Kính
gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng
Bộ Y tế nhận được
công văn số 227/BDN ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về việc chuyển kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 1, Quốc hội Khóa XV, trong đó có kiến nghị
của cử tri địa phương tỉnh/thành phố.
Bộ Y tế xin gửi kèm theo các nội dung
trả lời đối với các kiến nghị của cử tri địa phương về những
vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Y tế. Kính đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc
hội xem xét và trả lời, thông tin tới cử tri.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - UBTVQH;
- Ban Công tác đại biểu- UBTVQH;
- Ủy ban về các vấn đề XH của QH;
- Vụ Công tác đại biểu -VPQH;
- Vụ Phục vụ hoạt động giám sát -VPQH;
- Lưu: VT, VPB1.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 1, QUỐC HỘI KHÓA XV THUỘC
LĨNH VỰC BỘ Y TẾ
(Kèm
theo công văn số 9157/BYT-VPB1 ngày 21/10/2021)
Câu 1: Cử tri đề
nghị Bộ Y tế có các giải pháp đột phá trong việc cung ứng nguồn vắc-xin theo Kế
hoạch của Bộ Y tế tạo miễn dịch cộng đồng, đạt tỷ lệ tiêm chủng 75% dân số cả
nước. Vì nếu không đạt được kế hoạch tiêm chủng vắc-xin thì kế hoạch phục hồi
phát triển kinh tế - xã hội sẽ bị ảnh hưởng, đời sống của Nhân dân tiếp tục khó
khăn, nhất là các đối tượng yếu thế, người mất việc làm, thiếu việc làm do phải
thực hiện các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19 (Thanh
Hóa)
Bộ Y tế xin trả lời
như sau:
Bộ Y tế đã xác định được tầm quan trọng
của vắc xin phòng COVID-19 ngay từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Vũ Hán,
Trung Quốc. Do các điều kiện mua bán vắc xin mà các nhà sản xuất vắc xin đưa ra
có nhiều vướng mắc so với pháp luật Việt Nam, Chính phủ đã chủ động báo cáo Bộ
Chính trị đã có ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý để thúc
đẩy việc đàm phán, mua bán vắc xin với các nhà sản xuất trong trường hợp cấp
bách.
Ngày 26/02/2021, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, trong đó “Giao
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện
việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc xin
phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên” với số lượng khoảng 150 triệu liều.
Bộ Y tế đã chủ động tiếp cận các nguồn vắc xin trên Thế giới, tổ chức hàng trăm
cuộc họp để kêu gọi tài trợ, vận động và tổ chức mua vắc xin. Quá trình mua vắc
xin được thực hiện công khai, minh bạch; có sự tham gia của các Bộ: Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính, Công an, Ngoại giao, Công Thương.
Việc cung ứng vắc xin còn chậm do các
nguyên nhân khách quan và chủ quan: i) do tình trạng khan hiếm vắc xin trên toàn cầu; ii) tiến độ giao vắc xin phụ thuộc hoàn toàn vào
nhà sản xuất, cung ứng; iii) vắc xin trong Chương trình COVAX được ưu tiên cung
ứng cho các nước có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng (trong khi Việt Nam được
đánh giá là chống dịch tốt thời gian đầu); iv) điều kiện mua vắc xin rất khắt
khe, chưa có trong tiền lệ và còn một số vướng mắc trong pháp luật Việt Nam.
Tính đến ngày 22/10/2021, Bộ Y tế cấp
phép sử dụng cho 8 loại vắc-xin phòng COVID-19, gồm: AstraZeneca, Sputnik V,
Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala.
Ngoài ra còn có 03 vắc xin đã nộp hồ sơ và đang trong quá trình xem xét, phê
duyệt, bao gồm: Covaxin (Ấn độ), sputnik Light (Liên Bang
Nga) và EpiVac Corona (Liên Bang Nga). Các loại vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam
đang nhập khẩu, nhận tài trợ đều đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp chứng
nhận hoặc hoặc cơ quan quản lý dược của các nước trong danh sách SRA (Cơ quan
quản lý dược chặt chẽ) phê duyệt sử dụng.
Tính đến ngày 05/11/2021, tổng số vắc xin đã có hợp đồng mua, cam kết viện trợ và tài trợ là 198,8
triệu liều, đã tiếp nhận 124,7 triệu liều vắc xin và phân bổ
vắc xin theo địa bàn trọng điển là những nơi đang có dịch bùng
phát mạnh, nguy cơ bùng phát cao, nhiều khu công nghiệp, giao thông huyết mạch…;
thực hiện ưu tiên tiêm cho các đối tượng người già, người có nguy
cơ cao, mở rộng chỉ định tiêm cho một số đối tượng như phụ nữ mang thai trên 13 tuần, trẻ em, mở rộng mạng lưới tiêm chủng bao gồm cố định và lưu động. Hiện đã phân bổ hơn 110 triệu
liều vắc xin cho các đơn vị, địa phương để tiêm chủng cho
toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên và một số trẻ em từ
12 đến 17 tuổi1.
(3) Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ
nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, về nghiên cứu, sản xuất vắc xin, hiện
nay có 02 vắc xin đang nghiên cứu để sản xuất trong nước (Nanocovax, Covivax) và phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin từ các nước
như Anh, Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Cu Ba.... Các vắc xin sản xuất trong nước (bao gồm cả vắc xin gia công, chuyển giao công nghệ) chưa có đủ dữ
liệu lâm sàng và chưa đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin theo quy định. Riêng
vắc xin Nanocovax, Bộ Y tế đã triển
khai tham vấn các tổ chức trong và ngoài nước, xây dựng hướng
dẫn đánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả của vắc
xin phòng COVID-19 sản xuất trong nước, làm việc với Hội đồng đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học quốc gia và Hội đồng tư vấn cấp giấy
đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc để có căn cứ
xem xét và cấp phép lưu hành. Tập đoàn VinGroup đã đàm
phán với Nhà sản xuất Hoa Kỳ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc
xin COVID-19 từ tinh chất mRNA. Công ty TNHH MTV vắc xin
và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu
tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin Sputnik-V.
(4) Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục phối
hợp với Bộ Ngoại giao bám sát, đôn đốc các nhà sản xuất, cung ứng,
nhất là đối với các hợp đồng đã được ký kết để đẩy nhanh
tiến độ bàn giao vắc xin về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất;
hỗ trợ tích cực công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước để sớm chủ động
nguồn vắc xin; thông qua đó tăng lượng vắc xin sẵn có, tạo
điều kiện cho mọi người dân được tiêm chủng đầy đủ kiểm soát tốt dịch bệnh. Tiếp
tục trao đổi, đàm phán để tiếp cận các nguồn vắc xin COVID-19 tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi để bảo đảm sự miễn dịch trong cộng đồng.
Câu 2: Cử tri đề
nghị Bộ Y tế khôi phục chức danh Y tá thôn để chăm sóc sức khỏe cho người dân;
tăng kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động của trạm Y tế xã, vì hiện nay mức
kinh phí chi cho y tế là 1.500.000 đồng là quá thấp (Thanh Hóa).
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
1. Về đề nghị khôi phục chức danh
Y tá thôn để chăm sóc sức khỏe cho người dân
Ngày 11/5/2009, Bộ Y tế đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
75/2009/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn bản; theo đó
tại khoản 1 Điều 1 quy định “Mỗi thôn, bản
được bố trí từ 01 đến 02 nhân viên y tế, căn cứ vào quy mô dân số và địa bàn hoạt động”, Điều 2 quy định “Trong
thời gian công tác, nhân viên y tế thôn, bản
được hưởng phụ cấp hàng tháng; mức phụ cấp bằng 0,5
và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung’’. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng làm cơ sở cho các địa
phương triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày
10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2010-2020, tầm
nhìn đến năm 2030, trong đó có quy định “Chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ thôn bản
có nhân viên y tế hoạt động: Đạt 90% vào năm
2015 và trên 90% vào năm 2020”
Tuy nhiên, ngày 24/4/2019, Chính phủ
ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP quy định “Người
hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có
không quá 03 người, được hưởng phụ cấp hàng tháng từ
ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với 03 chức
danh gồm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận; người tham gia công việc ở
thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không
hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào
công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể
và từ các nguồn quỹ khác (nếu có)”; dẫn đến việc triển khai thực hiện có khác nhau ở mỗi địa phương trên phạm vi toàn quốc.
Hiện tại, Bộ Y tế đang trình Chính phủ
dự thảo Nghị quyết về giải pháp thực hiện chính sách đối với đội ngũ nhân viên
y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản; bao gồm 02 nội dung chính: (1) Duy trì, ổn định
đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản đã được
đào tạo để hoạt động phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế ở địa phương; (2)
Thực hiện chính sách bồi dưỡng hằng tháng đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn bản,
cô đỡ thôn bản; mức bồi dưỡng hàng tháng do địa phương quyết định từ nguồn ngân
sách nhà nước (trung ương và địa phương) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác làm cơ sở pháp lý giúp các địa phương thống nhất triển khai
thực hiện nhằm duy trì, ổn định đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, phù hợp với
nhu cầu, điều kiện thực tế của địa phương.
2. Về tăng kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động của trạm Y tế xã, vì hiện nay mức kinh phí chi cho
y tế là 1.500.000 đồng là quá thấp
(1) Ngày 01/9/2021, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 quy định về nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022, trong đó giao các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy
định; giao Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; quy định Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ khả năng ngân
sách địa phương, quyết định phân bổ cho y tế dự phòng đạt
tối thiểu 30% ngân sách y tế, ưu tiên cho y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó
khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phong, lao, tâm thần
và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/217 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
(2) Bộ Y tế đã có Công văn số 4607/BYT-KHTC ngày 08/6/2021, Công văn số 8160/BYT-KHTC ngày 29/9/2021
gửi Bộ Tài chính đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định trong Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách
nhà nước năm 2022 nội dung các địa phương dành 40% ngân sách y tế cho y tế cơ sở
để phân bổ cho Trạm y tế xã để triển khai các hoạt động,
bao gồm cả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Số kinh phí này được phân bổ
cho các Trạm Y tế theo định mức phân bổ do địa phương quyết định. Bộ Y tế đề nghị cử tri có ý kiến với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh
trong quá trình phân bổ ngân sách chi sự nghiệp y tế.
Câu 3: Đề nghị
ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện chính sách hỗ trợ cấp thẻ Bảo hiểm y
tế cho người dân thuộc xã vùng ATK theo Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ xã ATK, vùng ATK cách mạng trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ (Tuyên Quang).
Và Câu 5: Đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách về Bảo hiểm y tế cho nhân
dân xã vùng An toàn khu (ATK) theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ xã ATK, vùng ATK cách mạng trong
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; và đối với người nghèo, người dân tộc thiểu
số tại các xã vùng I và các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, vì thực tế hiện nay các xã thuộc vùng I và xã được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới vẫn còn rất nhiều cá nhân và hộ gia đình có điều kiện kinh tế rất khó khăn (Hòa Bình).
Bộ Y tế xin trả lời
như sau:
(1) Ngày 24/3/2020, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chỉ thị số 14/CT- TTg về chính sách hỗ trợ xã an toàn khu, vùng an
toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong đó giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ,
ngành có liên quan nghiên cứu sửa đổi bổ sung Nghị định số
146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 trong đó có chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế
cho nhân dân các xã an toàn khu cách mạng. Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị
định số 146/2018/NĐ-CP các đối tượng chính sách, trong đó có những người sinh sống trong vùng ATK đã được hưởng chính sách bảo hiểm y tế, gồm:
“Người thuộc hộ gia đình nghèo;
người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
a) Người thuộc hộ gia đình nghèo
theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và các quyết định
khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo
quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;”
Tuy nhiên, ngày 04/6/2021, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg trong đó tại Điều 3, các xã khu vực
III, khu vực II nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng đối
với xã khu vực III, khu vực II kể từ ngày Quyết định của cấp có thẩm quyền công
nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới có hiệu lực. Như vậy, đối với người sinh sống
trong các xã an toàn khu cách mạng trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ không thuộc đối tượng được Ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm
y tế (trừ những đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật).
