ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5443/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG CHO LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM, CÁN BỘ
QUẢN LÝ CÁC CẤP VÀ CÁC CHỦ RỪNG, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày
15/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP
ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số
07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính
sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Thông tư số
25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy
định về Phòng cháy và chữa cháy rừng;
Căn cứ Chương trình hành động số
21-CTr/TU ngày 14/5/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW
ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 443/TTr-SNN ngày 19/11/2020 về
việc phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo
vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý các
cấp và các chủ rừng, cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố, giai đoạn
2020-2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý nhà
nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cho lực
lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý các cấp và các chủ rừng, cộng đồng dân cư trên địa
bàn thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, chi
tiết Đề án tại các biểu Phụ lục số 01.02.03 kèm theo.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám
đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
Giám đốc Công an Thành phố; Chủ tịch UBND các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức,
Quốc Oai, Thạch Thất, Sóc Sơn; Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây; Chi cục trưởng Chi
cục Kiểm lâm Hà Nội và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT TT Nguyễn Văn Sửu;
- Bộ TLTĐ. Sở TT&TT;
- Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội;
- Các báo: Kinh tế đô thị, Hà Nội mới;
- VPUB: PCVPV.T.Anh, KT, NC,ĐT,
- Lưu: VT, KTLinh
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|
PHỤ LỤC SỐ 01:
PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ KINH PHÍ CỦA ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5443/QĐ-UBND ngày 04/12/2020 của UBND Thành
phố)
I. PHẠM VI CỦA ĐỀ
ÁN:
1. Phạm vi thực hiện: Các xã có rừng của 7 huyện, thị xã: Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai,
Sóc Sơn, Thạch Thất và Thị xã Sơn Tây
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025
II. MỤC TIÊU ĐỀ
ÁN:
1. Mục tiêu chung: Phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả, năng lực quản lý nhà nước về công
tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) của lực lượng kiểm
lâm, cán bộ quản lý các cấp và các chủ rừng, cộng đồng dân cư trên địa bàn
thành phố Hà Nội để quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng và đất rừng hiện có, giảm
thiệt hại tài nguyên rừng do cháy rừng gây ra, dần đưa độ che phủ của rừng lên
6,2%.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao nhận thức, kiến thức
chuyên môn cho 50% số lượng cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp huyện để tham mưu
chính quyền trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR phù hợp với điều kiện
thực tế tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất.
- Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều
hành, kiểm tra, giám sát cho 80% cán bộ công chức cấp xã thực hiện công tác quản
lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tại chỗ.
- Bổ sung kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật
sử dụng thiết bị PCCCR cho lực lượng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại
cơ sở, sẵn sàng xử lý các vụ cháy rừng xảy ra tại địa phương theo phương châm 4
tại chỗ. Đảm bảo 100% lực lượng xung kích bảo vệ rừng và PCCCR hiểu được và thực
hiện đúng kỹ thuật PCCCR.
- Nâng cao nhận thức về vai trò,
trách nhiệm của chủ rừng và cộng đồng dân cư thôn bản trong công tác bảo vệ rừng
và phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương. Đảm bảo 100% các cộng đồng thôn bản
có rừng và chủ rừng nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng và
PCCCR.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực,
trình độ chuyên môn của đội ngũ tham gia lực lượng bảo vệ rừng, phấn đấu đến
năm 2025 đạt 90% thành viên trong lực lượng nắm vững và vận dụng được vào thực
tế tại địa phương các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ rừng và phòng
cháy, chữa cháy rừng.
- Học tập, nghiên cứu áp dụng mô hình
bảo vệ rừng và PCCCR đã phát huy hiệu quả của các tỉnh quả phù hợp với điều kiện
Hà Nội để nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân địa phương, người dân làm
nghề rừng để giảm áp lực đến tài nguyên rừng. Đến năm 2025 trên địa bàn 7 huyện,
thị xã có rừng phát triển được mô hình lâm nghiệp và PCCCR.
III. KINH PHÍ DỰ
KIẾN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tổng Kinh phí.
a) Tổng Dự toán kinh phí đầu tư
của Đề án là: 25.702 triệu đồng (Hai mươi lăm tỷ
bảy trăm linh hai triệu đồng chẵn) dự kiến thực hiện trong 05 năm: 2021 -
2025.
b) Kinh phí Đề án phân kỳ giai
đoạn 2021-2025
- Năm 2021: 5.100,030 triệu đồng.
- Năm 2022: 5.209,611 triệu đồng.
- Năm 2023: 5.045,240 triệu đồng.
- Năm 2024: 5.209,611 triệu đồng.
- Năm 2025: 5.137,483 triệu đồng.
(Chi tiết các hạng mục có Phụ biểu và
dự toán chi tiết kèm theo)
2. Nguồn vốn:
2.1. Ngân sách Thành phố.
2.2. Ngoài dự toán vốn đầu tư theo Đề
án. Hàng năm UBND cấp huyện bố trí kinh phí bổ sung trang thiết bị phục vụ công
tác PCCCR, Kế hoạch kinh phí kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR
theo phân cấp để tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả công tác BVR & PCCCR.
2.3. Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân, các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy,
chữa cháy rừng.
PHỤ BIỂU
DỰ TOÁN CÁC HẠNG MỤC VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 5443/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của UBND
thành phố Hà Nội)
Đơn vị
tính: Triệu đồng
STT
|
Hạng
mục
|
Phân
kỳ vốn đầu tư
|
Ghi chú
|
Năm
2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
Tổng
|
I
|
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý
nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản
lý các cấp và chủ rừng, cộng đồng dân cư thôn bản
|
2.084,52
|
2.084,52
|
2.084,52
|
2.084,52
|
2.084,52
|
10.422,60
|
|
1
|
Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ thuật
nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm Hà Nội về công tác quản lý bảo vệ rừng và
PCCCR
|
247,28
|
247,28
|
247,28
|
247,28
|
247,28
|
1.236,40
|
|
1.1
|
Tập huấn nghiệp vụ tập trung
|
105,68
|
105,68
|
105,68
|
105,68
|
105,68
|
528,40
|
|
1.2
|
Học tập trao đổi kinh nghiệm thực
tế tại một số địa phương trong nước
|
141,60
|
141,60
|
141,60
|
141,60
|
141,60
|
708,00
|
|
2
|
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý
nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng cán
bộ cấp huyện
|
131,32
|
131,32
|
131,32
|
131,32
|
131,32
|
656,60
|
|
3
|
Tập huấn nâng cao nhận thức về công
tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng cán bộ cấp
xã, chủ rừng là tổ chức trên địa bàn
|
957,12
|
957,12
|
957,12
|
957,12
|
957,12
|
4.785,60
|
|
3.1
|
Tập huấn nghiệp vụ tập trung
|
796,32
|
796,32
|
796,32
|
796,32
|
796,32
|
3.981,60
|
|
3.2
|
Học tập trao đổi kinh nghiệm thực
tế tại một số địa phương trong nước
|
160,80
|
160,80
|
160,80
|
160,80
|
160,80
|
804,00
|
|
4
|
Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phòng cháy
chữa cháy rừng, sử dụng trang thiết bị chữa cháy rừng cho cộng đồng dân cư
thôn bản.
