Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3640/QĐ-UBND 2022 thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực giới Hồ Chí Minh

Số hiệu: 3640/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Dương Anh Đức
Ngày ban hành: 27/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3640/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC, CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Sửa đổi bổ sung ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung “Chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia” và Thông tư số 10/2019/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định “Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia”;

Căn cứ Nghị định số 20/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định “Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội”;

Căn cứ Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Thông báo kết luận s 196-TB/TW ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Ban Bí thư về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới ”;

Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”;

Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược Dân sViệt Nam đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030”;

Căn cứ Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ ban hành “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030”;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Chỉ thị số 11/2009/CT-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện Nghị định số 70/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 27888/LĐTBXH-TE&BĐG ngày 30 tháng 8 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030”.

Điều 2. Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung và hoạt động tại Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Giám đốc Công an thành phố, Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể Thành phố, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Anh Đức

 

KẾ HOẠCH

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC, CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3640/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)

Trên cơ skế thừa thành quả và những tồn tại, thách thc 10 năm triển khai thực hiện “Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch hành động quốc gia về bình đng giới, vì stiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2011 - 2020” và 04 năm thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2017 - 2020” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030” (sau đây viết tắt là Kế hoạch) như sau:

A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia ca mi cá nhân, từng gia đình và ccộng đồng nhm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và phòng ngừa, ng phó với bạo lực trên cơ sgiới trên địa bàn Thành phố.

2. Triển khai có hiệu quả các mc tiêu, chỉ tiêu và hoạt động thúc đẩy bình đng giới trong ngành, lĩnh vực, đảm bảo Kế hoạch được từng ngành, từng cấp và địa phương nhận thức đúng, đủ về tầm quan trọng của thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sgiới thuộc trách nhiệm của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách, đm bảo đạt được mục tiêu Thành phố an toàn, thân thiện, không lo sợ với các hình thức bạo lực và phân biệt đối xử trên cơ sở giới.

II. Yêu cầu

Kế thừa và phát huy kết quả 10 năm thực hiện “Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch hành động quốc gia về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ ngiai đoạn 2011 - 2020” và 04 năm thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2017 - 2020” trên địa bàn Thành phnhằm duy trì và phát triển các chtiêu, mô hình, hoạt động đã đạt được để nhân rộng trong ngành, địa phương và xây dựng các giải pháp để khc phục nhng tn tại, bất cập trong quá trình thực hiện để đảm bo triển khai có hiệu quả Kế hoạch. Thủ trưởng các ngành, các cấp và địa phương chỉ đạo các đơn vị xác định được vấn đề giới, bạo lực trên cơ sở giới trong ngành, lĩnh vực và địa bàn dân cư đtập trung nguồn lực triển khai đồng bộ các hoạt động của Kế hoạch đảm bảo tính liên tục, liên kết giữa các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, tránh chồng chéo, lãng phí.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

1. Tiếp tục xây dựng các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách về giới trong ngành, lĩnh vực nhm tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố.

2. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó vi bạo lực trên cơ sở giới thông qua việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng dân cư. Rà soát, nghiên cứu các cơ sở cung cấp dịch vụ hiện có đcải tạo, nâng cấp, đảm bo đáp ứng nhu cầu giới,

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Mục tiêu 1. Lĩnh vực chính trị

a) Chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo ch cht là n. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù có tỷ lệ nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thấp dưới 30% có thể điều chỉnh mục tiêu phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức ntrong diện quy hoạch các chức danh quản lý. lãnh đạo các cấp đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và đạt 50% vào năm 2030.

b) Phân công trách nhiệm: Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy và đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả Chỉ tiêu 1 và 2 của Mục tiêu 1.

c) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy và đơn vị liên quan:

+ Rà soát, hoàn thiện chính sách về bình đẳng giới để đm bo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách; có chính sách đặc thù để đảm bảo tỷ lệ theo mục tiêu đề ra.

+ Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ.

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị; nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Quy định về tuyển dụng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới.

