Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 203/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan

Số hiệu: 203/2014/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Hữu Chí
Ngày ban hành: 22/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 203/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG THUỘC ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

2. Hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng) bao gồm:

a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.

Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

b) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;

c) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;

d) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.

3. Thông tư này không điều chỉnh đối với:

a) Hàng hóa tồn đọng ngoài địa bàn hoạt động hải quan hoặc hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan nhưng không thuộc đối tượng giám sát hải quan;

b) Hàng hóa tồn đọng là tang vật vi phạm pháp luật được xác định là buôn lậu thuộc đối tượng xử lý tịch thu sung quỹ nhà nước theo thủ tục hành chính hoặc xử lý hình sự;

c) Hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam xử lý theo Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16/5/2006 của Chính phủ về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

4. Việc xử lý đối với hàng hóa tồn đọng là hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan theo quy định phải thực hiện việc ký quỹ, đặt cọc thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại Thông tư này, còn phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương và Bộ Tài chính về việc quản lý và sử dụng số tiền đặt cọc của thương nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan Hải quan các cấp.

2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.

3. Chủ kho ngoại quan.

4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (bao gồm cả doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế).

5. Hãng tàu; đại lý hãng tàu; doanh nghiệp giao nhận; đại diện theo ủy quyền của hãng tàu, doanh nghiệp giao nhận (sau đây gọi chung là người vận chuyển).

6. Chủ hàng hóa là người gửi hàng hoặc người nhận hàng đứng tên trên vận đơn.

7. Các đối tượng khác có liên quan đến xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, xử lý hàng hóa tồn đọng

1. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng phải tuân theo thời gian, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.

2. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng phải kịp thời, công khai, minh bạch, đúng chế độ quy định.

Chương II

XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG

Mục 1: THEO DÕI, BẢO QUẢN, THÔNG BÁO HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG

Điều 4. Theo dõi, bảo quản hàng hóa tồn đọng

1. Người vận chuyển có trách nhiệm cung cấp thông tin về danh sách vận đơn quá 90 ngày, kể từ ngày hàng đến cửa khẩu nhập chưa có người nhận cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để làm cơ sở theo dõi, tổng hợp tình hình hàng hóa tồn đọng.

2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chủ kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng) có trách nhiệm:

a) Theo dõi, thống kê, phân loại hàng hóa tồn đọng;

b) Bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ, bảo quản hàng hóa tồn đọng trong thời gian chờ xử lý theo yêu cầu của cơ quan Hải quan.

Điều 5. Xác định hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ

1. Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ là hàng hóa mà chủ hàng hóa có văn bản từ bỏ hàng hóa; hàng hóa do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam bỏ lại cảng biển và người vận chuyển có văn bản từ bỏ quyền lưu giữ.

2. Hàng hóa mà chủ hàng hóa thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ là hàng hóa thuộc đối tượng giám sát hải quan thuộc địa bàn hoạt động hải quan (cảng biển, cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, cảng nội địa ICD, địa điểm thu gom hàng lẻ CFS, kho ngoại quan, cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và các địa bàn hoạt động hải quan khác) mà chủ hàng không đến nhận, không hồi đáp sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo.

Việc xác định chủ hàng hóa thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ tại một số địa bàn hoạt động hải quan đặc thù được thực hiện như sau:

a) Đối với hàng hóa trong kho ngoại quan:

- Chậm nhất là 15 ngày, trước ngày hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan hết hạn, chủ kho ngoại quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ hàng hóa biết về hợp đồng thuê kho hoặc hợp đồng gia hạn thuê kho sắp hết hạn để chủ hàng làm thủ tục đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan;

- Quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc hàng hóa hết hạn hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan mà chủ hàng hóa không đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan thì hàng hóa đó được xác định là hàng hóa mà chủ hàng thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.

b) Đối với hàng hóa tại doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện hàng hóa nhập khẩu gửi qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hóa gửi qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu nhưng không phát được cho người nhận, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo bằng văn bản cho chủ hàng hóa đến nhận. Trường hợp quá 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần 1 mà chưa có người đến nhận, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo lần 2 bằng văn bản cho chủ hàng hóa. Thông báo được gửi bằng thư bảo đảm qua dịch vụ chuyển phát có ký nhận hồi báo. Thời hạn để chủ hàng hóa đến nhận là 90 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu;

- Hết thời hạn đến nhận hàng hóa mà chủ hàng hóa không đến nhận hoặc không hồi đáp thì hàng hóa được xác định là hàng hóa mà chủ hàng thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.

c) Đối với hàng hóa, hành lý tại cảng hàng không:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng (đối với hàng hóa) hoặc kể từ ngày hành lý được vận chuyển đến địa điểm đến (đối với hành lý), người vận chuyển có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người gửi hàng đến nhận hàng (đối với hàng hóa) hoặc niêm yết tại sân bay (đối với hành lý). Thời hạn thông báo là 60 ngày (đối với hàng hóa), 30 ngày (đối với hành lý) kể từ ngày bắt đầu thông báo, niêm yết;

- Hết thời hạn thông báo mà không có người đến nhận hoặc không hồi đáp thì hàng hóa, hành lý được xác định là hàng hóa mà chủ hàng thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.

Điều 6. Thông báo tình hình hàng hóa tồn đọng cho cơ quan Hải quan

1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu tiên quý sau, doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm thông báo tình hình hàng hóa tồn đọng cho Chi cục Hải quan quản lý theo Mẫu số 06-TBTĐ ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp chưa đến thời hạn báo cáo định kỳ nhưng phát hiện hàng hóa đủ điều kiện xác định là hàng hóa tồn đọng là hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện.

2. Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến lô hàng hóa tồn đọng khi có đề nghị cần làm rõ của cơ quan Hải quan.

Điều 7. Kiểm tra, xác minh hàng hóa tồn đọng

1. Đối với những lô hàng hóa tồn đọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra, xác minh, xác định thực tế hàng hóa.

2. Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật, không phải thông báo theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì Chi cục Hải quan niêm phong hàng hóa và giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng bảo quản trong thời gian thực hiện thủ tục thông báo theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

3. Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm xuất trình hàng hóa tồn đọng cho cơ quan Hải quan để thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định. Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng, người vận chuyển không được yêu cầu cơ quan Hải quan ứng nộp các chi phí lưu kho, bãi, lưu container khi tiến hành kiểm tra; việc thanh toán các chi phí lưu kho, bãi, lưu container được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Thông tư này.

Điều 8. Thông báo tìm chủ hàng hóa tồn đọng

1. Đối với hàng hóa tồn đọng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 1 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng về hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan phải thông báo về hàng hóa tồn đọng. Trường hợp thông tin về hàng hóa tồn đọng do doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng cung cấp không đầy đủ hoặc cần phải xác minh thêm thì thời gian thực hiện việc thông báo được kéo dài nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng.

2. Việc thông báo về hàng hóa tồn đọng được thực hiện như sau:

a) Đăng tải trên Báo Hải quan 03 số liên tiếp;

b) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan, Trang thông tin về tài sản nhà nước;

c) Niêm yết công khai tại trụ sở Cục Hải quan và Chi cục Hải quan.

3. Thời hạn để người đến nhận hàng là 60 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu. Đối với hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, thời hạn thông báo để người đến nhận hàng là 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu.

4. Trong thời hạn đến nhận hàng theo thông báo, nếu chủ hàng hóa/người vận chuyển đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và phải chịu các chi phí phát sinh do việc chậm nhận hàng. Trường hợp việc đăng ký tờ khai được thực hiện tại Chi cục Hải quan khác, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai phải có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý hàng hóa tồn đọng biết để theo dõi và làm các thủ tục tiếp theo.