|
748,80
|
748,80
|
748,80
|
748,80
|
748,80
|
3.744,00
|
|
II
|
Hình thức tuyên truyền của Đề án
|
2.328,49
|
2.423,31
|
2.281,08
|
2.423,31
|
2.281,08
|
11.737,25
|
|
1
|
Diễn tập chữa cháy rừng cấp xã
|
426,686
|
521,506
|
379,277
|
521,506
|
379,277
|
2.228,25
|
|
2
|
Tuyên huyền trên hệ thống Đài truyền
thanh huyện, thị xã có rừng
|
294
|
294
|
294
|
294
|
294
|
1.470
|
|
3
|
Tuyên truyền
lưu động
|
527,80
|
527,80
|
527,80
|
527,80
|
527,80
|
2.639,00
|
|
4
|
Tuyên truyền trên Đài phát thanh và
huyền hình Hà Nội
|
720
|
720
|
720
|
720
|
720
|
3.600
|
|
5
|
Tuyên truyền trên báo Kinh tế và đô
thị và báo Hà Nội Mới
|
360
|
360
|
360
|
360
|
360
|
1.800
|
|
III
|
Chi phí gián tiếp
|
41,80
|
42,69
|
41,35
|
42,69
|
41,35
|
209,88
|
|
1
|
Tư vấn Thẩm định giá
|
24,27
|
24,79
|
24,01
|
24,79
|
24,01
|
121,88
|
Theo
thực tế
|
2
|
Tư vấn lựa chọn nhà thầu
|
17,52
|
17,90
|
17,34
|
17,90
|
17,34
|
88,00
|
Quyết
định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017
|
IV
|
Chi phí quản lý thực hiện Đề án
|
137,16
|
140,10
|
135,68
|
140,10
|
135,68
|
688,73
|
Thông
tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019
|
V
|
Chi phí kiểm toán độc lập
|
48,88
|
49,93
|
48,35
|
49,93
|
48,35
|
245,43
|
Thông
tư số 10/2020/TT- BTC ngày 20/02/2020
|
VI
|
Kinh
phí dự phòng, phát sinh = 6% x (I+II+III+IV+V)
|
459,20
|
469,06
|
454,26
|
469,06
|
454,26
|
2.305,85
|
|
VII
|
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết
toán Đề án hoàn thành (Từ năm 2021-2025)
|
|
|
|
|
92,24
|
89,63
|
Thông
tư số 10/2020/TT- BTC ngày 20/02/2020
|
|
Tổng
cộng vốn đầu tư:
|
5.100,030
|
5.209,611
|
5.045,240
|
5.209,611
|
5.137,483
|
25.701,975
|
|
|
Tổng
cộng vốn đầu tư làm tròn
|
|
|
|
|
|
25.702,00
|
|
(Số
tiền bằng chữ: Hai mươi lăm tỷ bảy trăm linh hai triệu đồng./.)
DỰ TOÁN CHI TIẾT CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ
STT
|
Hạng
mục
|
Số
lượng
|
Đơn
vị tính
|
Đơn giá (đồng)
|
Thời gian
|
Thành
tiền (đồng)
|
Căn
cứ
|
I
|
Tập huấn nâng cao năng lực quản
lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản
lý các cấp và chủ rừng, cộng đồng dân cư thôn bản
|
|
1
|
Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ thuật
nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm Hà Nội về công tác quản lý bảo vệ rừng và
PCCCR.
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Tập huấn nghiệp vụ tập trung
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Chi phí cho 1 lớp tập huấn (20
người/lớp)
|
|
|
|
|
|
52.840.000
|
|
+
|
Thuê Hội trường
|
1
|
Hội trường
|
2.500.000
|
3
|
ngày
|
7.500.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Trang trí, khánh tiết
|
1
|
lớp
|
1.500.000
|
1
|
ngày
|
1.500.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Máy chiếu, máy vi tính
|
1
|
bộ
|
2.500.000
|
3
|
ngày
|
7.500.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Thù lao giảng viên
|
1
|
người
|
700.000
|
6
|
buổi
|
4.200.000
|
|
+
|
Giải khát giữa giờ
|
22
|
người
|
20.000
|
6
|
buổi
|
2.640.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
+
|
Tài liệu cho học viên
|
20
|
bộ
|
30.000
|
|
|
600.000
|
|
+
|
Phòng nghỉ cho học viên
|
11
|
phòng
|
700.000
|
2
|
đêm
|
15.400.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
+
|
Phụ cấp lưu trú
|
20
|
người
|
200.000
|
3
|
ngày
|
12.000.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
+
|
Hỗ trợ cán bộ tổ chức lớp
|
1
|
người
|
250.000
|
6
|
buổi
|
1.500.000
|
Thông
tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018
|
1.2
|
Học tập trao đổi kinh nghiệm thực
tế tại một số địa phương trong nước (20 người/lớp)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí tổ chức cho 01 lớp
|
|
|
|
|
|
70.800.000
|
|
+
|
Chi phí thuê xe ô tô
|
1
|
xe
|
4.000.000
|
5
|
ngày
|
20.000.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Phụ cấp lưu
trú
|
20
|
người
|
200.000
|
5
|
ngày
|
20.000.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
+
|
Phòng nghỉ cho đoàn đi thực tế
|
11
|
phòng
|
700.000
|
4
|
đêm
|
30.800.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
2
|
Tập huấn nâng cao năng lực quản
lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng
cán bộ cấp huyện (30 người/lớp)
|
|
-
|
