Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 5294/TCHQ-GSQL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Âu Anh Tuấn
Ngày ban hành: 30/10/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5294/TCHQ-GSQL
V/v tăng cường quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng, kho, bãi

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2024

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Để tăng cường công tác quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, nhằm đấu tranh, ngăn chặn hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; căn cứ Luật Hải quan năm 2014, căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ, căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nội dung sau:

I. Về tăng cường công tác quản lý, giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi thông qua Hệ thống VASSCM

1. Chỉ đạo Chi cục Hải quan có liên quan yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh (DNKD) cảng, kho, bãi phải cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin hàng hóa đưa vào khu vực cảng, kho, bãi (getin) bao gồm thông tin sai khác (nếu có), thông tin hàng hóa đưa ra khu vực cảng, kho, bãi (getout) và gửi đến hệ thống VASSCM theo đúng quy định tại khoản 31, khoản 32 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính và lưu ý:

a) Cập nhật thông tin hàng hóa getin (bao gồm mô tả hàng hóa, tên hàng nếu có) và gửi đến hệ thống VASSCM ngay sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng, kho, bãi.

b) Cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin hàng hóa getout và gửi đến hệ thống VASSCM chậm nhất 15 phút kể từ khi hàng hóa đưa ra khỏi cảng, kho, bãi; bao gồm cả thông tin về “số hiệu phương tiện vận tải/biển kiểm soát phương tiện vận tải” vận chuyển hàng hóa ra khỏi cảng, kho, bãi (bao gồm trường hợp hàng hóa vận chuyển trên nhiều phương tiện đưa ra từng lần và trường hợp nhiều tờ khai chung một container).

Trường hợp DNKD cảng, kho, bãi không thực hiện đúng quy định tại Điều 41 Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn (như có hành vi: bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn; cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát; không cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại cảng, kho, bãi...) thì xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Trường hợp xác định doanh nghiệp có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Chi cục Hải quan có liên quan chỉ đạo công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát hàng ngày trên cơ sở thông tin danh sách container dự kiến xếp dỡ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, các hệ thống có liên quan (VNACCS/VCIS, E-CUSTOMS) và nguồn thông tin khác (nếu có) để kiểm tra, rà soát, đối chiếu thông tin getin, getout do DNKD cảng, kho, bãi cập nhật, gửi đến hệ thống VASSCM có đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định.

3. Sau khi rà soát, nếu phát sinh trường hợp hàng hóa đủ điều kiện qua KVGS và thực tế đã được đưa ra khỏi cảng, kho, bãi nhưng thông tin tờ khai/chứng từ chưa được xác nhận trên hệ thống thì thực hiện như sau:

a) Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:

a.1) Phối hợp DNKD cảng, kho, bãi xác minh hàng hóa thực tế đã được đưa vào, đưa ra khỏi cảng, kho, bãi vào thời điểm (ngày, tháng, năm) nào; hàng hóa thực tế được đưa ra theo số tờ khai/chứng từ đủ điều kiện qua KVGS tương ứng nào; đồng thời làm rõ nguyên nhân (do hệ thống gặp sự cố; do DNKD cảng, kho bãi, do người khai hải quan, do công chức hải quan hay lý do nào khác) dẫn đến tồn đọng tờ khai chưa được xác nhận qua KVGS trên hệ thống.

a.2) Sau khi xác minh, xác định người khai hải quan, DNKD cảng, kho, bãi, công chức hải quan đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm liên quan theo quy định tại Điều 41 Luật Hải quan, khoản 31, khoản 32 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính và có cơ sở xác định lô hàng thực tế đã được đưa khỏi cảng, kho, bãi theo tờ khai/chứng từ đủ điều kiện qua KVGS thì cập nhật bổ sung hoặc yêu cầu DNKD cảng, kho, bài cập nhật bổ sung thông tin trên hệ thống theo quy định.

Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm lưu trữ thông tin, các chứng từ chứng minh hàng hóa đã hoàn thành thủ tục đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan (đủ điều kiện qua KVGS) do người khai hải quan cung cấp để xuất trình cho các cơ quan điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu, đồng thời tổng hợp kết quả xử lý (đã cập nhật bổ sung thông tin hàng hóa qua KVGS) gửi về Chi cục Hải quan nơi quản lý để theo dõi, rà soát, kiểm tra trên cơ sở đánh giá rủi ro.

a.3) Trên cơ sở kết quả rà soát, xác minh, xác định trách nhiệm của các bên (người khai hải quan; DNKD cảng, kho, bãi; công chức hải quan) để chấn chỉnh hoặc xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

b) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:

b.1) Thường xuyên rà soát tờ khai tồn chưa được xác nhận qua KVGS trên hệ thống, nếu phát hiện tờ khai hải quan thuộc trường hợp phải khai sửa đổi, bổ sung (do khai sai/khai thiếu thông tin....) hoặc thuộc trường hợp phải hủy tờ khai thì kịp thời thông báo doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hoặc thủ tục hủy theo quy định.

b.2) Phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cung cấp thông tin có liên quan việc thực hiện thủ tục hải quan theo đề nghị của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm cơ sở xác định hàng hóa có đủ điều kiện qua KVGS và để Chi cục Hải quan cửa khẩu có thông tin xác minh với DNKD cảng việc hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu theo tờ khai, chứng từ nào.

4. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố định kỳ rà soát/kiểm tra nội bộ đối với cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ giám sát để đánh giá công tác quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi đảm bảo thực hiện theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện công chức có hành vi vi phạm trong công tác giám sát hải quan thì căn cứ theo Quyết định số 779/QĐ-TCHQ ngày 12/4/2023 của Tổng cục Hải quan và các quy định khác có liên quan để xem xét, xử lý theo quy định.

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thiếu trách nhiệm trong quá trình thao tác nghiệp vụ, chậm trễ xử lý dẫn đến các lô hàng đã được đưa qua KVGS nhưng vẫn chưa được xác nhận trên Hệ thống, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có liên quan chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình trước Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình trước Lãnh đạo Tổng cục.

II. Kiểm tra, giám sát, xử lý đối với các lô hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan

1. Đối với hàng hóa lưu giữ từ 30 ngày đến 90 ngày tại cảng, kho, bãi:

a) Đối với các lô hàng nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa căn cứ thông tin Bản khai hàng hóa (Emanifest) và nguồn thông tin khác (nếu có) để phân tích, đánh giá rủi ro và áp dụng kiểm tra qua soi chiếu hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm, rủi ro cao; cập nhật kết quả soi chiếu trên Hệ thống (nếu có).

b) Khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ kết quả phân luồng trên hệ thống, hồ sơ hải quan, dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro, kết quả soi chiếu (nếu có) để quyết định việc thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, xử lý vi phạm (nếu có) và giải quyết thủ tục hải quan theo quy định.

2. Đối với hàng hóa lưu giữ quá 90 ngày tại cảng, kho, bãi:

Định kỳ ngày 15 hàng tháng, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện thống kê, rà soát, tra cứu số liệu hàng hóa đến cảng, kho, bãi quá 90 ngày trên hệ thống nhưng chưa làm thủ tục hải quan đối chiếu với số liệu do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi theo dõi để xác định số liệu về hàng hóa lưu giữ quá 90 ngày và hàng hóa tồn đọng. Trường hợp quá 90 ngày không có người đến nhận, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thông báo tìm chủ hàng theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và xử lý như sau:

a) Trong thời hạn thông báo tìm chủ hàng nếu có người đến nhận hàng và đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa được trang bị máy soi thực hiện soi chiếu và cập nhật kết quả soi chiếu trên Hệ thống (trừ trường hợp lô hàng đã thực hiện soi chiếu và trường hợp hàng hóa không phù hợp để kiểm tra qua máy soi theo Quyết định 2056/QĐ-TCHQ ngày 29/8/2024 của Tổng cục Hải quan). Trường hợp không có máy soi và hàng hóa được chuyển về địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu thì Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa bàn giao hàng hóa (bao gồm thông tin hàng hóa chưa được soi chiếu) cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để chuyển luồng kiểm tra thực tế; theo dõi, xử lý vi phạm (nếu có) và giải quyết tiếp thủ tục hải quan theo quy định.

b) Trường hợp quá thời hạn thông báo tìm chủ hàng mà không có người đến nhận, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng để tiến hành kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Điều 12 Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Sau khi kiểm kiểm kê, phân loại hàng hóa:

b.1) Nếu xác định là hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa là phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, hàng hóa không có giấy phép, không đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định (như hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; vật tư, phương tiện, máy móc thiết bị đã qua sử dụng...): Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa xác định đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Luật Hải quan, Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Trường hợp xác định có dấu hiệu hình sự thì cơ quan hải quan tiến hành điều tra, xác minh và xử lý theo chức năng, thẩm quyền.

