ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
33/2020/QĐ-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 03
tháng 11 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Điện
lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày
20/11/2012;
Căn cứ Luật
Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật
Quy hoạch đô thị ngày 17/ 6/2009;
Căn cứ Luật
Xây dựng ngày 18/6/2014; Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25/11/2014;
Căn cứ Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định
số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị;
Căn cứ Nghị định
số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định
số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định
số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Nghị định
số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng
nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;
Căn cứ Nghị định
số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điệu của Luật Nhà ở;
Theo đề nghị của
Giám đốc Sở Xây dựng tại Văn bản số 2437/SXD- QHHT1 ngày 04/9/2020 và Văn bản số
2964/SXD-QHHT1 ngày 22/10/2020;Báo cáo thẩm định số 398/BC-STP ngày 03/9/2020 của
Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung về quản lý hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2020 và thay thế Quyết định
số 25/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số nội
dung về quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh và Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh phân cấp
quản lý nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã;
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Xây dựng (b/c);
- Cục Kiểm tra VB QPPL (Bộ Tư pháp);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Trung tâm TT-CB-TH;
- Lưu: VT, XD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Tiến Hưng
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH
HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định
một số nội dung về quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: Hệ thống
đường đô thị, chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị, nghĩa trang, nghĩa địa; đơn vị
tiếp nhận, nguyên tắc bàn giao, các bước thực hiện bàn giao và tiếp nhận công
trình hạ tầng kỹ thuật giữa Chủ đầu tư và đơn vị tiếp nhận của các dự án khu
đô thị, khu nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định
này được áp dụng đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh có liên quan đến việc lập quy hoạch, thiết kế, thi công xây dựng,
quản lý vận hành, khai thác và bảo trì các công trình hệ thống đường đô thị, chiếu
sáng đô thị, cây xanh đô thị, nghĩa trang, nghĩa địa và bàn giao và tiếp nhận
công trình hạ tầng kỹ thuật của các dự án khu đô thị, khu nhà ở được đầu tư
xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh.
Điều 2.
Nguyên tắc quản lý
Quản lý công trình đường đô thị,
chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị, nghĩa trang, nghĩa địa phải tuân thủ các
quy định của pháp luật về xây dựng, đất đai, tài nguyên, giao thông, điện lực,
bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 3.
Yêu cầu về việc đầu tư đồng bộ
1. Đảm bảo đầu tư xây dựng đồng
bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật tại các tuyến đường, vỉa hè, tránh việc
đào, lấp nhiều lần, gây lãng phí trong đầu tư, gây khó khăn cho nhân dân trong
sinh hoạt, đi lại, ảnh hưởng đến môi trường khu vực và sản xuất, sinh hoạt của
đô thị.
2. Khi có chủ trương đầu tư của
cấp có thẩm quyền, các chủ đầu tư công trình trên địa bàn đô thị có trách nhiệm
phối hợp với các ngành liên quan về quản lý các hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
như: giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc,... để thống
nhất bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án theo đúng quy hoạch được
duyệt.
Chương II
QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG
ĐÔ THỊ
Điều 4. Phân
cấp quản lý đường đô thị
Thực hiện theo quy định tại khoản
4 Điều 5 Quyết định số 37/2016/QĐ- UBND ngày 04/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 5. Sử
dụng tạm thời lòng đường, hè phố
Lòng đường, hè phố đô thị được
phép sử dụng ngoài mục đích giao thông trong các trường hợp sau:
1. Sử dụng và khai thác tạm thời
một phần lòng đường, hè phố làm nơi để trông, giữ xe có thu phí
Đối với các tuyến đường đủ điều
kiện đỗ xe dưới lòng đường có thu phí, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị
xã (sau đây gọi chung là cấp huyện) chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải,
Sở Xây dựng và Công an tỉnh xác định danh mục các tuyến đường, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định đảm bảo quy định sau:
a) Không thuộc tuyến quốc lộ đi
qua đô thị.
b) Phải phù hợp với đồ án quy
hoạch xây dựng được duyệt, phù hợp với quy chế quản lý đô thị và các quy định
quản lý hiện hành.
c) Yêu cầu về chiều rộng lòng
đường: phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối
thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi.
d) Phần hè phố còn lại dành
cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.
đ) Vị trí cho phép để xe dưới
lòng đường không chắn ngang che khuất tầm nhìn lối ra vào đường, ngõ, các lối
ra vào công trình nhà cao tầng, khu vực siêu thị, chợ và trung tâm thương mại,
các công trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, cơ quan ngoại
giao, công sở,...
e) Việc để xe dưới lòng đường
không gây cản trở cho các phương tiện giao thông đi lại trên tuyến đường;
không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, cơ
quan, hộ gia đình hai bên đường phố.
2. Sử dụng tạm thời một phần
lòng đường không vào mục đích giao thông
a) Các trường hợp được sử dụng
tạm thời lòng đường không vào mục đích giao thông quy định tại khoản 2 Điều
25b Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ
quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Vị trí, kích thước, khoảng
cách, diện tích và thời gian được sử dụng tạm thời lòng đường do Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định nhưng phải đảm bảo những yêu cầu quy định như sau:
- Không thuộc tuyến quốc lộ đi
qua đô thị.
- Phải phù hợp với đồ án quy
hoạch xây dựng được duyệt, phù hợp với quy chế quản lý đô thị và các quy định
quản lý hiện hành.
- Lòng đường có kết cấu chịu lực
phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
- Không gây cản trở giao thông,
không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, hộ
gia đình hai bên.
- Đối với việc sử dụng lòng đường
làm nơi để xe, đỗ xe ô tô phải đảm bảo phần lòng đường còn lại dành cho các
loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi.
- Đối với việc sử dụng tạm thời
một phần lòng đường làm điểm trung chuyển rác thải của doanh nghiệp vệ sinh
môi trường đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường,
không gây ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường.
+ Phù hợp với quy hoạch thu
gom, vận chuyển chất thải rắn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Sử dụng tạm thời một phần hè
phố không vào mục đích khác giao thông
a) Các trường hợp được sử dụng
tạm thời hè phố không vào mục đích giao thông quy định tại khoản 2 Điều 25a Nghị
định số 100/2013/NĐ-CP và mục IV.14 Phần II Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày
20/02/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý đường đô thị.
b) Vị trí, kích thước, khoảng
cách, diện tích và thời gian được sử dụng tạm thời hè phố do Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định nhưng phải đảm bảo những yêu cầu quy định như sau:
- Phải phù hợp với đồ án quy
hoạch xây dựng được duyệt, phù hợp với quy chế quản lý đô thị và các quy định
quản lý hiện hành.
- Đảm bảo bề rộng tối thiểu sử
dụng dành cho người đi bộ (C) theo bảng:
Chiều rộng hè phố (B)
|
Chiều rộng tối thiểu dành cho người đi bộ (C)
|
Giới hạn sử dụng tạm thời hè phố (D)
|
B ≤ 3,0 m
|
C = B
|
D = 0
|
3,0m < B ≤ 4,5m
|
C = 1,5m
|
1,5m ≤ D < 3,0m
|
4,5m > B ≤ 6,0 m
|
C = 2,0m
|
2,5m ≤ D < 4,0m
|
B > 6m
|
C = 3,0m
|
D > 3,0m
|
- Khu vực hè phố
được cấp phép sử dụng tạm thời phải đảm bảo không chắn ngang lối ra vào đường hẻm;
không nằm trước mặt tiền của các công trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế,
tôn giáo, cơ quan ngoại giao, công sở...
- Việc sử dụng hè
phố phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo lối đi thông thoáng cho người
đi bộ và không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người sử dụng các phương tiện giao
thông.
- Hè phố có kết cấu
chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
- Đối với việc sử
dụng hè phố tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước trong trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ
Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với các hệ
thống đường địa phương) chấp thuận.
- Đối với việc sử
dụng hè phố để vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa: chỉ áp dụng tại các
tuyến đường nằm trong danh mục công trình và tuyến đường đặc thù được phép sử dụng
hè phố vào kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa. Ủy ban nhân dân cấp huyện lập
danh mục công trình và tuyến đường này gửi Sở Giao thông vận tải thẩm định và
trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Đối với việc sử
dụng hè phố làm điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi
công công trình của hộ gia đình phải đảm bảo đảm bảo vệ sinh môi trường, không
gây ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường, thời gian sử dụng từ
22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
- Đối với việc sử
dụng hè phố làm tổ chức đám cưới, đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
cưới, đám tang của hộ gia đình: hộ gia đình có trách nhiệm phải thông báo với
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú
(không phải cấp phép) trước khi sử dụng. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
kiểm tra, hướng dẫn và giám sát các hộ gia đình trong việc sử dụng tạm thời
một phần hè phố cho việc cưới, việc tang lễ để không ảnh hưởng lối đi cho người
đi bộ, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.
4. Tổ chức, cá
nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường quy định tại khoản 2, 3 Điều
này (trừ việc sử dụng hè phố làm tổ chức đám cưới, đám tang và điểm trông, giữ
xe phục vụ đám cưới, đám tang của hộ gia đình) phải xin phép cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong Giấy phép.
Điều 6. Về đầu tư xây dựng, sửa chữa hè phố
1. Việc đầu tư
xây dựng, sửa chữa hè phố phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
Việc sử dụng các mẫu thiết kế bó vỉa, vật liệu xây dựng hè phố được xây dựng
theo yêu cầu tạo thuận lợi cho người đi bộ, xe gắn máy (lên, xuống), đảm bảo
thuận lợi cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng và thân thiện với môi trường.
2. Kinh phí xây dựng,
sửa chữa hè phố được lấy từ nguồn kinh phí đầu tư dự án xây dựng đường đô thị,
từ các nguồn hợp pháp khác, vốn sự nghiệp kinh tế và kiến thiết đô thị (nếu
có) và phần nguồn thu của việc cấp phép xây dựng được để lại cho ngân sách
các huyện, thành phố, thị xã;
3. Khuyến khích
hình thức xã hội hóa việc đầu tư xây dựng, sửa chữa hè phố; tổ chức, các nhân
được phép tiến hành xây dựng, sửa chữa hè phố bằng nguồn kinh phí ngoài ngân
sách nhà nước theo hướng dẫn về mẫu thiết kế và thủ tục đầu tư xây dựng theo
quy định hiện hành.
