệ, s dư lãi phát sinh được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng.

Điều 26. Các quy định về thuế, phí và quản lý tài sản

1. Các quy định về thuế, phí và quản lý tài sản đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định của pháp luật, các điều ước quốc tế về ODA, vốn vay ưu đãi, quy định pháp luật liên quan và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Chính sách thuế áp dụng đối với chương trình, dự án của khu vực kinh tế tư nhân sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ: theo đề nghị của chủ dự án, cơ quan chủ quản chương trình, dự án có mục tiêu hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, tổ chức tài chính, tín dụng cho vay lại chương trình, hạn mức tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân, hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ có trách nhiệm xác nhận hình thức cung cấp vốn ODA và vốn vay ưu đãi đối với từng chương trình, dự án cụ thể cho cơ quan thuế để áp dụng các chính sách thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ của khu vực kinh tế tư nhân.

Điều 27. Sổ tay quản lý tài chính

Bộ Tài chính phối hợp với các nhà tài trợ xuất bản Sổ tay quản lý tài chính. Các Sổ tay này là tài liệu tham khảo về nghiệp vụ chuyên môn và nhằm hỗ trợ cho các tchức, cá nhân quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Chương VIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28. Quy định chuyển tiếp

1. Các thư tín dụng hoặc hợp đồng theo hình thức ủy quyền cho nước ngoài chi trực tiếp đã được Bộ Tài chính phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục giải ngân theo quy định tại Thông tư số 218/2013/TT-BTC hoặc theo thỏa thuận giữa chủ dự án và nhà thầu.

2. Quy trình hạch toán ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư số 218/2013/TT-BTC tiếp tục áp dụng đến hết niên độ ngân sách 2016. Quy trình hạch toán ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư này áp dụng từ niên độ ngân sách 2017. Trường hợp có sai sót trong quá trình hạch toán, ghi thu ghi chi từ niên độ 2016 trở về trước phát hiện sau khi kết thúc niên độ ngân sách 2016 thì việc điều chỉnh áp dụng theo quy trình hạch toán quy định tại Thông tư số 218/2013/TT-BTC.

3. Chủ tài khoản cấp 2 bằng VNĐ mở theo thỏa thuận với nhà tài trợ trước ngày hiệu lực của Thông tư này có trách nhiệm chuyển đi sang tài khoản bằng ngoại tệ vay nước ngoài trong vòng 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016 và thay thế Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài tr. Đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi khi áp dụng Thông tư này có nội dung đặc thù, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn các nội dung cụ thể.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc chưa được hướng dẫn tại Thông tư này, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính đ hướng dn, phi hp giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- VPTW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Chủ tịch nước;
- VP Quốc hội;
- VPCP;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ,
CQ thuộc CP;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cơ quan TW các tổ chức, đoàn thể;
- TAND tối cao;

- VKSND tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- VP Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

HỆ THỐNG MẪU BIỂU
(ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài)

S phụ lục

Tên mu/phụ lục

Mu s 1

Mu Giy đ nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp

Ph lc s01

Kế hoạch tài chính vốn ODA, vốn vay ưu đãi năm

Phụ lục s 02

Giy đ nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi

Phụ lục s 02-A

Bảng kê hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi

Phụ lục s 02-B

Bảng kê hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách Nhà nước vốn ODA, vốn vay ưu đãi (áp dụng đối với dự án chỉ có một cấp tài khoản)

Phụ lục s 03

Báo cáo sao kê s liệu rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi (áp dụng đối với các dự án do Cơ quan cho vay lại kiểm soát chi)

Phụ lục s 04

Báo cáo tình hình giải ngân hàng quý vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của chủ dự án

Phụ lục s 05

Báo cáo tình hình giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Cơ quan chủ quản

Phụ lục s 06

Báo cáo kết thúc giải ngân

Mẫu số 01

Chủ dự án: ………
Số: ……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN CHI PHÍ HỢP LỆ VỐN SỰ NGHIỆP

Kính gửi: Kho bạc nhà nước ……………………..

Tên dự án: …………………………………………………………

Chủ dự án/Ban QLDA ……………………mã số ĐVSDNS: ……………………………

S tài khoản của chủ dự án:

- Vốn trong nước…………… tại: …………………………………

- Vốn ngoài nước…………… tại …………………………………

Căn cứ hợp đồng số:……………….. ngày.... tháng…. năm... Phụ lục bổ sung hợp đồng số...... ngày...tháng...năm...

Căn cứ biên bản nghiệm thu số...ngày....tháng...năm... (kèm theo Biên bản nghiệm thu KLH

Lũy kế giá trị khối lượng nghiệm thu của hạng mục đề nghị thanh toán: ………………đồng.

Số dư tạm ứng của hạng mục đề nghị thanh toán …………………………đồng.

Số tiền đề nghị:

Tạm ứng

Thanh toán

Theo bảng dưới đây (khung nào không sử dụng thì gạch

Thuộc nguồn vốn: (HCSN nguồn NSNN; CTMT, ODA, vay ưu đãi) …………………………………

Thuộc kế hoạch vốn:

Năm...

Đơn vị: đồng

Nội dung

Dự toán được duyệt hoặc giá trị trúng thầu hoặc giá trị hợp đồng

Lũy kế số vốn đã thanh toán từ khởi công đến cuối kỳ trước (gồm cả tạm ứng)

Số đề nghị tạm ứng, thanh toán kỳ này (gồm cả thu hồi tạm ứng)

Vốn TN

Vốn NN

Vốn TN

Vốn NN

Ghi tên công việc, hạng mục hoặc hợp đồng đề nghị thanh toán hoặc tạm ứng

Cộng tổng

(Ghi chú: Đồng tiền đề nghị xác nhận theo quy định của hợp đồng...)

Tổng số tiền đề nghị tạm ứng, thanh toán bng số: ………………………………………

Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

(Ghi rõ: Vốn vay…… /hoặc viện trợ không hoàn lại..................)

Trong đó: - Thanh toán để thu hồi tạm ứng (bằng số): ……………………

+ Vn trong nước ………………………

+ Vốn ngoài nước …………………………

- Thuế giá trị gia tăng

- Chuyển tiền bảo hành (bằng số)

- Số trả đơn vị thụ hưởng (bằng số) ………………………………………

+ Vốn trong nước ……………………………………………………………

+ Vốn ngoài nước …………………………………………..……………….

Tên đơn vị thụ hưởng ……………………………………….………………

Số tài khoản đơn vị thụ hưởng ………………….tại ………………………


Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…… tháng…… năm.........
Chủ dự án
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

PHẦN GHI CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Ngày nhận chứng từ………………………………………………………………

Kho bạc nhà nước chấp nhận

Tạm ứng

Thanh toán

Theo nội dung sau:

(Khung nào không sử dụng thì gạch chéo)

Đơn vị: đồng/USD...

Nội dung

Tổng số

Vốn trong nước

Vốn ngoài nước

Số vốn chấp nhận

+ Mục..., tiểu mục……

+ Mục..., tiểu mục……

+ Mục..., tiểu mục……

+ Mục..., tiểu mục……

Trong đó:

+ Số thu hồi tạm ứng

Các năm trước

Năm nay

+ Thuế giá trị gia tăng

+ ……………………

+ Số trả đơn vị thụ hưởng

Bng chữ:

Số từ chối:

Lý do:

Ghi chú:…………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Cán bộ thanh toán
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc KBNN
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

(Ghi chú: Mu giấy này áp dụng để KBNN xác nhận đề nghị tạm ứng/ giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán bằng vốn ODA và vốn đối ứng theo tỷ lệ quy định của dự án.

Vốn ngoài nước: ghi cụ thể từng nguồn vay, viện trợ (nếu có).


Tên cơ quan chủ quản

Phụ lục 01

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI NĂM...

(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính)

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Tên chương trình, dự án

Thời gian thực hiện

Quyết định đầu tư

Nhà tài trợ/Số hiệu khoản tài trợ

Tng vốn chương trình, dự án

Lũy kế giải ngân từ đu dự án đến thời điểm báo cáo

Ước giải ngân từ đu dự án đến hết năm hiện tại

Kế hoạch tài chính năm...