+ Các chính sách hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo; chính sách khuyến khích cán bộ nữ học tập, nâng cao trình độ theo quy định của pháp luật.

- Đnghị Ban Tổ chức Thành ủy chủ trì, phối hợp với các đơn vị:

+ Triển khai, chỉ đạo cấp ủy Đng các cấp tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; ban hành quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới, về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ.

+ Có kế hoạch giám sát, quy hoạch, bnhiệm và giới thiệu nhân sự nữ vào các vị trí chủ chốt của các đơn vị trên địa bàn Thành phố; đồng thời, quan tâm chỉ đạo Chi bộ, Đng bộ các cấp báo cáo thông tin, dliệu nhân sự cấp ủy Đảng đcập nhật nhân sự biến động nhằm giới thiệu bầu bổ sung nhân sự tham gia cấp ủy Đảng, đảm bảo duy trì và phát triển chỉ tiêu nữ nhiệm kỳ 2021 - 2025 và nhiệm kỳ 2026 - 2030.

- Đề nghị Học viện Cán bộ Thành phố quan tâm xây dựng các chuyên đề về bình đẳng giới và lồng ghép giới trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức các ngành, các cấp của Thành phố.

2. Mục tiêu 2. Lĩnh vực kinh tế, lao động

2.1. Lĩnh vực lao động

a) Chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưng lương đạt 50% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030.

b) Phân công trách nhiệm: SLao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê Thành phố và đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo kết qu Ch tiêu 1 và 2 của Mục tiêu 2.

c) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

- Xây dựng hệ thống thông tin vthị trường lao động, tư vn về việc làm nhm giảm thời gian tìm việc của người lao động. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và có phân tích theo giới tính; hướng dẫn, triển khai các chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật.

- Xây dựng chính sách đào tạo nghề cần ưu tiên tập trung vào khu vực nông thôn, vùng ven nội thành nhằm thu hút nữ trong độ tuổi lao động tham gia học nghề tạo việc làm. Chính sách hỗ trợ các sở đào tạo nghề cn quan tâm, triển khai đến nhóm lao động là nữ khuyết tật, nữ hoàn lương và nữ là nạn nhân bị buôn bán trở về đang sinh sng tại Thành phố.

- Phổ biến các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; Luật Hợp tác xã nhm giúp nhân dân vay vốn ưu đãi, tạo công ăn việc làm tại chỗ, tăng thu nhập.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - việc làm.

2.2. Lĩnh vực kinh tế

a) Chỉ tiêu:

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ giám đc/chdoanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nht 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

b) Phân công trách nhiệm: Sở Kế hoạch và Đu tư ch trì, phối hợp với Cục Thống kê Thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả Chỉ tiêu 3 của Mục tiêu 2.

c) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

- Chỉ đạo việc thực hiện ghi chép ban đầu đối với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có tách biệt theo giới tính, độ tuổi, trình độ, lĩnh vực sản xuất kinh doanh,… để xây dựng cơ sở dữ liệu.

- Triển khai, rà soát và thực hiện lồng ghép giới trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án,... giai đoạn đến năm 2030; trong đó, ưu tiên thẩm định và đề xuất nguồn vn vay giải quyết việc làm cho các doanh nghiệp nhvà siêu nhdo phụ n, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật làm chủ và các dự án tạo việc làm cho lao động nữ từ các nguồn: Quỹ quốc gia việc làm, chính sách tín dụng trợ vốn làm ăn thông qua các đoàn thể Thành phố, quỹ hỗ trợ xã viên hợp tác xã, quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất khi nhà nước thu hồi,...

3. Mục tiêu 3. Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

3.1. Trong đời sng gia đình

a) Chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới.

- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 90% người bị bạo lực gia đình được phát hiện được tiếp cận ít nht một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bn; đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 70% người gây bạo lực gia đình được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vn, tham vấn.

b) Phân công trách nhiệm:

- Cục Thng kê Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Th thao và các đơn v liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả Chỉ tiêu 1 của Mục tiêu 3.

