ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 594/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
25 tháng 02 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030 CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG
ĐẶC DỤNG AN TOÀN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm
2017; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6
năm 2014; Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng
11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng
10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quản lý bền vững và
chứng chỉ rừng;
Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16
tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản
lý rừng bền vững;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số 61/SNN-KL ngày 23/02/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn
2021-2030 của Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn với nội dung như sau:
1. Tên chủ rừng: Ban
Quản lý rừng đặc dụng An Toàn
2. Địa chỉ: Thôn 2, xã An
Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định
3. Hiện trạng tài nguyên rừng,
đất đai
Tổng Diện tích các loại đất loại rừng:
|
:
|
25.197,72 ha
|
a) Diện tích đất lâm nghiệp
|
:
|
25.161,83 ha;
|
- Đất rừng đặc dụng
|
:
|
22.681,01 ha;
|
Trong đó:
|
+ Rừng tự nhiên
|
:
|
21.677,34 ha
|
|
+ Rừng trồng
|
:
|
1,59 ha
|
|
+ Chưa có rừng
|
:
|
1.002,08 ha
|
- Đất rừng sản xuất
|
:
|
2.480,82 ha;
|
Trong đó:
|
+ Rừng tự nhiên
|
:
|
2.059,17 ha
|
|
+ Rừng trồng
|
:
|
7,52 ha
|
|
+ Chưa có rừng
|
:
|
414,13 ha
|
b) Đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng
|
:
|
30,17 ha;
|
Trong đó:
|
+ Rừng tự nhiên
|
:
|
16,38 ha
|
|
+ Rừng trồng
|
:
|
1,68 ha
|
|
+ Chưa có rừng
|
:
|
12,11 ha
|
c) Đất chuyên dùng (trụ sở)
|
:
|
5,72 ha
|
4. Mục tiêu của Phương án
a) Về kinh tế, xã hội
- Thông qua các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng,
bảo vệ đa dạng sinh học dự kiến ổn định nguồn thu khoảng 6,5 tỷ đồng/năm; ổn
định thu nhập bình quân cho các hộ gia đình trong khu bảo tồn khoảng 20 triệu đồng/hộ/năm.
- Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng;
tạo nguồn thu cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển Khu bảo tồn thiên
nhiên An Toàn bền vững.
- Giảm thiểu áp lực vào khu bảo tồn, góp phần phần
phát triển kinh tế, ổn định an ninh trật tự.
b) Về môi trường
- Bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện
tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2030;
nâng cao chất lượng rừng đáp ứng yêu cầu về phòng hộ; bảo vệ đa dạng sinh học;
bảo tồn nguyên trạng các nguồn gen sinh vật rừng trong đó có nhiều nguồn gen động,
thực vật đặc hữu, quý hiếm.
- Phục hồi hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao chất lượng
rừng để phát huy khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất
nông nghiệp, bảo vệ hồ đập. Phục hồi 172 ha đất chưa có rừng đến cuối kỳ phát
triển thành rừng tự nhiên, ổn định độ che phủ trên 90%.
5. Kế hoạch sử dụng đất
a) Đất rừng đặc dụng
- Hiện trạng năm 2021 là 22.681,01 ha (đất có rừng
21.678,93 ha, đất chưa có rừng 1.002,08 ha).
- Kế hoạch đến năm 2030 là 22.670,02 ha, tổng giảm
11,00 ha, nguyên nhân đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích khác thuộc phân
khu dịch vụ hành chính là 12,92 ha; rừng tự nhiên ngoài lâm nghiệp chuyển vào
1,92 ha.
b) Đất rừng sản xuất
- Hiện trạng năm 2021 là 2.480,82 ha (đất có rừng
2.066,69 ha, đất chưa có rừng 414,13 ha).
- Kế hoạch đến năm 2030 là 2.467,10 ha, tổng giảm
13,72 ha, nguyên nhân: Quy hoạch cho mục đích sử dụng khác để phát triển du lịch
sinh thái là 28,18 ha; rừng tự nhiên ngoài lâm nghiệp chuyển vào 14,46 ha.
c) Đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng
- Hiện trạng năm 2021 là 30,17 ha (cây hàng năm 7,33
ha, rừng trồng ngoài lâm nghiệp: 1,68 ha, rừng tự nhiên 16,38 ha, các loại đất
khác: 4,78 ha).