Điều 7. Về bảo quản lòng đường, hè phố
1. Tổ chức, cơ
quan, hộ gia đình, các nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của
pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Tổ chức, cơ
quan có trụ sở tiếp giáp với hè phố phải có trách nhiệm tham gia đảm bảo vệ
sinh môi trường, mỹ quan đô thị tại khu vực hè phố, lòng đường trước trụ sở tổ
chức, cơ quan.
3. Hộ gia đình,
cá nhân có nhà riêng; các tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng sử dụng tiếp giáp
với hè phố phải có trách nhiệm tham gia giữ gìn vệ sinh tại khu vực hè phố,
lòng đường phía trước nhà. Tổ chức, cơ quan, hộ gia đình và các nhân có
trách nhiệm không để người khác vi phạm quy định về bảo quản lòng đường và
hè phố tại khu vực đô thị và phía trước trụ sở tổ chức, cơ quan, nhà riêng; trường
hợp xảy ra vi phạm phải thông báo ngay với chính quyền địa phương để xử lý.
Điều 8. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường
1. Dọc theo tuyến
đường thi công phải lắp dựng rào chắn và lắp dựng biển báo, đèn báo hiệu (vào
ban đêm) hoặc cờ báo hiệu (vào ban ngày), phải bố trí người thường xuyên hướng
dẫn giao thông, không để xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông trong phạm vi công
trường.
2. Tại những vị
trí đường hẹp vừa làm, vừa đảm bảo giao thông thì phải bố trí người hướng dẫn,
điều khiển đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt. Trường hợp không thể vừa
thi công, vừa đảm bảo giao thông nhất thiết phải xây dựng tuyến tránh để đảm bảo
giao thông và an toàn cho thi công.
3. Trong khi chưa
thi công hoặc trong quá trình thi công:
a) Không được việc
tập kết vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, máy móc, xe máy chuyên dùng tại
công trường khi chưa cần đến;
b) Không được để
vật liệu rời như cát, đá, xi măng, gạch... rơi vãi trên mặt đường;
c) Việc tập kết vật
tư, vật liệu sử dụng không để tồn lưu qua ngày. Khi vật liệu còn thừa phải vận
chuyển đến nơi quy định, tạo sự thông thoáng cho đường phố.
4. Những công
nhân tham gia thi công trên đường phải mặc quần áo bảo hộ lao động, ban đêm
áo bảo hộ lao động phải có phản quang.
5. Khi đào rãnh ngang
đường mà chưa kịp lắp đặt phần kỹ thuật chuyên ngành xong thì rãnh đào phải được
tái lập tạm mặt đường, bằng cách lấp đầy cát để bù cao độ và 20cm đá 2x4
phía trên bằng cao độ mặt đường hiện có. Đơn vị thi công phải cử người có mặt tại
rãnh đào để giải quyết sự cố lún sụt, bong bật (nếu có), quét dọn đá văng ra
khỏi rãnh đào, thường xuyên tưới nước rãnh đào để giảm bớt bụi, cho đến khi
hoàn tất phần tái lập nhựa (hoặc cấp phối) mặt rãnh đào.
6. Khối lượng đất
đá đào lên phải được bốc ngay lên phương tiện vận tải chuyển ra khỏi công trường,
thu dọn sạch sẽ lòng lề đường trong phạm vi công trường. Phương tiện vận tải
phục vụ thi công các bánh xe phải sạch trước khi ra khỏi công trường. Khi thi
công để vật tư rơi, trôi vào hệ thống thoát nước đơn vị đào hè đường phải nạo
vét trả lại nguyên trạng ban đầu và thông báo trước cho đơn vị quản lý hệ thống
thoát nước biết để kiểm tra, theo dõi; nếu không tự thực hiện được thi phải
thuê đơn vị quản lý hệ thống thoát nước nạo vét.
7. Đơn vị thi
công không được trộn vữa hồ, bê tông xi măng trong phạm vi mặt đường; nghiêm cấm:
đốt, nấu nhựa trực tiếp trên mặt, lề, hè đường phố, để vật liệu lỏng như: nhựa
đường, bê tông... làm chảy hoặc văng ra mặt đường gây mất an toàn giao thông và
ô nhiễm môi trường.
Điều 9. Thẩm quyền và thủ tục cấp phép
1. Hồ sơ xin cấp
phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường (thành phần hồ sơ gồm một 01 bộ):
a) Đơn đề nghị cấp
Giấy phép sử dụng tạm thời của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng một phần hè
phố, lòng đường.
b) Bản vẽ vị trí
mặt bằng đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một
phần hè phố, lòng đường. Bản vẽ phải thể hiện rõ vị trí sử dụng, kích thước sử
dụng.
c) Bản cam kết tự
di chuyển, di dời hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi có yêu cầu
của cơ quan quản lý đường đô thị.
d) Văn bản pháp
lý khác (nếu có) liên quan đến nhu cầu của tổ chức, cá nhân xin cấp phép sử dụng
tạm thời một phần hè phố, lòng đường.
Trường hợp thi
công xây dựng, sửa chữa công trình thì yêu cầu phải có bản sao giấy phép xây dựng
hoặc sửa chữa do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trường hợp tổ chức
hoạt động văn hóa, xã hội, tuyên truyền phải có văn bản cho phép của cơ quan có
thẩm quyền.
2. Thẩm quyền cấp
phép
a) Sở Giao thông
vận tải cấp giấy phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường trên hệ thống đường tỉnh.
b) Ban Quản lý
khu kinh tế cấp giấy phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường trong khu vực thuộc
Ban Quản lý trừ các tuyến đường quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Ủy ban nhân
dân cấp huyện cấp phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường trường hợp còn lại.
3. Thời gian giải
quyết
a) Kể từ ngày cơ
quan có thẩm quyền cấp phép nhận đủ hồ sơ hợp lệ, việc cấp phép sử dụng phải được
thực hiện trong thời gian: không quá 05 (năm) ngày làm việc.
b) Trường hợp
không giải quyết việc cấp phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường, cơ quan có
thẩm quyền cấp phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá
nhân xin cấp phép để biết trong vòng 03 (ba) ngày làm việc.
4. Cơ quan cấp giấy
phép gửi quyết định cấp giấy phép tổ chức, cá nhân xin cấp phép và các đơn vị
liên quan để tổ chức và phối hợp thực hiện.
5. Đối với việc sử
dụng tạm thời hè phố, lòng đường, thời hạn cấp phép không quá 06 (sáu) tháng
cho mỗi lần cấp phép.
Điều 10. Gia hạn giấy phép
1. Trước thời điểm
hết hạn của giấy phép, nếu có nhu cầu thì các tổ chức cá nhân phải làm thủ tục
xin gia hạn giấy phép. Thời gian gia hạn của giấy phép bằng với thời gian cấp
phép sử dụng trước đó và chỉ áp dụng một lần. Sau thời gian gia hạn này, tổ chức
và cá nhân tiếp tục có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường thì phải
tiến hành xin cấp phép mới.
2. Thủ tục xin gia hạn bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy
phép sử dụng tạm thời của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng một phần hè phố,
lòng đường (không kèm bản vẽ);
b) Giấy phép cũ (bản chính).
3. Thời gian giải quyết: không
quá 03 (ba) ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường là cơ quan gia hạn Giấy phép sử dụng tạm
thời hè phố, lòng đường.
Điều 11.
Thu hồi giấy phép
1. Giấy phép sử dụng tạm thời
hè phố, lòng đường sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Điều kiện an toàn giao thông
của các phương tiện đi lại trên tuyến đường không được đảm bảo, do ảnh hưởng của
việc sử dụng hè phố, lòng đường không vì mục đích giao thông tạo ra.
b) Có yêu cầu đình chỉ hoạt động
hoặc hoặc giải tỏa của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
c) Bị cơ quan chức năng thanh
tra, kiểm tra lập biên bản vi phạm về trật tự an toàn giao thông đến lần thứ 02
(hai) đối với hành vi vi phạm có liên quan việc sử dụng tạm thời hè phố, lòng
đường.
d) Chủ sử dụng hè phố, lòng đường
không thực hiện đúng mục đích ghi trong Giấy phép.
đ) Chủ sử dụng hè phố, lòng đường
không còn nhu cầu sử dụng hoặc có đề nghị ngưng sử dụng hè phố, lòng đường
không vì mục đích giao thông.
2. Cơ quan có thẩm quyền đã cấp
Giấy phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường, có quyền ra quyết định thu hồi
Giấy phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường.
Điều 12. Về
thu phí
1. Phí sử dụng tạm thời lòng
đường và hè phố được thực hiện theo quy định của Luật Phí và lệ phí và các văn
bản hướng dẫn thực hiện.
2. Phí sử dụng tạm thời hè phố
không bao gồm chi phí hoàn trả lại hiện trạng hè phố.
3. Việc thu phí sử dụng tạm thời
hè phố được thực hiện đối với tất cả các trường hợp phải xin cấp phép sử dụng
.
4. Việc thu phí sử dụng tạm thời
một phần lòng đường được thực hiện đối với các tuyến đường đủ điều kiện để đậu
xe dưới lòng đường có thu phí, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận danh mục
và có lắp đặt biển báo, sơn đường cho phép đậu xe có thu phí.
Chương
III
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
NGHĨA TRANG VÀ CƠ SỞ HỎA TÁNG
Điều 13.
Quản lý nhà nước và quy định cấp nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Quản lý nhà nước về nghĩa
trang là việc quản lý, về quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng; thực hiện công
tác thẩm định, phê duyệt, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các
hoạt động xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang được quy định tại Nghị định
số 23/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang và
cơ sở hỏa táng.