Tổng số

Chia theo ngun

Chia theo ngun

Chia theo ngun

Chia theo ngun

Ngoài nước

Vốn đối ứng

Tổng số

Ngoài nước

Vốn đi ứng

Tổng s

Ngoài nước

Vốn đối ứng

Tổng số

Ngoài nước

Vốn đối ứng

NSTW

ĐTPT

Sự nghiệp

CVL

ĐTPT

Sự nghiệp

ĐTPT

Sự nghiệp

CVL

ĐTPT

Sự nghiệp

ĐTPT

Sự nghiệp

CVL

ĐTPT

Sự nghiệp

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

TỔNG SỐ

A

NGÀNH, LĨNH VỰC

I

D án nhóm A

1

Dự án đầu tư mới

Dự án A

2

Dự án chuyển tiếp

Dự án B

II

Dự án nhóm...

B

NGÀNH, LĨNH VỰC

I

Dự án nhóm A

1

Dự án đầu tư mới

Dự án C

2

Dự án chuyển tiếp

Dự án D

Ghi chú: Ngành, lĩnh vực chi tiết theo 12 lĩnh vực chi thường xuyên theo quy định tại Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước

Dự án có nhiều nguồn tài trợ báo cáo số liệu lũy kế giải ngân, ước thực hiện và kế hoạch năm theo từng khoản tài

Ngày…… tháng…… năm………
Cơ quan chủ quản
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

Tên cơ quan chủ quản

Chủ dự án:………………

Mã đơn vị quan hệ ngân sách: Nhà tài trợ/số hiệu khoản vay:

Phụ lục số 02

Tên dự án:……………………

Niên độ:

Phiếu đề nghị số:..../(tên nhà tài trợ)/(niên độ ngân sách)

GIẤY ĐỀ NGHỊ HẠCH TOÁN, GHI THU GHI CHI VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính)

Nội dung khoản chi/Người thụ hưởng

Ngày giải ngân cho người thụ hưởng

Số tiền thực rút quy ngoại tệ (tên ngoại tệ)

Tỷ giá

Quy đổi VND (đơn vị:...đồng)

Chênh lệch với s đã kiểm soát chi (nếu có)

Nguồn vốn

Mục lục NSNN

Phương thức giải ngân

Ghi chú

ĐTPT

Sự nghiệp

CVL

ĐTPT

Sự nghiệp

CVL

NSTW

Hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP

Đơn rút vốn số...

Tổng cộng:

Đơn rút vốn s...

Tổng cộng:

Tổng số:

Chương:

Loại

Mục

Tiểu mục: Số tiền: (bằng số.../bằng chữ)

Mã CTMT nếu dự án thuộc CTMTQG

PHẦN GHI CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

- Tổng vốn cấp phát:

Trong đó: + ĐTPT:

+ HCSN:

- Tng vốn vay lại:

Ngày…… tháng…… năm........

Ngày…… tháng…… năm........

Người lập

Kế toán trưởng

Chủ dự án

Cán bộ thanh toán

Trưởng phòng

Giám đốc KBNN

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú: Giấy đề nghị hạch toán cần được lập riêng cho từng khoản tài trợ và từng niên độ ngân sách. Giấy đề nghị hạch toán do Chủ dự án phát hành và đánh số thứ tự.

Trường hợp dự án vay lại theo tỷ lệ thì báo cáo số vốn vay lại theo tỷ lệ để phục vụ đối chiếu.

Chủ dự án:…………

Mã đơn vị quan hệ ngân sách:...

Nhà tài trợ/số hiệu khoản vay:

Phụ lục số 02-A

Tên dự án:………………………………………………………

Niên độ:

BẢNG KÊ HẠCH TOÁN, GHI THU GHI CHI VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính)

(Áp dụng đối với dự án có tài khoản cấp 1 và 2)

 Đơn vị tính: đồng Việt Nam/đồng ngoại tệ

Nội dung khoản chi/Người thụ hưởng

Ngày giải ngân cho người thụ hưởng

Số tiền thực rút quy ngoại tệ (tên ngoại tệ)

Tỷ giá

Quy đổi VND (đơn vị:...đồng)

Phân loại theo nguồn vốn

Giấy đề nghị hạch toán giải ngân được KBNN xác

Lệnh chi hạch toán NSNN của KBNN

Phương thức giải ngân

Ghi chú
(*)

ĐTPT

Sự nghiệp

Cho vay lại

ĐTPT

Sự nghiệp

Cho vay lại

NSTW

Hỗ tr có mục tiêu cho NSĐP

Số

Ngày

Số

Ngày

Ban QLDATW

Kế hoạch vốn năm được duyệt (A)

?

?

?

Đơn rút vốn số...

Tổng cộng:

Đơn rút vốn số...

Tổng cộng:

Lũy kế giải ngân theo kế hoạch

?

?

?

Còn được giải ngân theo kế hoạch năm (C= A-

?

?

?

Ban QLDA tỉnh X

Đơn rút vốn số...

TK cấp 2

Chi từ TK cấp 2

TKTƯ

Ban QLDATW chi từ TK cấp 1

Trực tiếp

Tổng cộng:

Ban QLDA tỉnh Y

Đơn rút vốn số...

...

Tng cộng:

Tổng số:


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…… tháng…… năm........
Chủ dự án
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú: Bảng kê tổng hợp lập gửi kèm đơn t vốn đối với các dự án ô, có một tài khoản tạm ứng tại cấp Trung ương và nhiu tài khoản cấp 2. Tùy theo tính chất các khoản chi, chủ dự án kê rõ các khoản chi của từng dự án thành phần để làm cơ sở đối chiếu với các Phiếu hạch toán NSNN được KBNN xác nhận.

Mỗi niên độ ngân sách lập một bảng kê riêng.

Trường hợp dự án vay lại theo tỷ lệ thì báo cáo số vốn vay lại theo tỷ lệ để phục vụ đối chiếu.

Chủ dự án:…………

Mã đơn vị quan hệ ngân sách:...

Nhà tài trợ/số hiệu khoản vay:

Phụ lục số 02-B

Tên dự án:………………………………………………………

Niên độ:

BẢNG KÊ HẠCH TOÁN, GHI THU GHI CHI VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính)

(Áp dụng đối với dự án chỉ có tài khoản cấp 1)

Đơn vị tính: đồng Việt Nam/đồng ngoại tệ

Nội dung khoản chi/Ngưi thụ hưởng

Ngày giải ngân cho người thụ hưởng

Số tiền thực rút quy ngoại tệ (tên ngoại tệ)

Tỷ giá

Quy đổi VND (đơn vị:...đồng)

Phân loại theo nguồn vốn (NSTW hoc NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP)

Giấy đề nghị hạch toán giải ngân được KBNN xác nhn

Lệnh chi hạch toán NSNN của KBNN

Hình thức rút vốn

Ghi chú (*)

ĐTPT

Sự nghiệp

Cho vay lại

ĐTPT

Sự nghiệp

Cho vay lại

Số

Ngày

Số

Ngày

Đơn rút vốn số...

Tổng cộng:


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…… tháng…… năm........
Chủ dự án
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú: bảng kê tổng hợp lập gửi kèm đơn rút vốn đối với các dự án. Tùy theo tính chất các khoản chi, chủ dự án kê rõ các khoản chi của từng dự án thành phần để làm cơ sở đối chiếu với các Phiếu hạch toán NSNN được KBNN xác nhận.

Mỗi niên độ ngân sách lập một bảng kê riêng.

Trường hợp dự án vay lại theo tỷ lệ thì báo cáo số vốn vay lại theo tỷ lệ để phục vụ đối chiếu.

Phụ lục số 03

Chủ dự án:……

Tên dự án:…………………………………………………………

Cơ quan cho vay lại:

Nhà tài trợ:

Niên độ:

BÁO CÁO SAO KÊ RÚT VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính)
(kèm theo đơn rút vốn số……, cho giai đoạn từ ngày... đến ngày...)

(Áp dụng cho chương trình, dự án vay lại)

Đơn vị tính: đồng Việt Nam/đồng ngoại tệ

Nội dung khoản chi/Người th hưởng

Ngày giải ngân cho người th hưởng

Số tiền ngoại tệ

Quy VNĐ

Tỷ giá

Phương thức giải ngân

Ghi chú

Tổng số

Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ dự án
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú: Mỗi niên độ ngân sách lập một bảng kê riêng.

Phụ lục 04

Tên cơ quan chủ quản

Chủ dự án:………

Tên dự án:…………………………………………………

Niên độ:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN VAY ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính)

(Kỳ báo cáo quý.../20...)