- Sở văn hóa và Th thao chủ trì, phối hợp vi các đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo kết quChỉ tiêu 2 của Mục tiêu 3.

c) Nhiệm vụ và gii pháp chủ yếu:

- Cục Thống kê Thành phố cung cấp thông tin và phân tích dliệu giới về “Số giới trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trcông của phụ nữ và nam giới trên địa bàn thành phtừ nguồn Điều tra lao động việc làm hàng năm cho Sở Văn hóa và Thể thao để có cơ sở xây dựng giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với Chỉ tiêu 1.

- Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các đơn vị:

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lc gia đình phù hợp từng nhóm đối tượng dân cư, nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới trong gia đình; đồng thời, huy động cộng đồng tham gia các hoạt động về phòng ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi trong gia đình; xây dựng các hoạt động, mô hình nam giới, trẻ em trai chia scông việc gia đình đảm bảo thúc đẩy bình đẳng giới.

+ Tham mưu đề xuất các hoạt động hoặc dịch vụ bo vệ phụ nữ, trem trong gia đình nhằm phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các vụ việc phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại và xâm hại tình dục trong gia đình.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Thiết lập hệ thống thu thập dữ liệu, khung đánh giá theo dõi và lập kế hoạch để có cơ sgiải quyết bạo lực gia đình trên cơ sở giới.

3.2. Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

a) Chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 3: Đến năm 2025 đại 80% và đến năm 2030 đạt 90% người bị bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ bn; đến năm 2025 đt 50% và đến năm 2030 đạt 70% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa b truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn.

- Chỉ tiêu 4: T năm 2025 trđi, 100% số nạn nhân bị mua bán trvề được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

- Ch tiêu 5: Đến năm 2025 70% và năm 2030 có 100% cơ strợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

b) Phân công trách nhiệm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo kết qu Ch tiêu 3, 4 và 5 của Mục tiêu 3.

c) Nhiệm vụ và gii pháp chủ yếu:

- Trin khai các hoạt động, mô hình, sự kiện, diễn đàn nâng cao nhận thc về bình đẳng giới, về phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới hưng đến xây dựng Thành phố an toàn với phụ nữ và trẻ em.

- Thực hiện kho sát các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bbạo lực, xâm hại; nạn nhân bị buôn bán;... trên địa bàn Thành phố để đề xuất ci tạo và hoàn thiện mô hình, dịch vụ một cửa đáp ứng nhu cầu của đối tượng.

- Nghiên cứu, triển khai các giải pháp phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục và tội phạm buôn bán người trên địa bàn Thành phố.

4. Mục tiêu 4: Trong lĩnh vực y tế

a) Chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh mức 107 trẻ sơ sinh trai/100 tr sơ sinh gái sinh ra sng vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ tvong bà mẹ liên quan đến thai sản giảm xung dưới 4/100.000 trsinh ra còn sống vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.

- Ch tiêu 3: Tsuất sinh vthành niên giảm từ 23 ca sinh/1.000 phụ nữ xung 18 ca sinh/1.000 phụ nữ vào năm 2025 và dưới 18 ca sinh/1.000 phụ nữ vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 4: Có ít nhất một cơ sở y tế cung cp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đng tính, song tính và chuyển giới vào năm 2025 và nhng năm tiếp theo.

b) Phân công trách nhiệm: S Y tế ch trì, phối hp vi đơn v liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo kết qu Ch tiêu 1,2,3 và 4 ca Mục tiêu 4.

e) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhn thức về vn đề giới trong lĩnh vực y tế đảm bảo người dân nhận thức đúng, đủ về mt cân bng gii tính, về chăm sóc sức khe sinh sản trách nhiệm của cnam giới và nữ giới; xây dựng và triển khai các hình thức truyền thông đa dạng về tránh thai an toàn cho cả nam và nữ, trong đó lưu ý đến nhóm vị thành niên và thành niên.