2. Quy định về cấp nghĩa trang
và cơ sở hỏa táng
a) Cấp nghĩa trang: Quy định cấp
nghĩa trang theo quy mô sử dụng đất: Nghĩa trang các cấp là nơi an táng người
chết thuộc địa bàn hành chính các cấp, được phân loại theo Bảng 1.3 Phụ lục 1
Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp
công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
như sau:
TT
|
Cấp nghĩa trang
|
Quy mô (ha)
|
1
|
Cấp I
|
>60
|
2
|
Cấp II
|
Từ >30 đến 60
|
3
|
Cấp III
|
Từ 10 đến 30
|
4
|
Cấp IV
|
<10
|
b) Cấp cơ sở hỏa
táng: Cấp II đối với mọi quy mô.
Điều 14. Phân cấp quản lý nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh: Quản lý các nghĩa trang quy mô cấp I; nghĩa trang thuộc đô thị
loại II Loại III có quy mô cấp II trở lên; nghĩa trang liên huyện và các cơ sở
hỏa táng trên địa bàn tỉnh. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống nghĩa trang, cơ sở hỏa táng
thuộc cấp tỉnh quản lý.
2. Ủy ban nhân
dân cấp huyện: Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống nghĩa trang
liên xã cấp II, III, IV (Trừ nghĩa trang đã nêu tại khoản 1 Điều này).
3. Ủy ban nhân
dân cấp xã: Chịu trách nhiệm quản lý các nghĩa trang xã, nghĩa trang thôn, bản,
tiểu khu.
Điều 15. Quy hoạch chi tiết nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Các nghĩa
trang, cơ sở hỏa táng khi xây dựng mới hoặc mở rộng đều phải lập quy hoạch chi
tiết.
2. Đối với nghĩa
trang nhân dân có quy mô nhỏ hơn <5 ha thì không phải lập quy hoạch chi tiết
xây dựng mà được lập Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng kèm theo dự án đầu tư để
phê duyệt. Các nội dung về Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều 4 Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về quy định một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng và cấp giấy
phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
3. Nhiệm vụ, nội
dung, hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện
theo Điều 8 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Nghị định số
98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật.
4. Việc lập, thẩm
định, phê duyệt quy hoạch chi tiết thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định
số 19/2019/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh và khoản 1, 2, 3 Điều
1 theo Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 20/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định một số nội dung về quản lý quy hoạch
xây dựng và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo Quyết định số
19/2019/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 16. Hoạt động xây dựng đối với nghĩa trang
1. Mọi hoạt động
xây dựng đối với nghĩa trang, bao gồm: Xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa trang; cải
tạo nghĩa trang; đóng cửa nghĩa trang; di chuyển nghĩa trang và các phần mộ
riêng lẻ đều phải thực hiện theo đúng các quy định của Luật Xây dựng, Quy chuẩn
QCVN 07-10:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị được ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ
Xây dựng, các văn bản pháp luật có liên quan và các quy định tại Điều này.
2. Kiến trúc mộ
bao gồm phần mộ, nơi thắp hương, bia mộ. Hình thức kiến trúc mộ, bia mộ phải
phù hợp với văn hóa và điều kiện của địa phương.
3. Nghĩa trang được
chia thành các khu/lô mộ; các khu/lô mộ được giới hạn bởi các đường đi bộ;
trong mỗi khu/lô mộ được chia ra thành các nhóm mộ; trong mỗi nhóm mộ hoặc lô
mộ có các hàng mộ.
4. Kiến trúc phần
mộ phải được quy định thống nhất về kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều
sâu, chiều cao và khoảng cách giữa các phần mộ. Các kích thước này phải được
tuân thủ nghiêm ngặt, khống chế để đảm bảo tính đồng bộ. Đơn vị quản lý nghĩa
trang phải cung cấp các thông tin về quy định bắt buộc theo quy định tại Thông
tư 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng đến thân nhân các hộ gia
đình có người thân chôn cất trong khuôn viên nghĩa trang.
5. Thu gom và xử
lý chất thải, nước thải
a) Chất thải rắn:
Chất thải rắn trong khu nghĩa trang phải được tổ chức thu gom, vận chuyển đến
nơi xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường theo quy định;
b) Các chất thải
có liên quan đến người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc thi hài đã bị thối
rữa phải được xử lý theo quy định của Bộ Y tế về xử lý chất thải y tế lây nhiễm;
c) Nước thải:
Nghĩa trang (đầu tư xây dựng mới) phải có hệ thống thoát nước riêng cho
nước mặt, nước thải, nước thấm từ huyệt mộ. Hệ thống thoát nước phải tính đến
điều kiện biến đổi khí hậu (do ngập lụt). Phải có giải pháp kỹ thuật chống thấm
và thu gom nước thấm từ các mộ hung táng để xử lý tập trung hợp vệ sinh trước
khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Điều 17. Di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
1. Di chuyển
nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ đối với các trường hợp
a) Gây ô nhiễm
môi trường, cảnh quan nghiêm trọng mà không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến
môi trường sống cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch được duyệt;
b) Phục vụ giải
phóng mặt bằng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng
theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Mộ vô chủ hoặc
không còn thân nhân chăm sóc.
2. Các công việc
phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
a) Ủy ban nhân
dân cấp quản lý nghĩa trang quyết định và thông báo công khai di chuyển nghĩa
trang và địa điểm nghĩa trang được di chuyển tới;
b) Đối với các
phần mộ lẻ không rõ thân nhân, Ủy ban nhân dân cấp xã điều tra, xác định lại
thông tin về thân nhân trước khi lập kế hoạch di chuyển;
c) Tiến hành công
tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
quá trình di chuyển phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường; thực hiện
các chính sách về giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Thẩm quyền quyết định đóng cửa nghĩa trang
1. Sở Xây dựng chủ
trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
đóng cửa nghĩa trang nhân dân (theo phân cấp tại khoản 1 Điều 14 Quy định này)
đảm bảo phù hợp với quy hoạch được duyệt và điều kiện thực tế của địa phương.
2. Ủy ban nhân
dân cấp huyện căn cứ quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ
tầng kỹ thuật đã được phê duyệt và điều kiện thực tế của địa phương để lập kế
hoạch tiến độ thực hiện và quyết định đóng cửa nghĩa trang nhân dân (theo phân
cấp tại khoản 2 Điều 14 Quy định này) trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt.
3. Ủy ban nhân
dân cấp xã căn cứ điều kiện thực tế ra quyết định đóng cửa nghĩa trang nhân dân
(theo phân cấp tại khoản 3 Điều 14 Quy định này) trên địa bàn theo quy hoạch được
duyệt.
Điều 19. Quản lý, sử dụng nghĩa trang xã hội hóa
1. Nghĩa trang được
đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cần dành tối thiểu 10% diện tích
quỹ đất mai táng đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết
xây dựng nghĩa trang để Ủy ban nhân dân các cấp giải quyết việc phục vụ đối tượng
chính sách xã hội trên địa bàn.
2. Quỹ đất quy định
tại khoản 1 Điều này được chủ đầu tư nghĩa trang bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp
huyện để thống nhất quản lý, khai thác. Việc đăng ký trước và chuyển nhượng phần
mộ cá nhân trong nghĩa trang xã hội hóa được thực hiện theo quy định tại điểm
d khoản 4 Điều 15 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP .
3. Đối tượng
chính sách xã hội khi chết được bố trí vào phần quỹ đất quy định tại khoản 1
Điều này là những đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định pháp
luật hiện hành về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
4. Các quy định
chung khác về quản lý, sử dụng nghĩa trang thực hiện theo quy định tại các
khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 14 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP .
Điều 20. Quản lý, sử dụng nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước
1. Việc sử dụng đất
trong nghĩa trang phải đúng theo quy hoạch, theo vị trí khu mộ, hàng mộ và phần
mộ. Việc sử dụng đất mai táng phải đúng mục đích, đúng đối tượng.
2. Việc giao đất
mai táng trong nghĩa trang phải thực hiện lần lượt trong khu mộ, hàng mộ theo
quy hoạch, quy chế quản lý và dự án đầu tư được phê duyệt.
3. Chỉ giao đất
cho các đối tượng để dành trong các trường hợp sau:
a) Người từ 70 tuổi trở lên;
b) Người đang mắc bệnh hiểm
nghèo không thể chữa trị có xác nhận của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
c) Người từ 60 tuổi trở lên có
vợ hoặc chồng đã được mai táng trong nghĩa trang thì được đặt trước một vị trí
lô mộ trong nghĩa trang (ưu tiên cho việc bố trí lô mộ liền kề, nếu có).
4. Không cho phép mua bán sang
nhượng lô mộ đã đặt trước đối với các đối tượng nêu tại khoản 3 Điều này dưới
bất cứ hình thức nào; trừ trường hợp có sự thay đổi khi người sử dụng không mai
táng tại lô mộ đã đặt và được sự chấp thuận của cơ quan Quản lý nhà nước về
nghĩa trang theo quy định tại Điều 13 của Quy định này.
Điều 21.
Xác định đơn vị quản lý nghĩa trang
1. Sở Xây dựng chủ trì tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giao đơn vị có chức năng quản lý nghĩa trang theo
phân cấp tại Điều 14 Quyết định này và theo quy định của pháp luật hiện hành về
cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
2. Nghĩa trang cấp II cấp III,
cấp IV được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước thuộc địa giới hành chính của các huyện thì giao Ủy ban nhân dân cấp
huyện xem xét đơn vị có chức năng quản lý nghĩa trang theo quy định của pháp
luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
3. Nghĩa trang xã, thôn, bản,
tiểu khu được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước thuộc địa giới hành chính của xã thì giao Ủy ban nhân dân cấp xã
xem xét đơn vị có chức năng quản lý nghĩa trang theo quy định của pháp luật hiện
hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
4. Đối với nghĩa trang được đầu
tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thì tổ chức, cá nhân
trực tiếp quản lý hoặc thuê quản lý nghĩa trang do mình đầu tư xây dựng.
Điều 22.
Quy chế quản lý nghĩa trang
1. Các đơn vị quản lý, khai
thác và sử dụng nghĩa trang có trách nhiệm lập quy chế quản lý nghĩa trang đối
với các nghĩa trang do mình quản lý. Nội dung quy chế quản lý nghĩa trang thực
hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP .
2. Thẩm quyền phê duyệt quy chế
quản lý nghĩa trang
a) Đối với nghĩa trang được đầu
tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước:
- Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ
chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy chế quản lý nghĩa
trang cấp I, nghĩa trang thuộc đô thị loại II loại III có quy mô cấp II trở
lên; nghĩa trang liên huyện và các cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ
chức thẩm định và phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang liên xã cấp II, cấp
III, cấp IV trên địa bàn do mình quản lý trừ nghĩa trang thuộc thẩm quyền thẩm
định quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức
thẩm định và phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang các nghĩa trang xã, nghĩa
trang thôn, bản, tiểu khu trên địa bàn do mình quản lý trừ nghĩa trang thuộc thẩm
quyền thẩm định quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Đối với nghĩa trang được đầu
tư xây dựng từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thì tổ chức, cá nhân làm chủ
đầu tư nghĩa trang có trách nhiệm lập, phê duyệt; Quy chế quản lý nghĩa trang
sau khi được phê duyệt phải gửi Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản
lý để quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
3. Các nghĩa trang được xây dựng
mới, quy chế quản lý nghĩa trang phải được lập và phê duyệt trước khi đưa nghĩa
trang vào khai thác, sử dụng. Đối với các nghĩa trang hiện hữu nếu chưa có
quy chế quản lý nghĩa trang thì phải tiến hành lập và trình phê duyệt theo đúng
quy định.
Điều 23.
Kinh phí quản lý nghĩa trang
1. Đối với nghĩa trang cấp tỉnh,
cấp huyện quản lý: Do ngân sách Nhà nước, nguồn thu từ giá dịch vụ và các nguồn
huy động hợp pháp khác để đảm bảo chi phí vận hành quản lý nghĩa trang.
2. Đối với nghĩa trang cấp xã
quản lý: Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào tình hình thực tế, quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước, bố trí kinh phí hỗ trợ công tác quản lý nghĩa trang và
trình HĐND cùng cấp quyết định.
3. Đối với nghĩa trang xã hội
hóa, kinh phí quản lý nghĩa trang lấy từ nguồn thu dịch vụ nghĩa trang.
4. Chi phí quản lý dịch vụ
nghĩa trang thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP .
Điều 24.
Giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng và giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần
mộ cá nhân
1. Nguyên tắc và phương pháp định
giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng, giá chuyển nhượng quyền sử dụng
phần mộ cá nhân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số
23/2016/NĐ-CP .
2. Phương pháp định giá dịch
vụ nghĩa trang và dịch vụ hỏa táng thực hiện theo quy định tại Thông tư số
14/2018/TT-BXD ngày 28/12/2018 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp định
giá dịch vụ nghĩa trang và dịch vụ hỏa táng.
Điều 25.
Trách nhiệm lập, thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa
táng và giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân
1. Đối với các nghĩa trang, cơ
sở hỏa táng được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: Sở Xây dựng tổ chức
lập, Sở Tài chính thẩm định giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng đối với
nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo phân cấp tại khoản 1 Điều 14 Quy định này,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức
lập, thẩm định, phê duyệt giá dịch vụ đối với các nghĩa trang tương ứng với
phân cấp quản lý tại khoản 2, 3 Điều 14 Quy định này.
2. Đối với nghĩa trang, cơ sở hỏa
táng được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Chủ đầu tư lập và phê
duyệt giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân và giá dịch vụ nghĩa
trang, dịch vụ hỏa táng trình Sở Xây dựng để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chấp
thuận trước khi phê duyệt.
Điều 26.
Quản lý, sử dụng cơ sở hỏa táng
1. Các quy định chung về quản
lý, sử dụng cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số
23/2016/NĐ-CP .
2. Cơ sở hỏa táng báo cáo về
tình hình hoạt động hàng năm về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp
huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động các cơ sở hỏa táng trên địa
bàn định kỳ 06 (sáu) tháng, 01 (một) năm về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Điều 27. Lựa
chọn đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng; trách nhiệm đơn vị quản lý vận
hành cơ sở hỏa táng.
1. Đối với các cơ sở hỏa táng
được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn đơn vị
quản lý, vận hành theo quy định của pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch
vụ công ích.
2. Đối với các cơ sở hỏa táng
được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thì tổ chức, cá
nhân thực hiện đầu tư trực tiếp quản lý hoặc thuê quản lý cơ sở hỏa táng do
mình đầu tư xây dựng.
3. Trách nhiệm của đơn vị quản
lý vận hành cơ sở hỏa táng thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP .
Chương IV
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG
ĐIỆN CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ
Điều 28.
Phân cấp quản lý
1. Sở Xây dựng tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về quản lý chiếu sáng công cộng đô thị trên địa
bàn tỉnh; có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan quản
lý xây dựng cấp huyện về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, bảo trì và khai thác hệ
thống chiếu sáng công cộng đô thị.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện trực
tiếp quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn.
Điều 29.
Hành lang bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
1. Hành lang bảo vệ hệ thống
chiếu sáng công cộng tuân thủ theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014
của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện, Nghị
định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện và các quy định khác liên quan.
2. Đơn vị được giao quản lý trực
tiếp hệ thống chiếu sáng công cộng có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra; phát hiện,
phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hệ thống chiếu
sáng công cộng.
Điều 30. Nội
dung quản lý nhà nước về hệ thống điện chiếu sáng công cộng đô thị
1. Lập quy hoạch, đầu tư phát
triển.
2. Nghiệm thu, bàn giao và thời
gian vận hành.
3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý
vi phạm.
4. Đấu nối vào hệ thống điện
chiếu sáng công cộng và sử dụng tạm thời trụ điện chiếu sáng.
5. Xã hội hóa phát triển hệ thống
điện chiếu sáng công cộng.
Điều 31.
Quy hoạch hệ thống điện chiếu sáng công cộng đô thị
Quy hoạch hệ thống điện chiếu
sáng công cộng là một nội dung của quy hoạch mới hoặc điều chỉnh quy hoạch xây
dựng đô thị; được lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý theo quy định của pháp
luật về quy hoạch xây dựng đô thị.
Điều 32. Đầu
tư phát triển hệ thống điện chiếu sáng công cộng đô thị
1. Các dự án đầu tư mới, cải
tạo hệ thống điện chiếu sáng công cộng đô thị phải tuân thủ theo quy hoạch,
quy định chiếu sáng đô thị, dự án được phê duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật về
chiếu sáng đô thị và theo hướng ngầm hóa; có giải pháp sử dụng nguồn sáng và
các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện.
2. Việc xây dựng mới, nâng cấp,
cải tạo các công trình phải được xây dựng đồng bộ với các công trình chiếu
sáng.
3. Đầu tư phát triển chiếu
sáng đối với ngõ, ngách phải có quy mô phù hợp với tuyến đường, chiều cao hợp
lý, sử dụng nguồn sáng tiết kiệm điện, an toàn, mỹ quan đô thị và được đóng cắt
vận hành từ tủ điện chiếu sáng độc lập hoặc từ tủ điện đường phố tại vị trí
đèn được vận hành có thể kết nối được với hệ thống điều khiển chiếu sáng trung
tâm trên địa bàn thành phố sau này.
Điều 33.
Nghiệm thu, bàn giao và quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng đô
thị
1. Các hoạt động thi công,
giám sát, nghiệm thu hoàn thành, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng phải
tuân thủ Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Công trình hoặc hạng mục
công trình điện chiếu sáng công cộng sau khi thi công xong phải được nghiệm
thu hoàn thành, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, bàn giao cho đơn vị được
giao quản lý, vận hành theo đúng quy định.
3. Đơn vị được giao quản lý vận
hành có trách nhiệm quản lý, vận hành công trình theo đúng quy trình, công
năng, thiết kế được duyệt, đảm bảo an toàn, phát huy hiệu quả dự án đầu tư.
Điều 34.
Thời gian vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng đô thị
Thời gian vận hành hệ thống chiếu
sáng công cộng được điều chỉnh theo từng mùa và giảm thiểu số bóng sáng hoặc
tiết giảm cường độ bóng sáng để tiết kiệm điện năng tuy nhiên yêu cầu phải đảm
bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự.
Điều 35.
Những hành vi bị cấm
Những hành vi bị cấm quy định tại
Điều 8 Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ quy định về quản
lý chiếu sáng đô thị.
Điều 36.
Trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý vi phạm hệ thống
điện chiếu sáng công cộng đô thị
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm Quy định về quản lý vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định.
2. Trường hợp do vi phạm mà gây
thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo
quy định.
3. Các hành vi vi phạm quy định
về quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng được xử lý theo các
quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ về quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến,
kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển
nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Điều 37.
Thỏa thuận đấu nối vào hệ thống điện chiếu sáng công cộng đô thị
Các công trình hoặc hạng mục
công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng trường hợp cần đấu nối vào hệ thống
điện chiếu sáng công cộng phải được thực hiện thỏa thuận điểm đấu nối cấp nguồn
điện với đơn vị trực tiếp quản lý vận hành.
Điều 38. Sử
dụng trụ lắp đèn chiếu sáng công cộng và trụ lắp đèn chiếu sáng trang trí công
cộng để treo, gắn các phương tiện tuyên truyền, quảng cáo
1. Cho phép sử dụng tạm thời trụ
lắp đèn chiếu sáng công cộng và trụ lắp đèn chiếu sáng trang trí công cộng để
treo, gắn các phương tiện tuyên truyền, quảng cáo với mục đích tuyên truyền,
cổ động trực quan, quảng bá các hoạt động xã hội phục vụ hội nghị, lễ hội hoặc
kết hợp hoạt động tuyên truyền với quảng cáo thương mại do cấp có thẩm quyền tổ
chức hoặc cho phép.