5. Quá thời hạn đến nhận hàng hóa theo thông báo quy định tại khoản 3 Điều này mà không có người đến nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đến nhận hàng, Chi cục Hải quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan để xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư này.

6. Các trường hợp không phải thông báo:

a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ quy định tại Điều 5 Thông tư này;

b) Cơ quan Hải quan xác định được hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Mục 2: HỘI ĐỒNG XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG

Điều 9. Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng

1. Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm quyết định thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm. Thành phần Hội đồng thường trực bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;

b) Các thành viên:

- Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hàng hóa tồn đọng;

- Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;

- Đại diện bộ phận quản lý giá - công sản thuộc Sở Tài chính.

- Lãnh đạo doanh nghiệp quản lý hàng tồn đọng;

- Lãnh đạo Chi cục Hải quan;

- Đại diện người vận chuyển (nếu cần).

- Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương có liên quan (nếu cần).

Cục trưởng Cục Hải quan quyết định cụ thể các Phó Chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên Hội đồng quy định tại điểm này.

Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý giá) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.

2. Đối với các địa bàn hoạt động hải quan ít phát sinh hàng hóa tồn đọng, Cục trưởng Cục Hải quan có thể quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng cho từng vụ việc. Thời hạn thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng theo vụ việc là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan. Thành phần Hội đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Hội đồng được sử dụng con dấu của Cục Hải quan để thực hiện nhiệm vụ.

4. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng được phép:

a) Thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng (như: kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng, thư ký Hội đồng);

b) Thuê tổ chức, cá nhân có chức năng để thực hiện giám định, định giá, tiêu hủy, bán đấu giá hàng hóa tồn đọng;

c) Thuê chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành;

d) Thuê doanh nghiệp tổ chức thực hiện phương án xử lý hàng hóa tồn đọng.

Điều 10. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng điều hành và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng không tham dự được thì ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp.

2. Hội đồng thảo luận và biểu quyết về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng. Quyết định về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của người điều hành phiên họp.

3. Hội đồng phải lập biên bản về việc kiểm kê, phân loại, định giá, đề xuất phương án xử lý hàng hóa tồn đọng.

4. Nội dung chính của Biên bản gồm: Họ, tên những người tham gia xử lý hàng hóa tồn đọng; thời gian, địa điểm tiến hành; kết quả kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng; ý kiến của các thành viên của Hội đồng và những người tham dự phiên họp về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng; kết quả biểu quyết của Hội đồng về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng; thời gian, địa điểm hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng; chữ ký của các thành viên của Hội đồng.

Điều 11. Trách nhiệm của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng

1. Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm:

a) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;

b) Quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng;

c) Quyết định kế hoạch, thời gian thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng;

d) Điều hành các phiên họp của Hội đồng;

đ) Đại diện cho Hội đồng ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng; ký Hợp đồng mua bán hàng hóa với người mua được tài sản; giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Thông tư này;

e) Lập dự toán cho công tác xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Thông tư này.

2. Các thành viên khác của Hội đồng thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch Hội đồng. Riêng đại diện Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, tham mưu cho Hội đồng trong việc xác định giá trị hàng hóa tồn đọng.

Mục 3: KIỂM KÊ, PHÂN LOẠI, ĐỊNH GIÁ, XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG

Điều 12. Kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng của Chi cục Hải quan (đối với địa bàn hoạt động hải quan thành lập Hội đồng thường trực) hoặc kể từ ngày thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng (đối với địa bàn hoạt động hải quan thành lập Hội đồng xử lý theo vụ việc), Hội đồng phải hoàn thành các công việc sau đây:

a) Mở niêm phong hàng hóa hoặc niêm phong container (nếu có);

b) Kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng và lập Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng theo Mẫu số 07-THHĐ ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Xác định giá trị hàng hóa tồn đọng.

2. Căn cứ tình hình thực tế, Chủ tịch Hội đồng quyết định:

a) Giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng huy động cán bộ của doanh nghiệp tham gia thực hiện việc kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng dưới sự giám sát của Hội đồng;

b) Thuê tổ chức có chức năng giám định, thẩm định giá để giám định, xác định giá trị hàng hóa để Hội đồng xem xét, tham khảo làm căn cứ xác định giá trị hàng hóa.

3. Đối với các vụ việc lớn, phức tạp, Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng tồn đọng báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định gia hạn thời gian thực hiện nhưng thời gian gia hạn không quá 30 ngày.

Điều 13. Xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, định giá theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, Hội đồng có trách nhiệm lập hồ sơ, báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng cùng với phương án xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước: 01 bản chính;

b) Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng: 01 bản chính;

c) Công văn đề nghị thông báo gửi Báo Hải quan (kèm theo Thông báo được đăng tải), Cổng thông tin điện tử hải quan, Trang thông tin về tài sản nhà nước về lô hàng hoặc thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng cho chủ hàng hóa/người vận chuyển: 01 bản sao của từng lần đề nghị hoặc thông báo;

d) Văn bản thông báo từ bỏ hàng hóa hoặc tài liệu chứng minh việc từ bỏ hàng hóa của chủ hàng hóa hoặc người vận chuyển (nếu có): 01 bản chính.

Các bản sao phải được Chủ tịch Hội đồng ký xác nhận và đóng dấu.

2. Riêng đối với hàng hóa, hành lý vận chuyển bằng đường hàng không được xác định là hàng hóa tồn đọng, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn để người có quyền nhận đến nhận số tiền còn lại từ việc xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này, Hội đồng có trách nhiệm trình Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của Hội đồng, Cục trưởng Cục Hải quan ra Quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng theo Mẫu số 02/QĐ-XL ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 4: XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG

Điều 14. Lập, phê duyệt phương án xử lý hàng hóa tồn đọng

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành kiểm kê, phân loại, định giá theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, Hội đồng có trách nhiệm lập phương án xử lý hàng hóa tồn đọng theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này, báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan.

2. Hình thức xử lý hàng hóa tồn đọng:

a) Chuyển giao cho cơ quan nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý đối với hàng hóa có giá trị văn hóa - lịch sử, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh;

b) Chuyển giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để quản lý, sử dụng đối với hàng hóa còn sử dụng được là phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị và phương tiện làm việc, thiết bị thí nghiệm theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

c) Tiêu hủy đối với hàng hóa không còn giá trị sử dụng (mục nát, đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất, quá hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng) hoặc thuộc diện buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan để phối hợp với Cục Quản lý công sản trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Riêng đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ hàng, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, Hội đồng xử lý phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tiêu hủy;

d) Bán trực tiếp (không thông qua đấu giá) trong các trường hợp sau đây:

- Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng hóa, vật phẩm dễ cháy nổ (xăng, gas, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy nổ khác);

- Hàng thực phẩm đã qua chế biến mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày;

- Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày;

- Các loại hàng hóa khác nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, hết thời hạn sử dụng;

- Hàng hóa theo kết quả định giá của Hội đồng xử lý có giá trị dưới 50 triệu đồng/lô hàng hóa.

đ) Bán đấu giá đối với hàng hóa không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, c, d khoản này và tài sản quy định tại điểm b khoản này nhưng không xử lý theo hình thức chuyển giao.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng xử lý trình phương án xử lý hàng hóa tồn đọng, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định phương án xử lý hàng hóa tồn đọng theo Mẫu số 03/QĐ-PA ban hành kèm Thông tư này theo thẩm quyền hoặc báo cáo Tổng cục Hải quan để phối hợp với Cục Quản lý công sản trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đối với trường hợp chuyển giao theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này.