Đơn vị tính: đồng Việt Nam/đồng ngoại tệ

Nguồn vốn vay

Nhà tài trợ/Số hiệu khoản tài trợ

D toán vốn năm được giao

Thực hiện Quý.../2016

Lũy kế từ đầu năm đến kỳ báo cáo

Ghi chú

ĐTPT

Sự nghiệp

Cho vay lại

ĐTPT

Sự nghiệp

Cho vay lại

ĐTPT

Sự nghiệp

Cho vay lại

Giá trị KLHT

Giá trị giải ngân

Giá trị KLHT

Giá trị giải ngân

Giá trị KLHT

Giá trị giải ngân

Giá trị KLHT

Giá trị giải ngân

Trong đó, số đã được hạch toán

Giá trị KLHT

Giá trị giải ngân

Trong đó, số đã được hạch toán

Giá trị KLHT

Giá trị giải ngân

Trong đó, số đã được hạch toán

I. Vốn vay ODA

Số tiền ngoại tệ

Quy VNĐ

II. Vốn vay ưu đãi

Số tiền ngoại tệ

Quy VNĐ

Tổng I+II

S tiền ngoại tệ

Quy VNĐ


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…… tháng…… năm………
Chủ dự án
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

Tên cơ quan chủ quản

Niên độ:

Phụ lục 05

BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN VÀ HẠCH TOÁN, GHI THU GHI CHI VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính)

(Kỳ báo cáo từ 01/01/20... - 30/6/20...); (Kỳ báo cáo từ 1/7/20... - 31/12/20...)

Đơn vị tính: đồng Việt Nam/đồng ngoại tệ

Dự án

Nhà tài trợ/Số hiệu khoản tài trợ

Dự toán vốn năm được giao

Thực hiện kỳ báo cáo

Lũy kể từ đầu năm đến kỳ báo cáo

Ghi chú

ĐTPT

Sự nghiệp

Cho vay lại

ĐTPT

Sự nghiệp

Cho vay lại

Giá trị KLHT

Giá trị giải ngân

Giá trị KLHT

Giá trị giải ngân

Giá trị KLHT

Giá trị giải ngân

ĐTPT

Sự nghiệp

Cho vay lại

Tổng số

Trong đó, số đã xác nhận hạch toán

I. Vốn vay ODA

Dự án...

Dự án...

Tng (bng ngoại tệ)

Quy VNĐ

II. Vốn vay ưu đãi

Dự án...

Dự án...

Tổng (bằng ngoại tệ)

Quy VNĐ

III. ODA viện trợ không hoàn li

Dự án...

Dự án...

Tổng (bằng ngoại tệ)

Quy VNĐ

Tổng I+II+III (ngoại tệ)

Quy VNĐ


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…… tháng…… năm………
Cơ quan chủ quản
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)


Cơ quan chủ quản:

Phụ lục 06

Chủ dự án:………

Nguồn vốn:

Tên dự án: ………………………………………………………

BÁO CÁO KẾT THÚC RÚT VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính)

Đơn vị tính: đồng Việt Nam/đồng ngoại tệ

Đơn rút vốn

Ngày nhà tài trợ giải ngân

Số tiền ngoại tệ

Tỷ giá

Quy VNĐ

Phương thức giải ngân

Ghi chú

...

Tng năm 20...

...

Tng năm 20...

...

Tổng số


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….. tháng…… năm.........
Chủ dự án
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 111/2016/TT-BTC

Hanoi, June 30, 2016

 

CIRCULAR

ON FINANCIAL MANAGEMENT OF PROGRAMS AND PROJECTS FUNDED BY OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE AND CONCESSIONAL LOANS GRANTED BY FOREIGN DONORS

Pursuant to the Law on Public debt management No. 29/2009/QH12 dated June 17, 2009;

Pursuant to the Government's Decree No. 78/2010/ND-CP dated July 14, 2010 on on-lending foreign loans taken by the Government;

Pursuant to the Government's Decree No. 79/2010/ND-CP dated July 14, 2010 on public debt management;

Pursuant to the Government's Decree No. 16/2016/ND-CP dated March 16, 2016 on management and use of official development assistance (ODA) and concessional loans granted by foreign donors;

Pursuant to the Government's Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of Director of Department of Debt Management and External Finance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Circular provides for financial management of programs and projects funded by ODA and concessional loans granted by foreign donors specified in the Government's Decree No. 16/2016/ND-CP dated March 16, 2016 on management and use of official development assistance (ODA) and concessional loans granted by foreign donors (hereinafter referred to as Decree No. 16/2016/ND-CP), including on-lent grants and allocated grants that are disbursed together with loans and budget assistance.

2. ODA grants in the form of allocation by state budget and separately disbursed to a project or independent component project which is part of a program/project funded by ODA loans or concessional loans regulated by Circular No. 225/2010/TT-BTC dated December 31, 2010 of the Ministry of Finance on financial management of foreign grant aid classified as state budget revenues and its amendments or substitute documents are not regulated by this Circular.

3. In the cases where financial management provisions of this Circular contravene an international treaty on ODA and concessional loans, provisions of the latter shall prevail.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to organizations and individuals participating in or involved in management of programs and projects funded by ODA/concessional loans granted by foreign donors and Vietnam’s reciprocal capital.

Article 3. Definitions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Rules for financial management of programs and projects funded by ODA/concessional loans

1. A program/project funded by ODA/concessional loan must be included in a 5-year public investment plan, annual capital plan and managed in accordance with applicable regulations on state budget capital and public capital.

2. A program/project funded by ODA/concessional loan shall follow processes of state budget accounting, audit, statement and inspection specified in state budget laws, public investment laws and provisions of this Circular.

3. Procedures for management and recovery on-lent ODA and concessional loans, on-lending risk management are specified in the Law on Public debt management, Decree No. 78/2010/ND-CP, and regulations of law on on-lending promulgated by People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as “provinces”) and instructional documents thereof.

Article 5. Rules for application of domestic financial mechanism to programs and projects funded by ODA/concessional loans

1. Regarding a program/project funded by ODA/concessional loan for investment in infrastructure, social welfare or other fields in which investment is not recoverable and the expenditures on which are to be covered by state budget:

a) If expenditures on the program/project are to be covered by central government budget, ODA/concessional loan shall be fully allocated by state budget.

b) If expenditures on the program/project are to be covered by local government budget, ODA shall be partially allocated or on-lent and concessional loan shall be partial or full on-lent in accordance with regulations of law on on-lending promulgated by the People’s Committee of the province.

The on-lent funds shall be aggregated with over-expenditure of the local government budget and managed and used in accordance with state budget laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) If expenditures on the program/project are to be covered by state budget, ODA/concessional loan shall be partially allocated.

b) ODA/bud shall be partially or fully on-lent according to the capital recovery ratio decided by a competent authority.

3. Regarding a PPP project whose expenditures are to be covered by local government budget and funded by ODA/concessional loan, the ODA/concessional loan shall be fully on-lent by the People’s Committee of the province in accordance with Clause 2 Article 8 of Decree No. 16/2016/ND-CP, unless otherwise prescribed by the People’s Committee of the province.

Chapter II

DETERMINATION OF DOMESTIC FINANCIAL MECHANISM AND ON-LENDING MECHANISM APPLIED TO PROGRAMS AND PROJECTS FUNDED BY ODA/CONCESSIONAL LOANS

Article 6. Determination of domestic financial mechanism during the process of program/project proposal and approval

1. Each program/project funded by ODA/concessional loan must apply a domestic financial mechanism to be applied to each of each stage. To be specific:

a) Submission of the proposal of a program/project funded by ODA/concessional loan.

b) Submission of the report on proposal of investment guidelines or pre-feasibility study report, for projects of national importance and Group A projects, to a competent authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Contents of the domestic financial mechanism applied to programs/projects funded by ODA/concessional loan:

a) Preparation of the proposal of the program/project funded by ODA/concessional loan:

- Determine whether the investment in the program/project is partially or fully recoverable, which is the basis for determining whether the program/project is eligible for partial or full allocation or on-lending of the ODA/concessional loan as specified in Article 5 of this Circular.

- Determine the ability to provide reciprocal capital for the program/project.