(2) Để có cơ sở
thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với người sinh sống
trong các xã an toàn khu cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,
Bộ Y tế đã có văn bản số 5934/BYT-BH ngày 24/7/2021 gửi Bảo hiểm xã hội Việt
Nam thống nhất nội dung đề nghị mua thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi, trong đó để tháo gỡ khó khăn đối với những đối tượng người sinh
sống trong khu vực an toàn khu không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo Quyết
định số 861/QĐ-TTg. Ngày 26/7/2021, Bộ Y tế đã có văn bản số 5976/BYT-BH gửi
Văn phòng Chính phủ để báo cáo, thống nhất với đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam về đề nghị mua thẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó để tháo gỡ khó khăn đối với những đối tượng người sinh sống
trong khu vực an toàn khu không được hưởng chế độ bảo hiểm
y tế theo Quyết định số 161/QĐ-TTg.
Trên cơ sở đó, ngày 27/7/2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản số
2236/BHXH-TST báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, việc triển khai thực hiện
chính sách bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi, trong đó có các xã an toàn khu cách mạng
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã được Bộ
Y tế phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất, báo cáo Văn phòng
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hiện đang chờ ý kiến kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Câu 4: Đề nghị
nghiên cứu, trình Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày
08/12/2014 của Chính phủ và Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y
tế theo hướng giao Trạm Y tế xã, phường, thị trấn về cho Ủy ban nhân dân cấp
huyện quản lý để đảm bảo thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền địa phương, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chăm lo cho đội
ngũ cán bộ và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, tiêu chí phát triển của địa
phương (trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới) (Hòa Bình)
Bộ Y tế xin trả lời
như sau:
(1) Ngày 08/12/2014, Bộ Y tế đã tham
mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2014/NĐ-CP quy định về y tế xã, phường, thị trấn; tại khoản 1 Điều 2
Nghị định số 117 quy định “ Tổ chức y tế xã, phường,
thị trấn là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ” để bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi trong việc thực hiện chương
trình cải cách hành chính của Chính phủ. Vì Trạm y tế không
phải là đơn vị sự nghiệp hoàn chỉnh (chỉ bố trí các chức danh chuyên môn) nên phải thuộc
đơn vị sự nghiệp hoàn chỉnh là Trung tâm Y tế huyện để bảo
đảm trong công tác quản lý chung; nếu quy định trạm y tế là đơn vị sự nghiệp hoàn chỉnh sẽ tăng tổ chức, tăng số lượng người làm việc ở bộ phận
hành chính
Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung
ương Khóa XII ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ
chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã nêu “Thực hiện thống nhất mô hình mỗi cấp huyện chỉ có một Trung tâm Y tế đa chức năng, bao gồm y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác; Trung tâm trực tiếp quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực
(nếu có)” đã khẳng định việc
quy định “Trạm y tế là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện cấp huyện ” đã hoàn
toàn phù hợp và bảo đảm tính thực tiễn.
(2) Ngày 27/5/2021, Bộ Y tế ban hành
Thông tư số 07/2021/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (thay thế Thông tư số
37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016); trong đó xác định các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện có: (i) Trạm y tế xã, phường, thị trấn,
(ii) Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh (nếu có); đồng thời xác định trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh “Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu
trách nhiệm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất đối với các đơn vị y tế trên địa
bàn theo phân công, phân cấp và phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác y tế,
dân số trên địa bàn”. Đến thời điểm
hiện tại, 62/63 tỉnh, thành phố quy định Trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn
vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện (tỉnh Quảng Ninh thực hiện thí điểm giao
Phòng Y tế quản lý Trạm y tế xã từ năm 2016).
(3) Những văn bản nêu trên là cơ sở
pháp lý quan trọng, kết quả thực hiện trên phạm vi toàn quốc là cơ sở thực tiễn
khẳng định vị trí của Trạm y tế trong hệ thống, bảo đảm tính thống nhất trong
quản lý chung đối với Trạm y tế trên cơ sở nội dung công việc cũng như quản lý
các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) theo quy định của pháp luật và phân
cấp hiện nay.
Câu 6: Đề nghị có
giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid -19 cho người
dân (Hà Nam, Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu)
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
Ngày 08/7/2021, Bộ Y tế đã ban hành
Quyết định số 3355/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin
phòng COVID-19 năm 2021- 2022. Đây là chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 với
quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam, có sự phối hợp chặt chẽ
của các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận
tải và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; kế hoạch tổ chức triển
khai trên quan điểm thống nhất “Tiêm nhanh nhất, nhiều
nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng và công khai” với các giải pháp:
(1) Huy động lực lượng, chuẩn bị cơ sở
vật chất cần thiết triển khai chiến dịch tiêm chủng toàn
quốc: Bộ Y tế đã chỉ đạo toàn ngành rà soát tất cả các cán bộ, lực lượng y tế
hiện đang làm việc từ tuyến y tế cấp xã trở lên, thống kê và tổ chức tập huấn
cho chiến dịch tiêm chủng với quy mô lớn nhất trong lịch sử. Chỉ đạo các trường
y, dược trên cả nước, rà soát tất cả sinh viên năm cuối tham gia vào công tác
tiêm phòng cho người dân. Bộ Y tế cũng chỉ đạo thống kê các lực lượng y tế đã về
hưu, nếu có đủ điều kiện sức khỏe, để tham gia tập huấn và triển khai chiến dịch
này. Kết quả đã huy động được hàng vạn cán bộ y tế từ trung ương đến địa
phương, gồm cả lực lượng dân y và quân y, cả công lập và tư nhân tham gia vào
chiến dịch. Tổ chức, bố trí nhiều điểm tiêm (Trạm Y tế cấp
xã, Bệnh viện, Bệnh xá, cơ sở y tế thuộc các Bộ, ngành, cơ
sở tiêm chủng dịch vụ...) và một số cơ sở tiêm khác (Trạm y tế lưu động, các trường học, nhà văn hóa ...).
(2) Bộ Y tế đã xây dựng các tài liệu và tổ chức tập huấn về việc triển khai công tác tiêm chủng, hướng
dẫn khám sàng lọc, xử trí tai biến nặng sau tiếm chủng; đảm
bảo an toàn tiêm chủng. Chỉ đạo các Bệnh viện trung ương,
tỉnh, thành phố, Bệnh viện và Trung tâm y tế cấp huyện tổ chức các đội cấp cứu
tại đơn vị và hỗ trợ cho các điểm tiên chủng, đặc biệt là các xã ở các vùng đi
lại khó khăn, ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm
3-4 điểm tiêm chủng. Trong thời gian triển khai tiêm chủng
COVID-19, các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố phải dự phòng một
số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định (để trong tối thiểu 5 giường/Bệnh viện)
để sẵn sàng xử trí trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng.
(3) Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao cho tiêm chủng,
biểu mẫu tiêm chủng, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và
phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần
thiết. Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế đảm bảo tiêm đến đâu
an toàn đến đó, hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng bố trí tiêm theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm
tiêm chủng bảo đảm giãn cách phòng, chống dịch; sử dụng tối
đa công nghệ thông tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin
trong việc triển khai tiêm chủng. Triển khai ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý quá trình tiêm chủng của từng người dân.
(4) Tính đến ngày 04/11/2021, cả nước
đã tiêm được 86,4 triệu liều; đã có trên 32,5 triệu người tiêm 1 liều vắc xin và trên 26,9 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin. Tỷ lệ tiêm ít nhất
01 liều vắc xin là 81,2% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vắc xin
là 37,34% dân số từ 18 tuổi trở lên; vào ngày cao điểm cả nước tiêm được trên 2
triệu liều vắc xin/ngày. Có 13 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vắc
xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95%; có 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ
bao phủ đủ 02 mũi vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt
trên 50%. Riêng các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã
tiêm được 94,1% mũi 1 và 48,7% mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên. Đối với trẻ
em từ 12 - 17 tuổi, đã tiêm được hơn 900.000 liều vắc xin
Pfizer tại 12 tỉnh/thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Kiên Giang, Vĩnh
Long, Sóc Trăng, Cà Mau, Đà Nẵng, Quảng
Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Đồng Nai), theo lộ
trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại
địa phương.
Câu 7: Cử tri phản
ánh: Hiện nay, tình trạng cách ly F0, F1 trong khu cách ly tập trung rất đông,
xuất hiện tình trạng lây nhiễm chéo, người dân lo lắng, sợ đi cách ly tập
trung. Kiến nghị ngành y tế có giải pháp hiệu quả hơn nữa để giải quyết vấn đề
này (Bà Rịa Vũng Tàu)
Bộ Y tế xin trả lời
như sau:
(1) Về cơ sở thực tiễn thực hiện biện pháp cách ly y tế
Dịch COVID-19 là bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm mới nổi lây truyền qua đường hô hấp, bệnh có khả năng lây truyền rất
nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Nguyên tắc để kiểm soát dịch bệnh
truyền nhiễm là cắt đứt nguồn lầy nhiễm, không để người đã nhiễm bệnh tiếp xúc
với người chưa nhiễm bệnh; do đó việc cách ly, khoanh vùng những người nhiễm bệnh
(F0) hoặc tiếp xúc gần là rất cần thiết, thực hiện càng sớm càng tốt nhằm ngăn
chặn lây nhiễm, loại trừ tác nhân gây bệnh, cắt đứt đường lây, bùng phát dịch bệnh
trong cộng đồng.
Biện pháp cách ly y tế đã được chứng
minh hiệu quả trong đối phó với dịch bệnh truyền nhiễm. Trong đợt dịch COVID-19
tại Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), việc cách ly nghiêm ngặt đã góp phần kiểm
soát được dịch trong thời gian ngắn, ngay cả khi số lượng người cách ly rất đông (khoảng 100 triệu người). Tổ chức Y tế thế
giới cũng khuyến cáo thực hiện biện pháp cách ly trong phòng, chống bệnh truyền
nhiễm và hầu hết các nước trên thế giới đã áp dụng để phòng chống dịch
COVID-19, góp phần khống chế dịch mỗi khi có đợt bùng phát dịch.
Đặc biệt với biến thể vi rút Delta
nguy hiểm, lây lan nhanh gây nhiều khó khăn cho hoạt động kiểm soát dịch bệnh;
biện pháp cách ly y tế càng được chú trọng, thực hiện càng sớm, càng triệt để
càng tốt nhằm kiểm soát được tỷ lệ mắc, tử vong và hạn chế lây lan ra cộng đồng.
Hiện nay, nhiều nước vẫn áp dụng các biện pháp cách ly, khoanh vùng, thậm chí
phong tỏa toàn thành phố (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore, Pháp, Mỹ,... ) mỗi khi có các đợt dịch bùng
phát.
(2) Các biện pháp cách ly và hướng dẫn
của Bộ Y tế
Việt Nam đã áp dụng chiến lược “Ngăn
chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng dập dịch và Điều trị tích cực”
ngay từ khi dịch COVID-19 được ghi nhận trên thế giới nhằm
chủ động kiểm soát dịch ngay từ biên giới, cửa khẩu, hạn chế tối đa sự xâm nhập, lây lan của dịch và cách ly, khoanh vùng, xử lý
nhanh, điều trị hiệu quả khi phát hiện những trường hợp nhiễm, nghi nhiễm
SARS-CoV-2 trong nước. Chiến lược này đã được thực hiện xuyên suốt từ đầu năm
2020 đến nay và nhất quán, từ các văn bản chỉ đạo của Đảng, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Ngay từ giai đoạn đầu của dịch
COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn cách ly y tế2 để phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập
trung, cách ly tại khách sạn, cách ly tại nhà...và quy định các biện pháp
chuyên môn kỹ thuật cụ thể, bảo đảm phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở
cách ly (như: bố trí, sắp xếp trong cơ sở cách ly, trong đó phân rõ khu cực dành cho người cách ly, khu vực điều hành, lắp camera giám
sát, giữ khoảng các giường cách nhau 2 mét, có tấm che giữa
các giường, không sử dụng điều hòa trung tâm, thông thoáng khí,...). Đồng thời,
ban hành các quy định cụ thể đối với người được cách ly, trong đó yêu cầu thực
hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường
xuyên rửa tay bằng xà phòng, không khạc nhổ bừa bãi, không được tụ tập nói chuyện, không ngồi ăn chung, không sử dụng chung các vật
dụng cá nhân...