b.2) Xử lý tái xuất đối với hàng hóa quá thời hạn làm thủ tục hải quan:

Đối với các lô hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan và không nằm trong danh sách điều tra của cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở văn bản đề nghị của người vận tải hoặc chủ sở hữu hàng hóa, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018) của Chính phủ và quy định tại Điều 95, Điều 96, Điều 52b Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp xác định có dấu hiệu vi phạm, xem xét giải quyết thủ tục tái xuất và tổ chức giám sát cho đến khi toàn bộ lô hàng thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập; không yêu cầu tái xuất về nước xuất khẩu ban đầu.

b.3) Xử lý tiêu hủy đối với hàng hóa quá thời hạn làm thủ tục hải quan:

Căn cứ quy định tại Luật bảo vệ môi trường, Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ, Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính và các quy định liên quan, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện rà soát, đối chiếu thông tin với DNKD cảng, kho, bãi và người vận chuyển để xác định hàng hóa thuộc trường hợp phải tiêu hủy và thực hiện như sau:

b.3.1) Trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản đề nghị tiêu hủy của người vận chuyển gửi kèm các chứng từ chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị thực hiện tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa kiểm tra, đối chiếu thông tin hồ sơ, nếu xác định: đơn vị tiêu hủy đủ hồ sơ năng lực, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiêu hủy; lượng hàng hóa đưa vào tiêu hủy phù hợp với công suất, tiến độ và phương án tiêu hủy; mặt hàng đưa vào tiêu hủy phù hợp với phạm vi xử lý của doanh nghiệp thì tổng hợp, xây dựng kế hoạch tổ chức tiêu hủy báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng phê duyệt, trong đó xác định rõ danh sách chi tiết hàng hóa, tên hãng tàu, đơn vị tiêu hủy, thời gian dự kiến, phương án tiêu hủy, trách nhiệm của Hội đồng xử lý tiêu hủy.

b.3.2) Không chấp nhận phê duyệt phương án tiêu hủy đối với các đơn vị tiêu hủy không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật môi trường hoặc đã bị xử lý vi phạm do không thực hiện đúng các phương án tiêu hủy đã được cơ quan hải quan phê duyệt hoặc đưa hàng hóa thuộc diện tiêu hủy vào tiêu thụ nội địa hoặc sử dụng cho các mục đích khác.

b.3.3) Tổ chức giám sát chặt chẽ hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ cảng, kho, bãi đến các địa điểm thực hiện tiêu hủy; từ khi cắt niêm phong, đưa hàng hóa vào tiêu hủy đến khi kết thúc tiêu hủy, đảm bảo hàng hóa đưa đi tiêu hủy không thẩm lậu vào nội địa.

Việc giám sát hàng hóa tiêu hủy thực hiện thông qua phương thức giám sát trực tiếp hoặc giám sát bằng phương tiện kỹ thuật.

b.3.4) Quá trình bàn giao hàng hóa đưa vào tiêu hủy cho doanh nghiệp và đơn vị thực hiện tiêu hủy; kết thúc quá trình tiêu hủy phải được lập biên bản có xác nhận của các bên có liên quan, lưu hình ảnh, biên bản vào Hồ sơ xử lý tiêu hủy; cập nhật kết quả tiêu hủy theo mẫu Phụ lục 2 hoặc Phụ lục 3 đính kèm công văn này.

c) Sau khi tiến hành kiểm kê, phân loại, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tiến hành lập hồ sơ, báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng và phương án xử lý theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ; Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính để thực hiện.

d) Về xử lý các khoản chi phí phát sinh:

Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính, các khoản chi phí phát sinh trước thời điểm có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan có thẩm quyền (bao gồm cả chi phí kiểm kê, phân loại; chi phí giám định để xác định hàng hóa vi phạm, giá trị tài sản còn lại....) do doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp đại lý, hãng tàu có liên quan chi trả.

