Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 406/QĐ-BGDĐT 2022 Sổ tay an toàn phòng chống COVID19 trong trường học

Số hiệu: 406/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Ngô Thị Minh
Ngày ban hành: 27/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 406/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT SỔ TAY ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TRƯỜNG HỌC (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung).

Tài liệu được sử dụng tại các cơ sở giáo dục trên toàn quốc (tài liệu kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Các Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Ngô Thị Minh

 

SỔ TAY

ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TRƯỜNG HỌC
(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 406/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG

PGS.TS Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

NHÓM BIÊN SOẠN VÀ BIÊN TẬP NỘI DUNG

TS. Trần Văn Lam, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TS. Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TS.BS Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế.

PGS.TS. NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TS.BS Lê Văn Tuấn, Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TS.BS Bùi Hữu Toàn, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế.

TS.BS Hoàng Thị Hải Vân, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

TS.BS Trần Quỳnh Anh, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

 

LỜI GIỚI THIỆU

Sự bùng phát của bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) đã được Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố là một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) và vi rút này hiện đã lan ra hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở Việt Nam, nguy cơ dịch bệnh bùng phát luôn thường trực. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh, nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người lao động tại các cơ sở giáo dục là đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc-xin.

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, nhằm bảo đảm an toàn khi tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình dịch COVID-19 và góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh, duy trì việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng tài liệu “Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học” trên cơ sở sửa đổi, bổ sung từ cuốn sổ tay được ban hành theo Quyết định số 3822/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2020. Tài liệu này cung cấp các nội dung cơ bản nhất, ngắn gọn, cập nhật liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học trên cơ sở các hướng dẫn chung của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục Đào tạo và Tổ chức Y tế thế giới (các trường phổ thông dân tộc nội trú có tài liệu riêng).

Tài liệu được hoàn thành trong thời gian ngắn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, rất mong nhận được sự chia sẻ và góp ý của bạn đọc về nội dung để tài liệu tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới.

 

 

NHÓM BIÊN SOẠN

 

1. Thông tin chung về dịch COVID-19

1.1. Bệnh COVID-19 là gì?

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được thông báo về các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Một loại vi rút Corona mới được xác định là nguyên nhân gây bệnh vào ngày 7 tháng 01 năm 2020 và tạm thời được đặt tên là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona 2019.

Ngày 11 tháng 02 năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới công bố chính thức tên bệnh là COVID-19, trong đó “CO” là chữ viết tắt của tên chủng vi rút Corona, “VI” là viết tắt cho vi rút (virus), “D” là viết tắt cho bệnh (tiếng Anh là Disease) và 19 là năm 2019, năm phát hiện ra chủng vi rút mới này.

Người được chẩn đoán mắc COVID-19 là ca bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ trường hợp nào đã được khẳng định bằng xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại các phòng xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định.

1.2. Tác nhân gây bệnh COVID-19 - Vi rút SAR-CoV-2

Tác nhân gây bệnh COVID-19 là vi rút SARS-CoV-2 (tên gọi cũ là nCoV) là một chủng vi rút Corona mới trước đây chưa từng được xác định trên người (Hình 1). Đến nay đã xác định được 6 chủng vi rút Corona có khả năng lây nhiễm ở người và SARS-CoV-2 là thành viên thứ bảy.

Hình 1. Hình thái và cấu trúc vi rút SARS-CoV-2

(Nguồn: Some Weird Truths About Viruses, And The COVID-19 Virus, Fobes)

1.3. Phương thức lây truyền của bệnh COVID-19

Vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể lây truyền từ người bệnh, người lành mang vi rút (gọi chung là người mang vi rút) sang người lành chủ yếu qua ba con đường sau:

a. Vi rút SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua những giọt bắn từ mũi hoặc miệng của người mang vi rút phát tán khi ho hoặc thở ra. Nếu hít hoặc nuốt phải những giọt bắn có chứa vi rút SARS-CoV-2 sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Đến thời điểm này, hình thức trên được coi là đường lây lan chính của bệnh.

b. Vi rút SARS-CoV-2 nhiễm vào người lành do tiếp xúc với các vật thể có SARS-CoV-2 trên bề mặt. Những giọt bắn do người mang vi rút phát tán khi ho, hắt hơi, thở ra, rơi xuống các vật thể và các bề mặt xung quanh người. Những người khác chạm vào những vật thể hoặc bề mặt này, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.

c. Sự lây truyền vi rút SARS-CoV-2 qua đường khí dung có thể xảy ra khi một số giọt bắn từ đường hô hấp được tạo ra với kích thước cực nhỏ khoảng dưới 5 µm, các hạt khí dung này có thể được tạo ra khi một người thở, ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Với các hạt khí dung mang vi rút SARS-CoV-2 được tạo ra từ người nhiễm bệnh có thể gây lây bệnh cho người khác nếu hít phải với số lượng đủ để gây nhiễm trùng.

1.4. Các triệu chứng của bệnh COVID-19

Sau khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các triệu chứng của bệnh COVID-19 có thể xuất hiện trong vòng 2-14 ngày, trung bình 5 ngày, người bị nhiễm vi rút có thể có các triệu chứng sau: Ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau họng, không cảm nhận được mùi, vị không rõ nguyên nhân, tiêu chảy, đau đầu, đau ngực (Hình 2).

Hình 2. Các triệu chứng có thể gặp khi mắc COVID-19

1.5. Phương pháp xử trí và điều trị COVID-19

Trong trường hợp khẩn cấp chẳng hạn như khó thở nặng, hãy gọi cấp cứu 115 và thông báo về các triệu chứng của bạn.

Nếu không, gọi cho các đường dây tư vấn của Bộ Y tế (đường dây nóng: 19009095) hoặc các cơ quan y tế địa phương gần nhất và thảo luận về các triệu chứng của bạn qua điện thoại. Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bước tiếp theo, bao gồm cả việc bạn có nên được xét nghiệm COVID-19 hay không.

Tại các cơ sở điều trị, những người bệnh nghi nhiễm và người bệnh nhiễm SARS-COV-2 sẽ được phân loại và xác định nơi điều trị tùy tình hình cụ thể của người bệnh.

1.6. Đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19

Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc COVID-19.

Nhóm người có nguy cơ lây nhiễm và tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn là nhóm người cao tuổi và bị các bệnh mãn tính khác phối hợp như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn, xơ gan, viêm gan, bệnh thận mãn tính.

Ngoài ra, một số nghề nghiệp và công việc có nguy cơ tăng tiếp xúc với nguồn bệnh dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm bệnh như: nhân viên y tế, người lao động ở môi trường tiếp xúc nhiều như nhân viên hàng không, đường sắt, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng...

1.7. Các biện pháp phòng bệnh COVID-19

Cũng như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như cúm hoặc cảm lạnh thông thường, các biện pháp phòng bệnh là rất quan trọng để phòng bệnh cho bản thân và làm chậm sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Trước diễn biến mới của dịch Bộ Y tế đã khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới:

a. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn) (Hình 3).

Hình 3: Các bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế

b. Đeo khẩu trang đúng cách nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế (Hình 4, Hình 5).

Hình 4: Cách đeo khẩu trang đúng cách

(Nguồn: Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng khẩu trang Quyết định số 1444/QĐ-BYT ngày 29/3/2020)

Hình 5: Cách tháo bỏ khẩu trang đúng cách

(Nguồn: Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng khẩu trang Quyết định số 1444/QĐ-BYT ngày 29/3/2020)

c. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

d. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

e. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

f. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

1.8. Khái niệm trường hợp bệnh (ca bệnh), trường hợp bệnh nghi ngờ (ca bệnh nghi ngờ), trường hợp tiếp xúc gần (Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19)

1.8.1. Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp:

- Người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp. Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên.

- Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

- Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.

- Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.

1.8.2. Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp:

- Người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (RT-PCR).

- Người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

- Người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 (ca bệnh nghi ngờ là F1 có 2 trong số các biểu hiện lâm sàng ho, sốt đau họng...) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

- Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

1.8.3. Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp:

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT≥ 30.

1.9. Các nguyên tắc phòng, chống dịch

- Trong trường hợp ca bệnh được phát hiện trong trường học, nhà trường cần phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp sau:

+ Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,05% clo hoạt tính.

+ Tổng vệ sinh, tiến hành phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,05% clo hoạt tính những nơi có nguy cơ ô nhiễm,

+ Khử khuẩn nơi làm việc, nhà ăn, lớp học theo khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương khi trong trường có người có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19.

- Phối hợp với các Ban ngành, đoàn thể tại địa phương, cha mẹ học sinh trong việc triển khai hoạt động cách ly theo đúng quy định.

2. Các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống dịch COVID-19 tại trường học

2.1. Trước khi học sinh đến trường

2.1.1. Nhà trường cần khuyến cáo cho học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên và người lao động thực hiện các việc sau trước khi đến trường:

- Đối với trẻ em mầm non, học sinh:

+ Cha mẹ học sinh có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho học sinh ở nhà; nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Cha mẹ cho học sinh ở độ tuổi được tiêm vắc-xin COVID-19 đi tiêm phòng theo hướng dẫn của y tế địa phương.

- Đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên và người lao động của trường: cần tuân thủ và thực hiện tốt các quy định sau trước khi học sinh đến trường:

a. Thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để gửi thông tin, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh các nội dung:

+ Các biện pháp bảo vệ sức khỏe, theo dõi sức khỏe của học sinh và thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân ở nhà, ở trường, trên đường đến trường và trở về nhà theo danh mục những việc cần làm của học sinh và cha mẹ học sinh.

+ Yêu cầu học sinh, cha mẹ học sinh theo dõi nhiệt độ, biểu hiện sốt, ho, khó thở của học sinh trước khi đến trường; nếu học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì cha mẹ học sinh cho con nghỉ ở nhà/học sinh chủ động nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Học sinh/cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế (yêu cầu bắt buộc).

+ Thông tin cho học sinh, cha mẹ học sinh biết về các biện pháp phòng, chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại nhà trường để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm.

+ Cha mẹ học sinh không vào trường khi đưa, đón con.

b. Phối hợp và liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh để theo dõi sức khỏe học sinh. Phối hợp với y tế địa phương tổ chức tiêm vắc-xin COVID-19 cho học sinh theo quy định.

c. Giáo viên của nhà trường tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Giáo viên không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Giáo viên, cán bộ công nhân viên và người lao động của trường cần tiêm đầy đủ vắc-xin COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.

2.1.2. Vệ sinh trường học trước khi học sinh đến trường

- Tổ chức vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng, các dụng cụ chứa nước phải được đậy kín).

- Tổ chức khử khuẩn trường học một lần bằng cách phun hoặc lau nền nhà, tường nhà (nếu có thể), tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn, ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.

2.2. Trong thời gian học sinh học tập tại trường

2.2.1. Tổ chức, quản lý, triển khai các hoạt động trên cơ sở các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh

a. Không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm; tổ chức chào cờ tại lớp học. Bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.

b. Nhà trường quy định, hướng dẫn học sinh thực hiện những việc cần làm như sau (Hình 6):

Hình 6. Những việc học sinh cần làm tại trường hàng ngày để phòng, chống dịch COVID-19 và bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

- Rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên. Rửa tay vào các thời điểm: trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, sau khi ho, hắt hơi, sau khi vệ sinh các bề mặt.

- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.

- Không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

- Cốc/bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn,... để dùng riêng tại lớp (nếu cần).

- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn...

- Không khạc, nhổ bừa bãi.

- Đeo khẩu trang đúng cách.

- Bỏ rác đúng nơi quy định.

- Nếu có sốt, ho, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm.

- Tránh kỳ thị, xa lánh hay trêu chọc bạn bè.

c. Hàng ngày, trước khi vào bài học, giáo viên điểm danh và hỏi học sinh xem có cảm thấy sốt, ho, khó thở, mệt mỏi không (đối với trẻ mầm non thì hỏi cha mẹ khi giáo viên nhận trẻ). Nếu có, giáo viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.

d. Trong thời gian học:

- Khi giáo viên, nhân viên y tế nhà trường phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân viên y tế tại nhà trường có trách nhiệm cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh nêu trên.

- Khi giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến phòng y tế ngay để được kiểm tra, theo dõi, cách ly. Nhân viên y tế nhà trường thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý đồng thời cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường nêu trên.

e. Nhà trường bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường; cha mẹ học sinh không được vào trong trường; bảo vệ tại nhà trường, ký túc xá hạn chế không cho người không có nhiệm vụ vào trường, ký túc xá.

2.2.2. Công tác vệ sinh khử khuẩn trường học trong thời gian học sinh học tập tại trường

- Bố trí nơi pha dung dịch khử khuẩn, nơi lưu giữ hóa chất, trang thiết bị khử khuẩn, vệ sinh môi trường. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn, ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.

- Phân công cán bộ thực hiện pha dung dịch khử khuẩn, phun hoặc lau, rửa khử khuẩn, vệ sinh trường, lớp, xe vận chuyển học sinh,... (nếu không thuê đơn vị cung cấp dịch vụ khử khuẩn, vệ sinh môi trường).

- Thực hiện thường xuyên việc lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy.

- Mỗi ngày một lần, nhà trường tổ chức dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh.

- Hạn chế sử dụng các đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.

- Đối với các phương tiện đưa đón học sinh: Mỗi ngày hai lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.

- Bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.

- Trong trường hợp có học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì nhà trường phải thực hiện khử khuẩn theo khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

- Kiểm tra hàng ngày và bố trí đầy đủ, kịp thời xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học.

- Hạn chế sử dụng điều hòa trong lớp học. Cuối mỗi buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng.

2.2.3. Theo dõi, giám sát các vấn đề sức khỏe của học sinh tại trường

- Phân công nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học trực y tế, phòng, chống dịch trong suốt quá trình học sinh có mặt ở trường.

- Đảm bảo nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học thực hiện đúng các hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường và các việc cần làm của nhân viên y tế theo danh mục.

- Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch, kiểm tra hàng ngày và bổ sung kịp thời trang thiết bị y tế theo quy định tại phòng y tế.

- Quy định nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học liên hệ thường xuyên với trạm y tế xã phường hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định để được hướng dẫn và hỗ trợ.

2.2.4. Công tác truyền thông phòng bệnh trong nhà trường

- Tập huấn cho giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 như: sốt, ho, khó thở; thực hiện những việc cần làm khi học sinh ở trường theo danh mục “Những việc giáo viên cần làm khi học sinh ở trường - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19”.

- Tập huấn, hướng dẫn đảm bảo nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học thực hiện đúng các hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường và những việc cần làm của nhân viên y tế trường học theo danh mục.

- Nhà trường thông báo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động của nhà trường tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động của nhà trường không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

- Thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh về các nội dung:

+ Các biện pháp bảo vệ sức khỏe, theo dõi sức khỏe của học sinh và thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân ở nhà, ở trường, trên đường đến trường và trở về nhà.

+ Yêu cầu học sinh, cha mẹ học sinh theo dõi nhiệt độ, biểu hiện sốt, ho, khó thở của học sinh trước khi đến trường; nếu học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì cho con nghỉ ở nhà/học sinh chủ động nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế (yêu cầu bắt buộc).

+ Thông tin cho học sinh, cha mẹ học sinh biết về các biện pháp phòng, chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại các nhà trường, ký túc xá để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm.

+ Cha mẹ học sinh không vào trường khi đưa đón con.

- Xây dựng các tờ rơi, áp phích và dán ở những nơi dễ thấy, xây dựng các thông điệp để có thể nhắn tin qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) cho học sinh, cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch như vệ sinh cá nhân, những việc cần làm của học sinh,...

2.2.5. Công tác giám sát

- Nhà trường/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường.

- Nhà trường/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh phân công cán bộ kiểm tra, giám sát việc giáo viên, nhân viên y tế thực hiện các nội dung theo danh mục “Những việc giáo viên cần làm tại trường để phòng tránh mắc bệnh COVID-19” và “Những việc nhân viên y tế cần làm tại trường để phòng tránh mắc bệnh COVID-19”.

- Nhà trường/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh phân công cán bộ kiểm tra, giám sát việc thực hiện khử khuẩn và vệ sinh môi trường trường, lớp, phương tiện vận chuyển học sinh.

- Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường hàng ngày, tuần, tháng và thông báo cho Ban giám hiệu để biết và kịp thời có biện pháp xử lý.

2.3. Sau khi học sinh rời trường

- Thực hiện nghiêm giãn cách khi ra khỏi cổng trường.

- Nhắc nhở học sinh đeo khẩu trang trên đường về nhà.

- Nhà trường duy trì việc vệ sinh, khử trùng trường lớp theo quy định.

- Kiểm tra, rà soát, bổ sung kịp thời nước sát khuẩn, xà phòng và các vật dụng khác cho các buổi học tiếp theo.

Hình 7. Những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày để phòng, chống dịch COVID-19 và bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

3. Các biện pháp đảm bảo trường học an toàn phòng, chống dịch bệnh

3.1. Công tác chuẩn bị của nhà trường

3.1.1. Về công tác tổ chức

- Thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, cán bộ y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học làm Phó Trưởng ban thường trực, các thành viên gồm đại diện trạm y tế xã/phường hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định, đại diện Hội cha mẹ học sinh và các thành phần liên quan.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo, giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường.

- Giao nhiệm vụ cho cán bộ y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm làm công tác y tế trường học làm đầu mối tham mưu cho Hiệu trưởng, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường.

- Thông báo, đề nghị các đơn vị cung cấp các dịch vụ cho nhà trường (thực phẩm, nấu ăn, xe đưa đón học sinh, bán đồ ăn, vệ sinh môi trường,...) cam kết đảm bảo thực hiện các dịch vụ an toàn để phòng, chống dịch.

- Xây dựng quy định kiểm tra chéo việc thực hiện giữa các lớp, các nhóm, các tổ,...

- Chuẩn bị đầy đủ về vật tư đảm bảo yêu cầu phòng dịch.

- Phối hợp với y tế địa phương tổ chức tiêm vắc-xin COVID-19 cho học sinh theo hướng dẫn.

3.1.2. Đối với học sinh

Nhà trường yêu cầu, giám sát, nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc các nội quy phòng bệnh của nhà trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế như đã đề cập ở trên.