2. Việc sử dụng tạm thời trụ lắp
đèn chiếu sáng công cộng và trụ lắp đèn chiếu sáng trang trí công cộng để thực
hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo các điều
kiện sau:
a) Được Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch chấp thuận bằng văn bản về nội dung hình thức và thời gian tuyên truyền,
quảng cáo.
b) Được Sở Xây dựng chấp thuận
bằng văn bản về phương án và vị trí lắp đặt.
c) Trong thời gian sử dụng,
các đơn vị thực hiện tuyên truyền, quảng cáo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
về mọi vấn đề có liên quan đến an toàn do phương tiện tuyên truyền, quảng cáo
gây ra; hết hạn sử dụng phải nhanh chóng, kịp thời tháo dỡ, thu hồi các
phương tiện tuyên truyền cùng các vật tư, phụ kiện kèm theo để hoàn trả đúng
nguyên trạng và chịu mọi chi phí khắc phục sự cố nếu có.
d) Khi Nhà nước có nhu cầu nâng
cấp, cải tạo, tháo dỡ trụ lắp đèn chiếu sáng công cộng hoặc trụ lắp đèn chiếu
sáng trang trí công cộng thì đơn vị có tài sản treo, gắn trên các trụ lắp đèn
này phải kịp thời tiến hành tháo dỡ và vận chuyển ra khỏi phạm vi công trình
trong thời gian quy định và chịu mọi chi phí cho công tác thao dỡ, vận chuyển.
3. Nghiêm cấm sử dụng trái
phép trụ lắp đèn chiếu sáng công cộng và trụ lắp đèn chiếu sáng trang trí công
cộng để treo, gắn các phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền, quảng
cáo dưới mọi hình thức.
Điều 39.
Nguyên tắc thực hiện xã hội hóa phát triển hệ thống điện chiếu sáng công cộng
đô thị
1. Cơ quan quản lý nhà nước có
trách nhiệm định hướng và hướng dẫn trong việc thực hiện xã hội phát triển hệ
thống điện chiếu sáng công cộng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, dự
án phát triển hệ thống điện chiếu sáng công cộng đô thị.
2. Khuyến khích tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển và bảo vệ hệ
thống điện chiếu sáng công cộng đô thị.
3. Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên tham gia xã hội hóa phát triển hệ thống điện chiếu sáng công cộng
đô thị.
Điều 40.
Nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa phát triển hệ thống
điện chiếu sáng công cộng
1. Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân
cấp huyện, đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng
có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham
gia công tác xã hội hóa phát triển hệ thống điện chiếu sáng công cộng đô thị.
2. Các tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ tham gia xã hội hóa phát triển hệ thống điện chiếu sáng công cộng đô
thị theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có
trách nhiệm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các tổ chức cá nhân
tham gia công tác xã hội hóa phát triển hệ thống điện chiếu sáng công cộng
theo quy định của pháp luật.
Chương V
QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 41.
Phân cấp quản lý cây xanh đô thị
1. Sở Xây dựng tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh; có
trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, duy
trì thường xuyên và phát triển cây xanh đô thị.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý cây xanh đô thị thuộc phạm vi địa giới
hành chính do mình quản lý.
Điều 42. Nội
dung quản lý cây xanh đô thị
1. Lập quy hoạch, kế hoạch, dự
án đầu tư phát triển cây xanh đô thị.
2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý
vi phạm cây xanh đô thị.
3. Cấp phép cây xanh công cộng.
4. Thống kê, lập dữ liệu và quản
lý tài sản cây xanh đô thị.
5. Xã hội hóa phát triển cây
xanh đô thị.
Điều 43.
Quy hoạch, kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị
1. Quy hoạch cây xanh đô thị là
một nội dung của quy hoạch mới hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị; được
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý theo quy định của pháp luật về quy hoạch
xây dựng đô thị.
2. Đầu tư phát triển cây xanh
công cộng
a) Các dự án đầu tư trồng mới,
cải tạo, chỉnh trang cây xanh công cộng phải được thiết kế, thẩm định, phê duyệt,
lựa chọn nhà thầu hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh theo đúng các quy định
hiện hành của nhà nước.
b) Cây xanh công cộng phải được
trồng đúng chủng loại, kích thước theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt, đồng thời
phải được chăm sóc, bảo vệ đến khi bàn giao cho đơn vị quản lý theo quy định.
c) Cây xanh đô thị (đặc biệt là
cây xanh công cộng trên đường phố) phải được tổ chức thi công đồng bộ với các
hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong khu vực.
d) Các hoạt động thiết kế, thi
công, giám sát chất lượng, nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa công trình cây
xanh công cộng vào quản lý sử dụng phải tuân thủ theo các quy phạm, tiêu chuẩn
kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nghiệm thu, bàn giao và duy
trì, chăm sóc công trình cây xanh công cộng
a) Công trình cây xanh công cộng
sau khi thi công xong phải được nghiệm thu hoàn thành công trình, bàn giao cho
đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh theo đúng quy định.
b) Công tác duy trì, chăm sóc
cây xanh thực hiện theo quy định về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công
ích: Kế hoạch, đặt hàng, đấu thầu.
Điều 44.
Danh mục cây khuyến khích trồng, cây cấm trồng và cây hạn chế trồng
1. Cây xanh khuyến khích sử dụng
công cộng trong đô thị là các loại cây ít sâu bệnh, phù hợp điều kiện thời tiết,
thổ nhưỡng của địa phương; ít rụng lá trơ cành; không có quả gây hấp dẫn côn
trùng; không có gai sắc nhọn, hoa quả gây mùi khó chịu; cây trồng trên vỉa hè
không có rễ nổi, thân cây thẳng, tán cân đối, tạo được bóng mát, cảnh quan đô
thị. Danh mục cây khuyến khích trồng trong đô thị tại Phụ lục I của Quy định
này.
2. Cây xanh sử dụng hạn chế
trong đô thị là các loài cây mà trong một số trường hợp cụ thể có khả năng gây
khó chịu cho con người hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến các công trình hạ tầng
kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan trong đô thị; được trồng trong khuôn
viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng,
biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản
lý và sử dụng. Danh mục cây trồng hạn chế trong đô thị tại Phụ lục II của Quy định
này.
3. Cây xanh cấm trồng trong đô
thị là các loài cây có khả năng gây nguy hại con người, gây ảnh hưởng lớn đến
các công trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan trong đô thị.
Danh mục cây cấm trồng trong đô thị tại Phụ lục III của Quy định này.
4. Đối với cây xanh nằm ngoài
danh mục khuyến khích sử dụng công cộng hoặc du nhập từ nước ngoài cần tham khảo
nguồn gốc, xuất xứ và xin ý kiến cơ quan quản lý trước khi trồng để đảm bảo
không gây ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật và không gian công cộng đô thị.
5. Đối với cây xanh hiện hữu
thuộc danh mục cây cấm trồng trong đô thị thì cần có kế hoạch từng bước loại bỏ,
thay thế để đảm bảo an toàn và cảnh quan cho đô thị. Trường hợp không rõ nguồn
gốc, xuất xứ cần tổ chức khảo nghiệm giống và trồng thí điểm trước khi đề xuất
thực hiện.
Điều 45.
Quy định trồng cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị
1. Việc trồng cây xanh đô thị
phải tuân thủ quy hoạch cây xanh, quy hoạch xây dựng đô thị và thiết kế cây
xanh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Đối với cây trồng trong phạm vi
hành lang đường bộ của các đường đô thị đi trùng quốc lộ, đường tỉnh do Sở
Giao thông vận tải quản lý phải được cơ quan quản lý đường bộ thỏa thuận về
phương án thiết kế để đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông.
2. Việc lựa chọn chủng loại và
trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và
thổ nhưỡng; đồng thời, phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan,
an toàn và vệ sinh môi trường trong suốt thời gian sinh trưởng của cây; không
gây hư hỏng nguy hiểm cho các công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên mặt đất,
dưới mặt đất cũng như trên không.
3. Yêu cầu đối với cây trồng:
a) Cây xanh sử dụng công cộng
trong đô thị phải đảm bảo phần lớn các yêu cầu tại khoản 1, 2 Điều này và
không thuộc Danh mục cây cấm trồng theo Quy định này.
b) Đảm bảo theo các quy định tại
Điều 4 Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 20/2005/TT- BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản
lý cây xanh đô thị.
4. Quy cách trồng cây trên đường
phố:
a) Đối với các tuyến đường lớn
có chiều rộng hè phố trên 5,0m chỉ được trồng các loại cây có độ cao tối đa
khoảng 15,0m.
b) Đối với các tuyến đường
trung bình có chiều rộng hè phố từ 3,0m đến 5,0m chỉ được trồng các loại cây
có độ cao tối đa không quá 10,0m.
c) Đối với các tuyến đường nhỏ
có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3,0m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và
không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa
công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn
có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây.
d) Khoảng cách giữa các cây
trồng được quy định tùy thuộc vào việc phân loại cây hoặc theo từng vị trí cụ
thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường. Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường
ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối
với những nơi có chiều rộng hè phố dưới 5,0m.
đ) Khoảng cách các cây được
trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại
cây.
e) Cây xanh đường phố và các dải
cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng
quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối
với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2,0km. Trồng từ một đến ba loại cây
đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2,0km trở lên hoặc theo từng
cung, đoạn đường.
f) Đối với các dải phân cách
có bề rộng dưới 2,0m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải
phân cách có bề rộng từ 2,0m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có
chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng
cách điểm đầu dải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng
3,0m đến 5,0m để đảm bảo an toàn giao thông.
g) Tại các trụ cầu, cầu vượt,
bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh
cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ công trình. Tại
các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ
an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ
quan đô thị.
h) Cây xanh được trồng cách
các góc phố 5,0m đến 8,0m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh
hưởng đến tầm nhìn giao thông.
i) Cây xanh được trồng cách
các họng cứu hoả trên đường 2,0m đến 3,0m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng
hố ga 1,0m đến 2,0m.
k) Cây xanh được trồng cách mạng
lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1,0m đến
2,0m.
l) Cây xanh được trồng dọc mạng
lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định
Luật Điện lực.
m) Cây xanh được trồng không
che khuất biển, đèn tín hiệu giao thông, trường hợp tán cây rộng che khuất biển,
đèn tín hiệu giao thông thì phải di dời cây hoặc cắt tỉa tán cây để đảm bảo tầm
quan sát.
Điều 46.