Chi phí cho 1 lớp tập huấn
|
|
|
|
|
|
18.760.000
|
|
+
|
Thuê Hội trường
|
1
|
Hội trường
|
2.500.000
|
2
|
ngày
|
5.000.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Trang trí, khánh tiết
|
1
|
lớp
|
1.500.000
|
1
|
ngày
|
1.500.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Máy chiếu, máy vi tính
|
1
|
bộ
|
2.500.000
|
2
|
ngày
|
5.000.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Thù lao giảng viên
|
1
|
người
|
700.000
|
4
|
buổi
|
2.800.000
|
|
+
|
Giải khát giữa giờ
|
32
|
người
|
20.000
|
4
|
buổi
|
2.560.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
+
|
Tài liệu cho học viên
|
30
|
bộ
|
30.000
|
|
|
900.000
|
|
+
|
Hỗ trợ cán bộ tổ chức lớp
|
1
|
người
|
250.000
|
4
|
buổi
|
1.000.000
|
Thông
tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018
|
3
|
Tập huấn nâng cao nhận thức về
công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng cán bộ
cấp xã, chủ rừng là tổ chức trên địa bàn
|
|
3.1
|
Tập huấn nghiệp vụ tập trung
(40 người/lớp)
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Chi phí cho 1 lớp tập huấn
|
|
|
|
|
|
28.440.000
|
|
+
|
Thuê Hội trường
|
1
|
Hội trường
|
2.500.000
|
3
|
ngày
|
7.500.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Trang trí, khánh tiết
|
1
|
lớp
|
1.500.000
|
1
|
ngày
|
1.500.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Máy chiếu, máy vi tính
|
1
|
bộ
|
2.500.000
|
3
|
ngày
|
7.500.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Thù lao giảng viên
|
1
|
người
|
700.000
|
6
|
buổi
|
4.200.000
|
Thông
tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018
|
+
|
Giải khát giữa giờ
|
42
|
người
|
20.000
|
6
|
buổi
|
5.040.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
+
|
Tài liệu cho học viên
|
40
|
bộ
|
30.000
|
|
|
1.200.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Hỗ trợ cán bộ tổ chức lớp
|
1
|
người
|
250.000
|
6
|
buổi
|
1.500.000
|
Thông
tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018
|
3.2
|
Học tập trao đổi kinh nghiệm
thực tế tại một số địa phương trong nước (24 người/lớp)
|
|
|
Chi phí tổ chức cho 01 lớp
|
|
|
|
|
|
80.400.000
|
|
+
|
Chi phí thuê xe ô tô
|
1
|
xe/ngày
|
4.000.000
|
5
|
ngày
|
20.000.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Phụ cấp lưu trú
|
24
|
người
|
200.000
|
5
|
ngày
|
24.000.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
+
|
Phòng nghỉ cho đoàn đi thực tế
|
13
|
phòng
|
700.000
|
4
|
đêm
|
36.400.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
4
|
Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phòng
cháy chữa cháy rừng, sử dụng trang thiết bị chữa cháy rừng cho cộng đồng dân
cư thôn bản (50 người/lớp)
|
|
-
|
Chi
phí cho 1 lớp
|
|
|
|
|
|
24.960.000
|
|
+
|
Thuê Hội trường
|
1
|
Hội trường
|
2.500.000
|
2
|
ngày
|
5.000.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Trang trí, khánh tiết
|
1
|
lớp
|
1.500.000
|
1
|
ngày
|
1.500.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Máy chiếu, máy vi tính
|
1
|
bộ
|
2.500.000
|
2
|
ngày
|
5.000.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Thù lao giảng viên
|
1
|
người
|
700.000
|
4
|
buổi
|
2.800.000
|
Thông
tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018
|
+
|
Giải khát giữa giờ
|
52
|
người
|
20.000
|
4
|
buổi
|
4.160.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
+
|
Tài liệu cho học viên
|
50
|
bộ
|
30.000
|
|
|
1.500.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Tờ rơi tuyên truyền
|
500
|
tờ
|
8.000
|
|
|
4.000.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Hỗ trợ cán bộ tổ chức lớp
|
1
|
người
|
250.000
|
4
|
buổi
|
1.000.000
|
Thông
tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018
|
II
|
Hình thức tuyên truyền của Đề án
|
|
1
|
Diễn tập chữa cháy rừng cấp xã
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kinh phí diễn tập PCCCR cấp xã
(01 lớp)
|
|
|
|
|
|
47.409.600
|
|
+
|
Thuê hiện trường diễn tập
|
1
|
ha
|
10.000.000
|
|
|
10.000.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Chuẩn bị hiện trường
|
|
|
|
|
|
9.000.000
|
Theo
thực tế
|
|
Phát dọn đường băng xung quanh
hiện trường
|
10
|
công
|
300.000
|
|
|
3.000.000
|
|
|
Công cắt vật liệu cháy (Tế, guột,
cành cây, cỏ....)