4. Đối với những hàng hóa có yêu cầu quản lý đặc biệt của Nhà nước, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan để phối hợp với Cục Quản lý công sản báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hình thức xử lý. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính tổ chức xử lý theo quy định.

Điều 15. Thực hiện phương án xử lý hàng hóa tồn đọng

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định phương án xử lý hàng hóa tồn đọng, Hội đồng phải hoàn thành việc thực hiện xử lý theo quy định sau đây:

1. Đối với hàng hóa tiêu hủy:

a) Hội đồng tổ chức thực hiện việc tiêu hủy hoặc thuê các tổ chức có chức năng để thực hiện việc tiêu hủy; trường hợp việc tiêu hủy do Hội đồng thực hiện, Hội đồng có thể giao cho doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng huy động người lao động của doanh nghiệp để thực hiện.

b) Việc tiêu hủy phải được lập thành Biên bản. Nội dung chủ yếu của Biên bản tiêu hủy gồm: căn cứ thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của hàng hóa tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.

c) Hình thức tiêu hủy:

Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:

- Sử dụng hóa chất;

- Sử dụng biện pháp cơ học;

- Hủy đốt;

- Hủy chôn;

- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

d) Đối với loại hàng hóa mà việc tiêu hủy làm ảnh hưởng đến môi trường thì phải được sự chấp thuận và hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường sở tại trước khi tổ chức tiêu hủy.

2. Đối với hàng hóa chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý, xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, Hội đồng tổ chức bàn giao tài sản cho đơn vị tiếp nhận theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của Biên bản gồm: thành phần tham gia bàn giao; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản bàn giao; giá trị tài sản bàn giao (nếu có) và các nội dung khác có liên quan.

Đối với hàng hóa xử lý theo phương thức chuyển giao, thực hiện hạch toán ghi thu ngân sách trung ương khi quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và phương án xử lý; thực hiện ghi chi ngân sách trung ương khi chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Giá trị hàng hóa ghi thu, ghi chi ngân sách là giá trị của hàng hóa chuyển giao do Hội đồng xác định.

3. Đối với hàng hóa bán trực tiếp (không thông qua đấu giá):

a) Trên cơ sở giá trị hàng hóa do Hội đồng xử lý xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư này (đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định), Hội đồng niêm yết thông tin về việc bán hàng hóa tại trụ sở Chi cục Hải quan và Cục Hải quan trong thời hạn 03 ngày. Trường hợp chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua thì bán cho tổ chức hoặc cá nhân đó. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký mua thì tổ chức bốc thăm giữa các tổ chức, cá nhân để xác định người được mua hàng hóa. Việc bốc thăm để xác định người mua được hàng hóa phải do Hội đồng thực hiện dưới sự chứng kiến của những người đăng ký mua hàng hóa; người đăng ký mua không tham dự bốc thăm sẽ bị mất quyền mua hàng hóa. Việc bốc thăm để xác định người mua được hàng hóa phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 04-BBBT ban hành kèm Thông tư này, có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và đại diện người đăng ký mua hàng hóa. Hội đồng xử lý hàng hóa chịu trách nhiệm về tính công khai, minh bạch của việc bốc thăm lựa chọn người được mua hàng hóa.

b) Việc bán hàng hóa phải được lập thành Hợp đồng mua bán hàng hóa tồn đọng theo Mẫu số 05-HĐBTT ban hành kèm Thông tư này.

c) Người mua hàng hóa có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng hóa trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ký Hợp đồng. Sau thời hạn này, nếu người mua không thanh toán tiền mua hàng hoặc sau 15 ngày, kể từ ngày người mua hàng thanh toán tiền mua hàng mà không đến nhận hàng hóa hoặc không đưa hàng hóa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan mà không có lý do chính đáng, Hội đồng tổ chức thông báo lại về việc bán hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản này để lựa chọn người mua hàng hóa (trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc không đến nhận hàng là người duy nhất đăng ký mua) hoặc tổ chức bốc thăm giữa các tổ chức, cá nhân đăng ký mua còn lại để lựa chọn người mua kế tiếp (trong trường hợp khi bán lần trước liền kề có nhiều người đăng ký mua), số tiền người mua đã thanh toán được quản lý theo quy định tại Chương III Thông tư này, không hoàn trả cho người mua.

4. Đối với hàng hóa bán đấu giá:

a) Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá là giá do Hội đồng xử lý xác định (đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định);

b) Hội đồng thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa tồn đọng; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hàng hóa tồn đọng tham gia Hội đồng để tổ chức bán đấu giá hàng hóa tồn đọng;

c) Trình tự, thủ tục bán đấu giá hàng hóa tồn đọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản;

d) Người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng và đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ký Hợp đồng. Sau thời hạn này, nếu người trúng đấu giá không thanh toán và không đến nhận hoặc không đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan mà không có lý do chính đáng, Hội đồng tổ chức bán đấu giá lại theo quy định tại các điểm a, b và c khoản này. Số tiền đặt cọc và số tiền đã thanh toán (nếu có) được quản lý theo quy định tại Chương III Thông tư này, không hoàn trả cho người mua.

5. Người mua được hàng hóa quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng hóa cho Hội đồng, không phải làm thủ tục nhập khẩu, không phải nộp các loại thuế và lệ phí liên quan đến nhập khẩu.

6. Khi người mua hàng hóa tồn đọng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thanh toán và đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan, Hội đồng có trách nhiệm cung cấp bộ chứng từ cho người mua, gồm:

a) Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước theo Mẫu số 01/TSSQ-3L.04 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2004/QĐ-BTC ngày 09/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: 01 bản chính;

b) Hợp đồng mua bán hàng hóa tồn đọng (trong trường hợp bán trực tiếp) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (trong trường hợp bán đấu giá): 01 bản chính;

c) Phiếu xuất kho của đơn vị được giao lưu giữ, bảo quản hàng hóa: 01 bản chính.

Chương III

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Điều 16. Quản lý số tiền thu từ xử lý hàng hóa tồn đọng

1. Số tiền thu từ xử lý hàng hóa tồn đọng bao gồm:

a) Số tiền thu từ bán hàng hóa tồn đọng;

b) Số tiền đặt cọc và số tiền người mua hàng hóa đã thanh toán nhưng người mua không đến nhận hàng hoặc không đưa hàng ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan.

2. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng hóa tồn đọng (trừ hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không quy định tại khoản 3 Điều này) được nộp vào tài khoản tạm giữ của Bộ Tài chính mở tại Kho bạc nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền cho Cục trưởng Cục Hải quan làm chủ tài khoản.

Cuối năm ngân sách, số tiền thu được từ việc bán hàng hóa tồn đọng trên tài khoản tạm giữ, sau khi trừ các chi phí quy định tại Điều 17 Thông tư này được nộp vào ngân sách trung ương.

3. Đối với số tiền thu từ xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không:

Số tiền thu được từ việc bán hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không được nộp vào tài khoản tạm giữ của Bộ Tài chính mở tại Kho bạc nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền cho Cục trưởng Cục Hải quan làm chủ tài khoản.

Sau khi đã trừ đi các chi phí quy định tại Điều 17 Thông tư này, số tiền còn lại (nếu có) được trả lại cho người có quyền nhận; người có quyền nhận được nhận lại số tiền thu được từ bán hàng hóa tồn đọng phải nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật (nếu có). Hết thời hạn 180 ngày, kể từ ngày bán hàng hóa tồn đọng mà người có quyền nhận không đến nhận số tiền còn lại, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản theo quy định tại Điều 13 Thông tư này và nộp số tiền còn lại vào ngân sách trung ương.