3. Sửa đổi thông tin người nhận hàng tại Bản khai hàng hóa (Emanifest) đối với lô hàng lưu giữ tại cảng, kho, bãi

a) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục phương tiện xuất nhập cảnh:

a.1) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận dược công văn đề nghị gửi kèm chứng từ chứng minh về việc sửa đổi thông tin Emanifest do hãng tàu/ người vận chuyển hoặc đại diện hãng tàu/ người vận chuyển nộp, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục phương tiện xuất nhập cảnh có văn bản đề nghị gửi kèm thông tin lô hàng đề nghị sửa đổi người nhận hàng cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa làm cơ sở xem xét, quyết định việc sửa đổi thông tin người nhận hàng trên Emanifest và cập nhật vào hệ thống.

a.2) Không cho phép sửa đổi thông tin người nhận hàng đối với:

- Hàng hóa được kiểm tra, xác định là hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;

- Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý chuyên ngành nhưng người nhận hàng không có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành;

- Hàng hóa là máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, phế liệu nhưng người nhập khẩu không đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Hàng hóa đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa được cơ quan hải quan hủy tờ khai theo quy định;

- Hàng hóa đang thuộc diện điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng.

a.3) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế xác định hàng hóa đủ điều kiện để sửa đổi thông tin nhưng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục phương tiện không thể cập nhật thông tin sửa đổi trên hệ thống (do dữ liệu lịch sử về hàng hóa lưu giữ tại kho, bãi, cảng đã được chuyển sang khu vực lưu giữ riêng thuộc Trung tâm dữ liệu hải quan) thì báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản gửi Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan hỗ trợ cập nhật thông tin sửa đổi.

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu xác định hàng hóa không thuộc các trường hợp nêu tại điểm a.2 điểm 3 mục II công văn này thì có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục phương tiện xuất nhập cảnh để giải quyết tiếp thủ tục theo quy định.

4. Khu vực lưu giữ hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày:

Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi bố trí khu vực lưu giữ riêng đối với hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày theo quy định tại Điều 41 Luật Hải quan năm 2014, Điều 34 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ và có sơ đồ vị trí lưu giữ hàng hóa cụ thể thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý để kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

5. Công tác báo cáo hàng hóa lưu giữ quá 90 ngày:

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện báo cáo vào ngày 20 hàng tháng về số liệu hàng hóa lưu giữ quá 90 ngày tại cảng, kho, bãi về Tổng cục Hải quan (qua hòm thư điện tử của Cục Giám sát quản lý về hải quan tại địa chỉ hanghoatondong@customs.gov.vn), cụ thể như sau:

a) Đối với hàng hóa lưu giữ quá 90 ngày tại cảng, kho, bãi từ thời điểm ngày 30/11/2024 trở về trước: Thực hiện rà soát, thống kê danh sách các lô hàng theo mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm công văn này. Thời hạn hoàn thành trước ngày 15/12/2024.

Trường hợp đã xử lý theo hướng dẫn tại điểm 2 mục II công văn này và có thay đổi giảm về lượng hàng hóa tồn đọng thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc quá trình xử lý, Chi cục Hải quan thực hiện báo cáo và cập nhật số liệu hàng hóa tồn đọng theo mẫu Phụ lục 2 ban hành kèm công văn này vào ngày 20 của tháng kế tiếp.

b) Đối với hàng hóa lưu giữ quá 90 ngày tại cảng, kho, bãi phát sinh từ ngày 01/12/2024: Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, thực hiện báo cáo biến động việc tăng/ giảm theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm công văn này.

III. Hiệu lực thi hành

Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ các công văn số 5306/TCHQ-GSQL ngày 09/11/2021, công văn số 5718/TCHQ-GSQL ngày 06/12/2021, công văn số 5943/TCHQ-GSQL ngày 16/12/2021; công văn số 801/TCHQ-GSQL ngày 11/3/2022, công văn số 949/TCHQ-GSQL ngày 22/3/2022, công văn số 1096/TCHQ-QLRR ngày 31/3/2022 và công văn số 2009/TCHQ-QLRR ngày 01/6/2022 của Tổng cục Hải quan.