|
15
|
công
|
300.000
|
|
|
4.500.000
|
|
|
Công vận chuyển tập kết, bảo vệ
vật liệu cháy tới hiện trường diễn tập
|
5
|
công
|
300.000
|
|
|
1.500.000
|
|
+
|
Nhiên liệu (xăng) cho 2 máy bơm, 2 máy
thổi gió, 02 cưa xăng chữa cháy (2 máy bơm x 8giờ/máy x 12 lít/giờ; 2 máy thổi
gió x 4giờ/máy x 4lít/giờ; 02 cưa xăng x 4giờ/cưa x 4lít/giờ)
|
256
|
lít
|
14.100
|
|
|
3.609.600
|
Thanh
toán theo thực tế
|
+
|
Bảo vệ hiện trường an toàn trước, trong
và sau diễn tập (từ 17 giờ hôm trước đến 8giờ sáng hôm sau)
|
4
|
công
|
500.000
|
|
|
2.000.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Thu dọn, xử lý hiện trường sau diễn
tập
|
10
|
công
|
300.000
|
|
|
3.000.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Nước uống, giải khát diễn tập
|
120
|
người
|
20.000
|
2
|
buổi
|
4.800.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
+
|
Hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia
diễn tập
|
120
|
người
|
100.000
|
|
|
12.000.000
|
Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
|
+
|
Băng rôn, khẩu hiệu tại khu vực diễn
tập
|
3
|
chiếc
|
500.000
|
|
|
1.500.000
|
Theo
thực tế
|
+
|
Thuê loa đài cho ban chỉ đạo diễn tập
|
1
|
bộ
|
1.500.000
|
1
|
ngày
|
1.500.000
|
Theo
thực tế
|
2
|
Tuyên truyền trên hệ thống Đài
truyền thanh huyện, thị xã có rừng
|
|
|
Kinh phí tuyên truyền trên hệ
thống đài truyền thanh của 01 huyện/thị xã có rừng
|
|
|
42.000.000
|
|
|
|
|
-
|
Chi phí tuyên truyền cho 1 huyện/năm
trên đài truyền thanh huyện (2 - 3 bản tin/tuần x 4 tuần/tháng x 7 tháng/năm
= 60 bản tin/năm)
|
60
|
bản tin
|
700.000
|
|
|
42.000.000
|
Theo
thực tế
|
3
|
Tuyên truyền lưu động
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Ghi âm băng đĩa tuyên truyền
|
7
|
huyện
|
5.000.000
|
|
|
35.000.000
|
Theo
thực tế
|
3.2
|
Mua cờ chuối
|
140
|
cái
|
80.000
|
|
|
11.200.000
|
Theo
thực tế
|
3.3
|
Chi phí tuyên truyền lưu động
|
1
|
ngày
|
3.440.000
|
|
|
3.440.000
|
Theo
thực tế
|
|
Chi phí tuyên truyền lưu động 1
ngày
|
1
|
ngày
|
|
|
|
3.440.000
|
|
+
|
Hỗ trợ
nước uống cho cán bộ thực hiện
|
1
|
người
|
40.000
|
|
|
40.000
|
|
+
|
Thuê xe ô tô
|
1
|
xe/ngày
|
2.500.000
|
|
|
2.500.000
|
|
+
|
Thuê loa đài
|
1
|
bộ/ngày
|
900.000
|
|
|
900.000
|
|
4
|
Tuyên truyền trên Đài phát thanh
và truyền hình Hà Nội
|
2
|
C.mục/tháng
|
30.000.000
|
12
|
tháng
|
720.000.000
|
Theo
thực tế
|
5
|
Tuyên truyền trên Báo Kinh tế và
đô thị và Báo Hà Nội Mới
|
2
|
chuyên đề
|
15.000.000
|
12
|
tháng
|
360.000.000
|
Theo
thực tế
|
PHỤ LỤC SỐ 02:
NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA
ĐỀ ÁN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5443/QĐ-UBND ngày 04/12/2020 của UBND Thành
phố)
1. Nhiệm vụ chủ yếu của Đề án:
1.1. Tiếp tục nâng cao trách nhiệm
quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của
Chính quyền cấp huyện, xã.
Chính quyền các cấp thực hiện trách
nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp,
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, thẩm
quyền được giao theo đúng quy định tại Điều 2, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg
ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường
công tác bảo vệ rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan về bảo vệ
rừng, phát triển rừng và PCCCR.
1.2. Tiếp tục nâng cao vai trò,
trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp về lâm nghiệp; nâng cao công
tác phối hợp các cơ quan liên quan về bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng
cháy, chữa cháy rừng.
2. Nội dung thực hiện:
2.1. Tập huấn nâng cao năng lực quản
lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản
lý các cấp và chủ rừng, cộng đồng dân cư thôn bản:
2.1.1. Tập huấn nâng cao năng lực,
kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm Hà Nội về công tác quản lý bảo vệ rừng
và PCCCR.
2.1.1.1. Tập huấn nghiệp vụ tập
trung.
- Hàng năm tổ chức tập huấn bổ sung
kiến thức quản lý nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn về theo dõi diễn biến rừng, tiếp
thu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ quản lý BVR và PCCCR.
- Số lượng: 200 lượt/5 năm cán bộ
công chức kiểm lâm (40 lượt/năm).
2.1.1.2. Học tập trao đổi kinh
nghiệm thực tế tại một số địa phương trong nước.
- Mục đích: Bổ sung kinh nghiệm quản lý
nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR, Học tập một số mô hình quản lý bảo vệ
rừng và PCCCR để vận dụng phù hợp vào thực tế địa bàn quản lý đạt kết quả.
- Số lượng: 200 lượt/5 năm cán bộ
công chức kiểm lâm (40 lượt/năm).
2.1.2. Tập huấn nâng cao năng lực
quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng
cán bộ cấp huyện.
- Mục đích: Bổ sung kiến thức, cung cấp
các văn bản của nhà nước về lâm nghiệp để nâng cao hiệu quả tham mưu và phối hợp
tham mưu cho UBND cấp huyện để quản lý nhà nước về lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng
và PCCCR.
- Thành phần: Cán bộ, công chức các
phòng ban, đơn vị cấp huyện.
- Số lượng: 30 lượt cán bộ (công chức)/lớp.
- Số lớp: 01 lớp/huyện/năm.
- Thời gian tuyên truyền, tập huấn:
02 ngày/lớp.
2.1.3. Tập huấn nâng cao nhận thức
về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng cán
bộ cấp xã, chủ rừng là tổ chức trên địa bàn.
2.1.3.1. Tập huấn nghiệp vụ tập
trung.
- Đối tượng là cán bộ, công chức cấp
xã, chủ rừng là tổ chức để nâng cao khả năng tham mưu chỉ đạo, tổ chức và thực
hiện trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
- Nội dung tuyên truyền, tập huấn:
Các quy định của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ về kỹ thuật, kỹ năng sử dụng phương tiện chữa cháy rừng.
- Số lượng: 40 lượt cán bộ (công chức)/lớp.
- Số lớp: 01 lớp/(2-3xã)/năm.
- Thời gian tuyên truyền, tập huấn:
03 ngày/lớp.
2.1.3.2. Học tập trao đổi kinh nghiệm thực tế tại một số địa phương trong
nước.
- Mục đích: Tạo điều kiện cho chính
quyền cơ sở, thôn bản tiếp cận thực tế các mô hình có hiệu quả về quản lý bảo vệ
rừng và PCCCR kết hợp với phát triển kinh tế Lâm nghiệp để áp dụng vào thực tế
địa phương.