Các biện pháp tổ chức cách ly thường
xuyên được điều chỉnh, cập nhật phù hợp theo diễn biến dịch bệnh và năng lực
cách ly của từng địa bàn3. Mở rộng, thiết lập
thêm các khu cách y tập trung tại các địa bàn trọng điểm dịch bệnh. Điều chỉnh thời
gian cách ly tập trung phù hợp với diễn biến dịch. Nhiều biện pháp cách ly lần
đầu tiên được triển khai trong phòng, chống dịch tại nước ta như: Cách ly F1 tại
trạm y tế xã tại nhà, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; thực hiện cách ly tại chỗ,
cách ly ngay tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp; sử dụng
camera giám sát cách ly4; đặc biệt, tổ chức triển
khai thí điểm cách ly F0 tại nhà đối với các trường hợp không triệu chứng (bảo đảm các điều kiện cần thiết trong quá trình thực hiện
cách ly) trong giai đoạn dịch tăng cao tại Thành phố Hồ Chí Minh...
Trong đợt dịch thứ 4, kết quả giám
sát cho thấy tỷ lệ ca mắc phát hiện trong khu cách ly trong tổng số ca mắc COVID-19 chiếm tỷ lệ 16,7% (chủ yếu
là tỷ lệ mắc phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng là 42,0%, trong khu phong tỏa là 35,9%, sàng lọc bệnh
viện là 5,4%). Nguyên nhân là do có nhiều trường hợp đã
nhiễm vi rút từ trước khi vào khu cách ly và được phát hiện sau khi vào khu
cách ly, đặc biệt có một số trường hợp, do thời gian ủ bệnh tương đối dài trên
14 ngày nên có thể sau khi hết thời gian cách ly vẫn có kết
quả dương tính với COVID-19. Những trường hợp này nếu
không được cách ly thì có thể đã lây lan cho nhiều người khác khi tiếp xúc trong cộng đồng.
(3) Tổ chức thực hiện
Căn cứ các hướng dẫn cách ly của Bộ Y
tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện cách ly tập trung và đảm bảo các nguồn lực để thực hiện hiệu quả việc
cách ly trên địa bàn; tạo điều kiện, hỗ trợ để người được cách ly yên tâm thực
hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi; kiểm tra,
giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia
phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra
liên ngành để kiểm tra công tác tổ chức cách ly tại các tỉnh, thành phố; qua đó
để chấn chỉnh kịp thời những cơ sở cách ly không tuân thủ
nghiêm hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Cách ly tập trung là một trong những
giải pháp hiệu quả trong việc hạn chế lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, góp phần
kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 tại Việt Nam trong các đợt dịch vừa qua. Để phòng chống việc lây nhiễm chéo COVID-19 tại các cơ sở cách ly tập
trung không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương hay
nhân viên y tế mà còn cần sự hợp tác của người dân đang thực hiện cách ly tập
trung. Nếu tuân thủ đúng các quy định, việc phòng chống lây nhiễm chéo trong
khu cách ly sẽ được đảm bảo.
Câu 8: Cử tri phản
ánh: Nhu cầu khám bệnh của nhân dân hiện rất lớn, trong khi đó các bệnh viện tuyến
trên hầu như quá tải, do tập trung cho công tác phòng, chống và điều trị bệnh
nhân nhiễm COVID-19. Vì vậy, ảnh hưởng đến việc khám, chữa bệnh cho nhân dân. Cử
tri kiến nghị có giải pháp tăng cường nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho
ngành y tế đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng chống dịch bệnh trong
tình hình hiện nay (Bà Rịa Vũng Tàu)
Bộ Y tế xin trả lời
như sau:
(1) Trong thời gian dịch COVID-19 vừa
qua, công tác đảm bảo dịch vụ y tế vẫn thông suốt vừa đáp ứng công tác khám, chữa
bệnh cho nhân dân vừa đảm bảo công tác thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Bộ Y tế ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo hướng dẫn các bệnh viện, phòng
khám chủ động ứng phó với COVID-19, tránh để COVID-19 xâm nhập vào bệnh viện nhờ
đó tránh tối đa tình huống bệnh viện, phòng khám bị phong
tỏa để bảo đảm hoạt động khám chữa bệnh được luôn thông suốt và an toàn5. Thực tế chỉ có một số bệnh
viện bị phong tỏa, tuy nhiên đã nhanh chóng kịp thời kiểm soát dịch và mở lại dịch
vụ khám chữa bệnh cho nhân dân; một vài trường hợp đơn lẻ không tiếp nhận cấp cứu
bệnh nhân thông thường do dư luận phản ánh đã được Bộ Y tế, Sở Y tế ngay lập tức
tổ chức thanh kiểm tra làm rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm khắc các cá nhân, đơn
vị có vi phạm.
(2) Bộ Y tế ban hành các văn bản hướng
dẫn thành lập cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19
theo mô hình tháp 3 tầng6; chỉ đạo, đôn đốc các Sở
Y tế, các bệnh viện chuẩn bị phương án, lựa chọn các bệnh
viện sẵn sàng thiết lập bệnh viện dã chiến làm nơi thu dung, điều trị COVID-19
riêng biệt hoặc có khu điều trị riêng biệt với COVID-19 theo mô hình bệnh viện
chia đôi, tăng cường khám chữa bệnh từ xa, quản lý hạn chế người nhà chăm sóc,
thăm hỏi... để việc khám chữa bệnh thông thường vẫn đáp ứng
song song với khám chữa bệnh COVID-19. Thực hiện cấp phát thuốc đầy đủ cho người
bệnh trong 2-3 tháng thay vì hàng tháng để bảo đảm chất lượng điều trị và hạn
chế lây lan trong giai đoạn dịch bùng phát.
(3) Về huy động nguồn nhân lực đảm bảo
công tác phòng, chống dịch: Bộ Y tế đã chỉ đạo toàn ngành
rà soát tất cả các cán bộ, lực lượng y tế hiện đang làm việc
từ tuyến y tế cấp xã trở lên, thống kê và tổ chức tập huấn cho công tác phòng,
chống dịch. Chỉ đạo các trường y, dược
trên cả nước, rà soát tất cả sinh viên năm cuối tham gia vào công tác tiêm
phòng, lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Bộ Y tế cũng chỉ
đạo thống kê các lực lượng y tế đã về hưu, nếu có đủ điều
kiện sức khỏe, để tham gia tập huấn và sẵn sàng hỗ trợ
phòng, chống dịch. Kết quả đã huy động được hàng vạn cán bộ y tế từ trung ương đến địa phương, gồm cả lực lượng dân y và quân
y, cả công lập và tư nhân tham gia phòng, chống dịch.
Trong đợt dịch lần thứ 4 xảy ra tập
trung tại các tỉnh phía Nam, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
huy động, điều động một lực lượng lớn nhân lực của y tế,
quân đội, công an với gần 300.000 lượt cán bộ của Trung
ương và 34 địa phương hỗ trợ cho TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội
và các địa phương khác đang có dịch. Ngành Y tế đã huy động gần 20.000 cán bộ,
lực lượng quân đội huy động hơn 133.000
cán bộ, lực lượng công an huy động hơn 126.000 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ, tham gia phòng chống dịch tại TP. Hồ Chí
Minh và các địa phương; huy động lực lượng y tế trung ương
và 12 tỉnh, thành phố hỗ trợ công tác phòng chống dịch TP.
Hà Nội... lực lượng quân y đã hỗ trợ và triển khai 531 trạm y tế lưu động tại
TP. Hồ Chí Minh... Các lực lượng hỗ trợ đã cùng với lực lượng tại chỗ phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch.
Câu 9: Cử tri kiến
nghị Chính phủ, Bộ Y tế nghiên cứu, đầu tư xây dựng Bệnh viện ung bướu khu vực
Miền Trung - Tây Nguyên, đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Vì đây là
địa phương có nhiều điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng Bệnh viện khu vực, đồng
thời thuận lợi cho bệnh nhân bị ung thư thuộc các tỉnh khu vực Miền Trung - Tây
Nguyên trong việc khám chữa bệnh (Bình Định)
Bộ Y tế xin trả lời
như sau:
Theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Y tế đã đề nghị và được Quốc hội thông qua,
trong đó có Dự án đầu tư cải tạo nâng cấp Bệnh viện Phong
và Da liễu Quy Hòa thành Bệnh viện đa khoa khu vực Nam
Trung Bộ với tổng mức đầu tư là 750 tỷ đồng quy mô 800 giường bệnh, hiện tại Bộ
Y tế đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư để khởi
công dự án trong năm 2022.
Câu 10: Cử tri
kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh
Covid-19, xử lý nghiêm những vi phạm của tổ chức, cá nhân trong công tác phòng
chống dịch bệnh; triển khai nhanh chóng việc tiêm vắc xin cho toàn dân để hướng
đến miễn dịch cộng đồng. Cử tri kiến nghị Bộ Y tế đưa chi phí xét nhiệm và điều
trị bệnh Covid-19 vào danh mục thanh toán bảo hiểm y tế (Nghệ An)
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
1. Về tiếp tục chỉ đạo quyết liệt
công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19
Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà khoa
học, các quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được trong năm
2021-2022, có thể xuất hiện các chủng mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến
phức tạp khó lường, số ca nhiễm vẫn có thể tăng nhanh ngay cả khi đã tiêm vắc
xin nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Mặt khác, việc
phòng, chống dịch bằng giãn cách xã hội
kéo dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tác động tiêu cực đến
sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đời sống, tâm lý người dân, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội. Vắc xin làm giảm tỷ lệ mắc và giảm ca nặng nên
khi đạt độ bao phủ vắc xin không nhất thiết phải giãn cách kéo dài trên diện rộng
và không có nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế. Do vậy, đã có nhiều quốc gia
thay đổi quan điểm ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống
chung an toàn với dịch bệnh.
Đối với Việt Nam, một số kinh nghiệm
bước đầu được đúc kết từ thực tiễn phòng chống dịch; năng lực ứng phó của hệ thống
y tế ngày một nâng lên; chiến lược vắc
xin đã phát huy hiệu quả giúp chúng ta chủ động hơn trong việc chuyển hướng chiến
lược phòng, chống dịch. Thời gian tới tiếp tục triển khai các nội dung trọng
tâm sau:
(1) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng; huy động cả hệ thống chính trị, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Làm tốt hơn nữa công tác dự báo; phát huy trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền
các cấp, nhất là ở cơ sở; đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Đẩy mạnh phân cấp,
phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt,
sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp.
(2) Triển khai hiệu quả Chiến lược tổng
thể về phòng, chống dịch COVID-19 để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các địa phương chủ động xây dựng
kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021
của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 ban hành Hướng dẫn tạm
thời về chuyên môn y tế “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch COVID-19”.
(3) Đẩy nhanh Chiến dịch tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19 toàn quốc, thực hiện tiêm mũi tăng cường và triển khai kế hoạch
tiêm vắc xin cho trẻ em thận trọng, an toàn, khoa học. Hướng tới tỷ lệ vắc xin
bao phủ dân số trên 18 tuổi đạt 100% trong quý 4/2021 và đầu năm 2022. Từ Quý 4
năm 2021, Bộ Y tế tiếp tục triển khai tiêm cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi theo lộ
trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ
16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương với mục tiêu 100% trẻ trong độ tuổi này được tiêm đủ số mũi cơ bản; mở rộng tiêm cho
trẻ em thuộc các nhóm tuổi khác có chỉ định sử dụng vắc
xin, đảm bảo toàn bộ người dân bình đẳng, công bằng trong tiếp cận vắc xin
phòng COVID-19.
(4) Tập trung đầu tư, từng bước hiện
đại hóa, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự
phòng, y tế cơ sở. Bảo đảm an ninh y tế, chú trọng thúc đẩy nghiên cứu y sinh học,
phát triển công nghiệp dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc điều trị, trang thiết bị
y tế để chủ động trong phòng, chống dịch, kể cả đối với các loại dịch bệnh nguy
hiểm, mới nổi.