+ If the project is eligible for funding by state budget, the concessional loan shall be provided from the annual the State budget and other funding sources as prescribed by law.

+ If the program/project is eligible for partial or full on-lending, the reciprocal capital shall be provided by the project owner from equity capital or other funding sources of the project owner.

- Carry out preliminary assessment of sources of revenue or repayment in case of on-lending.

- Determine whether the sub-borrower satisfies conditions for on-lending, such as:

+ If the sub-borrower is the People’s Committee of a province, the on-lent funds do not exceed the limits on debt and over-expenditure of the local government budget as prescribed by state budget laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ If the sub-borrower is a financial institution or credit institution, it must achieve the capital adequacy ratio prescribed by law.

b) Preparation of the report on proposal of investment guidelines or pre-feasibility study report:

- If the program/project is eligible for partial funding by state budget, the items and components eligible for funding by state budget or funding ratio must be clarified.

- If the program/project is eligible for partial or full on-lending, it is required to determine:

+ The amount of on-lent funds sorted by component and the schedule for disbursement.

+ The ability to repay from the project owner’s lawful sources of funding, including: depreciation capital, retained profit and other sources of funding (if any).

+ The project owner’s financial capacity, including equity capital, ratio of liabilities to equity capital; post-tax profit and other relevant financial indicators according to the audited financial statement of the year preceding the year in which the report on proposal of investment guidelines or pre-feasibility study report is submitted.

- Regarding a program/project eligible for partial on-lending of ODA, partial or full on-lending of concessional loan by the People’s Committee of the province as capital contribution to PPP projects:

+ Current debts owed by the local government, including all the loans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Estimated increase in loan amount in case of on-lending of ODA/concessional loan which does not exceed the prescribed debt limit.

+ The ability of local government budget to repay due debts.

c) The feasibility study report or program/project instrument shall be prepared in accordance with the decision on investment guidelines and domestic financial mechanism approved by a competent authority.

3. On the basis of documents sent by other Ministries, central and local agencies, the Ministry of Finance shall offer its opinions about the domestic financial mechanism applied to each program/project funded by ODA/concessional loan as follows:

a) On the basis of the program/project proposal which follows the rules specified in Article 5 and Clause 2(a) of this Article, the Ministry of Finance shall comment on the ability to take loans and domestic financial mechanism to the Ministry of Planning and Investment for submission to the Prime Minister.

b) Regarding a report on proposal of investment guidelines or pre-feasibility study report of a Group A program/project funded by ODA/concessional loan, the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with its supervisory body, the Ministry of Planning and Investment and relevant authorities in offering their opinions about the domestic financial mechanism and on-lending method to the interdisciplinary appraisal council or an appraising authority.

c) Regarding a report on proposal of investment guidelines or pre-feasibility study report of a program/project within the authority of the Prime Minister (except Group A projects), the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with its supervisory body, the Ministry of Planning and Investment and relevant authorities in offering their opinions about the domestic financial mechanism and on-lending method to the Prime Minister.

d) Pursuant to the Prime Minister’s directive on domestic financial mechanism applied to the program/project, opinions of the Ministry of Finance, the owner of the program/project shall complete the program/project instrument and submit it to a competent authority for approval.

dd) If the program/project instrument does not specify the financial mechanism or the financing plan is not feasible, the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with its supervisory body and relevant agencies in submitting a report to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) If the content of the program/project and proposal of use of redundant capital is changed during the process of execution of the program/project, its governing body shall follow the procedures specified in Article 53 of Decree No. 16/2016/ND-CP and send the revised project dossier to the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the governing body and relevant authorities in submitting a report on the revised domestic financial mechanism to the Prime Minister.

Article 7. On-lending mechanism

1. Sub-borrowers:

a) The People’s Committee of the province shall take the on-lent ODA/concessional loan from the Ministry of Finance in the cases specified in Clause 1(b) and Clause 3 Article 5 of this Circular.

b) Owners of programs and projects in which investment is partially or fully recoverable specified in Clause 2(b) Article 5 of this Circular.

2. On-lending terms applied to the People’s Committees of provinces and program/project owners:

a) On-lending terms include duration, interest rates, repayment of principal and interest, other terms (if any) applied to program/project owners specified in Decree No. 78/2010/ND-CP; those applied to the People’s Committees of provinces are specified in regulations of law on on-lending to the People’s Committees of provinces.

b) Where a financial/ credit institution partially or fully take the credit risk, apart from the on-lending terms specified in Decree No. 78/2010/ND-CP, such institution may collect credit risk fees in accordance with regulations of law on on-lending via financial/credit institutions taking credit risk.

3. On-lending ratio:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The on-lending ratio applied to a program/project in which investment is fully recoverable, is 100% of the ODA/concessional loan.

c) The Prime Minister shall decide the on-lending ratio applied to projects in which investment is partially recoverable according to each project’s investment recoverability.

4. On-lending method applied to programs and projects in which investment is recoverable:

a) On-lend funds to the project owner via an on-lending body that does not take credit risk.

b) On-lend funds to the project owner via an on-lending body that partially or fully takes credit risk.

c) On-lend funds to a financial/credit institution that takes credit risk under a credit program.

5. Identification of on-lending body:

a) Regarding a program/project in which investment is fully recoverable:

- Regarding a program/project taking a on-lend loan (subsidiary loan) via a on-lending body that takes credit risk: the on-lending body and the credit risk shall be determined in accordance with Decree No. 78/2010/ND-CP and relevant regulations of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The appointed financial institution shall assess the repayment plan specified in the pre-feasibility study report or report on proposal of investment guidelines and submit a report to the Ministry of Finance for comments as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular.

- The financial/credit institution shall directly take the subsidiary loan from the Ministry of Finance and fully take the credit risk.

b) Regarding a program/project in which investment is partially recoverable:

- The Ministry of Finance send propose the allocation or on-lending ratio on the basis of the state budget capacity and the project’s capital recoverability and send the proposal to the Ministry of Planning and Investment for submission to the Prime Minister. On the basis of the Prime Minister’s approval, the organization authorized by the Ministry of Finance shall cooperate with the project owner in preparing the pre-feasibility study report or report on proposal of investment guidelines.

- The appointed financial institution shall assess the repayment plan specified in the pre-feasibility study report or report on proposal of investment guidelines and submit a report to the Ministry of Finance for comments as prescribed in Clause 3 Article 6 of this Circular.

Chapter III

FINANCIAL PLANS FOR PROGRAMS AND PROJECTS FUNDED BY ODA/CONCESSIONAL LOANS

Article 8. Rules for developing the financial plan for a program/project funded by ODA/concessional loan

1. A program/project funded by ODA/concessional loan, including capital on-lent by the government, shall have a midterm plan, which has to be submitted to a competent authority for approval as specified in the Law on Public Investment, state budget laws and instructional documents thereof. After the midterm plan is approved, the governing body shall send the ODA/concessional loan and reciprocal capital to the Ministry of Finance for monitoring.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. On the basis of the midterm plan approved by the competent authority or the revised plan, the governing body shall prepare the annual financial plan for the program funded by ODA/concessional loan in accordance with procedures for making annual State budget estimates specified in state budget laws and instructional documents thereof; Ensure that the allocation of ODA/concessional loan and reciprocal capital in the annual budget estimate is conformable with the concluded international treaty on ODA/concessional loan and suitable for the disbursement ability of the program/project funded by ODA/concessional loan.

4. The Ministry of Planning and Investment shall consolidate ODA/concessional loan plans and reciprocal capital plans for development projects funded by state budget and send them to the Ministry of Finance for aggregation with the annual the State budget estimate.

The Ministry of Planning and Investment shall aggregate ODA/concessional loan plans and reciprocal capital plans for administrative projects funded by state budget with the annual the State budget estimate.

Article 9. Procedures for preparing annual financial plans

1. Regarding a program/project partially or fully funded by state budget:

a) Ministries, central agencies, local agencies, program/project owners shall, together with preparation of the annual State budget estimate, prepare annual financial plans and send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment. The annual financial plan shall contain:

- A report on expected implementation of the plan for current year’s disbursement according to the program/project and international treaty on ODA/concessional loan concluded. The capital shall be classified into development capital, administrative capital and on-lent funds.

- The plan for current year’s disbursement according to the program/project and international treaty on ODA/concessional loan concluded. The capital shall be classified into development capital, administrative capital and on-lent funds.