Quản lý và phát triển vườn ươm cây xanh đô thị
1. Tổ chức hoặc cá nhân được
giao đất để phát triển vườn ươm phải thực hiện đúng quy hoạch, đúng mục đích,
sử dụng đất hiệu quả; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc nghiên cứu
giống cây, thuần hóa cây nhập ngoại; công tác ươm trồng giống các loại cây,
hoa, cây cảnh đáp ứng nhu cầu về cung cấp cây xanh cho đô thị.
2. Chủ động phát triển ươm
theo kế hoạch phát triển cây xanh của đô thị, theo giai đoạn, hàng năm; phong
phú về chủng loại cây đáp ứng nhu cầu thị trường.
3. Thực hiện lai tạo, nhân giống
các giống cây mới có tán, hoa, lá màu sắc đẹp, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng,
khí hậu, mang bản sắc địa phương; chú trọng vào việc thuần hóa các giống cây rừng
đặc hữu ở địa phương.
Điều 47. Lựa
chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh
1. Đơn vị thực hiện dịch vụ về
quản lý cây xanh phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp hoặc được cơ
quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ; có năng lực, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh
vực cây xanh đô thị; có trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực
hiện các yêu cầu và nhiệm vụ được giao theo quy định.
2. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện
dịch vụ về quản lý cây xanh được thực hiện theo quy định tại Nghị định
32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc
đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn
kinh phí chi thường xuyên và các quy định hiện hành khác của pháp luật về đấu
thầu.
Điều 48.
Những hành vi bị cấm
Những hành vi bị cấm quy định tại
Điều 7 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây
xanh đô thị.
Điều 49.
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm cây xanh đô thị
1. Các đơn vị theo chức năng,
nhiệm vụ của mình và phân cấp quản lý thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm về cây xanh đô thị theo quy định hiện hành.
2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm
về quản lý, bảo vệ cây xanh phải thực hiện khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm
gây ra.
Điều 50. Thẩm
quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Các trường hợp chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh phải có giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số
64/2010/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp giấy phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị thuộc địa bàn hành chính quản lý. Trường hợp chặt hạ, di
dời cây xanh công cộng là cây cổ thụ, cây được bảo tồn trồng mới cây khác chủng
loài đã được quy hoạch trên cùng tuyến đường, tại những khu vực công trình có
yêu cầu cao về kiến trúc, cảnh quan đô thị, phải được sự chấp thuận của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
2. Tổ chức cá nhân, có nhu cầu
chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
3. Thành phần hồ sơ, thời gian
giải quyết theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP .
Điều 51.
Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Thời hạn để thực hiện việc
chặt hạ, dịch chuyển cây xanh không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép
chặt hạ, dịch chuyển cây xanh.
2. Đối với việc chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh phục vụ thi công các công trình, dự án thì được thực hiện
theo tiến độ yêu cầu của dự án.
3. Trước khi triển khai việc chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị, đơn vị thực hiện phải thông báo cho Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có cây xanh biết trước ít nhất 02 ngày làm việc.
4. Việc chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh phải đảm bảo kỹ thuật an toàn về con người, tài sản của tổ chức, cá
nhân, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường . Trường hợp không đủ năng
lực thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải hợp đồng thuê đơn vị có năng lực
chuyên trách.
Điều 52.
Trường hợp đặc biệt cần chặt hạ, dịch chuyển ngay đối với cây xanh đô thị
(không phải cấp phép)
1. Trường hợp khẩn cấp cần chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngay do thiên tai hoặc cây có nguy cơ gẫy đổ
gây nguy hiểm thì tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý cây xanh có trách nhiệm
phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hiện trường; chụp ảnh hiện trạng
cây xanh; thực hiện ngay việc chặt hạ, dịch chuyển cây và chậm nhất trong vòng
05 (năm) ngày làm việc kể từ khi thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây phải lập
hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Trường hợp cây xanh đô thị
đã bị gãy đổ thì tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, quản lý
có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hiện trường;
chụp ảnh hiện trạng cây xanh; dọn dẹp, giải tỏa mặt bằng và chậm nhất trong
vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi thực hiện việc giải tỏa mặt bằng phải lập
hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 53.
Nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng
trong đô thị
1. Các nguồn lợi thu được từ
việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị thuộc sở hữu
nhà nước, phải nộp vào ngân sách theo quy định.
2. Trường hợp cây xanh thuộc sở
hữu nhà nước nhưng nằm trong khuôn viên của cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh
viện,... do cơ quan đơn vị đó quản lý thì các cơ quan, đơn vị này được hưởng
các nguồn lợi (hoa, quả) từ việc chăm sóc bảo vệ, cây xanh theo quy định. Trường
hợp chặt hạ, gỗ cây được đơn vị quản lý cây xanh thu và nộp vào ngân sách theo
quy định.
3. Cây xanh trong khuôn viên đất
cá nhân thì cá nhân được hưởng nguồn lợi từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh.
Điều 54.
Thống kê, lập dữ liệu và quản lý tài sản cây xanh đô thị
1. Dữ liệu cây xanh đô thị
a) Dữ liệu cây xanh đô thị bao
gồm những thông tin: vị trí, chủng loài, số lượng, phân loại cây, đường kính
cây, năm trồng, tình trạng sinh trưởng...
b) Chỉ tiêu thống kê cây xanh
đô thị bao gồm: diện tích cây xanh đô thị, diện tích cây xanh đô thị bình quân
đầu người, diện tích cây xanh công cộng, diện tích cây xanh công cộng bình quân
đầu người, số lượng cây trồng mới, chặt hạ...
c) Đối với cây cổ thụ, cây được
bảo tồn ngoài việc thực hiện thống kê, phân loại, đánh số, cần phải treo biển
tên và lập hồ sơ cho từng cây để phục vụ cho công tác bảo tồn, quản lý đảm bảo
về mỹ thuật, an toàn khi chăm sóc.
d) Xác định cây nguy hiểm để lập
hồ sơ theo dõi tình trạng phát triển và có kế hoạch xử lý, thay thế kịp thời.
e) Hồ sơ cây xanh đô thị được
đơn vị quản lý cập nhật và lưu trữ.
2. Trách nhiệm xây dựng, cập nhật
dữ liệu cây xanh đô thị
a) Sở Xây dựng tổng hợp dữ liệu
cây xanh đô thị trên toàn địa bàn toàn tỉnh
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có
trách nhiệm cập nhật dữ liệu cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý định kỳ 06
(sáu) tháng, 01 (một) năm gửi báo cáo hiện trạng cây xanh đô thị về Sở Xây dựng
để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 55.
Xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị
1. Nguyên tắc thực hiện xã hội
hóa phát triển cây xanh đô thị
a) Cơ quan quản lý nhà nước có
trách nhiệm định hướng và hướng dẫn trong việc thực hiện xã hội hóa phát triển
cây xanh đô thị, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển
cây xanh đô thị.
b) Khuyến khích tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh
đô thị.
c) Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên tham gia công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị.
2. Nghĩa vụ và quyền lợi của tổ
chức, cá nhân tham gia xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị
a) Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân
cấp huyện có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân tham gia xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị.
b) Các tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ tham gia xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị theo quy định của
pháp luật.
c) Cơ quan quản lý nhà nước có
trách nhiệm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá
nhân tham gia xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị theo quy định của pháp luật.
Chương
IV
BÀN GIAO VÀ TIẾP NHẬN
CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA CÁC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ, KHU NHÀ Ở
Điều 56.
Đơn vị tiếp nhận công trình hạ tầng kỹ thuật (gọi tắt là Bên tiếp nhận)
1. Đối với các công trình hạ tầng
kỹ thuật đã hoàn thành thì Chủ đầu tư được khai thác hoặc chuyển giao cho Bên
tiếp nhận quản lý, vận hành theo các mục tiêu ban đầu của Dự án.
2. Quy định các Bên tiếp nhận:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện là
Bên tiếp nhận đối với các công trình: giao thông, thoát nước, xử lý nước thải,
chiếu sáng công cộng, cây xanh sử dụng công cộng (trường hợp công trình nằm
trên địa bàn từ 02 (hai) đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì Bên tiếp nhận
sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng trường hợp cụ thể).
b) Khuyến khích đơn vị cấp nước
cho dự án là Bên tiếp nhận công trình cấp nước trên cơ sở có sự thống nhất giữa
Chủ đầu tư và đơn vị cấp nước.
c) Khuyến khích đơn vị cấp điện
cho dự án là Bên tiếp nhận công trình cấp điện trên cơ sở có sự thống nhất giữa
Chủ đầu tư và đơn vị cấp điện.
d) Khuyến khích đơn vị cung cấp
dịch vụ thông tin cho dự án là Bên tiếp nhận công trình hạ tầng thông tin trên
cơ sở có sự thống nhất giữa Chủ đầu tư và đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin.
3. Trường hợp Chủ đầu tư chưa
bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật cho Bên tiếp nhận thì Chủ đầu tư có trách
nhiệm quản lý, vận hành và bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật cho đến lúc bàn giao.
Trong thời gian chưa bàn giao, Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm tổ chức khai
thác cung cấp dịch vụ đô thị, đảm bảo nhu cầu của dân cư đến ở theo đúng mục
tiêu ban đầu của dự án.
Điều 57.
Nguyên tắc bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Việc bàn giao hạng mục công
trình, công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo Điều 124 của Luật Xây dựng
năm 2014 và các quy định khác có liên quan.
2. Chủ đầu tư phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm về chất lượng xây dựng công trình; việc quản lý chất lượng
công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công
trình xây dựng.
3. Các hạng mục công trình,
công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án khu đô thị, khu nhà ở thuộc đối tượng
phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của
Chủ đầu tư thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng
công trình xây dựng. Đối với hệ thống các tuyến đường giao thông của dự án phải
được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định tại Điều 11 và Điều
13 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý
và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Điều 53, 54, 55, 62 Thông tư số
50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ; đồng
thời thực hiện sửa chữa, khắc phục theo các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo
cáo thẩm tra, kết quả thẩm định (nếu có) trước khi tổ chức bàn giao.