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và nội dung hướng dẫn trên./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục (để báo cáo);
- Các đơn vị: CNTT&TKHQ, VPTC, ĐTCBL, QLRR, PC.
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Âu Anh Tuấn

Phụ lục I

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU HÀNG HÓA LƯU GIỮ QUÁ 90 NGÀY TẠI CẢNG, KHO, BÃI TÍNH ĐẾN HẾT NGÀY 30/11/2024

(Đính kèm công văn số: / ngày / /2024 của )

STT

Số hiệu cont

Số seal

Tên hàng

Số lượng, trọng lượng, đơn vị tính

Người gửi, địa chỉ

Người nhận, địa chỉ

Số vận đơn

Ngày dỡ hàng xuống cảng, kho, bãi

Số ngày lưu giữ

Mã, Tên cảng, kho, bãi lưu giữ

Tên Chi cục HQ quản lý

Xác định hàng hóa tồn đọng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15) Tổng số container lưu giữ quá 90 ngày tính đến ngày 30/11/2024;

(16) Tổng số lô hàng rời lưu giữ quá 90 ngày tính đến ngày 30/11/2024;

(17) Tổng số container tồn đọng tính đến ngày 30/11/2024;

(18) Tổng số lô hàng rời tồn đọng tính đến ngày 30/11/2024.

Ghi chú:

- Phụ lục I áp dụng thống kê hàng hóa lưu giữ tại cảng, kho, bãi quá 90 ngày tính từ ngày 30/11/2024 trở về trước.

- Trường hợp xác định container/ lô hàng là hàng hóa tồn đọng đã thực hiện thông báo tìm chủ hàng và các bước xử lý theo quy định thì tích (X) vào cột số 13.

- Trường hợp hàng hóa là hàng rời thì không phải báo cáo chỉ tiêu tại cột số (2) và số (3)

Thời hạn hoàn thành báo cáo: trước ngày 15/12/2024

Phụ lục II

BẢNG BÁO CÁO SỐ LIỆU HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG QUÁ 90 NGÀY TẠI CẢNG, KHO, BÃI ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ

(Đính kèm công văn số: / ngày / /2024 của )

STT

Số hiệu cont

Số seal

Tên hàng

Số lượng, trọng lượng, đơn vị tính

Người gửi, địa chỉ

Người nhận, địa chỉ

Số vận đơn

Ngày dỡ hàng xuống cảng, kho, bãi

Số ngày tồn

Mã, tên cảng, kho, bãi lưu giữ

Tên Chi cục HQ quản lý

Hình thức xử lý

Ngày lập hồ sơ xử lý

Ngày kết thúc việc xử lý

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16) Tổng số container tồn đọng trước thời điểm 30/11/2024 đã xử lý:

(17) Tổng số lô hàng rời tồn đọng trước thời điểm 30/11/2024 đã xử lý:

(18) Tổng số container tồn đọng trước thời điểm 30/11/2024 còn lại sau khi đã xử lý:

(19) Tổng số lô hàng rời tồn đọng trước thời điểm 30/11/2024 còn lại sau khi đã xử lý:

Ghi chú:

- Phụ lục II áp dụng sau khi đã thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng theo các hình thức (bán đấu giá, tiêu hủy....) đối với các lô hàng tồn đọng trước thời điểm 30/11/2024.

- Cột số (4): Căn cứ thông tin trên manifest ghi cụ thể tên hàng.

- Cột số (10) Số ngày tồn tại cảng, kho, bãi tính đến ngày lập hồ sơ xử lý.

Phụ lục III

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU HÀNG HÓA LƯU GIỮ QUÁ 90 NGÀY TẠI CẢNG, KHO, BÃI TÍNH TỪ NGÀY 01/12/2024

(Đính kèm công văn số: / ngày / /2024 của…………)

STT

Số hiệu cont

Số seal

Tên hàng

Số lượng, trọng lượng, đơn vị tính

Người gửi, địa chỉ

Số vận đơn

Ngày dỡ hàng xuống cảng, kho, bãi

Số ngày lưu giữ

Mã, Tên cảng, kho, bãi lưu giữ

Tên Chi cục HQ quản lý

Thông báo tìm chủ hàng

Kiểm kê, phân loại

Số/ngày Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân

Biện pháp xử lý

Kết quả xử lý

Số/ngày văn bản

Ngày hết hạn đến nhận hàng

Tình trạng hàng hóa

Phân loại tồn đọng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19) Tổng số container lưu giữ quá 90 ngày tính từ ngày 01/12/2024;

(20) Tổng số lô hàng rời lưu giữ quá 90 ngày tính từ ngày 01/12/2024;

(21) Tổng số container tồn đọng tính từ ngày 01/12/2024;

(22) Tổng số lô hàng rời tồn đọng tính từ ngày 01/12/2024;

Ghi chú: Phụ lục III áp dụng tính từ ngày 01/12/2024;

- Cột số (4): Căn cứ thông tin trên manifest ghi cụ thể tên hàng;

- Cột số (9): Số ngày lưu giữ tại cảng, kho, bãi tính đến ngày báo cáo.