Details of the annual financial plans are provided in Appendix 01 enclosed herewith.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Allocated reciprocal capital.

- ODA/concessional loan for investment in development.

- ODA/concessional loan for administrative costs.

Within 05 working days from the day on which approval is granted, the governing body shall send the capital allocation decision to finance authorities and the expenditure control authority.

After the annual capital allocation plan is delivered, Ministries, central and local agencies shall enter their capital in the Treasury And Budget Management Information System (TABMIS) as prescribed in Circular No. 123/2014/TT-BTC.

d) In the cases where a program/project funded by ODA/concessional loan is expected to exceed the capital allocation plan or is not included in the capital allocation plan, its governing body and owner shall submit a report to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.

dd) The People’s Committees of provinces shall send their on-lending plans to the Ministry of Finance for consolidation.

2. Regarding programs and projects funded by ODA/concessional loan eligible for partial or full on-lending:

a) regarding a program/project taking a subsidiary loan via an on-lending body that does not take credit risk:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The financial plan shall contain:

+ Opening balance;

+ The planning year’s disbursement;

+ Repayment plan for the planning year, specified by principal, interest and fees.

- The program/project shall approve and send the annual financial plan to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the on-lending body.

b) Regarding a program/project taking a subsidiary loan via an on-lending body that partially or fully takes credit risk:

- The program/project owner shall approve and send the annual financial plan to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the on-lending body as prescribed in Clause 1 of this Article.

- Apart from the financial plan, program/project owners may send other documents at the request of on-lending bodies.

- Each financial/credit institution shall prepare and send a financial plan to the Ministry of Finance. The plan shall contain:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The planning year’s disbursement;

+ Repayment plan for the planning year, specified by principal, interest and fees.

Chapter IV

EXPENDITURE CONTROL, CAPITAL DISBURSEMENT AND MANAGEMENT THEREOF

Article 10. Control of expenditures of programs and projects funded by ODA/concessional loan

1. Purposes of expenditure control

Expenditure control is meant to ensure that expenditures of the project are conformable with the international treaty on ODA/concessional loan concluded and domestic financial management regulations.

2. Rules for expenditure control

a) Expenditure control is applied to every expenditure of the project, including those in the form of L/Facility or authorized payment by foreign parties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The projects or component projects which is part of the development capital plan fully funded by state budget and projects eligible for partial on-lending shall apply the ratios specified in Circular No. 08/2016/TT-BTC and Circular No. 108/2016/TT-BTC.

d) The administrative projects or activities partially or fully funded by state budget or eligible for partial or full on-lending shall apply the ratios specified in Circular No. 161/2012/TT-BTC and Circular No. 39/2016/TT-BTC.

dd) Expenditure control of the land clearance projects or activities funded by ODA/concessional loan (including those taking subsidiary loans) shall comply with Circular No. 107/2007/TT-BTC and Circular No. 08/2016/TT-BTC.

e) Expenditure control of on-lent project

- Credit line: documents and procedures for expenditure control of on-lent project/component within a credit line shall comply with regulations of the credit institution using the on-lent funds in accordance with the international treaty on ODA/concessional loan concluded. The credit institution taking the on-lent ODA/concessional loan shall take legal responsibility for the legitimacy of the loans and non-credit expenditures in the expenditure statement sent to the Ministry of Finance when preparing and sending the application for disbursement of overseas capital.

- Documents and procedures for expenditure control of other on-lent projects or components are the same as those of development projects and component projects funded by ODA/concessional loan allocated by state budget.

g) In consideration of the payment request submitted by the project owner, the expenditure control body, pursuant to payment terms in the contract (number of instalments, payment period, payment time and payment conditions), or the approved cost estimate for non-contractual payments, and the amount of each payment, shall control expenditures and pay the project owner. The project owner is responsible for the contractor selection method, the accuracy and legitimacy of the volume of works paid for, norms, unit prices and cost estimates of works, construction quality and compliance with construction investment procedures. The expenditure control body is not responsible for the aforementioned issues.

h) The expenditure control body shall decide whether to control the expenditures within 5 working days from the day on which adequate and valid documents are received.

3. Expenditure control bodies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The on-lending bodies authorized by the Ministry of Finance shall control payment documents of projects or project components eligible for full on-lending.

c) On-lending financial/credit institutions

Financial/credit institutions taking subsidiary loans under credit programs and take credit risk shall control expenditure when on-lending funds to end borrowers.

d) The Ministry of Finance shall determine expenditure control bodies for programs and projects other than those specified in Points a to c of this Clause, provided an expenditure is not under control of more than one expenditure control body.

4. Expenditure control methods

a) Pre-disbursement expenditure control means the expenditure control body inspecting and verifying the legitimacy of expenditures before capital is disbursed to pay contractors and other beneficiaries. Expenditures subject to early pre-disbursement expenditure control:

- Direct payments to contractors and suppliers for projects or component projects eligible for allocation.

- Direct lump sum payments or final instalments to contractors and suppliers for on-lending project.

- Money transfer from the advance account to the imprest account to pay for independence audit costs after the advance account is closed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Lump sum payment in the form of an L/C or authorized payment by the foreign party.

b) Post-disbursement expenditure control means the expenditure control body inspecting and verifying the legitimacy of expenditures after capital is disbursed to pay contractors and other beneficiaries. Post-disbursement expenditure control applies to:

- Payments from JICA sources.

- Instalments in the form of LCs or authorized payment by the foreign party.

- Expenditures other than those specified in Point a of this Clause.

Within 30 days from the disbursement date, the project owner shall complete the payment document and send it to the expenditure control body as the basis for the next payment.

Where necessary, the project owner may reach an agreement with the contractor on application of pre-disbursement expenditure control to such expenditure and send the agreement to the expenditure control body for cooperation.

5. Expenditure control documents

Apart from the documents specified in Circular No. 08/2016/TT-BTC and Circular No. 161/2012/TT-BTC, the project owner or an authorized unit shall send the following documents to the expenditure control body as the basis for control of expenditures of each program/project from ODA and concessional loan:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The Vietnamese translations of payment terms of the contracts bearing the project owner’s signature and seal if the contracts between the project owner and contractors and enclosures thereof are made in foreign languages. The project owner is legally responsible for the accuracy of the Vietnamese translations.

c) Agreements or “no objection” documents of the donor; the agreement with the contractor on project execution (list of legitimate costs, contract execution guarantee, advance guarantee stipulated by the contract). If the contract is made in a foreign language, a Vietnamese translation shall be enclosed.

d) Request for opening of a cost estimate account at the State Treasury to serve disbursement of ODA/concessional loan.

The project owner shall send only original copies or certified true copies of the aforementioned documents only one time. The project owner is legally responsible for the authenticity of the copies submitted to the Ministry of Finance.

6. Deadline for document certification

a) The deadline for verifying the application for advance payment is December 31 of the planning year (or January 31 of the succeeding year for advance payment for compensation for land clearance and relocation). The project owner shall send documents to the expenditure control body before December 30 every year.

a) The deadline for verifying the application for advance payment for finished works that have undergone commissioning is December 31 of the planning; the deadline for paying for finished works is January 31 of the succeeding year (including reimbursement for advance payment). The project owner shall send documents to the expenditure control body before January 27 of the succeeding year.

7. Special contents:

a) The advance payment and reimbursement of advance payment, retained amount pending warranty shall comply with the contract between the project owner and the contractor, regulations of law on contracts (the project owner is entitled to reach an agreement with the contractor on advance payment guarantee if the advance payment value does not exceed 01 billion dong). The project owner shall manage and collect advance payments given to the contractor. If an advance payment cannot be collected, the project owner shall repay the donor themselves.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The project owner shall keep a log of the transfer of warranty deposits and send it to the expenditure control body for comparison and certification in order to transfer such deposits to the contractor.

d) In the cases where a project management board is appointed to manage or execute more than one project funded by ODA/concessional loan, the distribution of operating costs of component projects or sub-projects shall be done every 6 month and every year as follows:

- Relevant direct costs shall be distributed to corresponding component projects or sub-projects.

- Remaining costs shall be distributed according to the ratio of total investment in component projects or sub-projects to total investment in the project.

- The value of distributed operating costs shall be aggregated with the investment in each component project or sub-project in the financial statement of the finished project.