3.1.3. Đối với giáo viên

Nhà trường cần yêu cầu, giám sát, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc các nội quy phòng bệnh của nhà trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

- Thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để gửi thông tin, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh về các nội dung:

+ Các biện pháp bảo vệ sức khỏe, theo dõi sức khỏe của học sinh và thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân ở nhà, ở trường, trên đường đến trường và trở về nhà theo danh mục những việc cần làm của học sinh và cha mẹ học sinh.

+ Yêu cầu học sinh, cha mẹ học sinh theo dõi nhiệt độ, biểu hiện sốt, ho, khó thở của học sinh trước khi đến trường; nếu học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì cha mẹ học sinh cho con nghỉ ở nhà/học sinh chủ động nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Học sinh/cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế (yêu cầu bắt buộc).

+ Thông tin cho học sinh, cha mẹ học sinh biết về các biện pháp phòng, chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại nhà trường để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm.

+ Hướng dẫn cha mẹ học sinh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi đưa, đón con.

- Phối hợp và liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh để theo dõi sức khỏe học sinh.

- Giáo viên của nhà trường tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.

- Giáo viên không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Giáo viên cần tiêm đầy đủ vắc-xin COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.

- Tại trường, giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện đúng yêu cầu về quy định phòng dịch.

3.1.4. Đối với nhân viên y tế trong trường học

- Liên hệ với trạm y tế xã/phường hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống dịch tại nhà trường.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, cán bộ y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học làm Phó Trưởng ban thường trực, các thành viên gồm đại diện trạm y tế xã/phường hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định, đại diện Ban Đại diện cha mẹ học sinh và các thành phần liên quan.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai công tác khử khuẩn, vệ sinh môi trường trong trường học, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường để ra thông báo, mẫu cam kết giữa các đơn vị cung cấp các dịch vụ (thực phẩm, nấu ăn, xe đưa đón học sinh, bán đồ ăn, vệ sinh môi trường,...) và nhà trường nhằm đảm bảo thực hiện các dịch vụ an toàn để phòng, chống dịch.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường bố trí phòng y tế tại trường học với đầy đủ trang thiết bị y tế theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 22/5/2016 quy định về công tác y tế trường học và bố trí khu riêng để cách ly học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên có biểu hiện ho, sốt, khó thở (trong trường hợp cần thiết).

- Hàng ngày kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các giáo viên, học sinh từng lớp, nhân viên vệ sinh, khử khuẩn môi trường, những người cung cấp dịch vụ thực hiện theo tờ danh mục những việc cần làm.

- Phối hợp với giáo viên để theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi và lập sổ theo dõi.

- Khi phát hiện học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân viên y tế mặc đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân theo quy định và có trách nhiệm cung cấp khẩu trang y tế, hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách cho đối tượng nêu trên.

- Kiểm tra hàng ngày và báo cáo Ban Giám hiệu bổ sung kịp thời trang thiết bị y tế theo quy định tại phòng y tế.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng phân công cán bộ, giáo viên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường.

- Tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường hàng ngày, tuần, tháng cho Hiệu trưởng/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh.

3.1.5. Đối với nhân viên bảo vệ trường học

- Bảo vệ tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Bảo vệ không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

- Hạn chế cho cha mẹ học sinh, người không có nhiệm vụ vào trường

- Không cho học sinh ra khỏi trường trong giờ học trong giờ học.

- Những người không phải là cán bộ, giáo viên của nhà trường (gọi là khách) khi đến làm việc, bảo vệ phải thực hiện những việc sau:

+ Đo nhiệt độ, hỏi xem có sốt, ho, khó thở không. Nếu có thì không cho vào trường.

+ Báo với Ban Giám hiệu nhà trường.

+ Ghi lại tên, địa chỉ đơn vị công tác/nơi ở, số điện thoại liên lạc, ngày giờ ra vào trường và tên cán bộ của nhà trường làm việc với khách; hướng dẫn khách đến đúng phòng cần làm việc, không được đi vào các khu vực khác không cần thiết.

+ Đeo khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc với khách.

+ Yêu cầu khách đeo khẩu trang đúng cách.

- Không cho học sinh tự do tập trung, tụ tập đông tại sân trường.

- Nhắc nhở học sinh, giáo viên, cán bộ nhà trường đeo khẩu trang đúng cách, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi.

- Khi bảo vệ có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến phòng y tế ngay để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời.

3.2. Ứng phó của nhà trường khi có trường hợp bệnh nghi ngờ trong trường học

Khi phát hiện có học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên, người lao động của nhà trường có một trong các triệu chứng như sốt, ho, khó thở (người nghi ngờ) tại trường học, nhà trường cần thực hiện theo các bước sau:

- Đưa người nghi ngờ đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí. Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 01 mét với những người khác.

- Nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học (sau đây gọi tắt là cán bộ y tế trường học) đeo khẩu trang y tế, găng tay, sử dụng trang phục y tế. Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho người nghi ngờ và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế để có biện pháp xử trí.

3.3. Xử trí khi có trường hợp học sinh mắc COVID-19 trong trường học

Phương án này để chủ động phòng, chống dịch tại cơ sở giáo dục theo nguyên tắc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, phát hiện sớm ca nhiễm, cách ly, khoanh vùng kịp thời, không đ lây lan trong trường học; đảm bảo môi trường an toàn và thích ứng linh hoạt trong cơ sở giáo dục, hạn chế tối đa gián đoạn hoạt động dạy - học.

Cụ thể, trước khi tổ chức hoạt động, trường học phải xây dựng kế hoạch, phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra; rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định...

Học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học nghi ngờ nhiễm COVID-19 thì không đến trường và thông báo ngay cho cơ sở giáo dục và y tế địa phương.

Người làm việc trong cơ sở giáo dục đảm bảo các điều kiện: đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng COVID-19, đã khỏi bệnh, nếu thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vắc-xin phòng COVID-19 thì được xét nghiệm tầm soát hằng tuần.

Khi tổ chức hoạt động trực tiếp, yêu cầu cha mẹ học sinh hoặc người đưa đón học sinh không vào trong khuôn viên cơ sở giáo dục khi đưa đón học sinh. Đảm bảo các yêu cầu về giãn cách trong phòng học, phòng làm việc, hạn chế những hoạt động có giao tiếp gần trong lớp học, hạn chế tối đa việc giao tiếp giữa các lớp trong cùng khối...

Học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên đeo khẩu trang (trừ khi ăn uống), riêng học sinh mầm non không yêu cầu đeo khẩu trang.

Xử lý trường hợp học sinh phát hiện nhiễm COVID-19 tại cơ sở giáo dục

Bước 1: Thông báo kết quả dương tính cho Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, tổ an toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh; tiếp tục cách ly tạm thời F0; thông báo cho trạm y tế địa phương các biện pháp triển khai phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Bước 2: Đánh giá tình hình sức khỏe của F0, nếu có dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh hoặc khó thở, SPO2 dưới 96% thì liên hệ và chuyển đến bệnh viện có khoa, đơn vị COVID-19 trên cùng địa bàn, hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến bằng xe cấp cứu.

Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: tư vấn, hướng dẫn cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà đ được trạm y tế địa phương tiếp cận xử lý theo quy định.

Bước 3: Tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh khử khuẩn lớp học và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên có mặt trong lớp (F1) bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (mẫu gộp không quá 3 người).

Các lớp học khác hoạt động bình thường.

Bước 4: Cách ly, theo dõi F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Công văn số 647/MP-VP ngày 16/11/2021 về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế đối với F1):

- Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp), liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): Thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn 03 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 3 và lần 3 vào ngày thứ 7).

- Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp), liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1: Thực hiện cách ly y tế 10 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong thời gian 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn 03 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 5 và lần 3 vào ngày thứ 10).

- Những người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế 14 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn 03 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7 và lần 3 vào ngày thứ 13).

Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: nếu có 1 ca dương tính với COVID-19 thì cho toàn bộ học sinh trong cùng lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định.

Nếu trong cùng một ngày phát hiện từ 2 trường hợp F0 trở lên ở 2 lớp học khác nhau, tổ chức ngay việc xét nghiệm tầm soát theo quy mô như sau:

Hai lớp ở cùng tầng thì xét nghiệm kiểm tra cho học sinh, giáo viên của tất cả các lớp học trên cùng tầng.

Hai lớp ở khác tầng, cùng khối nhà thì xét nghiệm kiểm tra cho học sinh, giáo viên của tất cả các lớp học trong cùng khối nhà.

Hai lớp ở khác khối nhà, nếu có mối liên hệ dịch tễ thì xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên của trường. Nếu không có mối liên hệ dịch tễ thì chỉ xử lý theo lớp học.

3.4. Công tác chuẩn bị cho học sinh trở lại trường học học trực tiếp

Nhằm bảo đảm an toàn khi tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh trở lại trường học tập và thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định:

a) Trước khi học sinh đến trường

- Xây dựng kế hoạch giáo dục, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương; có phương án dạy và học phù hợp đối với các trường hợp học sinh bị bệnh nền, hoàn cảnh khó khăn, sống xa cha mẹ,...

- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học, chú ý đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, công tác y tế trường học cho học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên nhằm tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh đến trường, đảm bảo an toàn thông qua sổ liên lạc điện tử, hệ thống sổ tay phòng, chống COVID-19, tài liệu hướng dẫn công tác y tế trường học hoặc hệ thống thông tin sẵn có của nhà trường.