- Kế hoạch đến năm 2030 còn lại 13,79 ha, giảm
16,38 ha rừng tự nhiên chuyển vào quy hoạch 3 loại rừng.
d) Đất phi nông nghiệp
Hiện trạng năm 2021 là 5,72 ha. Kế hoạch đến năm
2030 là 46,82 ha, tăng 41,10 ha, cho nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ
cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu dịch vụ,
hành chính.
6. Phân chia các phân khu chức
năng
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
- Chức năng: Là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn của
Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn.
+ Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ tài nguyên rừng và đất
rừng, cảnh quan và các tài nguyên sinh học của phân khu.
+ Tổ chức du lịch sinh thái; các hoạt động nghiên
cứu khoa học.
- Vị trí, địa điểm
+ Khu vực trung tâm: Gồm các khoảnh 6, 8, 9, 10,
11, 12, 13 và 14, tiểu khu 52; khoảnh 3 và 4, tiểu khu 62 và toàn bộ tiểu khu
64.
+ Khu vực phía Đông Bắc: Gồm các khoảnh 1, 2, 3, 4,
6, 7, 9, 10, 11, 12, tiểu khu 24; khoảnh 1 và 4, tiểu khu 28; khoảnh 3, tiểu
khu 31; khoảnh 1, 3 và 4, tiểu khu 37; khoảnh 1, và 2, tiểu khu 41.
+ Khu vực phía Tây Bắc: Khoảnh 1, 2, 4, tiểu khu
36; toàn bộ tiểu khu 42.
+ Khu vực phía Tây Nam: Gồm toàn bộ tiểu khu 72.
- Diện tích
Tổng diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là
6.146,52 ha, chiếm 27,1% tổng diện tích rừng đặc dụng. Trong đó đất có rừng tự
nhiên là 6.081,64 ha, chiếm 98,9% diện tích phân khu (rừng nguyên sinh 2.107,96
ha, chiếm 34,3%; rừng thứ sinh 3.973,68 ha, chiếm 64,6%). Đất chưa có rừng là
64,88 ha, chiếm 1,1% diện tích phân khu.
b) Phân khu phục hồi sinh thái
- Chức năng: Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt
chẽ để rừng phục hồi hệ sinh thái tự nhiên của Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn.
+ Phục hồi lại các diện tích rừng đã bị suy thoái
vì tác động của con người bằng biện pháp lâm sinh.
+ Bảo vệ toàn bộ tài nguyên rừng, đất rừng, cảnh
quan, các tài nguyên sinh học của phân khu.
+ Tổ chức du lịch sinh thái; các hoạt động nghiên
cứu khoa học.
- Vị trí, địa điểm:
+ Toàn bộ đất rừng đặc dụng của các tiểu khu 51,
53A, 53B, 56, 63, 71, 73, 79, 80, 90A, 91.
+ Khoảnh 5, 8, tiểu khu 24; khoảnh 2, 3, 5, 6, 7,
8, tiểu khu 28; khoảnh 1, 2, 4, 4a, 5, tiểu khu 31; khoảnh 2a, tiểu khu 41; khoảnh
3, tiểu khu 36; khoảnh 2, 5, 6, 7, 9, 11, tiểu khu 37; khoảnh 2a, 4, 5, 6, tiểu
khu 45; khoảnh 3, 4, 5, tiểu khu 50; khoảnh 3a, 4a, 5, 7, tiểu khu 52; khoảnh
1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, tiểu khu 62.
- Diện tích
+ Tổng diện tích phân khu phục hồi sinh thái sau
khi điều chỉnh là 15.704,54 ha, chiếm 69,2% tổng diện tích đất rừng đặc dụng.
Trong đó rừng nguyên sinh là 2.166,57 ha, chiếm 13,8% phân khu; rừng thứ sinh
là 12.628,71 ha chiếm 80,4% phân khu; đất chưa có rừng là 907,7 ha, chiếm 5,8%
phân khu; đất có rừng trồng không đáng kể (1,59 ha).
+ Tổng diện tích phân khu phục hồi sinh thái sau
khi điều chỉnh giảm 647,56 ha so với trước đây. Nguyên nhân giảm do điều chỉnh
sang phân khu dịch vụ hành chính.
c) Phân khu dịch vụ - hành chính
- Chức năng: Là khu vực hoạt động thường xuyên của
Ban Quản lý; cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm; dịch vụ du lịch, nghi dưỡng, giải
trí kết hợp với xây dựng công trình quản lý dịch vụ của Khu bảo tồn thiên nhiên
An Toàn.
+ Bảo vệ tài nguyên rừng, đất rừng, cảnh quan, các
tài nguyên sinh học của phân khu.