- Mở rộng các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình,,., linh hoạt, để tiếp cận và miễn phí cho nữ và nam tại các địa phương khó khăn, khu vực ký túc xá, khu lưu trú của công nhân, khu vực tập trung các nhà máy, xí nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các phòng khám; nhà sách, sạp báo; các trang mạng internet đ phòng ngừa, phối hợp xử lý những sản phẩm truyền thông có liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi; chủ động kiểm soát tình trạng phá thai vì lý do giới tính.

- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế Thành phố.

- Triển khai nâng cấp cơ sở cung cp dịch vụ tư vấn, tham vấn và khám, điều trị sức khe sinh sản cho nam giới; rà soát cơ sở, dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyn giới để đxuất nhân rộng hoặc kiện toàn đảm bo cơ sở đủ điều kiện theo quy định.

5. Mục tiêu 5. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo

a) Chỉ tiêu

- Chỉ tiêu 1: Nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình ging dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức các trường sư phạm từ năm 2025 tr đi.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và trên 99% vào năm 2030; tỷ lệ hoàn thành cp trung học sở đạt 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ học viên, hc sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc h thng giáo dục nghề nghiệp đạt trên 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ đạt không dưới 50% từ năm 2025 trđi. Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độ tiến sĩ đạt 30% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030.

b) Phân công trách nhiệm:

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả Chỉ tiêu 1 và 2 của Mục tiêu 5.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả Chỉ tiêu 3 của Mục tiêu 5.

- Cục Thống kê chủ trì, tham mưu, tổ chức thực hiện và báo cáo kết qu Ch tiêu 4 của Mục tiêu 5.

c) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các đơn vị:

+ Rà soát cơ chế ưu tiên htrợ xóa mù ch, phổ cập tiểu học và trung hc cơ sở để xây dựng đề án, phương án tạo điều kiện tăng tlệ nhập học mầm non, tiểu học của trem gái, trẻ em lang thang, có nguy cơ lang thang, tr em có hoàn cnh đặc biệt khó khăn; đồng thời giảm tỷ lệ chữ của phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu s, người nhập cư, người lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, trên địa bàn quận, huyện và thành phố Thủ Đức có điều kiện kinh tế khó khăn.

+ Xây dựng và đề xuất chính sách đặc thù cho đối tượng chính sách, chương trình học bng htrợ trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; có chính sách khuyến khích đối với tr em gái, phụ nữ là người khuyết tật, phụ nữ nông thôn; chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non vùng có điều kiện khó khăn: chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mm non là nam giới.

+ Thiết kế chương trình học có nội dung về giới, bình đẳng giới vào giảng dạy ở các cấp học với nội dung và thời lượng phù hợp với từng lứa tuổi; trong đó lưu ý đưa vấn đề phòng chống bạo lực trên cơ sở giới vào trong hệ thống giáo dục để định hướng thanh thiếu niên về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và xây dựng trường học an toàn.

+ Triển khai, rà soát và thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn và hàng năm: xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo có tách biệt theo giới tính, dân tộc,… ở các cp học và bậc học.

+ Tiếp tục thực hiện các chính sách và cơ chế phối hợp để tạo nguồn cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý giáo dục, giáo viên các cấp học được tham gia đào tạo sau đại học,

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chtrì, phối hợp với các đơn v: Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch dạy nghề giai đoạn và hàng năm; hưng dn các cơ sở dạy nghề thu thập thông tin, dữ liệu giới để có cơ sở đề xuất các gii pháp thúc đẩy bình đng gii trong hệ thng giáo dục nghề nghiệp.

- Cục Thống kê Thành phố thu thập, cung cp thông tin và phân tích dữ liệu giới đối với “nữ thạc sĩ, tiến sĩ trên địa bàn Thành phố” cho Sở Giáo dục và Đào tạo từ nguồn điều tra sliệu hàng năm và Tổng điều tra dân số và nhà ở (10 năm/ln); điều tra biến động dân svà kế hoạch hóa gia đình hàng năm để có cơ sở xây dựng giải pháp thúc đy bình đẳng giới đối với Chỉ tiêu 4.