Article 11. Disbursement methods

The donor shall specify the ODA/concessional loan disbursement methods, including:

1. Budget assistance:

ODA/concessional loan shall be transferred to state budget or provided as outcome-based assistance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The project-based donation shall be provided in one of the following manners:

a) Direct payment and wire transfer

- Direct payment: the donor agrees to directly pay the contractors and suppliers of the project at the request of the borrower.

- Wire transfer: means direct payment or reimbursement in VND as specified in Point c of this Clause.

b) Payment under guarantee letter: At the request of the borrower, the donor issues a letter to guarantee that the commercial bank will be reimbursed for the amounts paid to the contractors and suppliers in the form of LCs via the commercial bank system (loaning bank and serving bank).

c) Reimbursement: The donor transfers money from the loan account to an account provided by the borrower to reimburse the project owner for the legitimate costs of the project. Legitimate costs may be incurred before or after the international treaty on ODA/concessional loan is concluded and must comply with provisions of such treaty.

d) Advance account

The donor transfers an advance at the request of the borrower to an account exclusively opened for the project at the serving bank in order for the borrower to pay the legitimate overhead costs of the project and reduce the number of withdrawals. Withdrawals from the advance account shall be closely controlled by the Ministry of Finance and the donor.

Article 12. Procedures for disbursement in the form of budget assistance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The project owner and governing body shall take charge or cooperate with the Ministry of Finance, the State bank and relevant agencies in fulfilling its commitment to the donor to fulfill the prerequisites for disbursement specified in the international treaty on ODA/concessional loan concluded.

b) The project owner and the governing body shall take charge or cooperate with relevant authorities in preparing and submitting applications for disbursement to the Ministry of Finance as prescribed by the donor. The time limit for processing an application for disbursement is specified in Clause 3 Article 13 of this Circular.

c) For general budget assistance, the Ministry of Finance shall process the applications for disbursement and send them to the donor; cooperate with the State bank of Vietnam (if the international treaty specifies that the State bank of Vietnam is the disbursing body and responsible for proposing negotiations as prescribed in Clause 3 Article 32 of Decree No. 16/2016/ND-CP) in disbursement and transfer of the withdrawals to state budget as agreed with the donor.

d) If the ODA/concessional loan is budget assistance for a specific industry:

- The governing body of the program/project shall reach an agreement with the Ministry of Finance and the State bank (if the international treaty specifies that the State bank of Vietnam is responsible for proposing negotiations as prescribed in Clause 3 Article 32 of Decree No. 16/2016/ND-CP) on the time for disbursement and the disbursed amount; cooperate with the Ministry of Finance and relevant authorities in planning the distribution of capital among component projects.

- Disbursed ODA/concessional loan shall be distributed to component projects in accordance with applicable procedures for state budget capital management.

2. Regarding an outcome-based donation:

a) The project owner and governing body shall take charge or cooperate with relevant authorities in fulfillment of disbursement conditions as agreed with the donor. The project owner may receive advance payment as prescribed by the donor to perform certain works as agreed in order to fulfill their disbursement-related commitments.

b) The project owner and the governing body shall take charge or cooperate with relevant authorities in preparing reports, documents or providing the donor with documents proving fulfillment of disbursement conditions specified in the treaty. The project owner shall prepare and submit the application for disbursement to the Ministry of Finance as prescribed by the donor. The time limit for processing an application for disbursement is specified in Clause 3 Article 13 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Procedures for disbursement in the form of project donation

1. After the donor announces the prerequisites for disbursement under the international treaty on ODA/concessional loan, the project owner or project management board shall prepare an application for disbursement and send it to the Ministry of Finance.

2. The application for disbursement shall be prepared according to the donor’s specimen and the disbursement method specified in Article 14 of this Circular.

3. Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, the Ministry of Finance shall sign it and send it to the donor.

4. In the cases where additional documents are required by the donor or the donor only partially accepts the application, the Ministry of Finance or the donor shall promptly inform the project owner.

Article 14. Application for disbursement

The project owner or authorized unit shall send the documents specified in Clause 5 (except Point d) Article 10 of this Circular. The project owner or authorized unit shall submit 01 application to the Ministry of Finance. The composition application depends on the disbursement method as follows:

1. Direct payment

a) A written request for disbursement, the application form, statements and necessary documents requested by the donor;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The payment request certified by the expenditure control body (original copy);

d) Apart from the aforementioned documents, the project owner shall send the Ministry of Finance the advance payment guarantee of the commercial bank (if any) on which the guarantee value is the same as the advance payment and guarantee expiration is the day on which the project owner collects all the advance payments.

dd) In case of post-disbursement expenditure control, the project owner shall divide the disbursement into several stages as follows:

- During the middle stage, if the value on the payment certification issued by the expenditure control body is different from the actual expenditure of the previous stage, the project owner shall adjust the payment value of the next stage.

- During the last stage: the project owner shall send the payment request certified by the expenditure control body to ensure that all payments of the project contract have undergone expenditure control.

2. Disbursement under guarantee letter.

a) The project owner shall send an application to the Ministry of Finance. Such application consists of:

- A written request for issuance of the guarantee letter by the donor which specifies the disbursed amount according to the annual financial plans and that the undisbursed amount is not smaller than the guarantee value.

- Copies of the conformably concluded contract which specifies one of the conditions or the documents proving the instalment payments under LCs are certified by the expenditure control body.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Payment by LC without guarantee letter: if the commercial contract permits payment by LC without a guarantee letter, the project owner shall send the documents specified in Point a of this Clause for comments about the opening of an LC to the Ministry of Finance, the project management board and the serving bank and send a notice of irrevocable authorization to the bank by the donor to make the payment by LC.

The payment by LC, with or without a guarantee letter, shall undergo post-disbursement expenditure control. Apart from the invoices and documents for making payment by LC under international practice, the payment documents sent to the paying bank shall include the payment request certified by the expenditure control body (if the paying bank is a foreign bank, the project owner shall provide a translation certified by the project owner’s). Every time a payment is made, the project owner shall provide the previous payment request certified by the expenditure control body.

3. Reimbursement:

The project owner shall send an application to the Ministry of Finance. Such application consists of:

- A written request for disbursement, the application form and statements using the donor’s specimen;

The application form must specify the name and account number of each unit that advanced money. Regarding the amount advanced by state budget (capital for project preparation, advance payment), the level of state budget must be specified.

- Money transfer documents proving the contractors and beneficiaries have been reimbursed by the project owner or a debt comparison table between the project owner, the contractors and beneficiaries;

- The reimbursement request certified by the expenditure control body (original copy).

The Ministry of Finance may request submission of additional documents at the request of the donor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Rules for withdrawing money from the advance account

The currency of the advance account and secondary account (if any) is a foreign currency. Transfer of advance payment in VND to the secondary account is subject to approval by the Ministry of Finance. The withdrawal of money from the advance account shall comply with Article 10 of this Circular and the taxpayer’s regulations.

b) First transfer of capital to the advance account

The first transfer of capital to the advance account shall not exceed the limit specified in the international treaty on ODA/concessional loan concluded. The transfer of capital to the secondary account shall be made via the advance account.

To make the first transfer of capital, the project owner shall send the following documents to the Ministry of Finance for consideration and send a signed application for disbursement to the donor:

- A written request for disbursement;

- The application form and statements using the donor’s specimen;

- The next three months’ spending plan.

c) Withdrawal from the advance account held by the Ministry of Finance:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The program/project owner’s payment request;

- The contractors’, suppliers’ and beneficiaries’ payment requests;

- The payment request certified by the expenditure control body (original copy) for each payment (pre-disbursement expenditure control) or the statement of payments certified by the expenditure control body (original copy). In case of advance payment, bank guarantee documents related to such advance payment shall be provided.

d) Transfer of additional capital to the advance account

To transfer additional capital to the advance account, the project owner shall send the following documents to the Ministry of Finance:

- A written request for transfer of additional capital to the advance account;

- The next three months’ spending plan;

- The application form and statements specified by the donor;

- The revenue and expenditure statements using the specimen provided in Appendix 02-A or Appendix 02-B enclosed herewith; regarding a project whose expenditures are controlled by the on-lending body, the statement using the specimen in Appendix 03 enclosed herewith;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Advance account statement by the serving bank which specifies the currency, beneficiaries, transaction dates, exchange rates and amount in VND, opening balance, expenditures and closing balance; statement of the secondary account (if any).