+ Tổ chức du lịch sinh thái; thực hiện các hoạt động
nghiên cứu khoa học. Trong phân khu dịch vụ hành chính được xây dựng các công
trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở những nơi
đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi.
- Vị trí, địa điểm:
+ Khu vực sử dụng cho hành chính gồm Trụ sở cơ quan
và các trạm bảo vệ rừng thôn 1, thôn 2 và thôn 3. Diện tích 5,72 ha đất chuyên
dùng.
+ Khu vực sử dụng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
Khoảnh 5, 6, tiểu khu 36; khoảnh 2, 3, tiểu khu 45; khoảnh 1, 2, tiểu khu 50.
- Diện tích:
+ Tổng diện tích đất rừng đặc dụng của phân khu dịch
vụ - hành chính được xác định là 829,95 ha, chiếm 3,7% tổng diện tích đất rừng
đặc dụng. Trong đó, rừng nguyên sinh là 57,97 ha, chiếm 7,0% đất rừng của phân
khu; rừng thứ sinh là 742,45 ha chiếm 89,5% đất rừng của phân khu; đất chưa có
rừng là 29,53 ha, chiếm 3,6% đất rừng của phân khu.
+ Diện tích phân khu dịch vụ hành chính được điều
chỉnh từ các phân khu khác chuyển sang (phân khu phục hồi sinh thái 725,39
ha chuyển sang; vùng đệm chuyển vào 104,56 ha).
d) Vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng
- Là khu vực sinh sống ổn định của thôn 1, thôn 2
và thôn 3, xã An Toàn; thôn O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh.
- Tổng diện tích vùng đệm là 2.510,99 ha, trong đó
đất rừng sản xuất là 2.480,82 ha; đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 30,17 ha.
7. Các dự án ưu tiên triển khai
a) Dự án bảo vệ rừng
- Khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân
+ Khối lượng: 8.449,91 ha, trong đó khoán chuyển tiếp
7.508,00 ha; khoán mới 941,91 ha.
+ Thời gian: Khoán chuyển tiếp 2021 - 2030, tương
đương 75.080 lượt/ha; khoán mới từ 2022 - 2030, tương đương 8.477 lượt/ha.
+ Đơn giá khoán : Dự kiến theo dự thảo Nghị định của
Chính phủ về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại
lâm sản trong lâm nghiệp. Theo đó, rừng tự nhiên đặc dụng mức hỗ trợ 600.000 đồng/ha/năm
(An Toàn là xã thuộc khu vực III).
+ Dự kiến tổng kinh phí: 50.134 triệu đồng, từ 2021
đến 2030.
+ Nguồn kinh phí: Từ Chương trình mục tiêu Quốc gia
Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg
ngày 04/06/2021 (tiểu dự án 1, thuộc dự án 3 - phát triển kinh tế nông, lâm
nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân).
- Hỗ trợ bảo vệ rừng
+ Các nội dung bảo vệ: Bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo
vệ thực vật rừng, động vật rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh
hại và chống khai thác, lấn chiếm rừng và đất rừng, tuyên truyền phổ biến pháp
luật…
+ Khối lượng: 15.302,98 ha rừng tự nhiên (không
tính diện tích đã khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân nêu trên).
+ Mức hỗ trợ: Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ
về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản
trong lâm nghiệp. Theo đó, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên, Nhà nước hỗ
trợ kinh phí quản lý, bảo vệ rừng với mức bình quân 150.000 đồng/ha/năm.
+ Dự kiến tổng kinh phí: 20.659 triệu đồng, từ năm
2022 - 2030.
+ Nguồn kinh phí: Từ Chương trình Phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2030 và nguồn thu từ cung ứng dịch vụ môi trường
rừng.
b) Dự án bảo tồn và theo dõi đa dạng sinh học
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học
+ Nội dung
Điều tra, đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ
liệu số về tài nguyên thực vật rừng. Điều tra, thống kê lập danh mục; xây dựng
bản đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu; loài cây kinh tế. Sưu tập
tiêu bản thực vật rừng.
Điều tra, đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ
liệu số về tài nguyên động vật rừng. Điều tra, thống kê lập danh mục; xây dựng
bản đồ phân bố các loài động vật quý hiếm, đặc hữu. Sưu tập mẫu vật động vật rừng.
+ Kinh phí:
Dự kiến khoảng 2.000 triệu/chuyên đề. Dự kiến tổng
kinh phí: 4.000 triệu đồng
Nguồn kinh phí: Từ dự án khôi phục và quản lý rừng
bền vững khu vực Miền Trung và Bắc Việt Nam giai đoạn 1 (KFW9) và các nguồn hợp
pháp khác.