6. Mục tiêu 6. Lĩnh vực thông tin, truyền thông

a) Chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Phn đấu vào năm 2025 đạt 60% và vào năm 2030 đạt 80% dân số được tiếp cn kiến thc cơ bn về bình đẳng giới.

- Chỉ tiêu 2: Từ năm 2025 trở đi 100% tổ chức Đng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin v bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới.

- Ch tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi 100% xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ s.

- Chỉ tiêu 4: Duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyn hình Thành phố và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng.

b) Phân công trách nhiệm:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả Chtiêu 1 và 2 của Mục tiêu 6.

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả Chỉ tiêu 3 và 4 của Mục tiêu 6.

c) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan báo, đài và các đơn vị xây dựng các bài viết truyền thông về bình đng giới; triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền phbiến kiến thức về bình đẳng giới hướng đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức cam kết thực hiện bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực.

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị:

+ Nâng cao nhận thức về giới cho người sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông tin và người làm công tác truyền thông, phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan truyền thông. Rà soát các sản phm văn hóa, thông tin hiện hành, đề xuất xóa bcác thông điệp và hình nh mang định kiến giới.

+ Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông đổi mới các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và phòng, chng bạo lc trên cơ sở giới; tăng thời lượng phát sóng slượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền về bình đẳng giới trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SLao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng gii Thành phố):

a) Điều phối các hoạt động của Kế hoạch.

b) Phối hợp với sở, ban, ngành hưng dn chuyên môn cho quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị triển khai Kế hoạch.

c) Đàm phán và đề xuất hỗ trợ, hợp tác kthuật, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong nước và quc tế trong việc: (i) Thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu để cung cp cơ sở dữ liệu đu vào thực hiện gii pháp thúc đy bình đẳng giới dựa trên nhu cầu các nhóm đối tượng hưởng lợi; (ii) Phát triển hình, hoạt động về Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và tr em,

d) Tham mưu cho Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới Thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

đ) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan tham mưu tổ chức sơ kết vào năm 2025 và tng kết vào năm 2030.

2. Các sở, ngành được giao chtrì mục tiêu, chỉ tiêu:

- Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch này; đồng thời, lựa chọn một vấn đgiới trong ngành để đăng ký với Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhm xây dựng mô hình điển hình trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới của ngành và lĩnh vực.

- Hướng dẫn chuyên môn cho các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và giải pháp giải quyết các vn đề giới và phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới trong ngành, lĩnh vực.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan lồng ghép các Mục tiêu, Chỉ tiêu về bình đẳng giới vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 05 năm của Thành phố; hướng dẫn lng ghép giới vào xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu, Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

4. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng ngân sách, phối hợp với các sở, ban, ngành Thành ph. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, btrí kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến bình đẳng gii theo đơn đặt hàng của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn Thành phố.

6. Sở Ngoại vụ: Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

7. Sở Tư pháp:

a) Thực hiện việc hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bn quy phạm pháp luật: thẩm định việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

b) Xây dựng Chương trình nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, cán bộ làm công tác pháp chế để tăng cường lồng ghép vn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bn quy phạm pháp luật.

8. Cục Thống kê Thành phố: Chủ trì, phi hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn thu thập, tổng hợp sliệu thống kê về giới thuộc hệ thống chỉ tiêu Thành phố.

9. Công an Thành phố: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai và báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống mua bán người; phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện, thành phố ThĐức và các đơn vị liên quan phát hiện sớm, can thiệp và xử lý kịp thời các vụ bạo lực trên cơ sở giới.

10. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung “ưu tiên cho vay vốn giải quyết việc làm cho các doanh nghiệp nh và siêu nhdo phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật làm chủ và các dự án tạo việc làm cho lao động nữ” trong Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn Thành phHồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố).

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tchức thành viên: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia giám sát và có kế hoạch phi hp tchức triển khai Kế hoạch: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong tổ chức mình; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia quản lý nhà nước về bình đng giới; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; nghiên cứu, bố trí hội viên làm cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới cơ sở.