- Yêu cầu học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thực hiện theo dõi sức khoẻ tại nhà và đeo khẩu trang trên đường đến trường.

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng trường, lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón (nếu có) theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế.

- Kiện toàn bộ phận thường trực về công tác y tế trường học; bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế đảm bảo theo quy định, tổ chức hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường.

b) Khi học sinh đến trường

- Bảo đảm học sinh được giao nhận tại cổng trường (cha mẹ học sinh/người đưa học sinh không vào trong khuôn viên nhà trường).

- Thực hiện vệ sinh các khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, phương tiện đưa đón học sinh (nếu có) sau mỗi lần đưa đón theo quy định, bố trí thùng rác có nắp đậy tại vị trí phù hợp.

- Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, tăng cường hoạt động thể chất, giáo dục kỹ năng, củng cố, bù đắp kiến thức trước khi dạy kiến thức mới, phân nhóm học sinh để hỗ trợ hiệu quả trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường. Tiếp tục tăng cường những yếu tố tích cực của dạy học trực tuyến để hỗ trợ dạy học trực tiếp; tiếp tục triển khai giảng dạy các nội dung chương trình cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, đồng thời sớm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết thúc năm học phù hợp.

- Kiểm tra, bổ sung kịp thời xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay nhanh và các vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.

- Nhà trường/Ban Chỉ đạo/các Tổ an toàn COVID-19 của trường phân công cán bộ, thực hiện kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch theo quy định tại Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

c) Khi học sinh kết thúc buổi học

- Đảm bảo học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang khi rời trường trở về nhà.

- Bảo đảm học sinh được giao nhận tại cổng trường (cha mẹ học sinh/người thân/người đón học sinh không vào trong khuôn viên nhà trường).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ngày 11/10/2021 ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

2. Công văn số 283/BGDĐT-GDTC ngày 24/1/2022 về việc tổ chức dạy học trực tiếp tạo các cơ sở giáo dục.

3. Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 19/10/2021 về việc tổ chức hoạt động học trực tiếp tại các CSGD để triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

4. Kế hoạch số 895/KH-BGDĐT ngày 09/9/2021 về công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của ngành Giáo dục năm học 2021-2022.

5. Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.

6. Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

7. Quyết định số 2566/QĐ-BGDĐT ngày 09/9/2020 về việc phê duyệt sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học;

8. Quyết định số 3822/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2020 về việc phê duyệt các tài liệu truyền thông về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và công tác y tế trong trường học

9. Công văn số 647/MP-VP ngày 16/11/2021 về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế đối với F1.

10. Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14/10/2021 về việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

11. Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 về việc hướng dẫn phòng, chống dịch tại cơ quan, công sở.

12. Công văn số 2234/BYT-MT ngày 21/4/020 về việc triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục.

13. Công văn số 1244/BYT-MT ngày 13/3/2020 về việc hướng dẫn xử lý các trường hợp bị sốt, ho, khó thở tại trường học.

14. Chỉ thị số 79/CT-BGDĐT ngày 28/01/2021 về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục.

15. Kế hoạch số 895/KH-BGDĐT ngày 09/09/2021 về công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của ngành Giáo dục năm học 2021-2022.

16. Công văn số 4594/BGDĐT-GDTC ngày 30/10/2020 về việc hướng dẫn cài đặt, sử dụng hệ thống hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định.

17. Công văn số 1398/BGDĐT-GDTC ngày 23/4/2020 về việc hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học.

18. Công văn số 239/BGDĐT-GDTC ngày 22/01/2020 về việc tăng cường triển khai công tác y tế trường học, phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân.

19. Công văn số 260/BGDĐT-GDTC ngày 31/01/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra trong trường học.

20. Công văn số 265/BGDĐT-GDTC ngày 01/02/2020 về việc triển khai Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

21. Công văn số 269/BGDĐT-GDTC ngày 03/02/2020 về việc hướng dẫn việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học phòng, chống dịch bệnh nCoV.

22. Công văn số 460/BGDĐT-GDTC ngày 13/02/2020 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi học sinh, sinh viên đi học trở lại.

23. Công văn số 550/BGDĐT-GDTC ngày 25/02/2020 về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học.

24. Công văn số 696/BGDĐT-GDTC ngày 04/03/2020 về những việc cần làm để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học.

25. Công văn số 975/BGDĐT-GDTC ngày 18/3/2020 về việc hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục hướng xử trí khi xuất hiện tình trạng học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học.

26. Công văn số 1398/BGDĐT-GDTC 23/4/2020 hướng dẫn các điều kiện đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử lý trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học.

27. Công văn số 1467/BGDĐT-GDTC ngày 28/4/2020 về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học

28. Công văn số 1583/BGDĐT-GDTC 07/5/2020 về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 tại trường học trong tình hình mới.

29. Công văn số 96/KCB-ĐD&KSNK ngày 24/1/2020 về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) trong bệnh viện.

30. Công văn số 100/KCB-NV ngày 31/1/2020 về việc quản lý, điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

31. Công văn 476/MT-VP 2020 danh mục việc cần làm phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học.

32. Cascella M, Rajnik M, Cuomo A, Dulebohn SC, Di Napoli R. Features, Evaluation and Treatment Coronavirus (COVID-19). In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2020. Accessed March 18, 2020. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554776/.

33. Cui J, Li F, Shi Z-L. Origin and evolution of pathogenic coronaviruses. Nat Rev Microbiol. 2019; 17(3): 181-192. doi: 10.1038/s41579-018-0118-9

34. Hội Dinh dưỡng tiết chế Việt Nam. Hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng COVID-19. Nhà xuất bản Lao động; 2020.

35. UNICEF. COVID-19 Emergency Preparedness and Response; WASH and Infection Prevention and Control Measures in Schools. Published online March 25, 2020.

36. UNICEF, WHO, CIFRC. Key Messages and Actions for COVID-19 Prevention and Control in Schools.; 2020.

37. WHO. Water, sanitation, hygiene, and waste management for the COVID-19 virus. Published online March 2020.

38. WHO. Coronavirus disease (COVID-19) technical guidence: Early investigations. Accessed March 1, 2020. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical-guidance/early-investigations.

39. WHO. Coronavirus disease (COVID-19) technical guidence: Infection prevention and control. Accessed March 1, 2020. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical- guidance/infection-prevention-and-control.

40. WHO. Coronavirus disease (COVID-19) technical guidence: Surveillance and case definitions. Accessed March 1, 2020. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical- guidance/surveillance-and-case-definitions.

41. Wu D, Wu T, Liu Q, Yang z. The SARS-CoV-2 outbreak: what we know. International Journal of Infectious Diseases. 2020;0(0). doi:10.1016/j.ijid.2020.03.004.

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 406/QD-BGDDT

Hanoi, January 27, 2022

 

DECISION

ON APPROVAL FOR HANDBOOK TO ENSURE SAFETY IN PREVENTION AND CONTROL OF COVID-19 EPIDEMIC IN SCHOOLS (AMENDED)

THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING

Pursuant to Decree No. 123/2016/ND-CP dated September 1, 2016 of the Government on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of Ministries and ministerial agencies;

Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At the request of the Director of the Department of Physical Education;

HEREBY DECIDES:

Article 1. Approve the Handbook to ensure safety in prevention and control of COVID-19 epidemic in schools (amended).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. This Decision comes into force as of its date of signing.

Article 3. Chief Officer, Director of Department of Physical Education, Director of Department of Preschool Education, Director of Department of Primary Education, Director of Department of Secondary Education, Heads of relevant units of the Ministry of Education and Training; Directors of Departments of Education and Training of centrally-affiliated cities and provinces, Department of Education, Science and Technology of Bac Lieu shall implement this Decision./.

 



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Ngo Thi Minh

 

HANDBOOK

TO ENSURE SAFETY IN PREVENTION AND CONTROL OF COVID-19 EPIDEMIC IN SCHOOLS (AMENDED)
(Promulgated with Decision No. 406/QD-BGDDT dated January 27, 2022 of the Minister of Education and Training)

CONTENT DIRECTOR

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PARTICIPANTS IN THE COMPILATION AND CONTENT EDITING

PhD. Tran Van Lam, Vice Director of the Department of Physical Education, Ministry of Education and Training.

PhD. Nguyen Nho Huy, Vice Director of the Department of Physical Education, Ministry of Education and Training.

PhD. Dr. Duong Chi Nam, Vice Director of the Health Environment Management Agency, Ministry of Health.

Assoc. Prof. PhD. People’s Teacher. Nguyen Vo Ky Anh, Former Director of the Department of Physical Education, Ministry of Education and Training.

PhD. Dr. Le Van Tuan, Department of Physical Education, Ministry of Education and Training.

PhD. Dr. Bui Huu Toan, Health Environment Management Agency, Ministry of Health.

PhD. Dr. Hoang Thi Hai Van, Institute of Preventive Medicine and Public Health, Hanoi Medical University.