4. Trường hợp công trình hạ tầng
kỹ thuật trước khi bàn giao có biểu hiện không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu
thiết kế thì Bên tiếp nhận yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức kiểm định chất lượng, thí
nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo quy định tại khoản 2 Điều
29 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ. Trách nhiệm chi trả
chi phí kiểm định thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư số
26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
5. Khuyến khích các Chủ đầu tư
dự án khu đô thị, khu nhà ở mời Bên tiếp nhận tham gia quản lý, giám sát
trong quá trình thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo sự đồng
thuận trong công tác quản lý chất lượng và nghiệm thu công trình từ giai đoạn
xây dựng đến khi bàn giao, tiếp nhận, khai thác, vận hành, để tạo thuận lợi
trong quá trình bàn giao, tiếp nhận, khai thác, vận hành.
6. Bên tiếp nhận có trách nhiệm
tiếp nhận, tổ chức khai thác, sử dụng theo đúng công năng thiết kế và bảo trì
công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Điều 58.
Thời điểm thực hiện bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Các công trình hạ tầng kỹ
thuật của dự án được bàn giao cho Bên tiếp nhận sau khi Chủ đầu tư kết thúc
giai đoạn đầu tư xây dựng dự án theo quy định tại Điều 16 Nghị định số
99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở.
2. Chủ đầu tư được phép bàn
giao từng công trình hạ tầng kỹ thuật trước hoặc sau khi kết thúc giai đoạn đầu
tư xây dựng của dự án nếu được sự đồng ý của Bên tiếp nhận và phải đảm bảo việc
đầu tư xây dựng tiếp các công trình còn lại của dự án không làm ảnh hưởng đến
việc quản lý, vận hành của công trình hạ tầng kỹ thuật đã được bàn giao.
Điều 59. Hồ
sơ, tài liệu để bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Danh mục hồ sơ bàn giao, tiếp
nhận công trình thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông
tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và hồ sơ quyết toán
đầu tư xây dựng công trình.
2. Hồ sơ tài liệu bàn giao công
trình được lập tối thiểu thành 02 (ba) bộ. 01 (một) bộ cho Chủ đầu tư; 01 (một)
bộ cho Bên tiếp nhận.
Điều 60.
Các bước thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận các công trình trình hạ tầng kỹ thuật
1. Sau khi kết thúc giai đoạn đầu
tư xây dựng dự án hoặc hoàn thành đầu tư xây dựng từng công trình hạ tầng kỹ
thuật theo quy định tại Điều 57 Quy định này, Chủ đầu tư gửi văn bản đến Bên
bên tiếp nhận đề nghị việc bàn giao, tiếp nhận công trình hạ tầng kỹ thuật để
được xem xét, tổ chức kiểm tra, giải quyết theo quy định.
2. Bên tiếp nhận chủ trì thành
lập Đoàn kiểm tra; xây dựng nội dung kiểm tra và tổ chức kiểm tra theo nội dung
kiểm tra; yêu cầu thực hiện các nội dung đảm bảo theo quy định về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
3. Bên tiếp nhận có trách nhiệm
ban hành Quyết định tiếp nhận chính thức.
Điều 61.
Thành phần Đoàn kiểm tra và nội dung kiểm tra
1. Sau khi tiếp nhận và kiểm
tra hồ sơ đảm bảo các điều kiện để tổ chức kiểm tra, Bên tiếp nhận có trách
nhiệm chủ trì tổ chức Đoàn kiểm tra để xem xét hồ sơ pháp lý và tiến hành khảo
sát hiện trạng của công trình đề nghị được bàn giao, tiếp nhận;
2. Thành phần Đoàn kiểm tra
a) Bên tiếp nhận là đơn vị chủ
trì tổ chức kiểm tra.
b) Người đại diện pháp luật của
Chủ đầu tư dự án.
c) Trường hợp công trình không
thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu của các Sở Xây dựng và Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành thì Bên tiếp nhận mời các đơn vị này tham
gia.
3. Nội dung kiểm tra
Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn
bị đầy đủ hồ sơ, phương tiện cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với
Đoàn kiểm tra. Nội dung kiểm tra chủ yếu gồm:
a) Kiểm tra sự tuân thủ các nội
dung pháp lý của dự án theo quy định tại các thời điểm triển khai dự án.
b) Kiểm tra sự phù hợp giữa hồ
sơ chất lượng của công trình đề nghị được bàn giao, tiếp nhận so với thực tế.
c) Kiểm tra một số nội dung cần
thiết khác khi Đoàn kiểm tra phát hiện và yêu cầu thực hiện.
Điều 62.
Báo cáo, xử lý sau kiểm tra
1. Kết quả sau kiểm tra phải được
đơn vị chủ trì lập thành Biên bản; Biên bản phải thể hiện rõ nội dung đạt và
không đạt yêu cầu; nhận xét, kết luận và kiến nghị; đồng thời phải có đủ chữ ký
các thành viên trong Đoàn kiểm tra.
2. Trường hợp kết quả kiểm tra
đủ điều kiện tiếp nhận: Bên tiếp nhận có trách nhiệm ban hành Quyết định tiếp
nhận chính thức.
3. Trường hợp kết quả kiểm tra
không đạt yêu cầu để bàn giao, tiếp nhận: Đơn vị chủ trì có văn bản yêu cầu Chủ
đầu tư thực hiện theo các yêu cầu của Đoàn kiểm tra và xem xét tiếp nhận khi đạt
yêu cầu; nếu Chủ đầu tư không thực hiện thì không tiếp nhận và có văn bản báo
cáo cấp có thẩm quyền xem xét xử lý từng trường hợp cụ thể.
Điều 63.
Quyền và trách nhiệm của các bên đối với công trình hạ tầng kỹ thuật được bàn
giao, tiếp nhận
1. Chủ đầu tư
a) Hoàn thành việc bàn giao hồ
sơ quy định tại khoản 1 Điều 58 Quy định này cho Bên tiếp nhận trước thời điểm
Bên tiếp nhận ban hành Quyết định tiếp nhận chính thức.
b) Tất cả các công trình hạ tầng
kỹ thuật chưa được bàn giao cho Bên tiếp nhận thì Chủ đầu tư phải tổ chức đầu
tư, quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo theo quy định pháp luật hiện
hành về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình.
c) Trong thời gian bảo hành
công trình xây dựng, nếu phát hiện tình trạng hư hỏng phải kịp thời khắc phục
và có văn bản báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình.
d) Thực hiện theo các nội dung
yêu cầu của Đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra.
đ) Tổ chức lập và phê duyệt quy
trình bảo trì công trình xây dựng, hồ sơ bảo trì công trình; tổ chức lập và phê
duyệt kế hoạch bảo trì công trình xây dựng, thực hiện bảo trì công trình xây dựng
đảm bảo về trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng trong thời gian chưa
bàn giao cho Bên tiếp nhận.
2. Bên tiếp nhận
a) Có trách nhiệm tiếp nhận
các công trình hạ tầng kỹ thuật do Chủ đầu tư bàn giao. Sau đó trực tiếp quản
lý hoặc đấu thầu, đặt hàng đơn vị có năng lực để trực tiếp quản lý khai thác,
vận hành và triển khai thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì công trình xây
dựng.
b) Xây dựng kế hoạch, bố trí vốn
(hoặc kiến nghị bố trí vốn) định kỳ, hàng năm nhằm đảm bảo triển khai tốt công
tác quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật
được quyết định tiếp nhận theo quy định tại Chương V Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Chương
V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 64.
Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Sở Xây dựng: Chịu trách nhiệm
triển khai và hướng dẫn các đơn vị có liên quan thực hiện Quy định này; chủ
trì hướng dẫn, thanh kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các vướng mắc trong quá
trình thực hiện; theo dõi và cập nhật các quy định pháp luật có liên quan đảm
bảo công tác tổ chức quản lý, vận hành và sử dụng các hạng mục bao gồm hệ thống
đường đô thị, chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị, nghĩa trang, nghĩa địa trên
địa bàn tỉnh.
2. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính: Theo chức năng nhiệm vụ được giao, kiểm tra và phân bổ vốn hợp lý
trên cơ sở nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được giao và phân bổ vốn cho
từng dự án, từng công trình, đồng thời nghiên cứu xây dựng phương án khuyến
khích huy động các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa
các công trình giao thông, chiếu sáng, cây xanh, nghĩa trang, nghĩa địa trong
tỉnh, đáp ứng yêu cầu theo quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Các sở, ngành chức năng
khác của tỉnh: Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và các nội dung của Quy định
này có hướng dẫn, giao nhiệm vụ quản lý cụ thể đối với phòng, ban chuyên môn
ngành mình ở huyện, thị xã, thành phố để thực hiện chức năng quản lý đã được
giao.
Điều 65.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Căn cứ theo chức năng nhiệm
vụ của từng địa phương và theo các nội dung đã được phân cấp quản lý; chỉ đạo
các phòng ban chuyên môn, các đơn vị trực thuộc, các đơn vị được giao quản
lý vận hành thực hiện các nội dung của Quy định này.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm theo các Quy định này và quy định pháp luật khác có liên quan
nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước tại địa phương được giao quản lý.
Điều 66. Trách
nhiệm của Chủ sở hữu công trình, các tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản
lý, khai thác, vận hành công trình
Phối hợp với Sở, ban, ngành cấp
tỉnh; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện đảm bảo theo các nội dung của Quy định
này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 67. Xử
lý chuyển tiếp
1. Đối với hạng mục công trình,
công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được bàn giao, tiếp
nhận trước khi Quy định này có hiệu lực thì thực hiện theo nội dung bàn giao,
tiếp nhận được phê duyệt.
2. Đối với các dự án đang thực
hiện với nhiều hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật, thì ngoài các hạng mục
công trình hạ tầng kỹ thuật đã bàn giao trước ngày Quy định này có hiệu lực,
các hạng mục công trình còn lại chưa bàn giao thì phải thực hiện theo Quy định
này.
Điều 68.
Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản
quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Quy định này được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản mới, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 69.