12. Ban Dân tộc Thành phố: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động phụ nữ, trẻ em vùng ngoại thành có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: vận động các dân tộc sinh sng trên địa bàn Thành phố phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

13. Đnghị Thường trực Hi đng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố: có kế hoạch giám sát các đơn vị thực hiện Chiến lược, Chương trình; thẩm định ngân sách có trách nhiệm giới trong chương trình, chính sách của ngành và địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

14. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố ThĐức; Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đng gii các cấp:

- Trong phạm vi, lĩnh vực quản của địa phương, đơn vị, chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện các Chỉ tiêu, Mục tiêu và nhiệm vụ tại Kế hoạch này.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Ch tiêu, Mục tiêu và nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao; đng thời, lựa chọn một vn đề giới của địa phương, đơn vđể đăng ký với Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhm xây dựng mô hình điển hình trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới của địa phương, đơn vị.

- Tập trung xây dựng các giải pháp truyền thông, nâng cao năng lực cho các cấp ủy Đảng, chính quyn, đoàn thể các ngành, các cấp, cộng đng dân cư, gia đình và cá nhân về bình đẳng giới nhằm thực hiện trách nhiệm giải trình trong việc thực thi quyền của phụ nữ và trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc thu thập thông tin, dữ liệu tách biệt về giới tính trong việc báo cáo các Mục tiêu, Chỉ tiêu của kế hoạch, đm bo có cơ sở dữ liệu đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực; tiến tới xây dựng ngân sách có trách nhiệm giới theo quy định của Luật Ngân sách.

- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật v bình đng giới, về phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm bình đẳng giới.

- Ưu tiên b trí ngân sách cho việc thực hiện các hoạt động của Kế hoạch; huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và sử dụng hiệu quả nguồn lực được huy động,

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách nhà nước btrí trong dự toán chi thường xuyên (ngân sách Thành phố, quận, huyện đm bảo trong dự toán được giao hàng năm của các sở, ngành, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch này). Kinh phí lồng ghép trong chương trình mục tiêu quc gia, các chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt dòng của Kế hoạch này theo phân cp của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thành phố Thủ Đc tích cực vận động các nguồn kinh phí trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch này cũng như các dự án về phụ nữ, giới và bình đng giới.

2. Đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3. Nguồn hợp pháp khác.

4. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan lp dự toán ngân sách hàng năm đthực hiện chương trình theo Kế hoạch này và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KHEN THƯỞNG

1. Căn cKế hoạch này, yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố ThĐức:

a) Căn cứ nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện:

b) Định kỳ 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6) và hàng năm (trước ngày 10 tháng 11) báo cáo tình hình triển khai các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, Nội dung của báo cáo tp trung vào việc thực hiện các quy định của Luật Bình đẳng giới; đánh giá và phân tích thông tin, dliệu tách biệt về giới đối với việc triển khai các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch này.

Báo cáo gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan Thường trc Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới Thành phố) để tổng hợp báo cáo Trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

c) Tùy theo tình hình đơn vị, địa phương, lồng ghép vào các chương trình tổ chức sơ kết vào năm 2025 và tng kết vào năm 2030, đánh giá rút kinh nghiệm về tình hình thực hiện Kế hoạch.

2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phThủ Đức và các đơn vị liên quan đưa việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu Chiến lược thành một tiêu chí thi đua của cơ quan, đơn vị và cá nhân; lấy kết quả thực hiện công tác bình đng giới là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân.

3. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, cập nhật và báo cáo tình hình, tiến độ xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện Chiến lược của các s, ban, ngành, đoàn thể; phi hợp với các đơn vliên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đc để đề xuất thành phố khen thưởng, kỷ luật tập thể, cá nhân theo quy định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3640/QĐ-UBND ngày 27/10/2022 về Kế hoạch thực hiện "Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.840

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.119.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!