PhD. Dr. Tran Quynh Anh, Institute of Preventive Medicine and Public Health, Hanoi Medical University.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



INTRODUCTION

The outbreak of acute respiratory disease caused by a novel strain of the coronavirus (COVID-19) declared by the World Health Organization (WHO) as a Public Health Emergency of International Concern (PHEIC) and this virus has now spread to most countries and regions worldwide.  In Vietnam, the risk of epidemic outbreak has always existed. Therefore, ensuring the safety for children, students, teachers, school managers, staff and workers at educational institutions is particularly significant, especially in the current period when there is no specific antiviral treatment or vaccine for COVID-19.

Implementing Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 of the Government on “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (Safety, flexibility, and effective control of COVID-19 epidemic) provisional regulations, the Ministry of Education and Training develops the “Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học” (Handbook to ensure safety in prevention and control of COVID-19 in schools) document on the basis of amendments from the handbook promulgated with Decision No. 3822/QD-BGDDT dated November 23, 2020, in order to ensure safety when organizing educational activities and direct training at educational institutions suitable for the COVID-19 epidemic development, contributing to the reduction of negative impact of the epidemic and maintenance of teaching and learning at educational institutions. This document provides the most basic, concise, and up-to-date content related to the prevention and control of COVID-19 epidemic in schools according to general guidelines of the Ministry of Health, Ministry of Education and Training, and WHO (boarding schools for ethnic minorities have their own documents).

This document is completed in a short time, so inadequacies are inevitable. Therefore, we look forward to shares and comments on the content so that the document will continue to be amended and completed in the future.

 

 

EDITOR GROUP

 

1. General information about the COVID-19 epidemic

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



On December 31, 2019, WHO was informed of cases of pneumonia of unknown cause detected in Wuhan city, China. A novel coronavirus was identified as the causal agent of the disease on January 7, 2020; the disease is temporarily named acute respiratory infections caused by a novel strain of coronavirus 2019.

On February 11, 2020, WHO announced the official name for the disease that is COVID-19, in which "CO" is the abbreviation of the name of the Coronavirus, "VI" stands for the virus ( virus), “D” stands for disease, and 19 stands for 2019, the year when this novel strain was discovered.

A person diagnosed with COVID-19 is a suspect case or any case confirmed positive for SARS-CoV-2 at a laboratory authorized by the Ministry of Health.

1.2. Pathogen of COVID-19 - SAR-CoV-2 Virus

The causal agent of COVID-19 is the SARS-CoV-2 virus (formerly known as nCoV) which is a novel strain of coronavirus that has not previously been seen in humans (Figure 1). Up to now, 6 coronavirus strains have been identified that can infect humans and SARS-CoV-2 is the seventh member.

Figure 1. Morphology and structure of the SARS-CoV-2 virus

(Source: Some Weird Truths About Viruses, And The COVID-19 Virus, Fobes)

1.3. Transmission of COVID-19

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a. SARS-CoV-2 spreads directly from person to person through droplets that a carrier coughs or breathes out from his nose or mouth. If you inhale or swallow droplets containing SARS-CoV-2, there is a risk of infection.  Up to this point, this form is considered the main route of transmission of the disease.

b. The SARS-CoV-2 virus infects healthy people by contact with objects that have SARS-CoV-2 on the surface.  Droplets produced by carriers when coughing, sneezing, breathing out fall on objects and surfaces nearby.  Others who touch these objects or surfaces and then touch their eyes, noses, or mouths are also at risk for SARS-CoV-2 infection.

c. Aerosol transmission of the SARS-CoV-2 virus can occur when some droplets from the respiratory tract are produced with a microscopic size of less than 5µm, which can be produced when a people breathes, coughs, sneezes or talks. Aerosols carrying SARS-CoV-2 virus produced from infected people can infect others if inhaled in sufficient quantity to cause infection.

1.4. Symptoms of COVID-19

After infection with SARS-CoV-2 virus, symptoms of COVID-19 may appear within 2-14 days, on average 5 days, infected people may have the following symptoms:  Cough, fever, shortness of breath, muscle pains, sore throat, loss of smell or taste (unknown reason), diarrhea, headache, and chest pain (Figure 2).

Figure 2. Possible symptoms of COVID-19

1.5. Handling and treatment of COVID-19

In an emergency such as severe shortness of breath, call 115 and report your symptoms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In treatment facilities, suspected patients and patients infected with SARS-COV-2 will be classified and their treatment places shall be identified depending on their specific situation.

1.6. Subjects at risk for COVID-19

COVID-19 can be acquired by anyone of any age.

The group at higher risk of infection and death due to SARS-CoV-2 infection is the elderly and people with combination of several chronic diseases such as cardiovascular disease, hypertension, diabetes, and chronic obstructive pulmonary disease (COPD), chronic bronchitis, cirrhosis, hepatitis, chronic kidney disease.

In addition, some occupations and jobs are at increased risk of exposure to disease sources, leading to increased risk of infection such as:  health workers, workers in highly exposed environments such as aviation workers, railway workers, operators of public transport, etc.

1.7. Measures to prevent COVID-19

Similar to other respiratory infections such as the flu or the common cold, preventive measures are very important to prevent yourself from the disease and slow the spread of disease in the community.  Facing new developments of the epidemic, the Ministry of Health has recommended measures to prevent and control COVID-19 epidemic in the new normal:

a. Regularly wash hands properly with soap under clean running water, or with an alcohol-based hand sanitizer (at least 60% alcohol) (Figure 3).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b. Wear a mask properly in public, on public transport and to healthcare facilities (Figure 4, Figure 5).

Figure 4: How to properly wear a mask

(Source: Guidelines for selecting and using a mask in Decision No. 1444/QD-BYT dated March 29, 2020)

Figure 5: How to properly remove a mask

(Source: Guidelines for selecting and using a mask in Decision No. 1444/QD-BYT dated March 29, 2020)

c. Keep your hands away from your eyes, nose, and mouth.  Cover your mouth and nose when you cough or sneeze with a tissue, a cloth, or your elbow.

d. Increase mobility, maintain fitness, and keep proper nutrition, and build a healthy lifestyle.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



f. If you have any symptom of fever, cough, sneezing and shortness of breath, isolate yourself at home, wear a mask and call the nearest health facility for advice, examination and treatment.

1.8. Definition of confirmed case, suspect case, close contact (Official Dispatch No. 11042/BYT-DP dated December 29, 2021 on changes in case definition of COVID-19)

1.8.1. Surveillance case (suspected case) is one of the following cases:

- A person who is a close contact of a confirmed case (F1) and has at least two of the following clinical signs or symptoms: fever, cough, sore throat, congestion or runny nose, muscle or body aches, fatigue, chills, loss of taste or smell or a reduction in these senses, headache, diarrhea, dyspnea, difficulty breathing, and respiratory symptoms. A person who meets epidemiological criteria (excluding F1) and has at least 2 of the abovementioned clinical signs or symptoms.

- A person who has a positive SARS-CoV-2 antigen-detecting rapid diagnostic test (Ag-RDT).

- A person who meets epidemiological criteria (excluding F1) which is a person who is present on the same means of transport or at the same place, event, workplace, class, etc. with a confirmed case (F0) during the infectious period of F0.

- A person residing in or coming from an active outbreak area.

1.8.2. Confirmed case (F0) is one of the following cases:

- A person who has tested positive for SARS-CoV-2 by RT-PCR (reverse transcription – polymerase chain reaction) method.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- A person showing clinical signs or symptoms of a suspected case (a suspected case that is F1 and has at least 2 of the clinical signs such as cough, fever with sore throat, etc.), having a positive SARS-CoV-2 Ag-RDT, and meeting epidemiological criteria (excluding F1).

- A person who has a positive SARS-CoV-2 Ag-RDT twice in a row (the 2nd test result is given within 8 hours from time of obtaining the 1st positive test result) and meets epidemiological criteria (excluding F1).

Biologicals used in SARS-CoV-2 Ag-RDT must be ones approved by the Ministry of Health. Ag-RDT must be performed by health officers or persons who meet suspected case criteria under either direct or indirect supervision of health officers.

1.8.3. Close contact (F1) is one of the following cases:

- A person who has direct physical contact such as shaking hands, hugging, kissing, direct skin-to-skin contact or body contact, etc. with a confirmed case (F0) during the infectious period of F0.

- A person who still wore a face mask while having contact or communicating within 2 meters, or in a narrow and closed space, with a confirmed case (F0) during the infectious period of F0 for at least 15 minutes.

- A person who did not wear a face mask while having close contact or communicating within 2 meters, or in a narrow and closed space, with a confirmed case (F0) during the infectious period of F0.

- A person providing medical care, examination and treatment directly for F0 during the infectious period of F0 without using adequate personal protective equipment (PPE).

The infectious period of F0 starts from 2 days before the onset of symptoms (or, for asymptomatic people, 2 days before the positive specimen collection date) until they are tested negative or have CT values ≥30.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- If a case is detected in a school, the school shall cooperate with the authorities in taking the following measures:

Spray disinfectant solution containing 0.05% active chlorine.

+ Thoroughly clean and spray disinfectant solution containing 0.05% active chlorine where there is a risk of pollution.

+ Disinfect the workplace, canteens, and classrooms as recommended and directed by local health agencies if anyone at school shows fever, cough, shortness of breath, is suspected or confirmed to have COVID-19.

- Cooperate with local departments, unions, parents of students in implementing isolation activities in accordance with regulations.