- Dự án theo dõi, giám sát một số loài động thực vật
quý hiếm
+Theo dõi tình trạng một số loài có giá trị kinh tế
và giá trị bảo tồn cao, dễ bị tác động bởi con.
+ Khối lượng: 10 ô mẫu định vị, và 50 điểm giám sát
động vật.
+ Thời gian thực hiện: hàng năm
+ Dự kiến tổng kinh phí: 2.500 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Từ dự án khôi phục và quản lý rừng
bền vững khu vực Miền Trung và Bắc Việt Nam giai đoạn 1 (KFW9) và các nguồn hợp
pháp khác.
- Xây dựng vườn thực vật
+ Khối lượng: 10,0 ha.
+ Đơn giá: Dự toán trên cơ sở định mức kinh tế kỹ
thuật trồng rừng tại Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN , ngày 06/7/2005 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
+ Dự kiến tổng kinh phí: 2.040 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Từ dự án khôi phục và quản lý rừng
bền vững khu vực
Miền Trung và Bắc Việt Nam giai đoạn 1 (KFW9) và
các nguồn hợp pháp khác. c) Dự án khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
- Khối lượng: 172,28 ha
- Thời gian thực hiện: 06 năm
- Đơn giá: Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ về
chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản
trong lâm nghiệp. Theo đó, mức hỗ trợ là 1,0 triệu đồng/ha/năm.
- Dự kiến tổng kinh phí: 1.034 triệu đồng/06 năm.
- Nguồn kinh phí: Từ Chương trình Phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2030.
d) Dự án Nghiên cứu khoa học
Dự án Nghiên cứu khoa học được thực hiện dưới hình
thức đề tài nghiên cứu, bao gồm:
- Điều tra, đánh giá, bảo tồn và phát triển các nguồn
gen giống cây rừng tự nhiên thuộc loại quý hiếm
+ Dự kiến kinh phí: 2.000 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp khoa học từ
ngân sách tỉnh (đã có kế hoạch triển khai tại văn bản số 91/KH-UBND ngày
02/12/2020 của UBND tỉnh)
- Điều tra, đánh giá, bảo tồn, phát triển và nhân
giống các nguồn gen một số cây dược liệu trong rừng tự nhiên
+ Dự kiến kinh phí: 3.000 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp khoa học từ
ngân sách tỉnh (đã có kế hoạch triển khai tại văn bản số 91/KH-UBND ngày
02/12/2020 của UBND tỉnh)
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng tài nguyên rừng
trong cộng đồng và đề xuất các giải pháp bảo tồn
+ Dự kiến kinh phí: 2.500 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp khoa học từ
ngân sách tỉnh.
đ) Dự án xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ
phát triển rừng
- Xây dựng vườn ươm cây giống
+ Khối lượng: 01 ha
+ Dự kiến kinh phí: 750 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Từ ngân sách tỉnh.
- Đóng mốc ranh giới, chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
+ Khối lượng: 114 mốc; diện tích chỉnh lý 1.337,95
ha.
+ Đơn giá: Trên cơ sở giá bình quân đã thực các năm
trước trên địa bàn tỉnh. Bình quân 5 triệu/mốc; chỉnh lý Giấy chứng nhận 0,5
triệu /ha.
+ Dự kiến kinh phí: 1.239 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Từ Chương trình Phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2030 và ngân sách tỉnh.
- Xây mới; sửa chữa, hoàn thiện Trạm Quản lý bảo vệ
rừng
+ Khối lượng: Xây mới 01 Trạm; sửa chữa, hoàn thiện
03 Trạm
+ Đơn giá: Trên cơ sở giá bình quân đã thực hiện
trên địa bàn tỉnh. Đơn giá xây dựng bình quân 5 triệu/m2 ; sửa chữa, hoàn thiện
2 triệu đồng/m2
+ Dự kiến kinh phí : 810 triệu đồng.
+ Nguồn kinh phí: Từ ngân sách tỉnh.
- Xây dựng phòng trưng bày tiêu bản
+ Khối lượng: 200 m2
+ Dự kiến kinh phí: 5.000 triệu đồng (đã được Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình xin chủ trương tại văn bản số
2870/SNN-QLXDCT ngày 28/10/2021 và văn bản số 2501/SKHĐT-KTN ngày 5/11/2021).