Tiếp tục nhập khẩu vắc xin về thúc đẩy sản xuất vắc xin trong nước để từng bước chủ động nguồn cung,
đáp ứng nhu cầu năm 2022 và các năm tiếp theo; khuyến
khích huy động nguồn lực địa phương, doanh nghiệp để mua vắc
xin.
Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính
sách huy động nguồn lực cho phòng, chống dịch, thúc đẩy xã hội hóa, kết hợp công tư; tiếp tục đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho hệ thống y
tế đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch;
có chính sách đặc thù, đãi ngộ đối với lực lượng y tế, lực
lượng tuyến đầu có nhiều đóng góp, hy sinh.
(5) Thực hiện việc kết nối, xác thực
và liên thông các cơ sở dữ liệu trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư.
Đảm bảo an toàn, an ninh đối với các ứng dụng và cơ sở dữ liệu phục vụ phòng,
chống dịch.
2. Xử lý nghiêm những vi phạm của tổ chức, cá nhân trong công
tác phòng, chống dịch
Công tác thanh tra, kiểm tra về
phòng, chống dịch thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của nhiều
cấp, nhiều ngành và của Ủy ban nhân dân các cấp. Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã
phối hợp cùng các Bộ, ngành triển khai quyết liệt kiểm tra
về công tác phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể:
(1) Ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, thanh tra7 liên
quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19. Tổ chức các
Đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác phòng, chống lịch bệnh COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương8. Kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, mua sắm vật tư, trang thiết
bị xét nghiệm, phòng hộ, khẩu trang y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại
một số đơn vị trên địa bàn Hà Nội9 và tại các địa
phương10.
Kết quả kiểm tra cho thấy một số cơ sở
chưa thực hiện việc công khai giá bán trang thiết bị y tế lên Cổng thông tin điện
tử của Bộ Y tế11, chưa có công bố đủ điều kiện sản
xuất trang thiết bị12. Một số sản phẩm thiết bị
y tế ghi thiếu thông tin số đăng ký lưu hành, thông tin về số lô sản xuất, ngày
sản xuất, nơi sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm13.
Ngoài ra, ở một số địa phương còn lúng túng, chưa ứng phó kịp thời trong công
tác phòng, chống dịch như chưa thực hiện tốt nguyên tắc
5K, tập trung đông người tại cơ sở tiêm chủng và xét nghiệm COVID-19; nhờ đăng ký tiêm vắc xin cho người thân, đưa
thông tin sai lệch về tiêm vắc xin; sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức
khoẻ không đúng quy định...
(2) Bộ Y tế chỉ
đạo Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa
bàn kiểm tra, xem xét xử lý sau khi có kết quả xác minh đối với một số cơ sở vi
phạm. Phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an
để chuyển hồ sơ xử lý. Tiến hành xử phạt hành chính đối với 17 cơ sở với tổng
tiền phạt trên 945 triệu đồng. Chuyển hồ sơ sang Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền
thông xử phạt 01 trường hợp với số tiền 25 triệu đồng.
(3) Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ
tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các tỉnh,
thành phố để tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, cũng như các hành vi
vi phạm pháp luật trong phòng chống dịch nói riêng để đảm bảo sức khỏe cho nhân
dân.
3. Về triển khai nhanh
chóng việc tiêm vắc xin cho toàn dân để hướng đến miễn dịch cộng đồng
(1) Tổ chức triển khai chiến dịch
tiêm chủng toàn quốc kịp thời, an toàn, khoa học, hiệu quả: Ngày 08/7/2021, Bộ
Y tế đã ban hành Quyết định số 3355/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến
dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022. Đây là chiến dịch tiêm chủng vắc
xin COVID-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam, có sự
phối hợp chặt chẽ của các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền
thông, Giao thông Vận tải và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; kế
hoạch tổ chức triển khai trên quan điểm thống nhất “Tiêm nhanh nhất, nhiều
nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả,
công bằng và công khai”.
(2) Huy động lực lượng, chuẩn bị cơ sở
vật chất cần thiết triển khai chiến dịch tiêm chủng toàn quốc: Bộ Y tế đã chỉ đạo
toàn ngành rà soát tất cả các cán bộ, lực lượng y tế hiện đang làm việc từ tuyến y tế cấp xã trở lên, thống kê và tổ chức tập huấn cho chiến dịch
tiêm chủng với quy mô lớn nhất trong lịch sử. Chỉ đạo các trường y, dược trên cả
nước, rà soát tất cả sinh viên năm cuối tham gia vào công tác tiêm phòng cho
người dân. Bộ Y tế cũng chỉ đạo thống kê các lực lượng y tế
đã về hưu, nếu có đủ điều kiện sức khỏe, để tham gia tập huấn và triển khai chiến
dịch này. Kết quả đã huy động được
hàng vạn cán bộ y tế từ trung ương đến địa phương, gồm cả
lực lượng dân y và quân y, cả công lập và tư nhân tham gia
vào chiến dịch. Tổ chức, bố trí nhiều điểm tiêm (Trạm Y tế
cấp xã, Bệnh viện, Bệnh xá, cơ sở y tế thuộc các Bộ, ngành, cơ sở tiêm chủng dịch
vụ...) và một số cơ sở tiêm khác (Trạm y tế lưu động, các
trường học, nhà văn hóa ...).
- Bộ Y tế đã xây dựng các tài liệu và tổ chức tập huấn về việc triển khai công tác tiêm chủng, hướng
dẫn khám sàng lọc, xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng; đảm
bảo an toàn tiêm chủng. Chỉ đạo các Bệnh viện trung ương,
tỉnh, thành phố, Bệnh viện và Trung tâm y tế cấp huyện tổ
chức các đội cấp cứu tại đơn vị và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là
các xã ở các vùng đi lại khó khăn, ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 điểm tiêm chủng. Trong thời gian triển khai tiêm
chủng COVID-19, các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố phải dự phòng một số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định (để trống tối thiểu 5 giường/Bệnh
viện) để sẵn sàng xử trí trường hợp phản ứng nặng sau tiêm
chủng.
- Các điểm tiêm chủng chuẩn bị đầy đủ
các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao cho tiêm chủng, biểu mẫu tiêm chủng,
phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để
hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết. Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế đảm bảo
tiêm đến đâu an toàn đến đó, hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng
bố trí tiêm theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm
tiêm chủng bảo đảm giãn cách phòng, chống dịch; sử dụng tối
đa công nghệ thông tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ hồ rợ sử dụng công nghệ thông
tin trong việc triển khai tiêm chủng. Triển khai ứng dụng
sổ sức khỏe điện tử để quản lý quá trình tiêm chủng của từng người dân.
(3) Tính đến ngày 04/11/2021 cả nước
đã tiêm được 86,4 triệu liều; đã có trên 32,5 triệu người tiêm 1 liều vắc xin
và trên 26,9 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin. Tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vắc xin là 81,2% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vắc xin là 37,34% dân số từ 18
tuổi trở lên; vào ngày cao điểm cả nước tiêm được trên 2 triệu liều vắc
xin/ngày. Có 13 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vắc xin cho dân số
từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95%; có 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02
mũi vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%.
Riêng các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã tiêm được
94,1% mũi 1 và 48,7% mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên. Đối với trẻ em từ 12 - 17 tuổi, đã tiêm được hơn 900.000 liều vắc xin Pfizer tại
12 tỉnh/thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Kiên Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng
Sơn, Lào Cai, Đồng Nai), theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho
lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và
tình hình dịch tại địa phương.
4. Về đưa chi phí xét nhiệm
và điều trị bệnh COVID-19 vào danh mục thanh toán bảo hiểm y tế
Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật
phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007: “...Người mắc
bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí”.
Ngày 29/01/2020, Bộ Y tế đã ban hành
Quyết định số 219/QĐ-BYT về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo
quy định tại điểm a, khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm năm 2007. Các hoạt động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV được thực hiện theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm
nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Như vậy, theo quy định của Luật
phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì chi phí xét nghiệm và điều trị bệnh COVID-19
được ngân sách nhà nước chi trả.
Câu 11: Kiến nghị
nghiên cứu trình sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng học sinh được mua bảo hiểm
y tế theo hộ gia đình để hộ gia đình được hưởng mức giảm trừ nhiều hơn (Nghệ
An)
Bộ Y tế xin trả lời
như sau:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Luật
Bảo hiểm y tế hiện hành, đối tượng học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế được xác định theo thứ tự quy định tại điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế, được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế.
Học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế theo Nhóm đối tượng 4 sẽ không tham
gia bảo hiểm y tế ở nhóm 5 là nhóm Hộ gia đình.
Bộ Y tế đang xây dựng Luật Bảo hiểm y
tế sửa đổi, dự kiến trình Quốc hội vào kì họp thứ 4, tháng
10 năm 2022 và thông qua Luật Bảo hiểm y tế vào kì họp thứ
5, tháng 5 năm 2023.
Câu 12: Cử tri
kiến nghị có chính sách khuyến khích đẩy mạnh việc nghiên cứu, thử nghiệm việc
tự sản xuất vắc-xin trong nước; tạo điều kiện để người dân sớm được tiếp cận vắc-xin
phòng COVID-19, sớm hoàn thành chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19
toàn dân, phấn đấu đạt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn
dịch cộng đồng (Thái Bình)
Và Câu 13: Cử tri và Nhân dân rất
lo lắng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước
và trên thế giới vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, số lượng ca mắc mới và tử
vong vẫn tăng ở nhiều nước. Kiến nghị Chính phủ chỉ
đạo các Bộ, ngành đảm bảo tiến độ sản xuất Vaccine trong nước và làm chủ Vaccine; mặt khác, đảm bảo đủ số lượng
Vaccine đã ký kết hợp tác với các nước để đạt được
mục tiêu tiêm chủng cho 70% đối tượng từ 18 tuổi trở lên (Sóc Trăng, Bà Rịa
Vũng Tàu)
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
1. Về việc đảm bảo tiến độ sản xuất
vắc xin trong nước và làm chủ vắc xin
(1) Về nghiên cứu, sản xuất vắc xin
trong nước: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế luôn nhất quán quan điểm ủng hộ tối đa, tạo mọi điều kiện thuận
lợi và thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, nhưng đảm bảo
tuân thủ các quy trình về chuyên môn, bám sát cơ sở khoa học.
Đến nay, Việt Nam là một trong số ít
nước trong khu vực đã chủ động nghiên cứu vắc xin và có 3 vắc xin đang được thử nghiệm lâm sàng và là nước đầu
tiên trong khu vực Đông Nam Á thử nghiệm lâm sàng giai đoạn
314.
Bộ Y tế đã khẩn trương báo cáo Chính phủ, Quốc hội để hoàn thiện quy định pháp lý để cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện cho vắc
xin sản xuất trong nước đã có kết quả đánh giá giữa kỳ
giai đoạn 3 dựa trên tính sinh miễn dịch; giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính,
để tạo điều kiện nhất cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian cấp phép (Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15
và Nghị quyết số 86/NQ-CP. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số
11/2021/TT-BYT Hướng dẫn đăng ký lưu hành vắc xin trong trường hợp khẩn cấp).
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xây dựng đề cương, đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm lâm sàng và chuẩn bị
hồ sơ cấp phép theo quy định.
- Hiện nay, Bộ Y tế đã triển khai
tham vấn các tổ chức trong và ngoài nước, khẩn trương xây
dựng hướng dẫn đánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả
của vắc xin phòng Covid-19 sản xuất trong nước để có căn cứ xem xét cấp phép
lưu hành trong trường hợp cấp bách, dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 11/2021.
(2) Về chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19: Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin phòng COVID-19 và thúc đẩy hợp tác
với một số quốc gia như Mỹ, Nga, Cuba, Trung Quốc trong
chuyển giao công nghệ.15
2. Sớm hoàn thành chiến dịch
tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 toàn dân, phấn đấu đạt mục tiêu cuối năm 2021
hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng
(1) Tính đến ngày 05/11/2021, tổng số
vắc xin đã có hợp đồng mua, cam kết viện trợ và tài trợ là 198,8 triệu liều, đã
tiếp nhận 124,7 triệu liều vắc xin và phân bố vắc xin theo địa bàn trọng điểm
là những nơi đang có dịch bùng phát mạnh, nguy cơ bùng phát cao, nhiều khu công
nghiệp, giao thông huyết mạch...; thực hiện ưu tiên tiêm cho các đối tượng người
già, người có nguy cơ cao, mở rộng chỉ định tiêm cho một số đối tượng như phụ nữ
mang thai trên 13 tuần, trẻ em, mở rộng mạng lưới tiêm chủng bao gồm cố định và lưu động. Hiện đã phân bổ hơn 110 triệu
liều vắc xin cho các đơn vị, địa phương để tiêm chủng cho toàn bộ người dân từ
18 tuổi trở lên và một số trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.