The Ministry of Finance shall consider signing the application form and send it to the donor for transfer of additional capital to the advance account.

5. When an application for disbursement specified in Clauses 1 to 4 of this Article is sent to the Ministry of Finance, project owner shall send it together with the following documents:

- The accounting document certified by the State Treasury and the revenue and expenditure statement (according to the specimen in Appendix 02, Appendix 02-A and Appendix 02-B enclosed herewith) regarding the disbursed amounts. The accounting document certified by the State Treasury and the statements are the basis for the Ministry of Finance to consider granting the application for disbursement.

- An ODA/concessional loan withdrawal statement using the specimen in Appendix 03 enclosed herewith.

- Description of last year’s accumulated foreign capital that was disbursed and capital that is still usable.

- The accounting documents of expenditures incurred by December 31 of the year shall be sent to the Ministry of Finance by January 31 of the succeeding year.

Chapter V

STATE BUDGET ACCOUNTING

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. ODA and concessional loan allocated from state budget must be fully and accurately accounted for.

Regarding programs and projects that are eligible for full or partial allocation and undergo expenditure controlled by State Treasuries, the ODA and concessional loan shall be accounted for by the State Treasuries making the transactions.

On-lent ODA and concessional loan shall be accounted for by the Ministry of Finance via State Treasuries.

2. State budget accounting shall be done on the basis of ODA/concessional loan disbursement documents sent by the donor to the users. The accounting document certified by the State Treasury specified in Clause 5 Article 14 of this Circular is among the basis for the Ministry of Finance to consider applications for disbursement..

3. Exchange rate

a) In the cases where the donor directly disburses the donation in a foreign currency, the exchange rate announced by the State bank at the time of accounting shall apply. Regarding direct payments in VND, the actual exchange rate between the two currencies shall apply.

b) Transfer of capital in foreign currency to the advance account:

- Payments from the advance account shall apply the buying rate applied by the serving bank at the time of payment.

- Regarding advance payments in VND transferred to a secondary account specified in Clause 3 Article 28 of this Circular, the account holder shall apply the exchange rate applied by the serving bank at the time of advance payment and record the payments on a first-in, first-out basis.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Exchange differences shall be dealt with in accordance with accounting laws.

Article 16. State budget accounting

1. Regarding disbursement in the form of budget assistance:

According to the payment order or credit note issued by the serving bank, the State Treasury shall record the ODA grant as a revenue and record ODA loan or concessional loan as a state budget loan. In the cases where the ODA or concessional loan is provided in foreign currency, the State Treasury shall record it in foreign currency as prescribed.

2. Regarding disbursement in the form of project donation

a) State budget accounting at state treasury:

- Within 5 working days from the day on which the donor or the Ministry of Finance grants the application for disbursement, the project owner or an authorized unit shall prepare 3 original copies of the accounting document according to the specimen in Appendix 02 enclosed herewith and send it to State Treasury together with the donor’s money transfer note.

- Regarding a joint program/project, within 5 working days from the day on which the donor or the Ministry of Finance grants the application for disbursement, the central governing body of the joint project shall send notifications to the owners of component projects together with disbursement documents as the basis for preparing the accounting document for relevant expenditures as prescribed in Point a of this Clause.

- Regarding payments from the advance account or secondary account, within 5 working days from the disbursement date, the project owner or an authorized unit shall follow expenditure control procedures (in case of post-disbursement expenditure control) and prepare 03 copies of the accounting document using the specimen in Appendix 02 enclosed herewith and a statement of money transfer documents issued by the serving bank where the project owner opens the advance account or a copy of the document certifying that the commercial bank has transferred money to the beneficiary and send them to State Treasury where the transaction was made for expenditure control (in case of post-disbursement expenditure control). If the donor does not accept an expenditure as legitimate or only partially accepts it, the project owner shall submit a report to the State Treasury where the transaction was made to promptly make adjustments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Where the program/project or project component eligible for on-lending, the Ministry of Finance shall record the on-lent amount and inform the sub-borrower of the on-lent amount and the time of conversion.

+ Where the program/project or project component eligible for allocation, the Ministry of Finance shall record the amount converted into principal as a loan from central government budget.

- Within 3 working days, the State Treasury where the transaction was made shall verify information and sign the accounting document, retain two original copies and send one copy to the Ministry of Finance for disbursement of ODA/concessional loan.

Regarding the allocated amount, the State Treasury shall record the ODA grant as a revenue, record the ODA loan or concessional loan as a loan from state budget, record the allocated capital as expenditure;

- By the 5th of the succeeding month, the State Treasury of the province shall submit a report on the previous month’s ODA and concessional loans in the province to State Treasury and Departments of Finance for monitoring.

- By the 15th of the first month of the succeeding quarter, the State Treasury of the province shall submit a report on the previous month’s ODA and concessional loans in the province to State Treasury and Departments of Finance for monitoring.

- At the end of the fiscal year, the State Treasury shall consolidate the recorded amounts of ODA and concessional loan and submit a report to the Ministry of Finance.

Procedures for recording state budget revenues and expenditures by State Treasury system and reporting shall be specified by the Ministry of Finance and State Treasury.

b) Recording ODA and concessional loans at the Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Regarding the Government’s ODA and concessional loans directly on-lent the Ministry of Finance, (even if borrowers are the People’s Committees of provinces) the Ministry of Finance shall record ODA grants as central government budget revenues or record ODA loans and concessional loans as the Government’s loans and record the subsidiary loans as expenditures.

- Regarding ODA and concessional loan on-lent by the Ministry of Finance to the People’s Committees of provinces, Provincial Departments of Finance shall record the loans and expenditures according to the payment orders issued by the Ministry of Finance.

c) By the 15th of the succeeding year’s February, the project owner shall compare the accounting data that have undergone expenditure control with the recorded state budget revenues and expenditures at the State Treasury, the expenditure control body and the Ministry of Finance. When the ODA or concessional loan is completely disbursed, the project owner shall send a consolidated report and the terminal financial statement to the State Treasury, the expenditure control body, the governing body and the Ministry of Finance.

Regarding on-lent ODA and concessional loans, on-lending bodies and sub-borrowers (including the People’s Committees of provinces) shall compare the disbursed amount, principal, interest, fees (including fines) and closing balance with the Ministry of Finance at the end of the fiscal year according to the accounting data recorded via the State Treasury.

d) ODA and concessional loans that underwent expenditure control in the previous fiscal year shall be recorded in the previous fiscal year if they are disbursed before the 31 of January of the succeeding year and in the succeeding year if disbursed in the succeeding fiscal year.

Article 17. Adjusting state budget accounting data

1. State budget accounting data shall only be adjusted to deal with difference between state budget accounting data and the actual amount of disbursed and used ODA and concessional loan in the following cases:

a) The disbursed capital is not completely used or not properly used and has to be returned to the donor in accordance with the international treaty on ODA/concessional loan concluded;

b) The project owner is replaced under a decision of a competent authority;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Errors to the state budget accounting process must be adjusted according to comparison of data between the State Treasury and the project owner, between the Ministry of Finance and the on-lending body.

2. Adjustment procedures

a) State budget accounting data shall be adjusted at the State Treasury and as instructed by the State Treasury.

b) Regarding a project whose state budget accounting data is kept by the Ministry of Finance, the Ministry of Finance shall prepare the adjustment note and send it to the State Treasury. According to the adjustment note, the State Treasury shall make adjustments to the accounting data and send copies of such adjustment note to the on-lending body and the project owner for making corresponding adjustments to the accounting report and financial statements.

Chapter VI

ACCOUNTING, AUDIT, FINANCIAL STATEMENT, REPORTING, INSPECTION

Article 18. Accounting work of a program/project funded by ODA/concessional loan

1. Accounting rules

The project management board and units using the ODA/concessional loan shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Comply with regulations accounting imposed by the donor in the international treaty on ODA/concessional loan concluded or in the project instrument (if any).

2. Accounting apparatus

The accounting apparatus must be appropriate for the scale of the project and the project management method.

a) In the cases where a project management board is not established or the project management board is an independent legal entity which has its own seal, the project owner may employ their accounting personnel as project accountants, provided the revenues and expenditures of the project are separately accounted for.

b) In the cases where a project management board is established as an independent legal entity and has its own seal, it shall establish an accounting department and appoint or hire a chief accountant.