2. Basic principles of COVID-19 epidemic prevention and control at schools

2.1. Before students go to school

2.1.1. The school should advise students, teachers, school managers, staff, and workers to do the following before going to school:

- For preschool children, students:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- For teachers, staff and school workers: it is necessary to comply and effectively implement the following regulations before students go to school:

a. Through electronic contact books or other communication systems (if any) to send information and instructions to students, parents the following:

Measures to protect health, monitor student health and practice personal hygiene measures at home, at school, on the way to school and on the way home according to student’s and parents’ to-do lists.

+ Request students, parents to check the temperature, symptoms of fever, cough, shortness of breath of students before going to school; if a student shows signs of fever, cough, or shortness of breath, the parents will have the student stay at home or the student will stay at home, inform the school immediately, and refer the student to the healthcare facility for examination, counseling and treatment.  Student will stay at home/parents will keep the student at home if the student is on home isolation as requested by the health agency (compulsory).

+ Inform students and parents about epidemic prevention measures that have been taken and will continue to be implemented at the school so that students and their parents can be assured.

+ Parents may not enter school premises during time of drop-off and pick-up of students.

b. Cooperate and liaise closely with parents to monitor student health. Cooperate with local health agencies in organizing COVID-19 vaccination for students in accordance with regulations.

c. The teachers will self-measure the temperature and monitor the health at home. If the teacher has fever, cough, or shortness of breath, he/she should actively notify the school and stay home to monitor his/her health and go to the healthcare facility for examination, consultation and treatment. The teacher is not allowed to go to school if he/she has been isolated at home at the request of health agency. Teachers, staff, and school workers must have COVID-19 vaccination under the guidance of health agencies.

2.1.2. Clean the school before students go to school

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Organize a one-time school disinfection by spraying or wiping the floor, walls (if possible), doorknobs, stair handrails, handrails, tables and chairs, toys, learning materials and objects in classrooms, function rooms.  Disinfect with common detergents such as all-purpose cleaning solutions or disinfectants containing 0.05% active chlorine or solutions containing at least 60% alcohol, preferably disinfection by cleaning.

2.2. During the time students study at school

2.2.1. Organize, manage and implement activities on the basis of the guidance of the Ministry of Health on epidemic prevention and control

a. Do not organize activities requiring mass gathering, field trips, picnics, extra classes; flag salute is organized in the classroom. Stagger the beginning time, break time, end time between grades.

b. The school prescribes and guides students to follow the to-do things below (Figure 6):

Figure 6. Daily things students need to do at school to prevent and control COVID-19 epidemic and respiratory diseases.

- Wash your hands with clean water and soap often.  Wash hands: before entering class, before and after eating, after play time, break time, after going to the toilet, when hands are dirty, after coughing, sneezing, after cleaning surfaces.

- Cover your nose or mouth when you cough or sneeze (preferably with a clean tissue, cloth or handkerchief, or sleeve to reduce the spread of respiratory secretions).  Dispose of the used tissue in the trash and wash your hands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Prepare cups/bottles of water, towels, hand towels, pillows, blankets, etc. for private use in class (if necessary).

- Do not share personal items such as cups, water bottles, face towels, hand towels, pillows, blankets,  etc.

- Do not spit indiscriminately.

- Wear a mask properly.

- Throw trash at the designated place.

- If fever, cough, or shortness of breath, notify the class head teacher immediately.

- Avoid stigmatizing, alienating or teasing your friends.

c. Every day, before starting a lesson, the teacher takes attendance and asks students if they have fever, cough, shortness of breath, or fatigue (for preschool kids, ask parents when the teacher receives the kid).  If so, the teacher immediately takes the student to the infirmary for inspection, monitoring, and timely actions.

d. During school time:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- When teachers, school managers or staff have fever, cough, or shortness of breath, they must immediately go to the infirmary to be checked, monitored and isolated.  The school health worker shall immediately notify the commune health station, the governing body, and further provide health masks and instructions to properly wear them to the above-mentioned teachers, school managers and staff.

e. The school assigns people in charge during the drop-off and pick-up of student time at the school gate; the parents may not enter the school premises; security guards at the school and dormitory restricts unauthorized people from entering the school and dormitory premises.

2.2.2. The school’s cleaning and disinfection during the time students study at school

- Arrange a place for preparing disinfectant solution, storing chemicals, disinfection and environmental sanitation equipment. Disinfect with common detergents such as all-purpose cleaning solutions or disinfectants containing 0.05% active chlorine or solutions containing at least 60% alcohol, preferably disinfection by cleaning.

- Assign staff to prepare disinfectant solution, spray or wipe, disinfect, clean the school building, classrooms, school buses, etc. (if not hiring a disinfection service provider).

- Regularly organize cleaning and disinfection of floors, walls (if possible), furniture, toys, learning equipment and objects in classrooms and function rooms, doorknobs, stair handrails, handrails, and elevator buttons.

- Once a day, the school organizes cleaning, and disinfection of the hand washing area, the toilet.

- Limit the use of toys and learning equipment made of non-sterile materials.

- For means of student transportation:  Twice a day, after each trip of pick-up and drop-off of students, disinfect vehicle door handles, handrails, seats, windows, and the vehicle floor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- In the event that a student, teacher, or school manager or staff member has fever, cough, shortness of breath, is suspected or confirmed to have COVID-19, the school must perform disinfection as stated in recommendation and guidance from local health agencies.

- Check daily and promptly arrange sufficient and soap, hand sanitizers, and equipment for school sanitation.

- Limit the use of air conditioners in the classroom.  At the end of each class, the classroom door must be opened to create ventilation.

2.2.3. Supervise and monitor health issues of students at school

- Assign health workers/teachers-cum-health workers to prevent and control epidemic during the time students are at school.

- Ensure health workers/teachers-cum-health workers strictly follow the instructions on prevention and control of COVID-19 epidemic at the school and things to do of health workers according to the list.

- Develop a plan to procure medical equipment for epidemic prevention and control, daily check, and promptly supplement medical equipment according to regulations at the infirmary.

- Regulate that health workers/teachers-cum-health-workers regularly contact the commune healthcare station or the local health agency according to regulations for guidance and support.

2.2.4. Communication work for disease prevention in schools

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Provide training to ensure health workers/teachers-cum-health workers strictly follow the instructions on prevention and control of COVID-19 epidemic at the school and things to do of health workers according to the list.

- The school informs school managers, teachers, staff and workers of the school to self-measure the temperature and monitor the health at home. If anybody has fever, cough, or shortness of breath, they should actively notify the school and stay home to monitor your health and go to the healthcare facility for examination, consultation and treatment. The manager, teacher, staff member or worker is not allowed to go to school if he/she has been isolated at home at the request of the health agency.

- Through electronic contact books or other communication systems (if any) to send information and instructions to students, parents the following:

+ Measures to protect health, monitor student health and practice personal hygiene measures at home, at school, on the way to school and on the way home.

+ Request students, parents to check the temperature, symptoms of fever, cough, shortness of breath of students before going to school; if a student shows signs of fever, cough, or shortness of breath, the parents will have the student stay at home or the student will stay at home, inform the school immediately, and refer the student to the healthcare facility for examination, counseling and treatment. Parents keep the student at home if the student is on home isolation as requested by the health agency (compulsory).

+ Inform students and parents about epidemic prevention measures that have been taken and will continue to be implemented at the school or dormitory so that students and their parents can be assured.

+ Parents may not enter school premises during time of drop-off and pick-up of students.

- Display leaflets, posters in visible places, make messages that can be texted through electronic contact books or other communication systems (if any) for students, parents about measures to prevent and control the epidemic such as personal hygiene, students' things to do, etc.

2.2.5. Monitoring

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- School/Steering Committee for epidemic prevention and control assigns managers to check and supervise teachers and health workers' implementation of the works under the “Những việc giáo viên cần làm tại trường để phòng tránh mắc bệnh COVID-19” (Things teachers need to do at school to prevent COVID-19) and “Những việc nhân viên y tế cần làm tại trường để phòng tránh mắc bệnh COVID-19” (Things health workers need to do at school to prevent COVID-19) list.

- School/Steering Committee for epidemic prevention and control assigns managers to inspect and supervise the implementation of sterilization and environmental sanitation of classrooms and school buildings, and means of student transportation.

- The Steering Committee for epidemic prevention and control compiles daily, weekly and monthly COVID-19 report on epidemic prevention and informs the School Board to know and promptly take further actions.

2.3. After students leave school

- Strictly enforce social distancing when exiting the school gate.

- Remind students to wear masks on the way home.

- The school maintains the cleaning and disinfection of school buildings and classrooms according to regulations.

- Check and promptly supply hand sanitizers, soap and other items for the next class sessions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Measures to ensure safe schools in epidemic prevention and control

3.1. Preparatory work of the school

3.1.1. Organizational work

- Establish a Steering Committee for the prevention and control of COVID-19 at the school, with the principal as the Head, health worker or teacher-cum-health-worker as the standing Deputy Head and members including representatives of the commune/ward health station or local health agency as prescribed, representative of the Student Parent Union and other relevant entities.

- Assign specific responsibilities to each member of the Steering Committee, teachers, school managers and staff.

- Assign the health worker or teacher-cum-health-worker to act as the contact point to advise the Principal, the Steering Committee for epidemic prevention and control in the development of plans and implementation, supervision of COVID-19 epidemic prevention and control at school.