- Cột số (12): Ghi cụ thể số văn bản, ngày văn bản đối với trường hợp đã có văn bản thông báo tìm chủ hàng;

- Cột số (13): Ghi ngày/tháng/năm về ngày hết hạn chủ hàng được đến nhận hàng.

- Cột số (14): Ghi một số lưu ý về hàng hóa (nếu có) như: Hàng hóa là máy móc, thiết bị đã qua sử dụng; hàng dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất, hàng hóa là phế liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường….

- Cột số (15): Ghi rõ loại hàng tồn đọng là một trong các loại sau: Hàng hóa từ bỏ; quá thời hạn khai hải quan; hàng hóa thu gom không người nhận; hàng hóa ngoài vận đơn, bản khai.

- Cột số (7), (8), (12), (13), (16): Ghi ngày, tháng, năm theo định dạng DD/MM/YYYY.

- Cột số (17) Ghi rõ biện pháp xử lý đã được Cục Hải quan tỉnh, thành phố (Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng) quyết định là một trong các biện pháp sau: Tái xuất; Nhập khẩu; Tiêu hủy; Bán đấu giá; Bán chỉ định; Chuyển giao; Xử lý khác.

- Cột số (18): Ghi rõ “Hoàn thành” trong trường hợp đã hoàn thành việc xử lý theo Biện pháp xử lý đã xác định tại cột số (17) và ghi rõ số tờ khai nhập khẩu, ngày tờ khai đối với trường hợp xử lý theo biện pháp Nhập khẩu; hoặc ghi “Chưa hoàn thành” trong trường hợp chưa hoàn thành việc xử lý theo Biện pháp xử lý đã xác định tại cột số (17).

- Từ cột (12) đến cột (18) nếu chưa thực hiện thì bỏ trống.

- Trường hợp hàng hóa là hàng rời thì không phải báo cáo các chỉ tiêu tại cột số (2) và số (3).

MINISTRY OF FINANCE
GENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOMS

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 5294/TCHQ-GSQL
Re: strengthening customs management and supervision of goods entering, stored at, and leaving ports, warehouses, and freight yards

Hanoi, October 30, 2024

To: Customs Departments of provinces and cities

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



I. Strengthening management and supervision of goods entering and leaving ports, warehouses, and freight yards through the VASSCM System.

1. Direct relevant Customs Sub-Departments to request port, warehouse, and freight yard-operating enterprises to update sufficient and accurate information on goods entering (getin) ports, warehouses, and freight yards, including any discrepancies (if any), and that on goods leaving (getout) such ports, warehouses, and freight yards, and send the information to the VASSCM system as stipulated in Clauses 31 and 32, Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Ministry of Finance. To be specific:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Fully and accurately update information on goods leaving (getout) ports, warehouses, and freight yards and send it to the VASSCM system within 15 minutes after the goods leave ports, warehouses, and freight yards, including details about the "vehicle numbers/license plate numbers of transport vehicles" carrying the goods out of ports, warehouses, and freight yards (including cases where goods are transported in multiple vehicles at different times and where goods are under multiple declarations in the same container).

If a port, warehouse, or freight yard-operating enterprise does not comply with Article 41 of the Customs Law and its guiding documents (it commits acts of unloading goods at incorrect ports as indicated on the cargo manifest, waybill; permitting goods to leave the port, warehouse, or freight yard without receipt of information confirming that the goods are eligible for release from the customs-controlled area; failing to provide information for a customs authority during supervision and inspection of goods entering, stored at, and leaving ports, warehouses, and freight yards, etc.), administrative penalties will be imposed according to the Government’s Decree No. 128/2020/ND-CP dated October 19, 2020.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Relevant Customs Sub-Departments shall provide guidelines for customs officials assigned to exercise daily supervision on the basis of the list of containers pending clearance on the National Single Window Portal, relevant systems (VNACCS/VCIS, E-CUSTOMS), and other information sources (if any) in order to check, review, and compare getin and getout information updated and sent by port, warehouse, or freight yard-operating enterprises to the VASSCM system, making sure they are sufficient, accurate and timely according to regulations.