+ Nguồn kinh phí: Từ ngân sách tỉnh
- Xây dựng biển báo tuyên truyền bảo vệ rừng
+ Khối lượng: 09 bảng
+ Đơn giá: Trên cơ sở giá bình quân đã thực hiện
trên địa bàn tỉnh. Đơn giá xây dựng bình quân 15 triệu/bảng.
+ Dự kiến kinh phí: 135 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Từ Chương trình Phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2030.
- Nâng cấp đường tuần tra kết hợp phục vụ du lịch
sinh thái
+ Khối lượng: 10 km
+ Dự kiến kinh phí: 15.000 triệu đồng (Đã được Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình xin chủ trương tại văn bản số
2870/SNN- QLXDCT ngày 28/10/2021 và văn bản số 2501/SKHĐT-KTN ngày 5/11/2021).
+ Dự kiến nguồn kinh phí: Từ Chương trình mục tiêu
Quốc gia Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021 - 2025.
e) Dự án hỗ trợ cho cộng đồng dân cư vùng đệm
- Hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ
giống
+ Khối lượng: 12 thôn
+ Mức hỗ trợ: Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ
về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản
trong lâm nghiệp. Theo đó, dự kiến mức hỗ trợ tối thiểu là 50 triệu đồng/cộng đồng
dân cư/năm/lần
+ Dự kiến kinh phí : 5.400 triệu đồng/09năm
+ Nguồn kinh phí: Từ Chương trình Phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2030.
- Phục hồi và Phát triển Lâm sản ngoài gỗ dưới tán
rừng (Mây)
+ Khối lượng: 300 ha
+ Thời gian thực hiện: 05 năm
+ Đơn giá: 2,5 triệu đồng/ha/5năm.
+ Dự kiến tổng kinh phí: 750 triệu đồng/05 năm.
+ Nguồn kinh phí: Từ Chương trình mục tiêu Quốc gia
Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030.
- Đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu
+ Khối lượng: 50 ha
+ Thời gian thực hiện: 05 năm
+ Đơn giá: 15 triệu đồng/ha/5năm.
+ Dự kiến tổng kinh phí: 750 triệu đồng/05 năm.
+ Nguồn kinh phí: Từ Chương trình mục tiêu Quốc gia
Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030.
g) Dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí
- Phương án bố trí tổng thể các khu du lịch sinh
thái
+ Khu trung tâm
Chức năng: Là khu vực để bố trí xây dựng các công
trình phục vụ du khách, gồm: Khu đón tiếp; khu điều hành quản lý; khu nghỉ dưỡng…vv.
Địa điểm: Khu trung tâm dịch vụ xác định tại khu vực
trạm bảo vệ rừng thôn 1. Hiện trạng khu vực này đã kết nối với đường giao thông
liên xã An Toàn - Xuân Phong; có điện lưới, có mặt bằng đủ lớn để xây dựng.
Diện tích: Quy mô diện tích khu vực này khoảng
15,41 ha đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng hiện nay do UBND xã An Toàn đang quản
lý.
Giải pháp xây dựng: Khu trung tâm được xây dựng các
công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và
phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Khu cảnh quan, sinh thái
Chức năng: Khu cảnh quan, sinh thái là khu vực sử dụng
môi trường rừng, cảnh quan thiên nhiên phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái
rừng. Các hoạt động trong khu vực này gồm: Hoạt động leo núi, picnic ngắm cảnh,
tắm suối…vv.
Địa điểm: Khu cảnh quan, sinh thái, dã ngoại được
xác định bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và
phân khu dịch vụ hành chính.
Giải pháp xây dựng: Quản lý xây dựng công trình phục
vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định định chi tiết thi hành
một số điều của luật Lâm nghiệp.
- Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí
+ Giai đoạn 2022- 2025
Xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải
trí, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Lập các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải
trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp
với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt.
+ Giai đoạn 2026- 2030:
Các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
đưa vào hoạt động, đồng thời cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du
lịch.
- Nguồn vốn: Liên kết với với tổ chức, cá nhân lập
dự án du lịch sinh thái, kinh phí lập dự án do hai bên thỏa thuận.
8. Các nội dung khác
a) Khai thác lâm sản ngoài gỗ thuộc quy hoạch rừng
sản xuất. Đối tượng khai thác là lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên. Diện
tích khai thác: 2.075,55 ha. Sản lượng khai thác: Mây 58 tấn/năm; lá nón 2,7 tấn/năm.