Điều 17. Nội dung chi

1. Chi kiểm tra, xác minh, kiểm kê, phân loại hàng hóa.

2. Chi giám định, định giá hàng hóa.

3. Chi đăng tải thông tin về hàng hóa tồn đọng do Chi cục Hải quan và Hội đồng xử lý thực hiện.

4. Chi văn phòng phẩm, in ấn, photo tài liệu.

5. Phí bán đấu giá (trong trường hợp thuê các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện).

6. Chi phí bốc xếp, nâng hạ, vận chuyển, kiểm đếm hàng hóa, dịch vụ kho ngoại quan (nếu có).

7. Chi phí bảo quản hàng hóa tồn đọng, bao gồm: chi phí lưu cảng, kho, bãi, lưu vỏ container, chi phí phục vụ container hàng đông lạnh và các chi phí khác liên quan đến bảo quản hàng hóa (nếu có) kể từ thời điểm có quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Toàn bộ các chi phí bảo quản hàng hóa tồn đọng trước ngày Cục trưởng Cục Hải quan ra quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do chủ hàng hóa hoặc người vận chuyển chi trả; trường hợp không xác định được chủ hàng hóa, chủ hàng hóa từ bỏ hoặc sau 1 năm kể từ ngày kết thúc việc xử lý chủ hàng hóa, người vận chuyển không chi trả thì doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

8. Chi bồi dưỡng cho các thành viên của Hội đồng xử lý, Tổ giúp việc và các cán bộ được huy động trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng (kiểm kê, phân loại, giám định, định giá, lập phương án xử lý, tổ chức xử lý hàng hóa tồn đọng và các công việc khác có liên quan).

9. Chi phí thuê chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành (nếu có).

10. Chi phí thực hiện tiêu hủy hàng hóa (bao gồm cả chi phí liên quan đến xử lý môi trường khi thực hiện tiêu hủy).

11. Các chi phí khác liên quan đến xử lý hàng hóa tồn đọng (nếu có).

Điều 18. Mức chi

1. Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Chi bồi dưỡng cho các thành viên của Hội đồng xử lý, Tổ giúp việc và người được huy động trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng theo mức tối đa không quá 100.000 đồng/ngày/người. Ngày thanh toán là số ngày thực tế các thành viên thực hiện nhiệm vụ được Hội đồng xử lý giao.

3. Chi in ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý có liên quan được tính theo nhu cầu thực tế của từng trường hợp cụ thể.

4. Đối với những khoản chi quy định tại Điều 17 Thông tư này mà không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định chi trên cơ sở thực tế phát sinh, hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ và chuyên gia (nếu có) và khả năng kinh phí thực hiện xử lý tài sản, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 19. Nguồn kinh phí

1. Nguồn kinh phí để chi trả được sử dụng từ số tiền thu được do bán hàng hóa tồn đọng đã nộp vào tài khoản tạm giữ được mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Trường hợp số tiền thu được do bán tài sản của một lần xử lý không đủ để thanh toán các khoản chi phí mà trên tài khoản tạm giữ còn số dư của các lần xử lý trước thì được sử dụng số tiền trên tài khoản tạm giữ để thanh toán các khoản chi phí, nếu còn thiếu thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo quy định hiện hành.

3. Trường hợp chưa có nguồn kinh phí để thực hiện chi trả, Hội đồng tạm ứng kinh phí từ tài khoản tạm giữ, dự toán ngân sách chi thường xuyên của Cục Hải quan hoặc của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng để thực hiện chi trả. Số tiền tạm ứng được hoàn trả từ nguồn kinh phí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan theo quy định phải thực hiện việc ký quỹ, đặt cọc thì việc thanh toán các khoản chi phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương và Bộ Tài chính.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với hàng hóa tồn đọng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà cơ quan có thẩm quyền đã quyết định phê duyệt phương án xử lý thì tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Đối với hàng hóa tồn đọng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa quyết định phê duyệt phương án xử lý thì được xử lý theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện thủ tục thông báo, kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng theo các quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện các bước tiếp theo theo quy định tại Thông tư này.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2015.

2. Bãi bỏ Thông tư số 15/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ; Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Chí

Mẫu Quyết định số 01/QĐ-HĐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN …..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: …..…/QĐ-……

……., ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan;

Căn cứ Quyết định của ………. quy định chức năng, nhiệm vụ của …….;

Căn cứ văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan về việc cử người tham gia Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng;

Xét đề nghị của ……….,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng do ông/bà: …………, chức vụ: …………… làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên có tên trong danh sách đính kèm.

Điều 2. Hội đồng quy định tại Điều 1 Quyết định này thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số /2014/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan và pháp luật có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các đơn vị và cá nhân có tên trong danh sách đính kèm nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: Hồ sơ.

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu là Hội đồng thường trực thì nội dung Quyết định phải ghi bổ sung năm hoạt động của Hội đồng;

- Nếu là Hội đồng theo vụ việc thì ghi bổ sung vụ việc xử lý và quy định: “Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ”.

Mẫu số 02/QĐ-XL
(Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN …..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: …..…/QĐ-……

……., ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN ……

Căn cứ Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan;

Căn cứ Quyết định của …….. quy định chức năng, nhiệm vụ của ……;

Xét đề nghị của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản đối với các hàng hóa tồn đọng sau đây:

STT

Tên hàng hóa

Đơn vị tính

Số lượng/ Khối lượng

Tình trạng hàng hóa

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. ………………. (*) có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Tổng cục hải quan;
- Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng;
- Doanh nghiệp...;
- Chi cục Hải quan...;
- Lưu: Hồ sơ.

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

(*) Thủ trưởng các đơn vị có liên quan đến hàng hóa tồn đọng như: Chi cục hải quan; doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; doanh nghiệp vận chuyển hàng không; chủ kho ngoại quan; doanh nghiệp CPN...

Mẫu số 03/QĐ-PA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN …..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: …..…/QĐ-……

……., ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt phương án xử lý hàng hóa tồn đọng

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan;

Căn cứ Quyết định của ……….. quy định chức năng, nhiệm vụ của ……;

Căn cứ Quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước số ……..;

Xét đề nghị của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án xử lý hàng hóa tồn đọng như sau:

STT

Tên hàng hóa

Đơn vị tính

Số lượng/ Khối lượng

Tình trạng hàng hóa

Phương án xử lý (*)

Điều 2. Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án xử lý tại Điều 1 Quyết định này theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan và pháp luật có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Tổng cục hải quan;
- Chi cục Hải quan...;
- Lưu: Hồ sơ.

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

(*) Ghi rõ hình thức xử lý: chuyển giao, bán (trực tiếp, đấu giá), tiêu hủy hoặc phương án khác (nếu có)

Mẫu số 04-BBBT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BIÊN BẢN BỐC THĂM LỰA CHỌN NGƯỜI ĐƯỢC QUYỀN MUA HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC THEO HÌNH THỨC BÁN TRỰC TIẾP

Căn cứ Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan;

Căn cứ Quyết định phê duyệt phương án xử lý hàng hóa tồn đọng số ………;

Hôm nay, ngày……tháng....năm……., tại…………., Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng thực hiện bốc thăm xác định người được quyền mua tài sản là hàng hóa tồn đọng được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, cụ thể:

1. Các tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản tham dự:

- Ông, bà/tổ chức: ………………… Địa chỉ: ..............................................................

Số CMND/Giấy CNĐKKD: ……….., ngày cấp: ………, nơi cấp:...............................

- Ông, bà/tổ chức: ………………… Địa chỉ: ..............................................................

Số CMND/Giấy CNĐKKD: …….., ngày cấp: ………., nơi cấp:..................................