- Inform and request the entities that provide services for the school (food, cooking, transportation vehicles for students, food sale, environmental sanitation, etc.) to commit to provide safe service for epidemic prevention and control.

- Develop rules for cross-checking the implementation between classes, groups, etc.

- Prepare sufficient supply to ensure epidemic prevention requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.1.2. For students

The school requests, supervises, and reminds students to strictly comply with the school's disease prevention rules according to the guidance of the Ministry of Health as mentioned above.

3.1.3. For teachers

The school requests, supervises and reminds teachers to strictly comply with the school's disease prevention rules according to the guidance of the Ministry of Health:

- Through electronic contact books or other communication systems (if any) to send information and instructions to students, parents the following:

Measures to protect health, monitor student health and practice personal hygiene measures at home, at school, on the way to school and on the way home according to student’s and parents’ to-do lists..

+ Request students, parents to check the temperature, symptoms of fever, cough, shortness of breath of students before going to school; if a student shows signs of fever, cough, or shortness of breath, the parents will have the student stay at home or the student will stay at home, inform the school immediately, and refer the student to the healthcare facility for examination, counseling and treatment. Student will stay at home/parents will keep the student at home if the student is on home isolation as requested by the health agency (compulsory).

+ Inform students and parents about epidemic prevention measures that have been taken and will continue to be implemented at the school so that students and their parents can be assured.

+ Guide parents to ensure safety in epidemic prevention and control during time of pick-up and drop-off of students.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Teachers will self-measure the temperature and monitor the health at home. If there are signs of fever, cough, or shortness of breath, they should actively notify the school and stay home to monitor their health and go to the healthcare facility for examination, consultation, and treatment.

- The teacher is not allowed to go to school if he/she has been isolated at home at the request of the health agency. Teachers must be fully vaccinated under the guidance of health agencies.

- At school, teachers need to regularly remind students to comply with regulations on epidemic prevention.

3.1.4. For health workers in the school

- Contact the commune/ward healthcare station or local health agency according to regulations for guidance and coordination to develop a plan and support the implementation of epidemic prevention and control at school.

- Advise the Principal to establish a Steering Committee for the prevention and control of COVID-19 at the school, with the principal as the Head, health worker or teacher-cum-health-worker as the standing Deputy Head and members including representatives of the commune/ward healthcare station or local health agency as prescribed, representative of the Student Parent Union and other relevant entities.

- Advise the Principal of the school to develop a plan and implement disinfection and environmental sanitation in school, ensuring physical facilities and equipment for environmental sanitation.

- Advise the Principal of the school to issue notices, commitment forms between service providers (food, cooking, means of student transportation, food sale, environmental sanitation, etc.) and the school to ensure the implementation of safe services for epidemic prevention and control.

- Advise the Principal to arrange an infirmary at the school with full medical equipment according to Joint-Circular No. 13/2016/TTLT-BYT-BGDDT dated May 22, 2016 on school health care and separate areas to isolate students, teachers, managers, or staff having cough, fever, shortness of breath (where necessary).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Cooperate with teachers in monitoring students' health, detecting and promptly handling cases of fever, cough, shortness of breath, fatigue, and making a monitoring book.

- When detecting a student, teacher, manager or staff member has fever, cough, or shortness of breath, immediately refer that person to the infirmary for inspection, monitoring, isolation and immediately notify the healthcare station of commune, governing body, and parents of that student.  The health worker must wear full personal protective equipment according to regulations and be responsible for providing medical masks, guiding the correct use of masks for the above people.

- Check and report to the School Board to promptly supply medical equipment according to regulations at the infirmary on a daily basis.

- Advise the Principal in assigning managers and teachers to urge, inspect, and supervise the COVID-19 prevention and control at school.

- Submit daily, weekly and monthly reports on COVID-19 epidemic prevention to the Principal/School Board.

3.1.5. For security guards in the school

- The security guard shall self-measure temperature and monitor health at home. If the security guard has fever, cough, or shortness of breath, he/she should actively notify the school and stay home to monitor health and go to the healthcare facility for examination, consultation and treatment. The security guard is not allowed to go to school if he/she has been isolated at home at the request of health agency.

- Restrict school entrance of parents and unauthorized people.            

- Do not allow students to leave school during school hours.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Measure temperature, ask if they have fever, cough, and shortness of breath. If so, do not allow them to enter school premises.

+ Report to the School Board.

+ Write down the name, address of the workplace/residence, phone number, date and time of entry and exit, and the name of the school manager working with the guest; guide the guest to the right room to work and prevent the guest from entering other unnecessary areas.

+ Wear a mask properly when having contact with the guest.

+ Request the guest to wear a mask properly.

- Prevent students from gathering in the schoolyard.

- Remind students, teachers, and school managers to wear masks properly and not to spit or throw trash indiscriminately.

- When the security guard shows signs of fever, cough, or shortness of breath, he/she must immediately go to the infirmary to be checked, monitored, and promptly handled.

3.2. The school's response to suspect case in school

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Take the suspect to a separate isolation area in the infirmary or the area arranged by the school. Limit contact with people around and avoid close contact less than 1 meter with other people.

- Health worker/teacher-cum-health-worker (hereinafter referred to as health worker) wears a medical mask, gloves, and medical uniform. Provide medical masks and instruct the suspect to properly wear the mask and promptly notify the health agency for further actions.

3.3. What to do when there is a student infected with COVID-19 the school

This plan is to actively prevent and control the epidemic at educational institutions according to the principle of controlling risks of infection, early detecting cases, isolating, and promptly zoning, preventing the spread of infection in the school; ensure a safe environment and flexible adaption in educational institutions and minimize interruption of teaching and learning activities.

Specifically, before organizing any activities, the school must develop plans to be ready to respond to epidemic situations; check physical facilities and equipment to ensure environmental sanitation in accordance with regulations, etc.

Students, managers, teachers, and staff of the school suspected of being infected with COVID-19 shall not come to school and immediately inform the educational institution and local health agency.

Staff of educational institutions must be fully vaccinated against COVID-19 or be screened weekly for COVID-19 if they are in the group that is contraindicated from receiving the COVID-19 vaccination, or have recovered from COVID-19.

Request parents of students or persons who transport students to not enter the premises of the educational institutions during pick-up and drop-off of students when organizing direct activities. Ensure distancing requirements in classrooms and offices; limits activities with close contacts in classrooms; minimize contacts between classes in the same block, etc.

Students, managers, and staff must wear masks (except when eating); wearing masks is optional for preschool students.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Step 1: Inform the Head of the Steering Committee for prevention and control of COVID-19 of the educational institution and parents of the student the COVID-19 positive result; continue to temporarily isolate the F0; notify the local healthcare station of measures to prevent and control the epidemic according to the guidance of health agencies.

Step 2: Evaluate the health of the F0, if there are signs of respiratory distress, tachypnea or shortness of breath, and SPO2 less than 96%, contact and transfer the F0 to a hospital with a COVID-19 department or unit in the same area or transfer the F0 to a field hospital by an ambulance.

If the F0 does not have any symptoms or has mild symptoms: advise and instruct the parents of the student to bring him/her home to be approached and handled by the local healthcare station in accordance with regulations.

Step 3: Immediately suspend the class to clean and disinfect the classroom and provide antigen-detecting rapid diagnostic tests for students and teachers present in the class (F1) (the combined sample must not exceed 3 people).

Other classes continue to operate normally.

Step 4: Isolate and monitor the F1 according to the guidance of the Ministry of Health (Official Dispatch No. 647/MP-VP dated November 16, 2021 on adjusting the medical isolation time for F1):

- Regarding people who have received the full dose of the COVID-19 vaccine (with the green card on the Electronic Health Book application or the certificate of full vaccination issued by a competent agency), the last dose of vaccine must be administered within the last 14 days and not exceeding 12 months, or such people have recovered from COVID-19 within the last 6 months at the moment of identification as F1 (with a hospital discharge certificate/certificate of recovery from COVID-19): Conduct medical isolation at home or lodging place for 7 days, continue to monitor their own health at home or lodging place for the next 7 days, and strictly comply with the 5K Rules; if there are signs of abnormal health such as cough, fever, shortness of breath, sore throat, loss of taste, etc. immediately inform the health agency for monitoring and handling according to regulations; conduct SARS-CoV-2 tests by single-sample RT-PCR method 3 times (1st time is at the start of the isolation, 2nd time is on the 3rd day, and 3rd time is on the 7th day).

- Regarding people who have yet to receive the full dose of the COVID-19 vaccine (with the yellow card on the Electronic Health Book application or the certificate of vaccination issued by a competent agency), the last dose of vaccine must be administered within the last 14 days at the moment of identification as F1: Conduct medical isolation for 10 days; continue to monitor their own health at home or lodging place for the next 7 days and always comply with the 5K Rules; if there are signs of abnormal health such as cough, fever, shortness of breath, sore throat, loss of taste, etc. immediately inform the health agency for monitoring and handling according to regulations; conduct SARS-CoV-2 tests by single-sample RT-PCR method 3 times (1st time is at the start of the isolation, 2nd time is on the 5th day, and 3rd time is on the 10th day).