3. Applied accounting mode

a) In the cases specified in Clause 2(a) of this Article: the current accounting mode of the project-executing unit shall be applied.

b) In the cases specified in Clause 2(b) of this Article: an accounting mode specified in Circular No. 195/2012/TT-BTC shall be applied depending on the use of capital and project management method; administrative units shall follow instructions in Decision No. 19/2006/QD-BTC of the Minister of Finance and Circular No. 185/2010/TT-BTC.

Article 19. Auditing financial statements of a program/project funded by ODA/concessional loan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Financial statements shall be audited in accordance with applicable regulations of law, unless otherwise prescribed by the international treaty on ODA/concessional loan.

3. The audit organization appointed to audit the project must be an independent audit organization that is lawfully operating in Vietnam.

4. Each work item, work and completed work may be audited separately at the request of the donor.

5. The project owner shall send the audit report prepared by the independent audit organization to the governing body and State Audit Agency at the same time it is sent to the donor specified in the international treaty on ODA/concessional loan.

Article 20. Financial statements a program/project funded by ODA/concessional loan

1. Annual financial statement

a) Financial statements of administrative projects funded by ODA/concessional loan shall be prepared in accordance with Circular No. 01/2007/TT-BTC dated January 02, 2007 of the Ministry of Finance.

b) Financial statements of construction projects funded by ODA/concessional loan shall be prepared in accordance with Circular No. 210/2010/TT-BTC dated December 20, 2010 of the Ministry of Finance.

2. Terminal financial statement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A terminal financial statement of an investment project funded by ODA/concessional loan shall be prepared in accordance with Circular No. 09/2016/TT-BTC upon its completion.

c) In the cases where a project is shut down, dissolved or acquired in a fiscal year, the Director of such project and the chief accountant shall prepare the terminal financial statement and take legal responsibility for every error therein.

d) Regarding a joint program/project which consists of multiple independent component projects, the project owner shall submit the financial statement of each component project and the result to the governing body of such joint program/project for consolidation.

Article 21. Reporting disbursement and state budget accounting

1. Within 15 working days from the end of a quarter, the project owner shall submit a report on disbursement of ODA/concessional loan in the quarter together with state budget accounting documents certified by the State Treasury to the governing body and a finance authority at the same level.

2. Within 30 working days from the day on which the ODA/concessional loan is closed, the project owner shall send the Ministry of Finance a report on completion of disbursement according to Appendix 06 enclosed herewith as the basis for preparing the terminal financial statement.

3. The project owner shall prepare and send financial statements to the donor as prescribed in the project instrument and the international treaty on ODA/concessional loan concluded, the governing body and finance authority at the same level for monitoring and guidance.

4. Within 15 working days from the end of a quarter, the project owner shall send the Ministry of Finance a quarterly report on use of ODA/concessional loan according to Appendix 04 enclosed herewith. The report may be sent as a physical copy or in another form as instructed by the Ministry of Finance.

5. Every 6 month and every year, within 30 days from the end of the reporting period, for the purpose of comparing accounting data and actual disbursed amount, the governing body shall prepare and submit a report on disbursement and state budget accounting to the Ministry of Finance according to Appendix 05 enclosed herewith.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministries, central agencies, the People’s Committees of provinces and finance authorities may take charge or cooperate with relevant authorities in carrying out periodic inspections or surprise inspection of the compliance with financial management regulations of this Circular by projects funded by ODA/concessional loan.

Chapter VII

OTHER PROVISIONS

Article 23. Selection of the serving bank

1. The serving bank is a commercial bank selected from a list of commercial banks qualified for international transactions and provision of banking services for projects funded by ODA and concessional loans. The list of qualified commercial banks shall be compiled and published by the State bank of Vietnam before December 31 every year and applied in the next year. In the cases where the State bank has not published the new list, the previous year’s list shall be applied.

2. The State bank of Vietnam shall select serving banks for the programs and projects funded by ODA/concessional loans specified in Clause 3 Article 32 of Decree No. 16/2016/ND-CP. The Ministry of Finance shall select serving banks for the programs and projects funded by ODA/concessional loans specified in Clause 2 Article 32 of Decree No. 16/2016/ND-CP. The serving bank shall be selected after the international treaty on ODA/concessional loan is concluded.

Article 24. Opening a checking account a program/project funded by ODA/concessional loan in the system of the State Treasury

1. ODA/concessional loan account

a) State budget loans of each level shall be managed and monitored separately. Regarding a project eligible for full allocation, partial allocation or partial on-lending, the State Treasury will be a favorable serving agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Reciprocal capital account: the project owner shall open an account at the State Treasury to control and transfer payments from the project’s sources of reciprocal capital.

3. The State Treasury shall control and transfer payments from the ODA/concessional loan and reciprocal capital and send monthly statements to the account holders which specify the transactions, amounts, beneficiaries, transaction dates, applied exchange rates, amounts in VND, opening balance and closing balance.

Article 25. Opening an account at a serving bank

1. In the cases where the international treaty on ODA/concessional loan requires direct disbursement to the program/project or the project or component project eligible for full on-lending, the project owner or the Ministry of Finance shall open the advance account at a serving bank that is suitable for the project.

If a project has more than one source of funding, each of them shall have a separate account.

2. If a project has to undergo multiple level of management, the project owner, under an agreement with the donor, shall open the secondary advance account at a branch of the serving bank. The currency of the account shall be the same as the currency of the foreign loan (unless a VND account is permitted by the Ministry of Finance.

3. Responsibility of the serving bank

a) The serving bank, at the request of the project owner that is also the account holder, shall open relevant accounts of the project and make transactions as prescribed by law.

b) The serving bank shall provide instructions and information for the project to make domestic and overseas payments via the banking system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Every month, under an agreement between the serving bank and the account holder and at the request of the account holder, the serving bank shall inform the account holder of the interest accrued in the account (if any), the fees collected by the serving bank, the difference between the interest and fees, the opening balance and closing balance.

dd) Within 2 working days from the day on which the donor’s notice of disbursement is received, the serving bank shall credit the disbursed amount to the project’s account and inform its holder.

4. Management of advance account

a) Interest accrued in the advance account shall be separately recorded and monitored and used to cover the fees for banking services imposed by the serving bank. Fees for banking services are considered expenditures of the project. If the interest accrued is not sufficient to cover the fees for banking services, the project owner shall prepare a cost estimate and use reciprocal capital to pay.

b) Regarding a project eligible for full allocation, the project owner shall transfer redundant interest to state budget. Regarding a project eligible for full on-lending, the redundant interest will be the project owner’s revenue. Regarding a project eligible for partial on-lending, the redundant interest will be distributed according to the on-lending ratio.

Article 26. Taxes, fees and asset management

1. Regulations on taxes, fees and management of assets of programs and projects funded by ODA/concessional loan shall comply with regulations of law, international treaties on ODA/concessional loan, relevant regulations of law and instructions of the Ministry of Finance.

2. Tax policies applied to private programs and projects funded by ODA/concessional loan: at the request of the project owner, the governing body, the on-lending body or the authority that grants the access to the ODA/concessional loan to the private sector shall confirm the funding method applied to each program/project to tax authorities.

Article 27. Financial management handbook

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VIII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 28. Transition clauses

1. Regarding LCs or contracts that authorize the foreign party to directly make payment approved before the effective date are still eligible for disbursement as prescribed in Circular No. 218/2013/TT-BTC or under the agreement between the project owner and contractors.

2. State budget accounting procedures specified in Circular No. 218/2013/TT-BTC shall be applied until the end of the fiscal year 2016. The state budget accounting procedures specified in this Circular shall apply from the fiscal year 2017. Any errors made during the accounting process in the fiscal year 2016 and earlier and discovered after the end of the fiscal year 2016 shall be adjusted in accordance with Circular No. 218/2013/TT-BTC.

3. Holders of secondary accounts in VND opened under agreement with donors before the effective date of this Circular shall convert them into foreign currencies within 6 months from the effective date of this Circular.

Article 29. Effect

1. This Circular comes into force from November 01, 2016 and replaces Circular No. 218/2013/TT-BTC. The Ministry of Finance shall cooperate with relevant authorities in providing guidelines for special programs and projects funded by ODA/concessional loan.

2. In the cases where any legislative documents referred to in this Circular are amended or replaced, the newest ones shall apply.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 111/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 Quy định về quản lý tài chính đối với chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


50.826

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.168.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!