Phương án khai thác: Ban quản lý lập kế hoạch khai thác hằng năm. Sau khai
thác, các chủ lâm sản lập bảng kê theo quy định tại Thông tư số
27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo
vệ, phát triển rừng. Nội dung tuyên truyền gồm các chủ trương của Đảng; các văn
bản Quy phạm pháp luật; các văn bản hướng dẫn luật…Hằng năm, BQL phối hợp với lực
lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương để triển khai thực hiện công tác tuyên
truền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng đến thôn, bản.
c) Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: Thu thập
thông tin biến động về rừng; thời điểm xác định có biến động về rừng theo các nguyên
nhân. Cập nhật diễn biến rừng.Trình phê duyệt và công bố kết quả theo dõi diễn
biến rừng.
d) Điều tra, kiểm kê rừng: Việc điều tra rừng được
thực hiện theo chu kỳ 05 năm một lần; kiểm kê rừng 10 năm một lần. Điều tra, kiểm
kê rừng được thực hiện khi có chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và được thực hiện trên toàn quốc.
9. Tổng khái toán nhu cầu vốn
cho kế hoạch quản lý rừng bền vững
Đây chỉ là khái toán và dự kiến các nguồn vốn đầu
tư mang tính chất định hướng. Khi thực hiện sẽ lập thiết kế kỹ thuật và dự toán
chi phí theo các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá theo từng dự án cụ thể
trình cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư trong 10 năm là:
117.701 triệu đồng
(Một trăm mười
bảy tỷ, bảy trăm lẻ một triệu đồng)
TỔNG HỢP NHU CẦU
VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Đơn vị tính: Triệu
đồng
TT
|
Hạng mục
|
Theo nguồn vốn
|
Tổng
|
Dự án BVPTR
|
Các CT MTQG
|
DV MTR
|
SNK H
|
NS tỉnh
|
Nguồn khác
|
|
Tổng
|
117.70 1
|
16.998
|
66.634
|
10.80 0
|
7.500
|
7.22 9
|
8.540
|
1
|
Dự án bảo vệ rừng
|
70.793
|
9.859
|
50.134
|
10.80 0
|
|
|
|
1. 1
|
Khoán chuyển tiếp
|
45.048
|
|
45.048
|
|
|
|
|
1. 2
|
Khoán mới
|
5.086
|
|
5.086
|
|
|
|
|
1. 3
|
Hỗ trợ QL bảo vệ rừng
|
20.659
|
9.859
|
|
10.80 0
|
|
|
|
2
|
Dự án bảo tồn….
|
8.540
|
|
|
|
|
|
8.540
|
21
|
Điều tra đa dạng thực vật rừng
|
2.000
|
|
|
|
|
|
2.000
|
2. 2
|
Điều tra đa dạng động vật rừng
|
2.000
|
|
|
|
|
|
2.000
|
2. 3
|
Giám sát các hệ sinh thái rừng
|
2.500
|
|
|
|
|
|
2.500
|
2. 4
|
Xây dựng vườn thực vật
|
2.040
|
|
|
|
|
|
2.040
|
3
|
Dự án phát triển rừng
|
1.034
|
1.034
|
|
|
|
|
|
3. 1
|
Khoanh nuôi tái rừng
|
1.034
|
1.034
|
|
|
|
|
|
4
|
Dự án nghiên cứu khoa học
|
7.500
|
|
|
|
7.500
|
|
|
4. 1
|
ĐT, BTvà PT nguồn gen
|
2.000
|
|
|
|
2.000
|
|
|
4. 2
|
ĐT, Bảo tồn và PT dược liệu
|
3.000
|
|
|
|
3.000
|
|
|
4. 3
|
N/cứu thực trạng tài nguyên rừng
|
2.500
|
|
|
|
2.500
|
|
|
5
|
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
|
22.265
|
705
|
15.000
|
|
|
6.560
|
|
5. 1
|
Vườn ươm cây giống
|
750
|
|
|
|
|
750
|
|
5. 2
|
Đóng mốc ranh giới
|
570
|
570
|
|
|
|
|
|
5. 3
|
Xây mới trạm QLBV
|
250
|
|
|
|
|
250
|
|
5. 4
|
Hoàn thiện Trạm BVR
|
560
|
|
|
|
|
560
|
|
5. 5
|
Xây mới phòng trưng bày
|
5.000
|
|
|
|
|
5.000
|
|
5. 6
|
Bảng hiệu
|
135
|
135
|
|
|
|
|
|
5. 7
|
Làm đường tuần tra
|
15.000
|
|
15.000
|
|
|
|
|
6
|
Hỗ trợ dân cư vùng đệm
|
6.900
|
5.400
|
1.500
|
|
|
|
|
6. 1
|
Hỗ trợ khuyến nông, K.lâm
|
5.400
|
5.400
|
|
|
|
|
|
6. 2
|
Phục hồi và phát triển Mây
|
750
|
|
750
|
|
|
|
|
6. 3
|
Hỗ trợ vùng trồng dược liệu
|
750
|
|
750
|
|
|
|
|
7
|
Hạng mục khác
|
669
|
|
|
|
|
669
|
|
7. 1
|
Chỉnh lý chứng nhận QSD đất
|
669
|
|
|
|
|
669
|
|
a) Từ Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững (CTPTLNBV
- sử dụng cho các hạng mục hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, đóng
mốc bảng, hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm): 16.998 triệu đồng.
b) Từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển
kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030; Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20201 - 2025 (CTMTQG - sử
dụng cho hạng mục khoán bảo vệ rừng, xây dựng đường tuần tra kết hợp du lịch
sinh thái, hỗ trợ cộng đồng): 66.634 triệu đồng.
c) Từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR -
sử dụng cho các hạng mục quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học):
10.800 triệu đồng.
d) Từ nguồn sự nghiệp khoa học (SNKH - sử dụng
cho đề tài nghiên cứu khoa học): 7.500 triệu đồng.
đ) Từ ngân sách tỉnh (NS - sử dụng cho xây dựng
vườn ươm cây giống, xây mới và hoàn thiện, sửa chữa các trạm QLBVR, xây mới
phòng trưng bày tiêu bản, chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):
7.229 triệu đồng.
e) Nguồn khác gồm dự án khôi phục và quản lý rừng bền
vững khu vực Miền Trung và Bắc Việt Nam giai đoạn 1 (KFW9) và từ các tổ chức
phi chính phủ (sử dụng cho dự án bảo tồn đa dạng sinh học): 8.540 triệu
đồng.
10. Hiệu quả của Phương án
a) Hiệu quả kinh tế, xã hội
- Tổng giá trị từ các hoạt động có người dân tham
gia và mang tính chất ổn định khoảng 6,6 tỷ đồng/năm.
- Ổn định thu nhập khoảng 20 triệu đồng/hộ/năm. Về
cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực cho người dân, giảm thiểu áp lực vào
khu bảo tồn, góp phần phần phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh.
b) Hiệu quả về môi trường
Tỷ lệ che phủ rừng toàn xã được duy trì ổn định ở
mức 90,4% hiện nay lên 91,1% cuối kỳ phương án. Bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng
có các giá trị đa dạng sinh học cao. Giữ vững chất lượng rừng hiện nay; đảm bảo
khả năng phòng hộ đầu nguồn cho hệ thống hồ đập thủy lợi, thủy điện trên sông
Kôn là hệ thống lớn nhất trên địa bàn tỉnh.
11. Giải pháp
a) Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế và
chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý. Sắp xếp, bố trí viên chức người lao động
phù hợp với các chức danh nghề nghiệp và khung năng lực vị trí việc làm được
duyệt.
- Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
cho bộ phận chuyên môn nhất là về cây rừng, động vật rừng; công nghệ theo dõi
diễn biến tài nguyên rừng; tài nguyên và du lịch sinh thái; quản lý rừng bền vững...vv.
b) Giải pháp về phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả quy chế
phối hợp quản lý bảo vệ rừng với các cơ quan, đơn vị liên quan. Phối hợp trong
công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét trong rừng; phối hợp trong chốt chặn kiểm
soát lâm sản.
- Tăng cường phối hợp với các hội đoàn thể, tổ chức
chính trị xã hội tuyên truyền, giáo dục pháp luật Bảo vệ rừng cho cộng đồng dân
cư. Phối hợp với Công ty Trang thiết bị Y tế Bình Định trong việc tổ chức, hướng
dẫn người dân Phát triển cây dược liệu trên địa bàn xã An Toàn.
- Tổ chức lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng thành từng
nhóm. Lập ra ban điều hành cho tất cả các nhóm, có nhiệm vụ lên kế hoạch và triển
khai cho các nhóm bảo vệ rừng cùng phối hợp luân phiên đi kiểm tra rừng để kịp
thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng hiệu quả nhất.
c) Giải pháp về công nghệ
- Xây dựng, triển khai thực hiện các đề tài nghiên
cứu, khảo nghiệm giống cây rừng phù hợp cho trồng rừng phòng hộ, đặc dụng. Các
đề tài về lâm sản ngoài gỗ; cây dược liệu; đề xuất các quy trình từ chọn giống
đến kỹ thuật gây trồng, thu hái, bảo quản sản phẩm.