Tính đến ngày 04/11/2021, cả nước đã
tiêm được 86,4 triệu liều; đã có trên 32,5 triệu người tiêm 1 liều vắc xin và
trên 26,9 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin. Tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vắc
xin là 81,2% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vắc xin là 37,34% dân số từ 18 tuổi trở
lên; vào ngày cao điểm cả nước tiêm được trên 2 triệu liều vắc xin/ngày. Có
13 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vắc xin cho dân
số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95%; có 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ
02 mũi vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%.
Riêng các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã tiêm được 94,1% mũi 1 và 48,7%
mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên. Đối với trẻ em từ 12 - 17 tuổi, đã tiêm được
hơn 900.000 liều vắc xin Pfizer tại 12 tỉnh/thành phố16, theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm
trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc
xin và tình hình dịch tại địa phương.
(2) Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục
phối hợp với Bộ Ngoại giao bám sát, đôn đốc các nhà sản xuất, cung ứng, nhất là
đối với các hợp đồng đã được ký kết để đẩy nhanh tiến độ
bàn giao vắc xin về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất; hỗ trợ tích cực công tác
nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước để sớm chủ động nguồn vắc xin; thông
qua đó tăng lượng vắc xin sẵn có, tạo điều kiện cho mọi người dân được tiêm chủng
đầy đủ để kiểm soát tốt dịch bệnh. Tiếp tục trao đổi, đàm phán để tiếp cận các nguồn vắc xin COVID-19 tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi
để bảo đảm sự miễn dịch trong cộng đồng.
Câu 14: Cử tri
kiến nghị tiếp tục có cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực thỏa đáng cho công
tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất vắc xin vì
thuốc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 trong nước để Việt Nam sớm có thể chủ động
trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 (Yên Bái, Hải Phòng)
Bộ Y tế xin trả lời
như sau:
1. Về cơ chế, chính sách và
bố trí nguồn lực thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, phát triển,
chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất vắc xin
(1) Sử dụng ngân sách Nhà nước, Quỹ vắc xin phòng chống COVID-19 Việt Nam (sau
đây viết tắt là Quỹ vắc xin) và các nguồn hợp pháp để hỗ
trợ cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản
xuất vắc xin, bao gồm cả việc mua bảo hiểm cho người tham gia thử nghiệm lâm
sàng, thực hiện thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài và chấp nhận rủi ro đối với phần
kinh phí mà ngân sách Nhà nước, Quỹ vắc xin đã hỗ trợ nếu nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin không
thành công.
Áp dụng mức và thời hạn ưu đãi đặc biệt
theo quy định pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai; thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư cần thiết về hệ thống kết cấu
hạ tầng, tín dụng, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ đối với các dự án
nghiên cứu, sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc
xin. Có cơ chế, chính sách để tập hợp, thu hút các nhà khoa học; động viên,
khen thưởng phù hợp, kịp thời để các
nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia, đóng góp cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin.
(2) Bộ Y tế đã quan tâm đẩy mạnh cho
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống dịch và đã đạt được
một số kết quả đáng ghi nhận như: Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên trên thế giới phân lập được vi rút; nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm
chẩn đoán, một số trang thiết bị y tế; đảm bảo được trang
thiết bị phòng hộ phòng, chống dịch COVID-19... về nghiên
cứu, sản xuất vắc xin, hiện nay có 02 vắc xin đang nghiên cứu để sản xuất trong
nước (Nanocovax, Covivax) và phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin từ
các nước như Anh, Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Cu Ba.... Các vắc xin sản xuất
trong nước (bao gồm cả vắc xin gia công, chuyển giao công
nghệ) chưa có đủ dữ liệu lâm sàng và chưa đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin theo quy định. Riêng vắc xin Nanocovax, Bộ
Y tế đã triển khai tham vấn các tổ chức trong và ngoài nước, xây dựng hướng dẫn
đánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin
phòng COVID-19 sản xuất trong nước, làm việc với Hội đồng
đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng
ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc để có căn cứ xem xét và cấp phép lưu
hành. Tập đoàn VinGroup đã đàm phán với Nhà sản xuất Hoa Kỳ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 từ tinh chất mRNA. Công ty
TNHH MTV vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư
trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin
Sputnik-V.
Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục phối
hợp với Bộ Ngoại giao bám sát, đôn đốc các nhà sản xuất, cung ứng, nhất là đối
với các hợp đồng đã được ký kết để đây nhanh tiến độ bàn giao vắc xin về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất; hỗ trợ tích cực
công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước để sớm chủ động nguồn vắc xin;
thông qua đó tăng lượng vắc xin sẵn có, tạo điều kiện cho mọi người dân được
tiêm chủng đầy đủ để kiểm soát tốt dịch bệnh. Tiếp tục trao đổi, đàm phán để tiếp cận các nguồn vắc xin COVID-19 tiêm chủng
cho người dưới 18 tuổi để bảo đảm sự miễn dịch trong cộng
đồng.
2. Về tổ chức sản xuất thuốc điều trị
bệnh nhân mắc COVID-19
(1) Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát,
Bộ Y tế đã chủ động đưa ra các hướng dẫn điều trị và triển khai các giải pháp đảm
bảo nguồn cung cho các thuốc điều trị COVID-19. Do vậy nhu
cầu về thuốc điều trị đã đáp ứng đủ và kịp thời trong cả 4 giai đoạn dịch bệnh
vừa qua.
(2) Thực hiện Nghị quyết số
30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày
06/8/2021 của Chính phủ, Bộ Y tế đã tập trung nguồn lực, cắt giảm tối đa thủ tục
hành chính, qua đó rút ngắn thời gian cấp đăng ký lưu hành lưu hành, giấy phép
nhập khẩu thuốc điều trị COVID-19.
(3) Bộ Y tế đã chỉ đạo, thúc đẩy, tạo
điều kiện cho việc sản xuất thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam (đến nay Viện
Hóa sinh biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổng hợp được
hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot, đang tiếp tục nghiên cứu sản xuất với quy
mô lớn hơn); tăng cường trao đổi hợp tác, chuyển giao công
nghệ sản xuất thuốc điều trị COVID-19 với một số quốc gia...góp phần đảm bảo
nguồn cung thuốc điều trị cho chống dịch.
(4) Thời gian gần đây, có một số liệu
pháp mới, hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh nhân COVID-19 như sử dụng các
thuốc kháng virus (Remdesivir, Favipiravir, Molnupiravir), các kháng thể đơn
dòng. Bộ Y tế đã tiếp cận để nhập khẩu thành phẩm, nhập khẩu nguyên liệu để
nghiên cứu và sản xuất, kịp thời phục vụ điều trị17.
(5) Giải pháp tiếp tục triển khai
trong thời gian tới
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dược
để tạo cơ chế pháp lý thuận lợi cho việc nhập khẩu, sản xuất thuốc, vắc
xin;
- Làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tại
Việt Nam về việc nhượng quyền tự nguyện để sản xuất thuốc Molnupiravir tại Việt
Nam; chủ động hướng dẫn, hỗ trợ, các đơn vị nghiên cứu, các nhà sản xuất trong
nước triển khai nghiên cứu, hoàn thiện
hồ sơ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc điều trị
COVID-19.
- Xây dựng các mức dự trù sử dụng, trong đó chấp nhận mua thuốc với số lượng đáp ứng nhu cầu cho kịch
bản dịch có diễn tiến xấu vì khả năng dư thừa thuốc khi dịch được kiểm soát tốt.
- Tăng cường thúc đẩy việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc điều
trị COVID-19 và các vắc xin dự phòng COVID-19; Ưu tiên xử lý, thẩm định, nhanh
các hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19.
Câu 15: Cử tri
kiến nghị tiếp tục tăng cường, tập trung các nguồn lực, có biện pháp kịp thời,
quyết liệt để sớm kiểm soát tình hình dịch Covid 19 trên cả nước. Đẩy nhanh tiến
độ tiêm vaccine COVID-19, trong đó cần quản lý, công khai và minh bạch trong việc
phân phối vaccine COVID-19, tạo sự bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine
COVID-19; sớm tiếp cận các nguồn vaccine COVID-19 tiêm chủng cho người dưới 18
tuổi để bảo đảm sự miễn dịch trong cộng đồng; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ nghiên
cứu, thử nghiệm để sớm đưa vaccine do Việt Nam nghiên cứu vào sử dụng, nhằm chủ
động nguồn vaccine phòng COVID-19. Đồng thời, cử tri kiến nghị cần quan tâm, chủ
động đầu tư, xây dựng các bệnh viện các tuyến đảm bảo tiêu chuẩn điều trị bệnh
nhân. Chú trọng bảo vệ sức khỏe cho đội ngũ y tế và các lực lượng tham gia
phòng chống dịch, nhất là ở các tỉnh phía Nam hiện nay. Có các chế độ, chính
sách đối với lực lượng tham gia phòng chống dịch (Bình Định)
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
1. Về tăng cường, tập trung các
nguồn lực, có biện pháp kịp thời, quyết liệt để sớm kiểm soát tình hình dịch
COVID-19 trên cả nước
1.1. Về tăng cường,
tập trung các nguồn lực phòng, chống
dịch COVID-19
a. Về huy động nguồn nhân lực
(1) Bộ Y tế đã chỉ đạo toàn ngành rà
soát tất cả các cán bộ, lực lượng y tế hiện đang làm việc từ tuyến y tế cấp xã
trở lên, thống kê và tổ chức tập huấn cho công tác phòng, chống dịch. Chỉ đạo các trường y, dược trên cả nước, rà soát tất cả sinh viên năm cuối
tham gia vào công tác tiêm phòng, lấy mẫu xét nghiệm cho
người dân. Bộ Y tế cũng chỉ đạo thống
kê các lực lượng y tế đã về hưu, nếu có đủ điều kiện sức
khỏe, để tham gia tập huấn và sẵn sàng hỗ trợ phòng, chống
dịch. Kết quả đã huy động được hàng vạn cán bộ y tế từ
trung ương đến địa phương, gồm cả lực lượng dân y và quân y, cả công lập và tư
nhân tham gia vào chiến dịch
(2) Trong đợt dịch lần thứ 4 xảy ra tập
trung tại các tỉnh phía Nam, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
huy động, điều động một lực lượng lớn nhân lực của y tế, quân đội, công an với
gần 300.000 lượt cán bộ của Trung ương và 34 địa phương hỗ trợ cho TP. Hồ Chí
Minh, Hà Nội và các địa phương khác đang có dịch. Ngành Y tế đã huy động gần
20.000 cán bộ, lực lượng quân đội huy động hơn 133.000 cán
bộ, lực lượng công an huy động hơn 126.000 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ, tham gia phòng chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh và các địa
phương; huy động lực lượng y tế trung ương và 12 tỉnh, thành phố hỗ trợ công
tác phòng chống dịch TP. Hà Nội... lực lượng quân y đã hỗ trợ và triển khai 531
trạm y tế lưu động tại TP. Hồ Chí Minh... Các lực lượng hỗ trợ đã cùng với lực
lượng tại chỗ phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống
dịch.
b. Về cung ứng
trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc điều trị COVID-19
Để chủ động nguồn cung trang thiết bị
y tế, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch COVID-19,
Bộ Y tế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cơ bản bảo đảm nguồn cung trang
thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm, cụ thể: (1)Tổng hợp,
rà soát đánh giá và khảo sát nhu cầu trong nước; đề nghị các đơn vị sản xuất,
nhập khẩu, cung ứng trang thiết bị y tế; chủ động tìm kiếm nguồn hàng, chuẩn bị
nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo cung ứng trang thiết
bị, vật tư, sinh phẩm y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm
2022; (2) Thúc đẩy sản xuất trong nước, đề nghị các doanh nghiệp chủ động,
nhanh chóng tìm kiếm các nguồn hàng có chất lượng, có khả năng cung ứng để kịp
thời tiếp cận đưa các sản phẩm về thị trường Việt Nam theo hướng tiếp cận với
các nhà sản xuất có uy tín từ Châu Âu, Mỹ và thực hiện
theo hình thức chuyển giao công nghệ, gia công để rút ngắn quá trình sản xuất
và tiến tới làm chủ công nghệ sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt ưu tiên mặt hàng
phòng chống dịch COVID-19: các sản phẩm test xét nghiệm SARS-CoV-2, máy thở,
máy oxy dòng cao 18... (3) Đẩy mạnh thủ tục cấp
phép trang thiết bị y tế để đảm bảo nguồn cung19,
cấp phép nhập khẩu thuốc điều trị COVID-1920.