- Regarding people who have not received COVID-19 vaccine: Conduct medical isolation for 14 days; continue to monitor their health at home or lodging place for the next 14 days and always comply with the 5K Rules; if there are signs of abnormal health such as cough, fever, shortness of breath, sore throat, loss of taste, etc. immediately inform the health agency for monitoring and handling according to regulations; conduct SARS-CoV-2 test by single-sample RT-PCR method 3 times (1st time is at the start of the isolation, 2nd time is on the 7th day, and 3rd time is on the 13th day).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If 2 or more cases of F0 are detected within the same day in 2 different classrooms, immediately organize screening as follows:

If 2 classes are on the same floor, provide COVID-19 tests for students and teachers of all classes on that same floor.

If 2 classes are on the same floor, provide COVID-19 tests for students and teachers of all classes on that same floor.

If 2 classes are in different blocks and have epidemiological connections, provide COVID-19 tests for every student and teacher of the school.  If there is no epidemiological connection, handle only according to each classroom.

3.4. The preparatory work of the school for students to return to school for direct learning

In order to ensure safety when organizing educational activities and direct training at educational institutions suitable for the COVID-19 development in the spirit of Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 and according to guidelines of Steering Committees for COVID-19 prevention and control of local authorities, educational institutions shall organize the return of students for learning and strictly comply with measures to ensure safety and effectively control the COVID-19 epidemic according to the following regulations:

a) Before students go to school

- Develop educational plans, scenarios, and measures to be ready to respond to epidemic situations that arise during the organization of direct teaching suitable for the actual conditions of the epidemic in the surrounding area; develop teaching and learning plans suitable for cases where students have underlying diseases or difficult circumstances or live far away from their parents, etc.

- Ensure environmental sanitation for physical facilities and equipment, food safety, and school healthcare; pay attention to factors related to people with disabilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Request students, managers, teachers, and staff to monitor their health at home and wear masks on their way to the school.

- Clean and disinfect the school, classrooms, learning equipment, and means of transportation (if any) according to the guidance of health agencies.

- Complete the standing department for school healthcare work; arrange temporary isolation rooms and infirmaries according to regulations and effectively organize school psychology counseling.

b) When students go to school

- Ensure the drop-off and pick-up of students at the school entrance (parents/persons who transport students shall not enter the premises of the school).

- Clean hand washing areas, toilets, means of student transportation (if any) after each trip according to regulations; arrange trash cans with lids at appropriate positions.

- Organize psychological counseling activities; increase physical activities; educate skills; consolidate and compensate for knowledge before teaching new knowledge; group students to effectively support them for their first days of returning to school. Continue to increase positive factors of online teaching to support direct teaching; continue to teach the content of core programs according to the guidance of the Ministry of Education and training while soon developing appropriate plans for examinations and evaluation at the end of the school year.

- Check and promptly supplement soap, hand sanitizer, and other necessary equipment serving the epidemic prevention and control in order to prepare for the next learning session.

- School/Steering Committee/COVID-19 Safety Team of the school shall assign managers, conduct inspection and supervision of the epidemic prevention and control in accordance with regulations of Official Dispatch No. 6666/BYT-MT dated August 16, 2021 and Decision No. 4800/QD-BYT dated October 12, 2021 of the Ministry of Health on provisional guidelines on medical specialty for the implementation of Resolution No. 128/NQ-CP of the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ensure students, managers, teachers, and staff have appropriate distancing and wear masks when leaving the school for home.

- Ensure students are picked up at the school entrance (parents/relatives/persons who transport students are not allowed to enter the premises of the school).

 

REFERENCES

1. Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 of the Prime Minister on “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (Safety, flexibility, and effective control of COVID-19 epidemic) provisional regulations.

2. Official Dispatch No. 283/BGDDT-GDTC dated January 24, 2022 on the organization of direct teaching at educational institutions.

3. Official Dispatch No. 4726/BGDDT-GDTC dated October 19, 2021 on the organization of direct learning at educational institutions for the implementation of Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 of the Government on “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (Safety, flexibility, and effective control of COVID-19 epidemic) provisional regulations.

4. Plan No. 895/KH-BGDDT dated September 9, 2021 on the work to ensure the safety of COVID-19 prevention and control of education authorities for the school year of 2021-2022.

5. Official Dispatch No. 11042/BYT-DP dated December 29, 2021 on changes in definition of COVID-19 cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Decision No. 2566/QD-BGDDT dated September 9, 2020 on approval for handbook to ensure safety in COVID-19 prevention and control in schools;

8. Decision No. 3822/QD-BGDDT dated November 23, 2020 on approval of communication documents on COVID-19 prevention and control and medical work in schools.

9. Official Dispatch No. 647/MP-VP dated November 16, 2021 on adjusting the medical isolation time for F1.

10. Official Dispatch No. 8688/BYT-DP dated October 14, 2021 on COVID-19 vaccination for children from 12 - 17 years old.

11. Official Dispatch No. 6666/BYT-MT dated August 16, 2021 on guidelines on epidemic prevention and control at agencies and offices.

12. Official Dispatch No. 2234/BYT-MT dated April 21, 2020 on the implementation of COVID-19 prevention and control at educational institutions.  

13. Official Dispatch No. 1244/BYT-MT dated March 13, 2020 on guidelines on handling of cases with cough, fever, shortness of breath in schools.

14. Directive No. 79/CT-BGDDT dated January 28, 2021 on some urgent measures to prevent and control the COVID-19 epidemic in educational institutions.

15. Plan No. 895/KH-BGDDT dated September 9, 2021 on the work to ensure the safety of COVID-19 prevention and control of education authorities for the school year of 2021-2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



17. Official Dispatch No. 1398/BGDDT-GDTC dated April 23, 2020 on guidelines on conditions to ensure the safety of students when they return to school and what do to when there are suspected cases of COVID-19 in schools.

18. Official Dispatch No. 239/BGDDT-GDTC dated January 22, 2020 on increasing the implementation of medical work in school and epidemic prevention and control during winter and spring. 

19. Official Dispatch No. 260/BGDDT-GDTC dated January 31, 2020 on prevention and control of acute respiratory infections caused by new strains of Coronavirus in schools.

20. Official Dispatch No. 265/BGDDT-GDTC dated February 1, 2020 on the implementation of Directive No. 06/CT-TTg dated January 31, 2020 of the Prime Minister.

21. Official Dispatch No. 269/BGDDT-GDTC dated February 3, 2020 on instructing students to leave school to prevent and control the nCoV epidemic.

22. Official Dispatch No. 460/BGDDT-GDTC dated February 13, 2020 on increasing measures to prevent and control the COVID-19 epidemic when students return to school.

23. Official Dispatch No. 550/BGDDT-GDTC dated February 25, 2020 on the implementation of measures to prevent and control the COVID-19 epidemic in schools.

24. Official Dispatch No. 696/BGDDT-GDTC dated March 4, 2020 on things to do to prevent and control the COVID-19 epidemic in schools.

25. Official Dispatch No. 975/BGDDT-GDTC dated March 18, 2020 on guidelines on what to do when students are suspected of COVID-19 infection or have signs of fever, cough, and shortness of breath in schools for local authorities and educational institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



27. Official Dispatch No. 1467/BGDDT-GDTC dated April 28, 2020 on criteria for assessment of COVID-19 preparedness of schools.

28. Official Dispatch No. 1583/BGDDT-GDTC dated May 7, 2020 on the implementation of measures to prevent and control the COVID-19 epidemic at schools in the new normal.

29. Official Dispatch No. 96/KCB-DD&KSNK dated January 24, 2020 on prevention and control of acute lung disease infection caused by the new strain of Coronavirus (nCoV) in hospitals.

30. Official Dispatch No. 100/KCB-NV dated January 31, 2020 on management and treatment of patients with acute respiratory infections caused by nCoV.

31. Official Dispatch No. 476/MT-VP 2020 on the to-do list to prevent and control the COVID-19 epidemic in schools.

32. Cascella M, Rajnik M, Cuomo A, Dulebohn SC, Di Napoli R. Features, Evaluation and Treatment Coronavirus (COVID-19). In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2020. Accessed March 18, 2020. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554776/.

33. Cui J, Li F, Shi Z-L. Origin and evolution of pathogenic coronaviruses. Nat Rev Microbiol. 2019; 17(3): 181-192. doi: 10.1038/s41579-018-0118-9

34. The Vietnam Dietetic Association. A Guide to Preventive Nutrition for COVID-19. Labor Publishing House; 2020.

35. UNICEF. COVID-19 Emergency Preparedness and Response; WASH and Infection Prevention and Control Measures in Schools. Published online March 25, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



37. WHO. Water, sanitation, hygiene, and waste management for the COVID-19 virus. Published online March 2020.

38. WHO. Coronavirus disease (COVID-19) technical guidence: Early investigations. Accessed March 1, 2020. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical-guidance/early-investigations.

39. WHO. Coronavirus disease (COVID-19) technical guidence: Infection prevention and control. Accessed March 1, 2020. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical- guidance/infection-prevention-and-control.

40. WHO. Coronavirus disease (COVID-19) technical guidence: Surveillance and case definitions. Accessed March 1, 2020. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical- guidance/surveillance-and-case-definitions.

41. Wu D, Wu T, Liu Q, Yang z. The SARS-CoV-2 outbreak: what we know. International Journal of Infectious Diseases. 2020;0(0). doi:10.1016/j.ijid.2020.03.004.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 406/QĐ-BGDĐT ngày 27/01/2022 phê duyệt Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.733

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.10.80
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!