- Tổ chức cho cán bộ thôn, xã đi thực
tế công tác bảo vệ rừng và PCCCR tại một số tỉnh.
- Các nội dung thực tế: Mô hình bảo vệ
rừng và PCCCR; phương án bảo vệ rừng và PCCCR....
2.1.4. Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật
phòng cháy chữa cháy rừng, sử dụng trang thiết bị chữa cháy rừng cho cộng đồng
dân cư thôn bản.
- Đối tượng là cộng đồng dân cư thôn
bản, chủ rừng là gia đình để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, PCCCR và kỹ
năng tham gia chữa cháy rừng khi phát hiện cháy rừng tại địa phương.
- Nội dung: Phổ biến các quy định của
nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về kỹ
thuật sử dụng phương tiện chữa cháy rừng, kỹ năng chữa cháy rừng.
- Số lượng: 50 người/lớp.
- Số lớp: 01 lớp/2xã/năm.
- Thời gian tuyên truyền, tập huấn:
03 ngày/lớp.
2.2. Hình thức tuyên truyền của Đề
án:
2.2.1. Diễn tập chữa cháy rừng cấp
xã:
- Mục đích: Nâng cao khả năng chữa
cháy, ứng cứu khi xảy ra cháy rừng cho chính quyền cơ sở và người dân tại thôn
bản để dập tắt kịp thời khi phát hiện cháy rừng, không để cháy lớn, lan rộng
nghiêm trọng.
- Đối tượng tham gia diễn tập chữa
cháy rừng cấp xã: Cán bộ, công chức cấp xã, các đoàn thể của xã (Dân quân, công
an, y tế..), tổ đội xung kích bảo vệ rừng thôn bản, chủ rừng và nhân dân tại địa
bàn các xã có rừng.
- Diễn tập chữa cháy rừng quy mô cấp
xã (đối với các xã có diện tích rừng lớn): 47 đợt diễn tập/5 năm (120 người/đợt)
cho tổng số khoảng 5.640 lượt người tham gia. Địa điểm diễn tập bố trí tại các
xã có rừng của 7 huyện thị xã.
2.2.2. Tuyên truyền trên hệ thống
Đài truyền thanh huyện, thị xã có rừng.
- Mục đích: Nâng cao trách nhiệm của
chính quyền cấp xã về bảo vệ rừng và PCCCR đồng thời giúp người dân tại chỗ sống
gần rừng, trong rừng nâng cao cảnh giác, trách nhiệm trong phòng cháy, ngăn chặn
kịp thời khi xảy ra cháy rừng, phá rừng.
- Hình thức: Chi cục Kiểm lâm phối hợp
với 07 Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao của 07 huyện, thị xã có rừng tổ
chức phát thanh tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh về công tác BVR
& PCCCR với tần suất 60 lần/năm/huyện x 5 năm vào các tháng cao điểm dễ
cháy rừng và thời điểm khô hạn, nắng nóng kéo dài trong năm.
- Nội dung tuyên truyền: Các văn bản
có liên quan đến công tác bảo vệ rừng và PCCCR, cảnh báo cáo nguy cơ cháy rừng,
kỹ thuật chữa cháy rừng và thông báo khi phát hiện cháy rừng.
2.2.3. Tuyên truyền lưu động:
Chi cục Kiểm lâm tổ chức tuyên truyền
lưu động bằng Ô tô gắn loa, đài, Pano, băng rôn, khẩu hiệu đi tuyên truyền công
tác BVR & PCCCR tại các xã có rừng của 7 huyện, thị xã với tần suất 1 lần/3
xã/tháng. Phục vụ cho các tháng cao điểm dễ cháy rừng và thời điểm khô hạn, nắng
nóng kéo dài trong năm. Trong giai đoạn 2021 - 2025 tuyên truyền lưu động: 700
ngày (3 xã/ngày/tháng x 7 tháng/năm x 5 năm).
2.2.4. Tuyên truyền trên Đài phát
thanh và truyền hình Hà Nội:
Chi cục Kiểm lâm trực tiếp phối hợp với
Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội xây dựng phóng sự, chuyên mục về Bảo vệ rừng
và PCCCR, cảnh báo nguy cơ cháy rừng phát trên Đài Phát thanh và truyền hình Hà
Nội.
- Mục đích: Thông qua Đài phát thanh
và truyền hình Hà Nội chuyển tải thông tin: Văn bản pháp luật về Lâm nghiệp;
văn bản chỉ đạo của Thành phố về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; công tác quản lý
bảo vệ rừng và PCCCR của Thành phố; điển hình tiên tiến về bảo vệ rừng, phát
triển rừng và PCCCR; trách nhiệm của người dân đối với bảo vệ rừng và PCCCR... để
nâng trách nhiệm, nhận thức của nhân dân để chung tay bảo vệ rừng và PCCCR của
Hà Nội, nâng cao cảnh giác khi sử dụng lửa trong rừng, các khu du lịch tâm linh
trong rừng gần rừng.
- Đảm bảo hàng tháng có ít nhất 02 lần
phát (bản tin, chuyên mục, phóng sự) về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
2.2.5. Tuyên truyền trên Báo kinh
tế và đô thị và báo Hà Nội Mới:
Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Báo
Kinh tế và đô thị và Báo Hà Nội Mới xây dựng chuyên đề về công tác của ngành Kiểm
lâm, cảnh báo nguy cơ cháy rừng để đăng tải trên báo Kinh tế và đô thị và báo
Hà Nội Mới. Đảm bảo mỗi tháng có ít nhất 02 chuyên đề về hoạt động của lực lượng
kiểm lâm được in tuyên truyền trên báo Kinh tế và đô thị và Báo Hà Nội Mới.
2.2.6. Đối với cấp xã: Đưa nội dung công tác bảo vệ rừng và PCCCR vào Nghị quyết của cấp ủy,
các hội nghị chuyên đề. Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể như: Mặt trận, Phụ nữ,
Đoàn TNCSHCM, Nông dân, Cựu chiến binh... lồng ghép nội dung Bảo vệ rừng và
PCCCR vào chương trình hoạt động của Hội.
3. Giải pháp thực hiện Đề án.
3.1. Tập huấn nâng cao năng lực quản
lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản
lý các cấp và chủ rừng, cộng đồng dân cư thôn bản.