- ……

2. Thông tin về tài sản:

TT

Tên tài sản

Chủng loại

Số lượng/ Khối lượng

Hiện trạng tài sản

Đơn giá bán

Thành tiền

Tổng cộng

3. Hội đồng tổ chức bốc thăm để lựa chọn cá nhân/tổ chức được quyền mua tài sản dưới sự chứng kiến của các tổ chức/cá nhân đăng ký mua tài sản.

4. Kết quả bốc thăm: Ông, bà/tổ chức …………………… là người được quyền mua tài sản.

Việc bốc thăm được kết thúc vào ……… và được các bên cùng thống nhất ký tên./.

ĐẠI DIỆN CÁC CÁ NHÂN/TỔ CHỨC THAM DỰ BỐC THĂM
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐƯỢC QUYỀN MUA HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

HỘI ĐỒNG XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 05-HĐBTT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG THEO HÌNH THỨC BÁN TRỰC TIẾP

Căn cứ Bộ luật Dân sự;

Căn cứ Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan;

Căn cứ Quyết định phê duyệt phương án xử lý hàng hóa tồn đọng số ……;

Hôm nay, ngày……tháng.... năm….., tại………………., chúng tôi gồm:

A - Bên bán tài sản (Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng):

Ông/bà: ………………………… Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng.

B- Bên mua tài sản:

- Ông, bà/tổ chức: ………………………………………..

- Địa chỉ: ……………………………………………………..

- Số CMND/Giấy CNĐKKD: ………, ngày cấp: ………., nơi cấp: ……….

1. Hai bên đồng ý việc mua, bán các tài sản sau:

TT

Tên tài sản

Chủng loại

Số lượng/ Khối lượng

Hiện trạng tài sản

Đơn giá bán

Thành tiền

Tổng cộng

2. Giá bán và phương thức thanh toán

- Giá bán tài sản nêu tại khoản 1 là: ……… (bằng chữ: ………….)

- Phương thức thanh toán: ………………………………..

- Thời hạn thanh toán: ……………………………………..

3. Thời hạn, địa điểm và phương thức giao nhận tài sản: ……………

4. Thuế và lệ phí liên quan đến việc mua bán tài sản theo Biên bản này (nếu có) do Bên ………. chịu trách nhiệm nộp.

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Hợp đồng được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau. Bên bán giữ 02 bản, bên mua giữ 02 bản./.

ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN MUA
(Ký tên, đóng dấu)


TÊN DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ HÀNG TỒN ĐỌNG
-------------

Mẫu số 06-TBTĐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG TẠI ………………………

(Kỳ báo cáo: Quý ……....năm ……....)

Kính gửi: Chi cục Hải quan ……

TT

Tên hàng

Số lượng, trọng lượng

Số, loại cont/số seal

Người gửi, địa chỉ

Người nhận, địa chỉ

Số/ngày vận đơn

Tên PTVT/ngày nhập cảnh

Vị trí, địa điểm lưu giữ hàng

Phân loại tồn đọng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)


Nơi nhận:
- Cục Hải quan ...
- Chi cục Hải quan (quản lý kho)...

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Ô số (9) ghi rõ: Hàng hóa từ bỏ; quá thời hạn khai hải quan; hàng hóa thu gom không người nhận; hàng hóa ngoài vận đơn, bản khai.

HỘI ĐỒNG XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG
-------------

Mẫu số 07-THHĐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢNG KÊ CHI TIẾT HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG

TT

Tên hàng

Số lượng/ trọng lượng

Số, loại cont/số seal

Người nhận, địa chỉ

Số ngày lưu kho, bãi

Địa điểm lưu giữ hàng

Tình trạng hàng hóa

Phân loại tồn đọng

Công chức vào sổ (ký, ghi rõ họ tên, ngày vào sổ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

TM/HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Ghi chú:

- Cột số (9) ghi rõ: Hàng hóa từ bỏ; quá thời hạn khai hải quan; hàng hóa thu gom không người nhận; hàng hóa ngoài vận đơn, bản khai.

- Cột số (8) ghi một số lưu ý về hàng hóa (nếu có) như: Hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất, hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường,...

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 203/2014/TT-BTC

Hanoi, December 22, 2014

 

CIRCULAR

GUIDING THE HANDLING OF BACKLOGGED GOODS WITHIN AREAS OF CUSTOMS OPERATION

Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;

Pursuant to the June 23, 2014 Law on Customs;

Pursuant to the June 14, 2005 Maritime Code of Vietnam;

Pursuant to the June 29, 2006 Law on Civil Aviation;

Pursuant to the June 17, 2010 Law on Post;

Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP of December 23, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Director of the Department of Public Asset Management,

The Minister of Finance promulgates the Circular guiding the handling of backlogged goods within areas of customs operation.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular guides the handling of backlogged goods subject to customs supervision which are stored in ports, warehouses or storing yards within areas of customs operation.

2. Backlogged goods subject to customs supervision which are stored in a port, warehouse or storing yard within an area of customs operation (below referred to as backlogged goods) include:

a/ Goods whose owner declares to abandon or performs acts showing his/her abandonment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Imported goods which no one comes to receive after 90 days from the date they arrive at a border gate;

c/ Goods gathered by a port, warehouse or storing yard enterprise during the loading and unloading of goods;

d/ Imported goods without bills of lading or manifests which no one comes to receive.

3. This Circular does not apply to:

a/ Backlogged goods outside areas of customs operation, or backlogged goods which are within an area of customs operation but are not subject to customs supervision;

b/ Backlogged goods being exhibits of law violations which are identified as smuggled goods and shall be confiscated into state coffers according to administrative procedures or disposed of according to criminal procedures;

c/ Goods stored by a carrier at a Vietnamese seaport which shall be handled in accordance with the Government’s Decree No. 46/2006/ND-CP of May 16, 2006, on the handling of goods stored by carriers at Vietnamese seaports.

4. The handling of backlogged goods being goods temporarily imported for re-export, transferred from/to border gate or consigned to bonded warehouses for which a deposit shall be made under regulations must comply with the provisions of this Circular and the guidance of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance regarding the management and use of deposits paid by traders.

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Port, warehouse or storing yard enterprises.

3. Owners of bonded warehouses.

4. Postal service providers (including providers of international express mail services).

5. Ocean shipping firms; agents of ocean shipping firms; forwarding enterprises; and authorized representatives of ocean shipping firms or forwarding enterprises (below collectively referred to as carriers).

6. Goods owners being consigners or consignees named in bills of lading.

7. Other entities involved in the handling of backlogged goods within areas of customs operation.

Article 3. Principles of managing and handling backlogged goods

1. Backlogged goods shall be handled according to the time, order and procedures prescribed in this Circular and relevant laws.

2. Backlogged goods shall be handled in a prompt, public, transparent and lawful manner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

HANDLING OF BACKLOGGED GOODS

Section 1. MONITORING, PRESERVATION AND NOTIFICATION OF BACKLOGGED GOODS

Article 4. Monitoring and preservation of backlogged goods

1. Carriers shall provide information on the lists of bills of lading of goods which no one comes to receive after 90 days from the date the goods arrive at a border gate of importation to port, warehouse or storing yard enterprises for monitoring and counting backlogged goods.

2. Port, warehouse or storing yard enterprises, owners of bonded warehouses and postal service providers (below collectively referred to as backlogged goods-managing enterprises) shall:

a/ Monitor, make statistics of, and classify backlogged goods;

b/ At the request of customs offices, arrange places at ports, warehouses or storing yards meeting customs supervision requirements for the storage and preservation of backlogged goods pending their handling.