- Đầu tư tăng cường năng lực quản lý, giám sát diễn
biến rừng. Duy trì và sử dụng có hiệu quả công nghệ GIS trong theo dõi diễn biến
rừng; gắn kết với cơ sở dữ liệu thống kê hiện trạng rừng.
d) Giải pháp về nguồn vốn
Tiếp cận các nguồn vốn liên doanh, liên kết sử dụng
cho hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Từ các tổ chức
phi chính phủ để thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
12. Tổ chức thực hiện
a) Ban quản lý rừng đặc dụng
- Sau khi phương án được UBND tỉnh phê duyệt, Ban
Quản lý tổ chức thực hiện đồng thời tự giám sát, đánh giá các hoạt động quản
lý rừng bền vững đã được phê duyệt. Hàng năm, trước ngày 10 tháng 12, báo cáo Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện phương án quản lý rừng bền
vững.
b) Sở Nông nghiệp và PTNT
Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành liên
quan, Ủy ban nhân dân huyện An Lão tổ chức triển khai thực hiện phương án:
- Chủ trì, chỉ đạo Ban Quản lý rừng đặc dụng xây dựng
các dự án đầu tư; xây dựng kế hoạch hàng năm để đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu
đề ra. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Phương
án.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài
chính cân đối, bố trí nguồn vốn; tổng hợp, đề xuất kinh phí thực hiện phương
án và báo cáo với UBND tỉnh để xem xét, quyết định.
- Phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ đề xuất
danh mục, cân đối kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứa khoa học liên quan đến
phương án trình UBND tỉnh quyết định.
- Phối hợp UBND huyện An Lão, Ban Dân tộc và miền
núi tỉnh đề xuất các hạng mục gắn với phương án quản lý rừng bền vững và xây dựng
kế hoạch, nhu cầu vốn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, trình
UBND tỉnh.
- Phối hợp các Sở, ngành liên quan, tổ chức thực
hiện các nội dung có liên quan đến phương án tùy theo chức năng nhiệm vụ được
giao.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, đề xuất nguồn vốn, hướng dẫn chi ngân
sách nguồn vốn đầu tư phát triển; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn
triển khai thực hiện các Kế hoạch của Phương án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp
và PTNT cân đối vốn đầu tư triển khai thực hiện Phương án.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra,
giám sát kết quả thực hiện Phương án
d) Sở Tài Chính
- Chủ trì, đề xuất nguồn vốn, hướng dẫn chi ngân
sách nguồn vốn sự nghiệp, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, triển
khai thực hiện các Kế hoạch của Phương án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cân
đối, bố trí vốn sự nghiệp để thực hiện các Kế hoạch của Phương án;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn
vốn đầu tư phát triển thực hiện các Kế hoạch của Phương án.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra,
giám sát kết quả thực hiện các Kế hoạch của Phương án.
đ) Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì đề xuất danh mục, cân đối kinh phí và hướng
dẫn triển khai thực hiện các đề tài khoa học trong các Kế hoạch của Phương án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm
tra, giám sát, đánh giá và nghiệm thu các đề tài.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong công tác bổ sung, chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâm nghiệp cho Ban Quản lý.
g) Ban Dân tộc tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, xây dựng kế hoạch và triển khai các hạng mục đầu tư có liên quan đến
các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng tại các xã thuộc khu vực II, khu vực
III, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
h) Ủy ban nhân dân huyện An Lão
- Chủ trì, chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện
các nội dung: Đề xuất các hạng mục đầu tư liên quan đến phương án đồng thời xây
dựng kế hoạch, nhu cầu vốn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp,
trình UBND tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Phương án;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong
công tác chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho Ban Quản lý.
- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai các hạng
mục đầu tư có liên quan đến các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ;
- Bố trí vốn ngân sách huyện để thực hiện một số hạng
mục của phương án;
i) Ủy ban nhân dân xã An Toàn
Phối hợp chặt chẽ với chủ rừng trong mọi hoạt động
của phương án.
k) Các Sở, ngành khác: Theo chức năng nhiệm vụ được
giao, tổ chức thực hiện các nội dung có liên quan đến xây dựng và thực hiện
phương án.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Ban Quản
lý rừng đặc dụng An Toàn triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành của
Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Tài nguyên và Môi trường,
Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn và
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh,
- PCT TT UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh;
- CVP, PVP NN;
- Lưu: VT, K13 (15b).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
|