3. If, after review, goods have been confirmed that they are eligible for release from the customs-controlled area and have already left the port, warehouse, or freight yard, but the declaration/document information has not been confirmed in the system:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a.1) Cooperate with a port, warehouse, or freight yard-operating enterprise to verify when (date, month, year) the goods actually entered or left the port, warehouse, or freight yard; compare the quantity of goods released from the customs-controlled area and that on corresponding declarations/documents that were granted clearance; and clarify reasons (system accidents; errors committed by the enterprise, the declarant or the customs official, or other reasons) for the unconfirmed declaration in the system.

a.2) After verification, if it is determined that the declarant, the port, warehouse, or freight yard-operating enterprise, and the customs official have assumed their responsibilities under Article 41 of the Customs Law, Clauses 31 and 32 of Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Ministry of Finance, and the actual shipment has been confirmed to leave the port, warehouse, or freight yard with the declaration/document, update or request the enterprise to update information to the system according to regulations of law.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a.3) On the basis of the results of the review and verification, define the responsibilities of the involved parties (customs declarant; port, warehouse, and freight yard operating enterprise; customs official) for correction or handling of violations (if any) according to regulations of law.

b) Customs Sub-Department where the declaration is registered shall:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b.2) Cooperate with a Customs Sub-Department at a border checkpoint to provide information related to the implementation of customs procedures as requested by the Customs Sub-Department at the border checkpoint, serving as a basis for determining whether the goods are eligible for release from the customs-controlled area, and in order for the Customs Sub-Department at the border checkpoint to obtain information serving provision of confirmation that goods are exported or imported in reality under corresponding declarations for the port-operating enterprise.

4. Customs Departments of provinces and cities shall regularly conduct internal review/inspection of officials and public employees assigned to carry out supervision so as to assess the management and supervision of goods entering and leaving ports, warehouses, and freight yards in accordance with regulations. If it is detected that they commit any violation against regulations on customs supervision, they shall be considered to be sanctioned according to the Decision No. 779/QD-TCHQ dated April 12, 2023 of the General Department of Customs and other relevant regulations.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



II. Inspecting, supervising and handling shipments for which customs procedures are not completed by the deadline

1. Regarding goods stored at ports, warehouses, and freight yards from 30 to 90 days:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) When an enterprise registers a declaration, the Head of the Customs Sub-Department where the declaration is registered shall, based on the system's classification results, customs documentation, signs of violations, risk indicators, and scanning results (if any), decide the on-site inspection of the goods, handle violations (if any), and process customs procedures as per regulations.

2. Regarding goods stored at ports, warehouses, and freight yards for over 90 days:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) If someone claims the goods and registers a declaration within the notification period, the Customs Sub-Department equipped with a scanner shall scan the goods and update the scanning results in the system (except for the case where scanning has already been conducted or goods are unsuitable for scanning as per Decision No. 2056/QD-TCHQ dated August 29, 2024 of the General Department of Customs). If the scanning equipment is not available and goods are transported to an off-site inspection location, the Customs Sub-Department of district where the goods are stored shall hand over the goods (including information on unscanned goods) to the Customs Sub-Department where the declaration is registered for mandatory on-site inspection; handle violations (if any), and continue to process customs procedures according to regulations.

b) If the period of giving the notification to find the owner ends and no one claims the goods, the Customs Sub-Department of district where the goods are stored shall request the Director of the provincial Customs Department to issue a decision on establishment of a Council in charge of handling unclaimed goods to make an inventory and classify such unclaimed goods as per Article 12 of Circular No. 203/2014/TT-BTC dated December 22, 2014 of the Ministry of Finance. After inventory and classification:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b.2) Re-export of goods for which customs procedures are not completed by the deadline shall be handled as follows:

Regarding shipments for which customs procedures are not completed by the deadline and those not included in the list of shipments under investigation by the competent authority, on the basis of a written request from the carrier or the owner, and according to Clause 4, Article 48 of the Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 (amended by Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018), and Articles 95, 96, and 52b of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 amended by Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018, the Head of the Customs Sub-Department of district where the goods are stored shall decide to conduct on-site inspection if signs of violation are detected, consider processing re-export procedures, and carry out supervision until all shipments are officially exported from Vietnam's territory at the entry port; it is not required to re-export shipments to the original exporting country.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Pursuant to the Law on Environmental Protection, the Law on Handling Administrative Violations, the Government’s Decree No. 29/2018/ND-CP dated March 5, 2018, the Circular No. 203/2014/TT-BTC dated December 22, 2014, and the Circular No. 57/2018/TT-BTC dated July 5, 2018, of the Ministry of Finance, and relevant regulations, the Customs Sub-Department of district where the goods are stored shall make review and compare information with that provided by the port, warehouse, and freight yard-operating enterprise and the carrier to identify goods that must be destroyed. To be specific:

b.3.1) On the basis of a document issued by the competent authority or a written request for destruction from the carrier, accompanied by documents proving the legal status of the destruction unit, the Customs Sub-Department of district where the goods are stored shall check and verify these documents. If it is confirmed that the destruction unit has a sufficient capacity profile and is licensed by the competent authority for destruction; the quantity of goods is consistent with the capacity, timeline, and plan for destruction; the enterprise is capable of destroying the types of goods, the Customs Sub-Department shall conduct compilation and submit a destruction plan to the Provincial Customs Department or the Chair of the Council for handling unclaimed goods for approval. This plan shall specify the list of goods, name of a shipping company, destruction unit, expected timeline, destruction plan, and the responsibilities of the destruction-handling council.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b.3.3) The strict supervision of goods shall be exercised during transport from the port, warehouse, or freight yard to the destruction site; it is ensured that they are not illegally imported into the domestic market during the destruction process (after the seals are broken until the destruction is complete).

The destruction of goods shall be supervised by direct supervision or technical means.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) After inventory and classification, the Council for handling unclaimed goods shall formulate a dossier and request the Director of the Customs Department to issue a decision on establishment of state ownership of unclaimed goods and a handling plan as regulated in the Government’s Decree No. 29/2018/ND-CP dated March 5, 2018; the Circular No. 203/2014/TT-BTC dated December 22, 2014, the Circular No. 57/2018/TT-BTC dated July 5, 2018, of the Ministry of Finance for execution.

d) Costs incurred shall be handled as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Correcting consignee information on the Cargo Manifest (Emanifest) for shipment stored at a port, warehouse, or freight yard

a) Responsibility of the Customs Sub-Department where the vehicle undergoes arrival or departure procedures:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a.2) The correction to consignee information is not permitted with regard to:

- Goods inspected and identified as goods included in the list of prohibited or suspended imports;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Used machinery, equipment and scrap but the importer does not meet requirements for import as per specialized regulations;

- Goods of which the customs declaration has been registered but not cancelled by the customs authority;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a.3) If the document review and on-site inspection results confirm that the goods are eligible for correction but the Customs Sub-Department where the vehicle undergoes arrival or departure procedures cannot update the corrected information to the system (since historical data on goods stored at the port, warehouse, or freight yard have been transferred to a dedicated storage area in the Customs Data Center), a report shall be sent to the Provincial Customs Department which will request the Customs IT and Statistics Department to assist in updating the corrected information.

b) Responsibility of the Customs Sub-Department of a district where goods are stored

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Area where unclaimed goods are stored for over 90 days:

Each port, warehouse and freight yard-operating enterprise is required to allocate a separate area for unclaimed goods stored for over 90 days in accordance with Article 41 of the 2014 Law on Customs and Article 34 of the Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP , and shall provide a detailed storage location map for the Customs Sub-Department in charge of management for strict inspection and supervision.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Provincial Customs Departments shall submit reports by the 20th of each month on the data of goods stored for over 90 days at ports, warehouses, and freight yards to the General Department of Customs (via the email of the Customs Control and Supervision Department at hanghoatondong@customs.gov.vn). To be specific:

a) Regarding goods stored for over 90 days at ports, warehouses, and freight yards from November 30, 2024, or earlier: Review and compile lists of shipments as per Appendix 1 attached to this Official Dispatch. Deadline: before December 15, 2024.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Regarding goods stored for over 90 days at ports, warehouses, and freight yards from December 1, 2024: on the 20th of each month, report the increase/decrease in the quantity of such goods, using the form in the Appendix 3 attached to this Official Dispatch.

III. Effect

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



For your information and compliance./.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



PP. DIRECTOR GENERAL
DEPUTY DIRECTOR
GENERAL




Au Anh Tuan

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 5294/TCHQ-GSQL ngày 30/10/2024 tăng cường quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng, kho, bãi do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


997

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.134.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!