C. Về cung ứng vắc xin phòng COVID-19
Bộ Y tế đã chủ động tiếp cận các nguồn
vắc xin trên Thế giới, tổ chức hàng trăm cuộc họp để kêu gọi tài trợ, vận động
và tổ chức mua vắc xin.
Tính đến ngày 22/10/2021, Bộ Y
tế cấp phép sử dụng cho 8 loại vắc-xin phòng COVID-19, gồm:
AstraZemca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Modema, Janssen, Hayat-Vax và Abdala.
Ngoài ra còn có 03 vắc xin đã nộp hồ sơ và đang trong quá
trình xem xét, phê duyệt, bao gồm: Covaxin (Ấn độ), Sputnik Light (Liên Bang
Nga) và EpiVac Corona (Liên Bang Nga). Các loại vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam
đang nhập khẩu, nhận tài trợ đều đã được Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) cấp chứng nhận hoặc cơ quan quản lý dược của các nước trong danh
sách SRA (Cơ quan quản lý dược chặt chẽ) phê duyệt sử dụng.
Tính đến ngày 05/11/2021, tổng số vắc xin đã có hợp đồng mua, cam kết viện trợ và tài trợ là 198,8
triệu liều, đã tiếp nhận 124,7 triệu liều vắc xin và phân bổ vắc xin theo địa
bàn trọng điểm là những nơi đang có dịch bùng phát mạnh, nguy cơ bùng phát cao,
nhiều khu công nghiệp, giao thông huyết mạch...
d. Về huy động nguồn kinh phí
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19
trên thế giới có những diễn biến mới phức tạp; Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý và
giao Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động cuộc vận động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch
COVID-19. Theo đó, nguồn kinh phí ủng hộ công tác phòng chống
dịch hiện nay do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam theo dõi, quản lý và thực hiện phân bổ theo Nghị định số 64/NĐ-CP21.
Đối với một số nguồn lực hỗ trợ là trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế: Thủ tướng Chính phủ giao Bộ
Y tế tiếp nhận và phân bổ hỗ trợ các Bộ, các tỉnh, thành
phố để chủ động sử dụng cho nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Ngoài ra, Bộ Y tế đã nhận được nhiều khoản viện trợ không hoàn lại về vắc xin, sinh phẩm,
vật tư, trang thiết bị y tế cho công tác phòng chống dịch
COVID-19 từ các cá nhân, tổ chức quốc tế và các nước22.
Trong quá trình tiếp nhận, bảo quản, phân phối đều thực hiện theo quy trình chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo
sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng
và kịp thời cho công tác phòng, chống dịch.
1.2. Về có biện pháp kịp thời, quyết
liệt để sớm kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trên cả nước
Kể từ khi có dịch, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước, Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ,
ngành, địa phương và mọi người dân đã thực hiện quyết liệt,
đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch và đã đạt được nhiều
kết quả quan trọng; trong đó đã kiểm soát thành công 3 đợt dịch đầu tiên. Đợt dịch
thứ 4 với biến chủng nhanh, nguy hiểm; với sự nỗ lực, đoàn kết và quyết tâm cao
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, triển khai nhiều chủ trương, biện pháp với
tinh thần trách nhiệm cao, quyết liệt, nghiêm ngặt nên đã từng bước khống chế
được dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, không để dịch bệnh lan
rộng ra toàn quốc.
Các biện pháp phòng, chống dịch cho đến
nay cơ bản là kịp thời, đúng hướng và hiệu quả. Nhiều biện pháp chuyên môn chưa
có tiền lệ, lần đầu tiên được áp dụng để đáp ứng với diễn
biến của dịch bệnh và biến chủng Delta. Bộ Y tế đã thành lập các Bộ phận thường
trực đặc biệt tại địa phương để trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn,
hỗ trợ phòng, chống dịch. Xây dựng và cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật
về truy vết, khoanh vùng, các phương án cách ly, các chiến lược xét nghiệm,
đánh giá nguy cơ, phòng, chống dịch tại khu công nghiệp;
chỉ đạo các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, tình huống xấu và chủ động
nâng cao năng lực phòng, chống dịch. Thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương
tiếp tục triển khai các biện pháp nghiêm ngặt, “thần tốc” hơn nữa trong phòng,
chống dịch COVID-19, cụ thể:
(1) Công tác cách ly, truy vết cần được
chú trọng triển khai đồng bộ, khẩn trương nhằm phát hiện sớm, ngăn ngừa lây lan
dịch bệnh. Tiếp tục ứng dụng các biện pháp công nghệ; phát huy vai trò của Tổ
COVID-19 cộng đồng, phối hợp giữa các lực lượng tiến hành truy vết nhanh, triệt
để người tiếp xúc gần, người nhiễm bệnh, tổ chức cách ly nghiêm ngặt, kịp thời.
(2) Nâng cao năng lực công tác xét
nghiệm, lấy mẫu, huy động sự tham gia của nhiều lực lượng (quân đội, công an, y
tế, tình nguyện viên) và lực lượng từ các địa phương lân cận; tổ chức xét nghiệm
lưu động. Kết hợp hiệu quả phương pháp xét nghiệm kháng nguyên nhanh, RT-PCR,
hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm; thực hiện việc
gộp mẫu (gộp 5, gộp 10...) để tăng tốc độ xét nghiệm, giảm chi phí; chủ động tầm
soát lấy mẫu xét nghiệm tại các khu vực nguy cơ cao, cơ sở y tế, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Việc tổ chức xét nghiệm
thần tốc để sớm phát hiện F0 nhằm cách ly nguồn lây làm giảm sự lây nhiễm; được
cách ly, chăm sóc kịp thời từ đó làm giảm các trường hợp diễn biến nặng và tử
vong.
(3) Chủ động các phương án, chuẩn bị
các điều kiện cần thiết để đưa vào vận hành ngay các cơ sở điều trị khi số mắc
tăng cao; điều trị sớm để giảm bệnh tăng nặng và giảm tử
vong. Tổ chức việc phân tầng điều trị theo mô hình tháp 3 tầng để tiếp nhận điều
trị hiệu quả các trường hợp nhiễm COVID-19 theo các mức độ
của bệnh.
(4) Đẩy nhanh Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc, thực hiện tiêm mũi tăng cường
và triển khai kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em thận trọng, an toàn, khoa học. Hướng tới tỷ lệ vắc xin bao phủ dân số trên 18 tuổi đạt 100% trong quý
4/2021 và đầu năm 2022. Trong năm 2022, Bộ Y tế sẽ triển khai tiêm cho trẻ em
tù 12 đến 17 tuổi theo lộ trình (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ
dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch
tại địa phương với mục tiêu 100% trẻ trong độ tuổi này được
tiêm đủ số mũi cơ bản; đảm bảo toàn bộ người dân sẽ được tiêm chủng tiếp cận
bình đẳng vắc xin phòng COVID-19.
(5) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tinh thần tự giác, chủ động,
tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp
và người dân trong thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia
phòng, chống dịch COVID-19.
2. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine
COVID-19, trong đó cần quản lý, công khai và minh bạch trong việc phân phối vaccine COVID-19, tạo sự bình đẳng trong việc tiếp cận
vaccine COVID-19; sớm tiếp cận các nguồn vaccine COVID-19 tiêm chủng cho người
dưới 18 tuổi để bảo đảm sự miễn dịch trong cộng đồng
2.1. Về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19
(1) Tổ chức triển khai chiến dịch
tiêm chủng toàn quốc kịp thời, an toàn, khoa học, hiệu quả: Ngày 08/7/2( 21, Bộ
Y tế đã ban hành Quyết định số 3355/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022. Đây
là chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm
chủng tại Việt Nam, có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ: Y tế, Quốc
phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải và Trung ương
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; kế hoạch tổ chức triển
khai trên quan điểm thống nhất “Tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng và
công khai”.
(2) Huy động lực lượng, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết triển khai chiến dịch tiêm chủng toàn quốc:
Bộ Y tế đã chỉ đạo toàn ngành rà soát tất cả các cán bộ, lực lượng y tế hiện
đang làm việc từ tuyến y tế cấp xã trở
lên, thống kê và tổ chức tập huấn cho chiến dịch tiêm chủng với quy mô lớn nhất trong lịch sử. Chỉ đạo các trường y, dược trên cả
nước, rà soát tất cả sinh viên năm cuối tham gia vào công
tác tiêm phòng cho người dân. Bộ Y tế cũng chỉ đạo thống kê các lực lượng y tế
đã về hưu, nếu có đủ điều kiện sức khỏe, để tham gia tập huấn và triển khai chiến
dịch này. Kết quả đã huy động được
hàng vạn cán bộ y tế từ trung ương đến địa phương, gồm cả lực lượng dân y và
quân y, cả công lập và tư nhân tham gia vào chiến dịch. Tổ chức, bố trí nhiều
điểm tiêm (Trạm Y tế cấp xã, Bệnh viện, Bệnh xá, cơ sở y tế thuộc các Bộ,
ngành, cơ sở tiêm chủng dịch vụ,..) và một số cơ sở tiêm khác (Trạm y tế lưu động,
các trường học, nhà văn hóa ...).
- Bộ Y tế đã xây dựng các tài liệu và
tổ chức tập huấn về việc triển khai công tác tiêm chủng, hướng dẫn khám sàng lọc,
xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng; đảm bảo an toàn tiêm chủng. Chỉ đạo các Bệnh
viện trung ương, tỉnh, thành phố, Bệnh viện và Trung tâm y tế cấp huyện tổ chức
các đội cấp cứu tại đơn vị và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là các
xã ở các vùng đi lại khó khăn, ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4
điểm tiêm chủng. Trong thời gian triển khai tiêm chủng COVID-19, các bệnh viện
đa khoa tỉnh, thành phố phải dự phòng một số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định (để trống tối thiểu 5 giường/Bệnh viện) để sẵn sàng xử trí
trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng.
- Các điểm tiêm chủng chuẩn bị đầy đủ
các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao cho tiêm chủng, biểu mẫu tiêm chủng,
phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong
trường hợp cần thiết. Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế đảm bảo tiêm đến đâu an
toàn đến đó, hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng bố trí tiêm
theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm tiêm chủng bảo đảm giãn cách phòng,
chống dịch; sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ
hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai tiêm chủng. Triển khai
ứng dụng sổ sức khỏe điện tử để quản lý quá trình tiêm chủng của từng người
dân.
(3) Tính đến ngày 04/11/2021, cả nước
đã tiêm được 86,4 triệu liều; đã có trên 32,5 triệu người tiêm 1 liều vắc xin
và trên 26,9 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin. Tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vắc
xin là 81,2% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vắc xin là 37,34% dân số từ 18 tuổi trở
lên; vào ngày cao điểm cả nước tiêm được trên 2 triệu liều vắc xin/ngày. Có 13
tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95%; có 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 mũi vắc
xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%. Riêng các tỉnh, thành phố khu vực
phía Nam đã tiêm được 94,1% mũi 1 và 48,7% mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Đối với trẻ em từ 12 - 17 tuổi, đã tiêm được hơn 900.000 liều
vắc xin Pfizer tại 12 tỉnh/thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Kiên Giang,
Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh
Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Đồng Nai), theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp
(tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng
vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.