- Phổ biến chủ trương, đường lối của
Đảng, Nhà nước, các Văn bản pháp luật của Nhà nước, trung ương, Thành phố về Bảo
vệ rừng và PCCCR cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý các cấp và chủ rừng, cộng
đồng dân cư thôn bản.
- Tập huấn, bổ sung kiến thức, cung cấp
các văn bản của nhà nước về lâm nghiệp để nâng cao hiệu quả tham mưu và phối hợp
tham mưu cho UBND cấp huyện để quản lý nhà nước về lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng
và PCCCR; các biện pháp cứu hộ, cứu nạn trong phòng chống cháy rừng và các kỹ
thuật khắc phục hậu quả của cháy rừng.
- Tập huấn để bổ sung kiến thức, kỹ
năng, kỹ thuật chữa cháy rừng cho cán bộ xã, thôn và chủ rừng, lực lượng quần
chúng nhân dân để sử dụng các thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả. Các
biện pháp cứu hộ, cứu nạn trong phòng chống cháy rừng và các kỹ thuật khắc phục
hậu quả của cháy rừng.
- Diễn tập chữa cháy rừng cấp xã bổ
sung kỹ năng kỹ thuật cho cán bộ xã, thôn và chủ rừng, lực lượng quần chúng
nhân dân biết cách triển khai các biện pháp phù hợp kịp thời chữa cháy rừng đạt
hiệu quả cao nhất khi phát hiện cháy rừng để giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng
gây ra. Đảm bảo phương châm 4 tại chỗ vận hành tốt nhất.
3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về BVR & PCCCR:
Để làm tốt công tác bảo vệ rừng và
PCCCR cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR để
chính quyền, chủ rừng, người dân và du khách nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ
trong việc bảo vệ rừng và PCCCR đặc biệt nhận thức rõ những thiệt hại do cháy rừng,
phá rừng, mất rừng gây ra từ đó có ý thức bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi
gây cháy rừng.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật các văn bản pháp luật của Trung ương, bộ ngành và của các cấp
chính quyền để thống nhất chỉ đạo, tổ chức thực hiện về quản lý bảo vệ rừng,
phát triển rừng và PCCCR trên toàn Thành phố.
- Tổ chức tuyên truyền về công tác quản
lý bảo vệ rừng và PCCCR bằng nhiều hình thức khác nhau để nâng cao nhận thức
cho chủ rừng, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, người dân các chính sách của nhà
nước về phát triển rừng bảo vệ rừng và PCCCR.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của mọi tầng lớp
nhân dân và du khách trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
- Tuyên truyền về bảo vệ rừng và
PCCCR bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân nâng cao cảnh giác đối với
các hành vi gây cháy rừng, phá rừng, kịp thời ngăn chặn không để thiệt hại đến
tài nguyên rừng và các hậu quả kinh tế do cháy rừng, phá rừng gây ra.
3.3. Công nghệ, kỹ thuật:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý lửa rừng: quy hoạch, phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng; dự báo, cảnh
báo nguy cơ cháy rừng; phát hiện sớm điểm cháy rừng; truyền tin, xử lý thông
tin và chỉ huy chữa cháy rừng; huy động lực lượng và tổ chức chữa cháy rừng.
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh, phương tiện, thiết bị và công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng
tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
- Quy hoạch và quản lý các công trình
phòng cháy, chữa cháy rừng: hệ thống đường xá; kênh mương, bể chứa, hồ đập; hệ
thống chòi canh lửa; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống các trạm đo mưa, trạm
khí tượng phục vụ dự báo cháy rừng.
- Tổ chức chuyển giao khoa học công
nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cho các lực lượng PCCCR các cấp.
- Tiếp tục xây dựng mô hình về quản
lý lửa rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và PCCCR.
- Nghiên cứu các giải pháp khắc phục
hậu quả do cháy rừng gây ra.
3.4. Tài chính:
- Ngân sách Thành phố đầu tư để thực
hiện các nội dung của Đề án.
- Ngân sách Thành phố đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất để đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi nhất phục vụ công tác
chuyên môn.
- Ngân sách Thành phố đầu tư xây dựng,
mua sắm, quản lý bảo dưỡng các trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng và
PCCCR do Thành phố quyết định theo thẩm quyền.
- Ngân sách Thành phố đầu tư cho các
chương trình nghiên cứu, xây dựng mô hình phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng
và PCCCR của Thành phố.
PHỤ LỤC SỐ 03:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5443/QĐ-UBND ngày 04/12/2020 của UBND Thành
phố)
1. Chi cục Kiểm lâm:
- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
được quy định tại Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về
Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
- Tham mưu Sở Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn (PTNT) tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các Kế hoạch về bảo vệ rừng
và phòng cháy chữa cháy rừng trên trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra công tác
bảo vệ rừng và PCCCR. Bảo đảm chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm
Luật về Lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố theo đúng quy định pháp luật.
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ, xây dựng
phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cấp Thành phố và trực tiếp
tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để
tổ chức thực hiện công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; tuyên truyền phổ
biến giáo dục pháp luật và tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về công tác bảo vệ rừng
và PCCCR, tổ chức diễn tập chữa cháy rừng cho các lực lượng bảo vệ rừng và
PCCCR; Tổ chức trực ban theo dõi tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa
khô.
- Củng cố và tăng cường tổ chức lực
lượng kiểm lâm đảm bảo mỗi đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR được bố trí tối thiểu
10 người được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ, kỹ thuật PCCCR; đầu tư các
phương tiện, trang thiết bị chữa cháy rừng phù hợp để thực hiện chữa cháy các vụ
cháy rừng xảy ra trên địa bàn và tham gia chữa cháy các vụ cháy khác khi được
huy động.
2. Cơ quan chủ trì thực hiện quản
lý nhà nước về lâm nghiệp cấp huyện.
- Tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện
trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo đúng quy định tại khoản 2, điều
102 của Luật Lâm nghiệp năm 2017.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng,
ban, đơn vị liên quan của UBND cấp huyện tham mưu cho UBND huyện để thực hiện
các quy định pháp luật, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về Lâm nghiệp, đồng thời
xử lý kịp thời, dứt điểm theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá
trình thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn.
- Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị
liên quan của UBND cấp huyện hướng dẫn và hướng dẫn theo thẩm quyền để UBND các
xã và tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ rừng và
PCCCR.