Article 5. Identification of goods whose owners declare to abandon or perform acts showing their abandonment

1. Goods whose owner declares to abandon means goods abandoned in writing by their owner; or goods stored in Vietnam and left behind a seaport by an ocean carrier that abandons in writing its right to store the goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Goods owners that perform acts showing their abandonment of the goods in some special areas of customs operation shall be identified as follows:

a/ For goods in a bonded warehouse:

- At least 15 days before a bonded warehouse lease contract or an extended contract on bonded warehouse lease expires, the bonded warehouse owner shall notify in writing the goods owner that such contract is about to expire for the latter to carry out procedures for bringing the goods out of the bonded warehouse;

- If the goods owner fails to bring the goods out of the bonded warehouse after 90 days from the date the bonded warehouse lease contract or extended contract on bonded warehouse lease expires, such goods shall be regarded as goods whose owners perform acts showing their abandonment.

b/ For goods at postal service providers:

- Within 5 working days after detecting that customs procedures have not yet been completed for imported goods consigned via a postal service provider, or that export procedures have been completed for goods consigned via a postal service provider but such goods cannot be delivered to the consignee, the postal service provider shall notify such in writing to the goods owner for the latter to come to receive the goods. If no one comes to receive the goods after 15 days from the date of issuing the first-time notice, the postal service provider shall issue a second-time notice to the goods owner. This notice shall be sent by registered mail with recipient’s signature. The time limit for the goods owner to receive the goods is 90 days counting from the date the first-time notice is issued;

- Past the time limit for the goods owner to receive the goods, if he/she does not come to receive them or does not reply, such goods shall be regarded as goods whose owners perform acts showing their abandonment.

c/ For goods and luggage at airports:

- Within 5 working days from the date the consignee refuses to receive the goods or no one comes to receive the goods, or from the date the luggage is carried to the place of destination, the carrier shall notify such in writing to the consigner for the latter to receive the goods, or shall post up a notice on the luggage at the airport. The duration of notification is 60 days, for goods, or 30 days, for luggage;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Notification of backlogged goods to customs offices

1. No later than the 15th of the first month of a quarter, backlogged goods-managing enterprises shall send a notice on backlogged goods to their managing Customs Branches, made according to form No. 06-TBTD attached to this Circular.

Before the time for periodical reporting, if detecting that the goods eligible to be regarded as backlogged goods are perishable goods, frozen goods, toxic or hazardous chemicals, or goods with under 60 days of remaining shelf life, within 2 working days after such detection, the backlogged goods- managing enterprise shall notify such to the Customs Branch concerned.

2. Backlogged goods-managing enterprises shall provide information about backlogged goods when customs offices so request for clarification.

Article 7. Inspection and verification of backlogged goods

1. For lots of backlogged goods showing signs of law violation, within 15 days after receiving a notice of the backlogged goods-managing enterprise, the Customs Branch concerned shall inspect, verify, and determine the actual state of, the goods.

2. If detecting through inspection and verification that the goods are on the list of goods banned or suspended from export or import, such goods shall be handled in accordance with law, and notification under Article 8 of this Circular is not required. If detecting that the goods are other than those banned or suspended from export or import, the Customs Branch concerned shall seal up the goods and hand them to the backlogged goods-managing enterprise for preservation pending the carrying out of notification procedures prescribed in Article 8 of this Circular.

3. The backlogged goods-managing enterprise shall show the goods to the customs office for inspection and verification under regulations. This enterprise and the carrier may not request the customs office to pay in advance expenses for goods storage in warehouses, storing yards or containers upon inspection; the payment of such expenses must comply with Clause 7, Article 17 of this Circular.

Article 8. Notification for seeking owners of backlogged goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 of this Circular, within 5 working days after receiving information about backlogged goods from the backlogged goods-managing enterprise, the Customs Branch concerned shall make a notice on backlogged goods. In case the provided information about backlogged goods is insufficient or needs verification, the time limit for notification may be prolonged but must not exceed 10 working days after receiving information from the backlogged goods-managing enterprise.

2. The notification on backlogged goods shall be:

a/ Published in the Customs newspaper for 3 consecutive issues;

b/ Posted in the Customs e-portal and the website on state property;

c/ Displayed at the head offices of Customs Departments and Customs Branches.

3. The time limit for the goods owner to come to receive the goods is 60 days after the first-time notice is issued. For perishable goods, frozen goods, toxic or hazardous chemicals or goods with under 60 days of remaining shelf life, this time limit is 15 days after the first-time notice is issued.

4. Within the notified time limit for receiving goods, if the goods owner/carrier comes to receive the goods, he/she may carry out customs procedures and shall be sanctioned in accordance with the law on handling of administrative violations in the field of customs and shall bear expenses arising from the delayed receipt of the goods. In case customs declarations are registered with another Customs Branch, this Customs Branch shall notify the registration in writing to the Customs Brach managing backlogged goods for monitoring and carrying out of subsequent procedures.

5. Past the time limit specified in Clause 3 of this Article, if no one comes to receive the goods, within 5 working days after this time limit expires, the Customs Branch concerned shall report such to the director of the Customs Department concerned for handling under the guidance in this Circular.

6. Cases not subject to notification:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Goods which are identified by customs offices to be on the list of goods banned or suspended from export or import as prescribed in Article 7 of this Circular.

Section 2. COUNCILS FOR HANDLING BACKLOGGED GOODS

Article 9. Councils for handling backlogged goods

1. The director of a Customs Department shall annually decide to establish a standing council for handling backlogged goods. This Council shall be composed of:

a/ The chairperson being a leader of the Customs Department;

b/ Members:

- A representative of the provincial-level Finance Department of the locality where goods are backlogged;

- A leader of the related professional division under the Customs

Department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A leader of the backlogged goods-managing enterprise;

- A leader of the Customs Branch concerned;

- A representative of the carrier (if necessary);

- A representative of the related local specialized management agency (if necessary).

The director of the Customs Department shall decide to appoint vice chairpersons of the Council from among the members specified at this Point.

When necessary for handling large and complicated cases, the Council chairperson may invite representatives from the Ministry of Finance (the General Department of Customs, the Department of Public Asset Management and the Department of Price Management) to join the Council.

2. For areas of customs operation where few goods are backlogged, the director of a Customs Department may decide to establish an ad hoc Council for handling backlogged goods. The time limit for establishing this Council is 5 working days after receiving a report from the Customs Branch concerned. The composition of this Council must comply with Clause 1 of this Article.

3. The Council may use the seal of the Customs Department for performing its tasks.

4. In performing its tasks, the Council may:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Hire functional organizations and persons to assess, valuate, destroy or auction backlogged goods;

c/ Hire experts in relevant specialized fields;

d/ Hire enterprises to implement plans for handling backlogged goods.

Article 10. Operation principles of the Council

1. The Council shall work on the principle of collectivity. The Council’s meetings shall be presided over by its chairperson and attended by at least two-thirds of its total members. In case the Council’s chairperson cannot attend a meeting, he/she shall authorize a vice chairperson to preside over the meeting.

2. The Council shall discuss and vote on the prices of and plans for handling backlogged goods. A decision on prices of and plans for handling backlogged goods shall be approved by more than half of the Council’s members. In case the numbers of votes for and votes against are equal, a decision shall be made according to the votes containing the vote of the person presiding over the meeting.

3. The Council shall make a record of the inventory, classification and valuation of, and propose a plan for handling, backlogged goods.

4. A record must contain the following major details: full names of persons engaged in the handling of backlogged goods; time and place of handling backlogged goods; results of inventory, classification and valuation of backlogged goods; opinions of the Council’s members and persons attending the meeting on prices of and plans for handling backlogged goods; results of the Council’s votes on prices of and plans for handling backlogged goods; time and place for completing the inventory, classification and valuation of backlogged goods; and signatures of the Council’s members.