2.2. Về quản lý, công khai và minh
bạch trong việc phân phối vắc xin phòng, chống COVID-19, tạo sự bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine COVID-19
Việc phân bổ vắc xin được thực hiện
theo: (1) Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng
vắc xin; (2) Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về Kế hoạch
triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022; (3) Dựa trên
diễn biến tình hình dịch bệnh trên cả nước. Tiêu chí phân
bổ vắc xin:
(1) Theo địa bàn tỉnh, thành phố, ưu
tiên các tỉnh, thành phố đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm chủng trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch; các tỉnh, thành phố
thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển
kinh tế của Chính phủ; tỉnh, thành phố có nhiều khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư; tỉnh,
thành phố có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế.
(2) Theo đối tượng tiêm chủng, toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến
cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến
đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế
như: Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (bao gồm y tế công lập và
tư nhân); Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống
dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra
dịch tễ, tổ COVID dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); lực lượng
quân đội, công an; nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được
cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ
chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam23; hải quan,
cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; người cung cấp dịch vụ
thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước; giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục,
đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành
chính và các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp
xúc với nhiều người; người mắc các bệnh mạn tính; người trên 50 tuổi; người sinh
sống tại các vùng có dịch; người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; người
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước
ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài;
chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam; các đối tượng là người lao động và
thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp24 (bao gồm cả doanh nghiệp
trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng,
du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế... cơ sở bán lẻ, bán
buôn, chợ công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch; Các chức sắc, chức
việc các tôn giáo; người lao động tự do; các đối tượng khác theo Quyết định của
Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của
các đơn vị viện trợ vắc xin.
Trong đợt dịch thứ 4, Bộ Y tế đã ưu tiên phân bổ vắc xin cho một số địa phương có dịch bệnh diễn biến
phức tạp như tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An... để sớm kiểm soát dịch bệnh, giảm số mắc
và tử vong do COVID-19. Quá trình phân bổ được đánh giá là công khai, minh bạch,
công bằng, bình đẳng và hiệu quả.
2.3. Việc sớm tiếp cận các nguồn
vaccine COVID-19 tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi
để bảo đảm sự miễn dịch trong cộng đồng
Thời gian tới, Bộ Y tế phối hợp với Bộ
Ngoại giao sẽ tiếp tục bám sát, đôn đốc các nhà sản xuất, cung ứng, nhất là đối
với các hợp đồng đã được ký kết để đẩy nhanh tiến độ bàn
giao vắc xin về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất; hỗ trợ tích cực công tác nghiên
cứu, sản xuất vắc xin trong nước để sớm chủ động nguồn vắc xin; thông qua đó
tăng lượng vắc xin sẵn có, tạo điều kiện cho mọi người dân được tiêm chủng đầy
đủ để kiểm soát tốt dịch bệnh. Tiếp tục trao đổi, đàm phán
để tiếp cận các nguồn vaccine COVID-19 tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi để bảo
đảm sự miễn dịch trong cộng đồng.
3. Về việc đẩy nhanh tiến độ
nghiên cứu, thử nghiệm để sớm đưa vaccine do Việt Nam nghiên cứu vào sử dụng,
nhằm chủ động nguồn vaccine phòng COVID-19
(1) Về nghiên cứu, sản xuất vắc xin
trong nước: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế luôn nhất quán quan điểm ủng hộ tối đa, tạo mọi điều kiện thuận lợi và
thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước,
nhưng đảm bảo tuân thủ các quy trình về chuyên môn, bám sát cơ sở khoa học. Đến nay, Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực
đã chủ động nghiên cứu vắc xin; là một trong số ít nước có
3 vắc xin đang được thử nghiệm lâm sàng và là nước đầu tiên trong khu vực Đông
Nam Á thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 325.
Bộ Y tế đã khẩn trương báo cáo Chính phủ,
Quốc hội để hoàn thiện quy định pháp lý để cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện
cho vắc xin sản xuất trong nước đã có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 dựa
trên tính sinh miễn dịch; giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính, để tạo điều kiện
nhất cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian cấp phép (Thường Vụ Quốc hội, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 và Nghị quyết số 86/NQ-CP. Bộ Y tế
đã ban hành Thông tư số 11/2021/TT-BYT Hướng dẫn đăng ký lưu hành vắc xin trong
trường hợp khẩn cấp).
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xây
dựng đề cương, đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm lâm sàng và chuẩn bị hồ sơ cấp phép
theo quy định.
- Hiện nay, Bộ Y tế đã triển khai
tham vấn các tổ chức trong và ngoài nước, khẩn trương xây dựng hướng dẫn đánh
giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin phòng
Covid-19 sản xuất trong nước để có căn cứ xem xét cấp phép lưu hành trong trường
hợp cấp bách, dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 11/2021. Theo báo cáo của cơ sở sản xuất vắc xin Nanocovac có thể sản xuất và cung
ứng từ khoảng 10-15 triệu liều/tháng.
(2) Về chuyển giao công nghệ vắc xin
COVID-19: Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin phòng COVID-19 và thúc đẩy hợp tác
với một số quốc gia như Mỹ, Nga, Cuba, Trung Quốc trong chuyển giao công nghệ.26
4. Về quan tâm, chủ động đầu tư, xây dựng các bệnh viện các tuyến đảm bảo tiêu chuẩn điều trị bệnh nhân
(1) Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho y tế, ngoài ngân sách nhà nước, một số bệnh
viện tuyến tỉnh, huyện đã được đầu tư từ nguồn trái phiếu
Chính phủ, ODA, nguồn chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa
phương, chương trình mục tiêu y tế dân số và các nguồn vốn
hợp pháp khác (xã hội hoá, hợp tác công tư,...). Năm 2014, Bộ Y tế đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 phê duyệt Đề án xây dựng mới 5 bệnh viện,
viện tuyến trung ương, tuyến cuối tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Đến nay, nhiều bệnh viện tuyến dưới được đầu tư, cải
tạo, sửa chữa, xây dựng mới, bổ sung trang thiết bị y tế hiện đại và được chuyển giao các kỹ thuật chuyên môn từ các bệnh
viện tuyến trên nên đã thực hiện được các kỹ thuật cao,
góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương,
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân ngay trên địa bàn, người bệnh được
thụ hưởng nhiều dịch vụ hơn27.
Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục đề xuất
Chính phủ, Quốc hội tăng bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2021- 2025 để tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị y tế
cho các cơ sở y tế tuyến dưới với tổng mức đầu tư là
76.114,25 tỷ đồng, trong đó: (1) Vốn Ngân sách Trung ương
trong nước: 23.165,23 tỷ đồng; (2) Vốn nước ngoài (ODA): 13.476,3 tỷ đồng; (3)
Vốn Ngân sách địa phương: 39.472,72 tỷ đồng.
(2) Ngoài các nguồn vốn trên, trong
điều kiện ngân sách cho y tế còn hạn hẹp, Chính phủ đã cho phép các cơ sở y tế
được liên doanh, liên kết, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư các
Bệnh viện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày
15/12/2014 của Chính phủ. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện,
trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về vay vốn, huy động vốn, liên
doanh, liên kết, thuê tài sản, thuê đơn vị cung ứng dịch vụ đối với đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế- dân số trình Chính phủ.
Nghị định được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý cho các Bệnh viện thu hút các nguồn
lực xã hội để cải thiện cơ sở hạ tầng bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ
chuyên môn.
Nhu cầu đầu tư cho các bệnh viện của
các địa phương còn rất lớn, nên rất cần sự quan tâm của các cấp ủy đảng, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân các địa phương trong việc tăng
cường đầu tư cho y tế địa phương để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với dịch vụ khám chữa bệnh
chất lượng cao ngay tại địa phương, dần từng bước xóa bỏ tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên.
5. Về chú trọng bảo vệ sức khỏe
cho đội ngũ y tế và các lực lượng tham gia phòng chống
dịch, nhất là ở các tỉnh phía Nam hiện nay
Thời gian vừa qua, trước tình hình dịch
COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới lây
lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, Bộ Y tế đã có những giải pháp huy động nguồn lực
để đảm bảo kịp thời phòng, chống dịch. Để đảm bảo sức khỏe
và an toàn cho đội ngũ y tế và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch, Bộ Y tế
đã triển khai các giải pháp: (1) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn phòng
chống dịch và các biện pháp bảo vệ phòng chống lây nhiễm COVID-19 cho các cán bộ
sẵn sàng tham gia công tác phòng, chống dịch. (2) Có kế hoạch
luôn phiên cử các cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch; (3) Cấp kinh phí
hỗ trợ mua đồ bảo hộ cho các cá nhân tham gia phòng chống dịch theo đúng quy định.
(4) Phối hợp với các Đơn vị, sẵn sàng cung cấp bữa ăn, suất ăn bảo đảm dinh dưỡng
cho đội ngũ y tế và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
6. Về các chế độ, chính sách đối với
lực lượng tham gia phòng chống dịch
(1) Đối với người làm công tác phòng,
chống bệnh truyền nhiễm và người tham gia chống dịch, chế độ, chính sách đã được quy định tại Điều
số 59 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Luật số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007), cụ thể như
sau:
“1.
Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
được hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác.
2. Người tham gia chống dịch được
hưởng chế độ phụ cấp chống dịch và được hưởng chế độ
rủi ro nghề nghiệp khi bị lây nhiễm bệnh.
3. Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết hoặc bị
thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh, hưởng chính sách như thương binh
theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng”
(2) Ngày 28/12/2011, Bộ Y tế đã trình
Chính phủ ban hành Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg quy định một số chế độ phụ cấp
đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công
lập và chế độ phụ cấp chống dịch. Khi dịch COVID-19 xảy ra, để nâng cao chế độ,
chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia chống
dịch, Bộ Y tế đã tham mưu với Chính phủ ban hành các Nghị quyết:
- Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 về một số chế độ đặc thù trong
phòng, chống dịch COVID-19;
- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày
08/02/2021 về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh,
và một số chế độ đặc thu trong phòng, chống dịch
COVID-19;
- Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19
để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV;
(3) Ngày 04/9/2021, Bộ Y tế đã có Tờ
trình số 1311/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương nhất trí xem xét, xác nhận liệt sĩ và cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối
với cán bộ, viên chức ngành Y tế (bao gồm cả học sinh,
sinh viên của các cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành sức khỏe) đã dũng cảm hy
sinh trong khi trực tiếp tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19
tại các cơ sở thu dung, chăm sóc, điều trị người bệnh
COVID-19 và tại cộng đồng theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay,
Bộ Y tế đang dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số cơ chế,
chính sách, giải pháp trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho các bác
sỹ, nhân viên y tế tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19 không may
bị nhiễm bệnh, tử vong, ngày 13/8/2020 Bộ Y tế và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ
AIA tại Việt Nam đã ký bản thỏa thuận tài trợ hỗ trợ tài
chính với tổng giá trị là 23 tỷ đồng, cụ thể hỗ trợ một lần 10 triệu đồng đối với
mỗi nhân viên y tế được chẩn đoán
dương tính với SARS-CoV-2 và 100 triệu đồng đối với mỗi nhân viên y tế bị tử vong do nhiễm SARS-CoV-2./.
1 Tính đến ngày 04/11/2021, cả nước đã tiêm được 86,4 triệu liều; đã có trên 32,5 triệu
người tiêm 1 liều vắc xin và trên 26,9
triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin. Đối với trẻ em từ 12 - 17 tuổi, đã tiêm được hơn 900.000 liều vắc xin Pfizer tại
12 tỉnh/thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Kiên Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau,
Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Đồng
Nai), theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước
cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.
2 Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 hướng dẫn cách ly y tế tại cơ
sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19; Quyết định số 879/QĐ-BYT ngày
12/3/2020 hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú
phòng, chống dịch COVID-19; Quyết định số 904/QĐ-BYT ngày 16/3/2020 ban hành “Sổ
tay hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19; Quyết định
số 1246/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tập trung tại
khách sạn trong phòng, chống dịch COVID-19 do người được cách ly tự nguyện chi
trả.