3. UBND các xã có rừng:
- Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà
nước về lâm nghiệp được quy định tại Khoản 3, Điều 102 của Luật Lâm nghiệp năm
2017.
- Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch,
kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
- Tiếp và xác nhận hồ sơ xin giao rừng,
thuê rừng và giao đất, thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng dân cư theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo cộng đồng dân cư thôn xây dựng
và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định
của pháp luật; hướng dẫn thực hiện sản xuất lâm nghiệp; canh tác nương rẫy và
chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
- Tổ chức hoạt động có hiệu quả của
các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ; huy
động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và
phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng,
phương tiện, hậu cần); kịp thời báo cáo lên cấp trên đối với vụ việc khi vượt
quá tầm kiểm soát của xã; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản
theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi, cập nhật diễn biến rừng,
đất lâm nghiệp; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã.
- Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng
nhà nước chưa giao, chưa cho thuê và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt để giao lại cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê diện tích rừng
này để rừng thực sự có chủ cụ thể.
4. Trách nhiệm của chủ rừng, các tổ
chức kinh tế và cộng đồng thôn bản đối với công tác bảo vệ rừng (BVR) và PCCCR:
4.1. Tổ bảo vệ rừng và phòng cháy,
chữa cháy rừng của thôn, bản, cộng đồng dân cư.
Thành phần tổ gồm 7 - 9 thành viên,
do Trưởng thôn làm Tổ trưởng, các thành viên là phụ trách: Cựu chiến binh,Thanh
niên, phụ nữ, bộ đội phục viên...
Nhiệm vụ: Xây dựng quy ước, hương ước
quản lý bảo vệ rừng của thôn, bản; Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuần tra hàng
tuần, tháng, phát hiện các vụ vi phạm về bảo vệ rừng và PCCCR, kịp thời xử lý
khi cháy rừng xảy ra, đồng thời báo cáo ngay cho Ban chỉ huy bảo vệ rừng và
phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã sẵn sàng huy động lực lượng quản lý bảo vệ rừng
và phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã để ứng cứu kịp thời tránh để xảy ra cháy lớn
(trừ trường hợp bất khả kháng); Tổ chức bảo vệ hiện trường không để cháy lại;
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại
do cháy rừng gây ra.
4.2. Chủ rừng:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ
rừng được quy định tại Chương VIII của Luật Lâm nghiệp 2017.
- Thực hiện quản lý rừng và đất lâm
nghiệp theo đúng quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; các văn bản
hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNTT, các bộ ngành liên quan và UBND các cấp.
- Để thực hiện tốt công tác BVR &
PCCCR, các chủ rừng có trách nhiệm:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện
phương án quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4
tại chỗ.
+ Thường xuyên báo cáo công tác quản
lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, cháy rừng trên địa bàn cho UBND
cấp huyện để chỉ đạo, tổ chức quản lý tốt rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn cấp
huyện.
+ Đảm bảo hậu cần cho các lực lượng
tham gia chữa cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, hủy hoại tài nguyên rừng.
+ Tổ chức tốt lực lượng, phương tiện
của đơn vị sẵn sàng tham gia ứng cứu cho đơn vị khác khi có yêu cầu của cấp có
thẩm quyền.
- Thành lập tổ chuyên trách bảo vệ rừng
theo đúng quy định tại Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ
để thực hiện phương án BVR và PCCCR.
4.3. Ban quản lý rừng đặc dụng,
phòng hộ, chủ rừng Nhà nước:
- Duy trì, bảo vệ, bảo tồn đa dạng
sinh học; bảo toàn vốn rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển rừng bền
vững theo quy chế quản lý khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức lực lượng bảo
vệ rừng chuyên trách; tổ chức thực hiện minh bạch khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bổ
sung cụ thể trách nhiệm, quyền hạn cho các đối tượng nhận khoán.
- Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng
theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được duyệt. Hỗ trợ cộng đồng địa
phương tham gia đồng quản lý bảo vệ rừng và phát triển sản xuất nông lâm kết hợp
trên diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao và dự án đầu tư phát triển
vùng đệm.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện
phương án BVR và PCCCR theo quy định.
- Quản lý bảo vệ rừng đối với các Dự
án liên doanh, liên kết sử dụng một phần cảnh quan, môi trường rừng vào việc
phát triển du lịch sinh thái được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4.4. Các tổ chức kinh tế: Các tổ chức kinh tế khi được giao rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và
phát triển rừng có trách nhiệm:
- Duy trì, bảo toàn vốn rừng được
giao, được cho thuê, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, sử dụng rừng đúng mục
đích và theo quy định của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện
phương án BVR và PCCCR theo quy định.
- Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng
theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được phê duyệt; được khoán bảo vệ
rừng trong phạm vi diện tích rừng được giao, được thuê.
- Chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ
quan nhà nước có liên quan về BVR & PCCCR (Kiểm lâm, Cảnh sát PCCC, cơ quan
chuyên môn của cấp huyện, Thành phố về BVR & PCCCR.).
- Khai thác rừng theo phương án quản
lý rừng bền vững; sản xuất và kinh doanh giống cây lâm nghiệp để đẩy mạnh việc
phát triển rừng theo quy định của pháp luật; tự chủ tổ chức các hoạt động sản xuất
lâm nghiệp - nông nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng và quản lý, sử dụng,
bảo toàn vốn rừng theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
liên quan và UBND huyện, thị xã có rừng hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện
Đề án.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thực hiện
các nội dung cụ thể của Đề án được phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành
và UBND các huyện, thị xã có rừng, tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các cơ
chế chính sách trong công tác quản lý bảo vệ rừng & PCCCR phù hợp với thực
tế đảm bảo khuyến khích được mọi thành phần kinh tế tham gia, trình UBND Thành
phố xem xét phê duyệt.
- Hàng năm đánh giá kết quả triển
khai thực hiện Đề án, Tổng hợp các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện,
đề xuất UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung để thực hiện có hiệu quả mục tiêu Đề
án. Tổ chức tổng kết đánh giá thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025.
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
- Căn cứ Nội dung Đề án được duyệt,
hàng năm Chi cục Kiểm lâm Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trình Sở
Nông nghiệp & PTNT phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội
dung Đề án đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng và tuân thủ các quy định pháp
luật hiện hành của Nhà nước cũng như của Thành phố về quản lý đầu tư sử dụng
nguồn vốn Ngân sách.