Điều khoản thi hành
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng
các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị
xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
2. Trong quá trình thực hiện,
trường hợp có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ảnh
bằng văn bản về Sở Xây dựng để được hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÂY XANH KHUYẾN KHÍCH TRỒNG Ở KHU VỰC CÔNG CỘNG
TRONG ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo QĐ số 33/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh)
STT
|
Loài cây
|
Khu vực khuyến khích trồng
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
Vỉa hè
|
Giải phân cách
|
Khuôn viên, công viên, vườn hoa
|
1
|
Ban các loại
|
Bauhinia variegata
|
x
|
x
|
x
|
2
|
Bàng Đài loan (Bàng lá nhỏ)
|
Terminalia mantaly
|
x
|
|
x
|
3
|
Bằng lăng tím
|
Lagerstroemia speciosa
|
x
|
|
x
|
4
|
Giáng hương (Sưa vườn)
|
Pterocarpus macrocarpus
|
x
|
|
x
|
5
|
Ngọc lan vàng
|
Magnolia champaca
|
x
|
x
|
x
|
6
|
Lan tua (Lan tây)
|
Cananga odorata
|
x
|
x
|
x
|
7
|
Ngọc lan trắng
|
Magnolia × alba
|
x
|
x
|
x
|
8
|
Long não
|
Cinnamomum camphora
|
x
|
|
x
|
9
|
Móng bò tím (Hoàng hậu)
|
Bauhinia purpurea
|
x
|
|
x
|
10
|
Muồng đen (Muồng xiêm)
|
Cassia siamea
|
x
|
|
x
|
11
|
Muồng hoàng yến (Osaka hoa vàng)
|
Cassia fistula
|
x
|
x
|
x
|
12
|
Muồng ngủ (Muồng tím)
|
Samanea saman
|
x
|
x
|
x
|
13
|
Phượng tím
|
Jacaranda mimosifolia
|
x
|
x
|
x
|
14
|
Sang
|
Sterculia lanceolata
|
x
|
|
x
|
15
|
Lát hoa
|
Chukrasia tabularis
|
x
|
|
x
|
16
|
Lim xẹt (Phượng vàng)
|
Peltophorum pterocarpum
|
x
|
|
x
|
17
|
Lộc vừng
|
Barringtonia acutangula
|
x
|
|
x
|
18
|
Sau sau (Phong hương)
|
Liquidambar formosana
|
x
|
|
x
|
19
|
Vàng anh
|
Saraca dives
|
x
|
|
x
|
20
|
Chiêu liêu
|
Terminalia chebula
|
x
|
x
|
x
|
21
|
Thàn mát (Sưa trắng)
|
Millelia ichthyochtona
|
x
|
|
x
|
22
|
Sao đen
|
Hopea odorata
|
x
|
|
x
|
23
|
Mí
|
Lysidice rhodostegia
|
x
|
|
x
|
24
|
Sếu (cơm nguội)
|
Celtis sinensis
|
x
|
|
x
|
25
|
Bánh dày (Đậu dầu)
|
Pongamia pinnata
|
x
|
|
x
|
26
|
Dầu rái (Dầu nước)
|
Dipterocarpus alatus
|
x
|
x
|
x
|
27
|
Me
|
Tamarindus indica
|
x
|
|
x
|
28
|
Sấu
|
Dracontomelon
duperreanum
|
x
|
|
x
|
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÂY XANH HẠN CHẾ TRỒNG Ở KHU VỰC CÔNG CỘNG
TRONG ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo QĐ số 33/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh)
STT
|
Loài cây
|
Ghi chú
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
|
1
|
Bàng ta
|
Terminalia catappa L
|
- Dễ bị sâu (gây
ngứa khi đụng phải) - Trồng khu dân cư, khuôn viên
trường học
|
2
|
Các loại cây ăn quả khác có rễ sâu, chống chịu được gió bão (Mít, Vú
sữa, Nhãn, Thị, Muỗm...)
|
|
- Cây có quả khuyến khích trẻ
em leo trèo, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố - Trồng trong khuôn viên cơ
quan, vườn hoa, công viên
|
3
|
Cau vua
|
Roystonea regia O.F. Cook
|
- Bẹ lá to, cứng, gây nguy
hiểm cho người, công trình và phương tiện - Trồng trong khuôn viên cơ quan, vườn
hoa, công viên
|
4
|
Cọ ta
|
Livistona laribus Merr.ex Champ
|
- Quả khuyến khích leo trèo,
gây mất vệ sinh đường phố - Trồng trong khuôn viên cơ quan, vườn hoa, công
viên, giải phân cách
|
5
|
Da, Sung, Sanh
|
Ficus spp
|
- Các loài da có rễ phụ làm
hư hại công trình và dạng quả sung ảnh hưởng vệ sinh môi trường - Phù hợp
trong khuôn viên chùa, công viên, công trình di tích văn hóa lịch sử
|
6
|
Dâu da xoan
|
Spondias lakonensis
|
Cây có quả khuyến khích trẻ
em leo trèo, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố
- Chỉ trồng trong khuôn viên
cơ quan
|
7
|
Dừa
|
Cocos nucifera L
|
- Quả to, rụng gây nguy hiểm
- Trồng trong vườn hoa, công
viên
|
8
|
Sữa (Mò cua)
|
Alstonia scholaris L.R.Br
|
- Cành nhánh giòn, dễ gãy. Hoa
có mùi gây khó chịu kho người
- Trồng tại khu vực ít dân cư
sinh sống
|
9
|
Si
|
Ficus benjamina linn
|
- Có rễ phụ làm hư hại công
trình. Không cấm trồng đối với cây được trồng làm cây cảnh tạo tán
- Phù hợp trong khuôn viên chùa,
công viên, công trình di tích văn hóa lịch sử
|
10
|
Xà cừ (Sọ khỉ)
|
Khaya senegalensis
(Desr.) A.Juss
|
- Rễ ăn ngang, lồi trên mặt đất
(gây hư vỉa hè, mặt đường và có thể ảnh hưởng giao thông).
- Trồng trong công viên, vườn
hoa
|
11
|
Phượng vĩ
|
Delonix regia
|
- Cây rễ nổi làm hư hỏng vỉa
hè, hay bị mục rỗng, nguy cơ mất an toàn.
- Trồng trong khuôn viên cơ
quan, vườn hoa, công viên; Trồng dặm lại những đường phố đã trồng đồng bộ
|
12
|
Muồng hoa đào
|
Cassia javanica
|
- Cành nhánh nhiều, hay bị rệp
gây hại.
- Cây có hoa đẹp phù hợp trồng
tại vườn hoa, công viên
|
13
|
Keo lá tràm
|
Acacia
auriculiformis A.
Cunn. ex Benth
|
- Cành nhánh giòn, rễ gãy đổ
mất an toàn.
- Trồng tại hành lang cách ly
khu xử lý chất thải rắn, khu xử lý nước thải
|
14
|
Keo lai
|
Acacia mangium
x Acacia auriculiformis
|
15
|
Keo tai tượng
|
Acacia mangium Willd
|
16
|
Chò nâu
|
Dipterocarpus tonkinensis
chev
|
- Thân cây gỗ lớn
- Trồng trong công viên, quảng
trường
|
17
|
Sến
|
Bassia pasquieri h.lec
|
18
|
Nhội
|
Bischofia javanica
|
19
|
Quếch (gội nước)
|
Aphanamixis polystachya
|
20
|
Dầu nước
|
Parashrea stellata kur
|
21
|
Gáo
|
Sarcocephalus cordatus miq
|
- Cành nhánh giòn dễ gãy, quả
rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố
- Trồng trong công viên, quảng
trường
|
22
|
Tếch
|
Tectona graudis linn
|
- Cây thân gỗ lớn, lá rụng
nhiều
- Trồng trong công viên, quảng
trường
|
23
|
Trứng cá
|
Muntingia calabura L
|
- Quả khuyến khích trẻ em leo
trèo, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố. Cảnh nhánh giòn, dễ gãy.
- Chỉ trong trong khuôn viên
cơ quan
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÂY XANH CẤM TRỒNG Ở KHU VỰC
CÔNG CỘNG TRONG ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo QĐ số 33/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh)
STT
|
Loài cây
|
Ghi chú
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
|
1
|
Bạch đàn chanh
|
Eucalyptus maculata var
citriodora
|
Cây lấy gỗ theo thời vụ từ 5-7
năm, cây có độ cao lớn, tán thuỗn, không có giá trị bóng mát
|
2
|
Bạch đàn đỏ
|
Eucapyptus hobusta smith
|
3
|
Bạch đàn lá liễu
|
Eucapyptus
exerta f.v muell
|
4
|
Bạchđàn trắng
|
Eucalyptus resinefera smith
|
5
|
Mỡ
|
Manglietia glauca bl
|
Cây lấy gỗ theo thời vụ, thân
cao, không có giá trị bóng mát
|
6
|
Trôm
|
Sterculia foetida L
|
Quả to, hoa có mùi
|
7
|
Vông đông (Bã đậu)
|
Hura crepitans L
|
Mủ và hạt độc
|
8
|
Bồ kết
|
Gleditschia fera (Lour.) Merr
|
Thân có nhiều gai rất to
|
9
|
Cao su
|
Hevea
brasiliensis (A.juss.) Muell.Arg
|
Cành nhánh giòn, dễ gãy
|
10
|
Cô ca cảnh
|
Erythroxylum novagrana –
tense (Morris.) Hieron
|
Lá có chất Cocain gây nghiện
|
11
|
Gòn
|
Ceiba pentendra(l.) Gaertn.
|
Cành nhánh giòn, dễ gãy, quả
chín phát tán ảnh hưởng vệ sinh đường phố
|
12
|
Trúc đào
|
Nerium oleander L
|
Thân và lá có chất độc
|
13
|
Xiro
|
Carissa carandas L
|
Thân và cành nhánh có rất
nhiều gai.
|
14
|
Trám đen
|
Canarium nigrum engler
|
Quả khuyến khích leo trèo,
gây mất vệ sinh đường phố, cành nhánh giòn, dễ gãy
|
15
|
Mã tiền
|
Strychnos nux-vomica L
|
Hạt có chất Strychinine gây độc
|
16
|
Gạo
|
Gossampinus malabarica merr
|
Thân có gai, cành nhánh giòn
dễ gãy; rụng lá hoàn toàn vào mùa đông, hoa rụng gây mất vệ sinh, nguy hiểm
cho người tham gia giao thông
|