Article 11. Responsibilities of the Council’s chairperson and members

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Assign tasks to the Council’s members;

b/ Decide to establish professional divisions assisting the Council;

c/ Decide on the plan and time for handling backlogged goods;

d/ Preside over the Council’s meetings;

dd/ Represent the Council to sign contracts for hiring organizations and individuals to provide services during the handling of backlogged goods; sign contracts on goods purchase and sale with asset purchasers; and assign backlogged goods-managing enterprises to perform several tasks prescribed in this Circular;

e/ Make cost estimates for the handling of backlogged goods in accordance with this Circular.

2. Other members of the Councils shall perform their tasks assigned by the Council’s chairperson. Particularly, the representative of the provincial- level Finance Department shall assume the prime responsibility for, and advise the Council on, valuating backlogged goods.

Section 3. INVENTORY, CLASSIFICATION, VALUATION, AND ESTABLISHMENT OF STATE OWNERSHIP OVER, BACKLOGGED GOODS

Article 12. Inventory, classification and valuation of backlogged goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Removing seals of goods or seals of containers (if any);

b/ Inventorying and classifying backlogged goods and making a manifest of backlogged goods according to form No. 07-HHTD attached to this Circular;

c/ Valuing backlogged goods.

2. Based on practical conditions, the Council’s chairperson shall decide to:

a/ Assign the backlogged goods-managing enterprise to mobilize its employees to participate in the inventory and classification of backlogged goods under the Council’s supervision;

b/ Hire an organization with assessment and price appraisal functions to assess and valuate backlogged goods for the Council to consider and refer to as a basis for valuation of backlogged goods.

3. For large and complicated cases, the Council’s Chairperson shall report them to the director of the Customs Department concerned for decision to extend the time limit for inventory, classification and valuation of backlogged goods, provided the extended period must not exceed 30 days.

Article 13. Establishment of state ownership over backlogged goods

1. Within 7 working days after completing inventory, classification and valuation of backlogged goods under Article 12 of this Circular, the Council shall make a dossier requesting the director of the Customs Department to decide to establish state ownership over backlogged goods, together with a plan for handling backlogged goods as prescribed in Article 14 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A written request for establishment of state ownership over backlogged goods: one original;

b/ A manifest of backlogged goods: one original;

c/ A written request for notification on the goods lot (enclosed with the notice), sent to the Customs newspaper, the Customs e-portal and the website on state property, or a notice of the backlogged goods-managing enterprise sent to the goods owner/carrier: 1 copy for each time of request or notification;

d/ The goods owner’s or carrier’s written notice of the abandonment of the goods or document proving the abandonment of the goods (if any): one original.

Copies of the above papers shall be signed by the Council’s chairperson and appended with its seal.

2. Particularly for goods and luggage carried by air which are identified as backlogged goods, within 7 working days after the expiration of the time limit for an eligible person to come to receive the remaining amount from the handling of backlogged goods as prescribed in Clause 3, Article 16 of this Circular, the Council shall submit such to the director of the Customs Department concerned to decide to establish state ownership over backlogged goods.

3. Within 5 working days after receiving a complete dossier from the Council, the director of the Customs Department concerned shall issue a decision to establish state ownership over backlogged goods, made according to form No. 02/QD-XL attached to this Circular.

Section 4. HANDLING OF BACKLOGGED GOODS

Article 14. Making and approval of plans for handling backlogged goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Forms of handling backlogged goods:

a/ Transferring the goods to a specialized state agency for management and handling, for goods having cultural-historical values, national treasures, antiques, rare and precious forest products, weapons, supporting tools and other assets serving national defense and security purposes;

b/ Transferring the goods to state agencies, public non-business units, people’s armed forces units, political organizations or socio-political organizations for management and use, for usable goods being means of transport, machinery, equipment, working facilities and experiment equipment, according to the criteria, norms and regulations of competent state agencies;

c/ Destroying goods which are no longer usable (goods which are rotten, broken, damaged, deteriorated or which expire, or which are of inferior quality, or articles harmful to human health, animals or plants) or which are subject to compulsory destruction under Vietnam’s law; in special cases in which goods need to be otherwise handled to reduce costs, the Customs Department concerned shall report the cases to the General Department of Customs for coordination with the Department of Public Asset Management in submitting the cases to the Minister of Finance for consideration and decision.

Particularly for polluting goods, goods owners, vehicle owners, vehicle operators or persons authorized by vehicle owners shall carry such goods out of the Vietnamese territory. If it is impossible to identify vehicle owners, vehicle operators or persons authorized by vehicle owners, the Council shall coordinate with related agencies in destroying the goods;

d/ Selling (not through auction) the following goods:

- Fresh and live foods which are easy to stale and difficult to preserve; and flammable and explosive goods and articles (petrol, gas, oil, liquefied gas and other flammable and explosive substances);

- Processed foods with under 30 days of remaining shelf life;

- Curative medicines and veterinary drugs with under 60 days of remaining shelf life;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Goods valued at under VND 50 million per lot by the Council.

dd/ Auctioning goods not prescribed at Points a, c and d of this Clause, and assets prescribed at Point b of this Clause which are not handled in the form of transfer.

3. Within 5 working days after the Council submits a plan for handling backlogged goods, the director of the Customs Department concerned shall issue within his/her competence a decision on the plan for handling backlogged goods, made according to form No. 03/QD-PA attached to this Circular, or report the plan to the General Department of Customs for coordination with the Department of Public Asset Management in submitting the plan to the Minister of Finance for decision, in case of transferring backlogged goods under Points a and b, Clause 2 of this Article.

4. For goods subject to the State’s special management, the Customs Department concerned shall report them to the General Department of Customs for coordination with the Department of Public Asset Management in reporting on the form of their handling to the Ministry of Finance for submission to the Prime Minister for consideration and decision. Pursuant to the Prime Minister’s decision, the Ministry of Finance shall handle backlogged goods in accordance with regulations.

Article 15. Implementation of plans for handling backlogged goods

Within 45 days after a competent authority decides on the plan for handling backlogged goods, the Council shall complete the handling of backlogged goods according to the following provisions:

1. For goods to be destroyed:

a/ The Council shall organize the destruction of, or hire organizations with the destruction function to destroy the goods; in case the Council takes charge of destroying the goods, it may assign the backlogged goods- managing enterprise to mobilize its employees to destroy the goods;

b/ A minutes shall be made for the destruction of backlogged goods and must contain the following major details: bases for destruction; time and place for destruction; persons participating in the destruction; names, types, quantities and state of goods at the time of destruction; form of destruction; and other relevant details;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Depending on the nature and characteristics of goods and articles and environmental sanitation requirements, the destruction shall be conducted in the following forms:

- Using chemicals;

- Applying mechanical methods;

- Burning;

- Burial;

- Other forms prescribed by law.

d/ For goods the destruction of which might affect the environment, before being destroyed, such destruction shall be approved and guided by the local environment management agency.

2. For assets to be transferred to specialized management agencies for management and handling or to be transferred to agencies, organizations or units for management and use, the Council shall hand over the assets to receiving units under the Minister of Finance’s decisions. A minutes shall be made for the handover and receipt of the assets and must contain the following major details: persons participating in the handover; names, types, quantities and state of the assets; value (if any) of the assets; and other relevant details.