- Kiện toàn tổ chức lực lượng, phương
tiện để thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Sơ kết, tổng kết quá
trình triển khai thực hiện Đề án hàng năm.
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Kiểm
lâm, phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan của UBND các huyện, thị xã hướng
dẫn UBND các xã có rừng, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân triển khai thực hiện
kế hoạch hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ rừng và PCCCR.
- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc
Công an Hà Nội và UBND cấp huyện, xây dựng các chương trình, nội dung tuyên
truyền, đào tạo, tập huấn, diễn tập và tổ chức thực hiện cho các lực lượng bảo
vệ rừng và PCCCR.
5.2. Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách và đề xuất của Sở Nông
nghiệp & PTNT. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
tham mưu báo cáo UBND Thành phố xem xét trình Hội đồng nhân dân Thành phố bố
trí nguồn vốn sự nghiệp theo quy định.
5.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
thống nhất kế hoạch để bố trí vốn đầu tư cho Đề án hàng năm.
- Phối hợp với Sở Tài chính đảm bảo
cân đối vốn theo kế hoạch thực hiện Đề án đã được duyệt.
5.4. UBND các huyện, thị xã có rừng:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT, các tổ chức, đơn vị có liên quan trên địa bàn tổ chức thực hiện các nội
dung của Đề án theo tiến độ hàng năm.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ của Đề án có liên quan.
- Chỉ đạo, hướng dẫn để UBND cấp xã
triển khai các nhiệm vụ của đề án đã giao.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các xã
thực hiện hiệu quả Đề án, khuyến khích, động viên các tổ chức, Quân đội, dân
quân tự vệ, hộ gia đình, cá nhân tham gia thực hiện hiệu quả Đề án.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp &
PTNT xây dựng, tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng
và PCCCR hàng năm trình UBND Thành phố phê duyệt để thực hiện công tác quản lý
bảo vệ rừng và PCCCR. Chỉ đạo Phòng Kế hoạch Tài chính phân bổ kinh phí phục vụ
công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR cho UBND các xã có rừng và các phòng ban
liên quan sau khi được UBND Thành phố cấp kinh phí.
- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ
hàng tháng, quý, 6 tháng, hàng năm, nêu những khó khăn vướng mắc, đề xuất các
giải pháp, cơ chế chính sách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tổng hợp
báo cáo UBND Thành phố.
5.5. UBND các xã có rừng:
- Đưa nội dung công tác bảo vệ rừng
và PCCCR vào Nghị quyết của Cấp ủy, các hội nghị chuyên đề. Chỉ đạo các tổ chức,
đoàn thể như: Mặt trận, Phụ nữ, Đoàn TNCSHCM, Nông dân, Cựu chiến binh... lồng
ghép nội dung Bảo vệ rừng và PCCCR vào chương trình hoạt động của Hội.
- Chủ động xây dựng phương án, quy chế
bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã.
- Lập kế hoạch kinh phí thực hiện
công tác BVR & PCCCR hàng năm báo cáo UBND huyện trình UBND Thành phố phê
duyệt.
- Chỉ đạo các tổ chức, đơn vị, hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án theo nhiệm
vụ, tiến độ hàng năm.
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách hiệu quả,
đúng mục đích cho công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa
phương.
- Báo cáo tháng, quý, 6 tháng và hàng
năm cho UBND huyện về nội dung kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án, những khó
khăn, trở ngại cần được sớm giải quyết.
5.6. Chủ rừng:
5.6.1. Đối với các chủ rừng là
tổ chức có trách nhiệm:
- Thành lập và trực tiếp quản lý, duy
trì hoạt động của tổ đội BVR & PCCCR; Ban hành quy chế hoạt động đảm bảo
kinh phí, trang bị phương tiện và điều kiện để duy trì hoạt động của tổ đội BVR
& PCCCR của đơn vị.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện
phương án, dự án, kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đối với
khu vực rừng mình quản lý, lập kế hoạch nhu cầu vốn cho công tác BVR &
PCCCR hàng năm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
- Tổ chức lực lượng, phương tiện,
trang thiết bị sẵn sàng tham gia ứng cứu chữa cháy rừng theo lệnh huy động của
Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng
cho các tổ chức, chủ rừng khác trên cùng địa bàn.
- Phối hợp với chính quyền địa
phương, cơ quan liên quan trên địa bàn tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án
theo nhiệm vụ, tiến độ hàng năm. Cử cán bộ, tổ đội bảo vệ rừng & PCCCR của
đơn vị tham gia các lớp tuyên truyền, tập huấn, diễn tập thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ rừng và PCCCR do UBND xã, huyện và các lực lượng Kiểm lâm, Cảnh sát Phòng
cháy chữa cháy tổ chức khi có yêu cầu.
- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ
hàng tháng, quý, 6 tháng, hàng năm theo phân cấp quản lý, nêu những khó khăn vướng
mắc, đề xuất các giải pháp đối với công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa
cháy rừng được giao.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
kiến thức phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa
cháy rừng.
- Thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng
và phòng cháy, chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Phối hợp
và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm phá rừng,
gây cháy rừng.
5.6.2. Đối với hộ gia đình, cá
nhân được nhà nước, tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng:
- Duy trì, bảo toàn vốn rừng được
giao bảo vệ và phát triển rừng bền vững, sử dụng rừng đúng mục đích và theo quy
định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan, các tổ chức,
đơn vị, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tổ chức thực hiện các nội dung của Đề
án theo nhiệm vụ, tiến độ hàng năm.
- Tham gia các lớp tuyên truyền, tập
huấn, diễn tập thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và PCCCR do UBND xã, chủ rừng nhà
nước tổ chức khi có yêu cầu.
- Chấp hành các quy định về phòng
cháy, chữa cháy rừng. Khi xảy ra cháy rừng phải tổ chức cứu chữa kịp thời và
thông báo cho chính quyền địa phương biết để huy động lực lượng chữa cháy kịp
thời.
- Thường xuyên tham gia với chính quyền
xã, thôn để kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây thiệt hại đến tài
nguyên rừng như: chặt phá rừng, đốt than, phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm rừng,
săn bắt động vật rừng trái phép.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho các
cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm phá rừng, gây cháy rừng tại địa
phương.