ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
48/2018/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày
22 tháng 10 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ
YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo vệ và
phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số
75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo
vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng
bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số
38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng,
giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp
thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về
cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giản nghèo
nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT
ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực
hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn
2016-2020;
Căn cứ Thông tư số
23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục
đích khác;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT (tại Tờ trình số 248/TTr-SNN-CCKL ngày 22/8/2018, Công văn số
1820/SNN-CCKL ngày 01/10/2018),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định mức hỗ trợ thực hiện
chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
2. Đối tượng áp dụng
a) Đối tượng rừng được Nhà nước
giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; các đơn vị
vũ trang quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn quản lý;
b) Hộ gia đình, cá nhân đang cư
trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư
trú năm 2016; cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp
luật ở nơi có đối tượng khoán; các đơn vị vũ trang đóng
quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương; các thành phần
kinh tế;
c) Hộ gia đình đồng bào dân tộc
thiểu số, hộ gia đình người kinh nghèo và cộng đồng dân cư thôn ở các xã có điều
kiện kinh tế xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi
theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định được Nhà nước giao rừng phòng hộ và
rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
d) Các cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ và phát triển rừng.
Điều 2. Hỗ
trợ khoán quản lý bảo vệ rừng
1. Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân
đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật
cư trú năm 2016; cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật ở nơi có đối tượng khoán; các đơn vị
vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
Mức hỗ trợ 300.000 đồng/ha/năm.
Trong đó hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5năm,
chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với những diện tích khoán mới.
2. Hỗ trợ các thành phần kinh tế,
cộng đồng và các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển.
Mức hỗ trợ: 450.000 đồng/ha/năm. Trong
đó hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5năm,
chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với những diện tích khoán mới.
Điều 3. Hỗ trợ
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên
1. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung:
a) Hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân thực hiện khoanh nuôi tái sinh tự nhiên không trồng bổ sung trên diện tích
đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
Mức hỗ trợ: 3.000.000 đồng/ha/6
năm.
b) Hỗ trợ các thành phần kinh tế,
cộng đồng và các hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự
nhiên không trồng bổ sung rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển.
Mức hỗ trợ: 4.500.000 đồng/ha/6
năm.
2. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh rừng tự nhiên có trồng bổ sung:
Hỗ trợ các Ban quản lý rừng phòng
hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, cá nhân, hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi có trồng
bổ sung cây lâm nghiệp trên diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ;
rừng đặc dụng; diện tích đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được
nhà nước giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng khoanh nuôi tái
sinh.
Mức hỗ trợ: 1.600.000 đồng/ha/năm
trong 3 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo, theo thiết kế - dự
toán.
Điều 4. Hỗ trợ
trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
Đối tượng được Hỗ trợ theo Khoản
1, Điều 2, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về
cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo
nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020”.
Mức hỗ trợ: 10.000.000 đồng/ha, trồng
các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây
bản địa; 7.000.000 đồng/ha, trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước
10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha); 5.000.000 đồng/ha, trồng
cây lâm sản ngoài gỗ.
Điều 5. Hỗ trợ
trồng rừng sản xuất trong trường hợp địa phương không đủ quỹ đất trồng rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng bằng nguồn tiền trồng rừng thay thế, được UBND tỉnh quyết định hỗ trợ trồng rừng sản xuất
Đối tượng được Hỗ trợ theo Khoản
1, Điều 2, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về
cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo
nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020”.
Mức hỗ trợ: 10.000.000 đồng/ha, trồng
các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản
địa; 7.000.000 đồng/ha, trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10
năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha); 5.000.000 đồng/ha, trồng cây
lâm sản ngoài gỗ.
Điều 6. Nguồn
vốn thực hiện
1. Ngân sách Trung ương.
2. Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 7. Hiệu
lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2018.
2. Các nội dung khác không quy định
tại Quyết định này thì thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan.
Điều 8.
Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hữu Thế
|