For goods to be handled in the form of transfer, they shall be accounted as central budget revenues upon decision on establishment of state ownership over and handling plan for the goods, or as central budget expenditures upon transfer of the goods to agencies, organizations or units. The value of goods recorded as budget revenue or expenditure is the value of transferred goods determined by the Council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Based on the value of goods determined by the Council under Point c, Clause 1, Article 12 of this Circular (inclusive of taxes and charges as prescribed), the Council shall post information on the sale of the goods at the head office of the Customs Branch and Customs Department concerned for 3 days. In case only one organization or person registers to purchase the goods, the goods shall be sold to this organization or person. In case many organizations and persons register to purchase the goods, a draw shall be held to choose an organization or a person eligible to purchase the goods. Such draw shall be held by the Council to the witness of those registering to purchase the goods; those registering to purchase the goods but not taking part in the draw will lose their right to purchase the goods. A minutes shall be made for the draw according to form No. 04-BBBT attached to this Circular, and signed by the Council’s chairperson and the representative of the person registering to purchase the goods. The Council shall take responsibility for the publicity and transparency of draws to choose organizations or persons eligible to purchase the goods;

b/ A contract on purchase and sale of backlogged goods shall be made according to form No. 05-HDBTT attached to this Circular;

c/ The goods purchaser shall pay for the goods within 3 working days after signing a contract on purchase and sale of backlogged goods. Past this time limit, if he/she fails to pay for the goods, or 15 days have passed after the purchaser has paid for the goods but he/she fails to come to receive the goods or fails to bring the goods out of the area of customs operation without a plausible reason, the Council shall issue another notice of the sale of goods under Point a of this Clause for choosing another purchaser (in case the former purchaser is the sole person registering to purchase the goods), or hold a draw for choosing one among the remaining registering organizations and persons to purchase the goods (in case many persons register to purchase the goods upon the preceding sale of goods). The amount paid by the purchaser shall be managed in accordance with Chapter III of this Circular but shall not be refunded to the purchaser.

4. For goods to be auctioned:

a/ The reserve price for an auction is the price (inclusive of taxes and charges as prescribed) determined by the Council;

b/ The Council shall hire a professional auction organization to auction backlogged goods; if unable to hire such organization, the Council’s Chairperson shall invite a representative of the provincial-level Justice Department of the locality where backlogged goods are stored to join the Council for holding an auction for backlogged goods;

c/ The order and procedures for auctioning backlogged goods must comply with the law on property auction;

d/ The auction winner shall pay for the goods and bring them out of the area of customs supervision within 15 working days after signing a contract on purchase and sale of backlogged goods. Past this time limit, if he/she fails to pay for and come to receive the goods or fails to bring the goods out of the area of customs supervision without a plausible reason, the Council and hold another auction for the goods under Points a, b and c of this Clause. The deposit and paid amount (if any) shall be managed in accordance with Chapter III of this Circular but shall not be refunded to the purchaser.

5. The goods purchaser defined in Clause 3 or 4 of this Article shall pay for the goods to the Council and is not required to carry out import procedures or pay import-related taxes and charges.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A receipt of sale of assets confiscated into the state fund, made according to form No. 01/TSSQ-3L.04 attached to the Minister of Finance’s Decision No. 12/2004/QD-BTC of January 9, 2004: one original;

b/ A contract on purchase and sale of backlogged goods (in case goods are sold) or a contract on asset auction (in case assets are auctioned): one original;

c/ An ex-warehouse slip of the unit assigned to store and preserve the goods: one original.

Chapter III

FINANCIAL MANAGEMENT

Article 16. Management of proceeds from the handling of backlogged goods

1. Proceeds from the handling of backlogged goods include:

a/ Proceeds from the sale of backlogged goods;

b/ Deposits and amounts paid by purchasers who fail to come to receive the goods or fail to bring the goods out of areas of customs operation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the end of a budgetary year, the proceeds from the sale of backlogged goods shown in the custody account shall, after subtracting the expenses specified in Article 17 of this Circular, be remitted into the central budget.

3. For proceeds from the handling of backlogged goods at airports:

The proceeds from the sale of backlogged goods at airports shall be remitted into the Ministry of Finance’s custody account opened at the State Treasury. The Minister of Finance shall authorize the director of the Customs Department concerned to act as the account holder.

After subtracting the expenses specified in Article 17 of this Circular, the remainder (if any) of the proceeds from the sale of backlogged goods shall be refunded to eligible persons who shall pay taxes (if any) in accordance with law. Past 180 days after the date of sale of backlogged goods, if eligible persons fail to come to receive the remainder of the proceeds, the director of the Customs Department concerned shall decide to establish state ownership over the goods in accordance with Article 13 of this Circular and remit such remainder into the central budget.

Article 17. Expense items

1. Expense for inspection, verification, inventory and classification of goods.

2. Expense for assessment and valuation of goods.

3. Expense for Customs Branches and Councils for handling backlogged goods to publish information on backlogged goods.

4. Expense for stationery, printing and photocopying.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Expense for loading/unloading, lifting/lowering, carrying and inventorying/counting goods, and bonded warehouse services (if any).

7. Expenses for preservation of backlogged goods, including the expense for storing goods at ports, warehouses or storing yards or containers; expense for containers of frozen goods; and other expenses (if any) related to goods preservation from the time a decision to establish state ownership over the goods is issued.

The goods owner or carrier shall pay all expenses for preservation of backlogged goods arising before the date the director of the Customs Department concerned issues a decision to establish state ownership over the goods; in case it is impossible to identify the goods owner, the goods owner abandons the goods, or past one year after the date of finishing the goods handling but the goods owner or carrier fails to pay such expenses, the backlogged goods-managing enterprise may account such expenses as its expenses.

8. Allowance for members of the Council for handling backlogged goods and assisting team and persons mobilized to participate in handling backlogged goods (inventorying, classifying, assessing, valuating, making plans for and organizing the handling of, backlogged goods, and other relevant jobs).

9. Expense for hiring experts in relevant fields (if any).

10. Expense for goods destruction (including the expense related to environmental treatment upon destruction).

11. Other expenses (if any) related to the handling of backlogged goods.

Article 18. Expense levels

1. For expense items for which norms, criteria and unit prices have been set by competent state agencies, the current regulations shall apply.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The expense for printing and photocopying, stationery, fuel and allowances for related management divisions shall be calculated on a case- by-case basis to meet actual needs.

4. For the expense items specified in Article 17 of this Circular but not specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the director of the Customs Department concerned shall decide to pay them at actual levels and under contracts with service providers and experts (if any), and funds for handling backlogged goods, and take responsibility for his/her decisions.

Article 19. Funding sources

1. Expenses shall be paid from the source of proceeds from the sale of backlogged goods already remitted into the custody account opened at the State Treasury.

2. In case the amount from the sale of backlogged goods upon a time of handling backlogged goods is insufficient for paying the expenses, while there is a balance of the previous times of handling backlogged goods in the custody account, such balance may be used to pay the expenses; if such balance is still insufficient, a request for support from the central budget shall be made under current regulations.

3. In case funding sources for payment of expenses are not yet available, the Council for handling backlogged goods shall advance money from the custody account or cost estimate for regular expenditures of the Customs Department concerned or backlogged goods-managing enterprise for such payment. The advanced amount shall be refunded from the funding sources specified in Clause 1 or 2 of this Article.

4. For goods temporarily imported for re-export, transferred from/to border gate or consigned in bonded warehouses for which deposits are required under regulations, the payment of expenses must comply with the guidance of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Backlogged goods arising before the effective date of this Circular for which competent agencies have approved handling plans shall continue to be handled in accordance with regulations effective before the effective date of this Circular.

2. Backlogged goods arising before the effective date of this Circular for which no handling plans been approved yet shall be handled in accordance with this Circular. In case competent agencies have carried out procedures for notification, inventory and classification of backlogged goods under regulations before the effective date of this Circular, subsequent steps shall be taken in accordance with this Circular.

Article 21. Effect

1. This Circular takes effect on February 5, 2015.

2. To annul the Ministry of Finance’s Circular No. 15/2014/TT-BTC of January 27, 2014, guiding the handling of backlogged goods within areas of customs supervision.

3. Any problems arising in the course of implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Finance for coordinated settlement.-

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Nguyen Huu Chi

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


41.510

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.149.55
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!