3 Bộ Y tế đã hướng dẫn tỉnh Bắc Giang nhanh chóng phong tỏa ngay các khu dân cư tập trung đông công nhân có nguy cơ cao.
Đồng thời tăng cường giám sát chặt chẽ tại các khu cách ly tập trung với sự
tham gia của các lực lượng quân đội, công an, y tế và lắp
đặt camera giám sát. Thực hiện cách ly nghiêm ngặt để kiểm
soát chặt chẽ nguồn lây. Bên cạnh đó, tổ chức kéo dãn, rút giảm mật độ công nhân, dân cư tại những “điểm nóng” có mật độ cao để làm giảm
nguy cơ lây lan trong ổ dịch (đây cũng là bài học kinh
nghiệm được áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương...).
4 Hệ thống giám sát đã kết nối 1.076 điểm cách ly với 12.992 camera tại 62 tỉnh/thành phố.
6
Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021, công văn số
3775/BYT-KCB tăng cường phòng chống COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh, công
văn 5741/BYT-KCB củng cố hệ thống cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19.
7
Công văn số 8151/BYT-TTrB ngày 28/8/2021 vì phòng chống tham
nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch
COVID-19; công văn số 7952/BYT-TTrB ngày 23/9/2021 về tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp
thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về
phòng, chống dịch COVID-19; Công văn số 307/TTrB-P1 ngày 27/4/2021 và 604/TTrB-P1 ngày 13/7/2021 về đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về phòng, chống dịch COVID-19; Công văn số 746/TTrB-P1 ngày 24/8/2021 về tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch và tiêm vắc xin phòng COVID-19; Công văn số
778/TTrB-P3 ngày 01/9/2021 về tăng cường thanh tra, kiểm
tra việc kinh doanh thuốc được quảng cáo phòng, điều trị COVID-19 không đúng quy định.
8 Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Lào Cai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế; kiểm tra công tác tiếp nhận, bảo quản,
tiêm vắc xin COVID-19 của: Bệnh viện E, Bệnh viện Phổi TW, Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Hữu Nghị, BV Đại học Y Hà Nội, Viện Y học dự phòng - Đại học Y Hà Nội, Viện
Vệ sinh dịch tễ TW, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh
phẩm y tế, Bệnh viện Nội tiết TW, Bệnh viện Lão khoa TW.
9 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TW, Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện
K, Bệnh viện Phổi TW.
10 Từ tháng 8-10/2021, kiểm tra tại 143 cơ sở trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố trên cả nước gồm: Các cơ sở y tế công lập, tư nhân làm dịch
vụ xét nghiệm, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc, dược liệu, trang thiết
bị y tế.
11
Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Gold Pharma, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Newera Global.
12 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Newera Global
13
Sản phẩm khẩu trang y tế và găng tay y tế của Công ty cổ phần vật
tư y tế Khang Nguyên có địa chỉ trụ sở chính tại số 137, đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, TP. Lạng
Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
14 Vắc xin Nanocovax của Công ty cổ phần Công nghệ
sinh học Dược Nanogen đã nghiệm thu kết quả thử nghiệm lâm
sàng giai đoạn 1 vào tháng 8/2021; hoàn thành việc tiêm vắc
xin cả 2 liều của giai đoạn 2 và giai đoạn 3, đang tiếp tục thu thập dữ liệu
đánh giá tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vắc xin theo đề cương nghiên cứu đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Vắc xin Covivac của Viện vắc xin và sinh phẩm Nha Trang đã đánh giá kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, hoàn thành
tiêm liều 1, liều 2 (vào tháng 9/2021) của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2. Sau khi có kết quả đánh giá tính an toàn
và tính sinh miễn dịch ở giai đoạn 2 để xác định được liều tối ưu dự kiến tháng 12/2021 sẽ
bắt đầu triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
15
Vắc xin ARCT-154 của Công ty Acturus - Hoa Kỳ được Tập đoàn
VinGroup đàm phán để chuyển giao công nghệ về Việt Nam, đã hoàn thành tiêm mũi
1 của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Dự kiến đến tháng 12/2021 sẽ có kết quả đánh giá giữa kỳ
thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 để phục vụ xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành
trong trường hợp cấp bách.
- Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm
số 1 (VABIOTECH) và Công ty DS-Bio đã ký thỏa thuận với Quỹ
đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin Sputnik-V từ bán
thành phẩm. VABIOTECH đã tiến hành đóng ống và gửi
mẫu sang Liên bang Nga để kiểm định chất lượng, kết quả phía Nga
trả lời đã đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu.
- Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế
(AIC) và VABIOTECH đã ký thỏa thuận bảo mật thông tin với Công ty Shionogi -Nhật
Bản để tiếp cận hồ sơ chuẩn bị triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam và chuyển giao công nghệ sản
xuất vắc xin Recombinant SAR-CoV-2 Spike Protein.
- Bộ Y tế đã ký thỏa thuận bảo mật thông tin với đối tác Cu Ba và giao Công ty TNHH MTV vắc
xin Pasteur Đà Lạt thảo luận với đối tác Cu Ba về các điều khoản trong dự thảo
Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Abdala và
lập kế hoạch làm việc với đoàn chuyên gia của Cu Ba sang khảo sát tại Việt Nam.
- Bộ Y tế cũng đang hỗ trợ các đơn vị
đàm phán nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19
từ các đối tác của các quốc gia khác (Ấn Độ, Tây Ban Nha...).
16
TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Kiên Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà
Mau, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình,
Lạng Sơn, Lào Cai, Đồng Nai.
17 Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu Remdesivir
2.204.830 lọ (đã nhập khẩu 2.178.336 lọ); Favipiravir 2.000.000 viên (đã nhập khẩu 2.000.000 viên);
Molnupiravir 9.508.000 viên cho mục đích thử lâm sàng (đã bàn giao 8.948.000
viên để thử nghiệm); Kháng thể đơn dòng: 109.000 hộp thuốc
Tolicizumab; 16.500 hộp thuốc Casirivimab and Imdevimab; 18.100 bơm tiêm thuốc
Levilimab; cấp 78 đơn hàng nguyên liệu Molnupiravir cho 34 công ty, 55 đơn hàng nguyên liệu
Favipiravir cho 26 công ty để phục vụ nhu cầu nghiên cứu sản xuất thuốc.
18 Trong giai đoạn dịch COVID-19 vừa qua, đã có nhiều
doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển và sản xuất máy thở, kit xét nghiệm
SARS-CoV-2, khẩu trang, trang phục phòng chống dịch, găng
tay trong thời gian ngắn đáp ứng tốt với yêu cầu cấp bách
phòng chống dịch của Việt Nam. Đến nay đã có 07 doanh nghiệp
sản xuất được cấp số lưu hành cho 14 test xét nghiệm SARS-CoV-2 cho cả 3 loại
xét nghiệm với khả năng cung ứng: Xét nghiệm Vật liệu di
truyền (PCR, LAMP): 05 công ty sản xuất 07 test với tổng
khả năng cung ứng 33 triệu test/ tháng; Xét nghiệm kháng nguyên: 02 công ty sản
xuất 03 test với tổng khả năng cung ứng là 33 triệu test/
tháng; Xét nghiệm kháng thể: 02 công ty sản xuất 04 test với
tổng khả năng cung ứng là 33 triệu test/ tháng.
19 Tính đến hết ngày 31/10/2021, Bộ Y tế đã cấp 131 sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 trong đó có 43 test PCR, 60 test xét nghiệm
kháng nguyên (50 test nhanh và 07 test dùng cùng máy), 28
test kháng thể (4 test nhanh và 24 test dùng cùng máy) với khả năng cung cứng:
test xét nghiệm (PCR, LAMP): 80 triệu test/tháng, xét nghiệm
kháng nguyên: 500 triệu test/tháng, xét nghiệm kháng kháng
thể: >8 triệu test/tháng.
20 Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu Remdesivir
2.204.830 lọ (đã nhập khẩu 2.178.336 lọ); Favipiravir 2.000.000 viên (đã nhập khẩu 2.000.000 viên); Molnupiravir 9.508.000
viên cho mục đích thử lâm sàng (đã bàn giao 8.948.000 viên để thử nghiệm);
Kháng thể đơn dòng: 109.000 hộp thuốc Tolicizumab; 16.500
hộp thuốc Casirivimab and Imdevimab; 18.100 bơm tiêm thuốc Levilimab; cấp 78 đơn hàng nguyên liệu Molnupiravir cho 34 công ty, 55 đơn hàng nguyên liệu Favipiravir cho 26 công ty để phục vụ nhu cầu nghiên cứu sản xuất thuốc.
21
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trung ương và các tỉnh, thành phố đã vận động được 21.248 tỷ đồng, riêng Quỹ
vắc xin đã vận động được 8.794,9 tỷ đồng; thực
hiện phân bổ 18.003,9 tỷ đồng (tương đương 84,7% tổng nguồn lực tiếp nhận).
22 Các nước, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp,
các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đã có đóng góp lớn bằng tiền và hiện vật cho công tác phòng, chống dịch
như: 1.774 máy thở chức năng cao; 3.700 máy thở sản xuất trong nước, 2.150 hệ thống ô xy dòng cao (HFNC); hơn 30 triệu sinh phẩm kháng nguyên nhanh và RT- PCR; hơn 200 triệu
bơm kim tiêm; 15 triệu viên thuốc và hàng nghìn túi thuốc F0; 146 xe ô tô xét nghiệm, tiêm chủng lưu động; hỗ trợ việc thiết lập
và vận hành các bệnh viện dã chiến và hỗ trợ cho nhiều hoạt
động phòng, chống dịch khác tại các địa phương...
23 Thông báo số 47/TB-VPCP ngày 17/3/2021 của Văn
phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về việc
bổ sung đối tượng tiêm miễn phí vắc xin phòng COVID-19.
24 Thông báo số 137/TB-VPCP ngày 30/5/2020 của Văn
phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp trực
tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
25
Vắc xin Nanocovax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược
Nanogen đang tiếp tục thu thập dữ liệu đánh giá tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vắc xin theo đề cương nghiên cứu đảm bảo
an toàn, hiệu quả.
- Vắc xin
Covivax của Viện Vắc xin và sinh phẩm
Nha Trang dự kiến cuối năm 2021 sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
26 Vắc xin ARCT-154 của Công ty Acturus- Hoa Kỳ được
Tập đoàn VinGroup đàm phán để chuyển giao công nghệ về Việt
Nam, đã hoàn thành tiêm mũi 1 của thử nghiệm lâm sàng giai
đoạn 1. Dự kiến cuối năm 2021 sẽ có kết quả đánh giá giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 để
phục vụ xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành trong trường hợp cấp bách.
- Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm
số 1 (VABIOTECH) và Công ty DS-Bio đã ký thỏa thuận với Quỹ
đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin Sputnik-V từ bán thành phẩm. VABIOTECH đã tiến hành đóng ống
và gửi mẫu sang Liên bang Nga để kiểm
định chất lượng, kết quả phía Nga trả
lời đã đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu.
- Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC) và VABIOTECH đã ký thỏa thuận bảo mật thông
tin với Công ty Shionogi -Nhật Bản để tiếp cận hồ sơ chuẩn bị triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam và chuyển giao công
nghệ sản xuất vắc xin Recombinant SAR-CoV-2 Spike Protein.
- Bộ Y tế đã ký thỏa thuận bảo mật thông tin với đối tác Cu Ba và giao Công ty TNHH MTV vắc xin
Pasteur Đà Lạt thảo luận với đối tác Cu Ba về các điều khoản
trong dự thảo Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất vắc
xin Abdala và lập kế hoạch làm việc với đoàn chuyên gia của Cu Ba sang khảo sát tại Việt Nam.
- Bộ Y tế cũng
đang hỗ trợ các đơn vị đàm phán nhận chuyển giao công nghệ
sản xuất vắc xin COVID-19 từ các đối tác của các quốc gia
khác (Ấn Độ, Tây Ban Nha...).
27 Bộ Y tế chỉ đạo đầu tư cho một số bệnh viện đa khoa tỉnh phát triển, nâng cấp thành bệnh viện
vùng, cụ thể: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, tỉnh Nghệ An
để được công nhận là bệnh viện tuyến cuối và tiếp tục đầu
tư để trở thành bệnh viện vùng. Tiếp tục đầu tư các bệnh
viện vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, giao cho các bệnh viện đầu
ngành chịu trách nhiệm nâng cao năng lực.