Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 22/2000/TT-BTM Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Số hiệu: 22/2000/TT-BTM Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 15/12/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 22/2000/TT-BTM

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2000

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 22/2000/TT-BTM NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2000/NĐ-CP NGÀY 31/7/2000 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VỀ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI KHÁC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam;
Căn cứ công văn số 5403/VPCP-QHQT ngày 11/12/2000 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến Thủ tướng Chính phủ về ban hành Thông tư của Bộ Thương mại hướng dẫn Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000;
Sau khi trao đổi với các Bộ, ngành hữu quan, Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

I - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1- Đối tượng áp dụng

Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dưới đây gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2- Phạm vi áp dụng

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Không áp dụng Mục VII - Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam đối với doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài.

II - XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1- Xuất khẩu

1.1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất theo Giấy phép đầu tư; được nhận uỷ thác xuất khẩu cho các doanh nghiệp khác những hàng hoá cùng loại mà doanh nghiệp được sản xuất theo Giấy phép đầu tư.

1.2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mua những mặt hàng không do doanh nghiệp sản xuất để chế biến xuất khẩu hoặc xuất khẩu, trừ những mặt hàng ghi trong Danh mục kèm theo. Danh mục hàng hoá này có thể được điều chỉnh theo cơ chế điều hành xuất khẩu, nhập khẩu của Chính phủ cho từng thời kỳ.

1.3- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm thủ tục xuất khẩu tại cơ quan Hải quan, không phải duyệt kế hoạch xuất khẩu tại Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền.

- Khi xuất khẩu hàng hoá do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất theo quy định của Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần xuất trình một lần (lần đầu) với cơ quan Hải quan bản sao Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép kinh doanh để làm thủ tục xuất khẩu.

- Khi xuất khẩu hàng hoá không do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, doanh nghiệp phải ghi trong tờ khai Hải quan "Hàng mua tại Việt nam để xuất khẩu".

- Khi xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu có hạn ngạch hoăc có chỉ tiêu theo quy định của Chính phủ về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất trình với cơ quan Hải quan văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc chỉ tiêu xuất khẩu của Bộ Thương mại.

- Khi xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định của các Bộ quản lý chuyên ngành.

2- Nhập khẩu

2.1- Nhập khẩu để tạo tài sản cố định

2.1.1- Nhập khẩu máy móc. thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư để tạo tài sản cố định hình thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ Giấy phép đầu tư, Giải trình kinh tế kỹ thuật, doanh nghiệp lập kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư trình Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt. Kế hoạch này có thể lập cho toàn bộ thời gian xây dựng cơ bản của dự án hoặc chia thành từng năm phù hợp với tiến độ xây lắp. Kế hoạch nhập khẩu phải phù hợp với Giải trình kinh tế kỹ thuật về cơ cấu vốn phân bổ cho nhập khẩu, về tên hàng, số lượng, quy cách kỹ thuật và trị giá.

Trường hợp kế hoạch nhập khẩu không phù hợp với Giấy phép đầu tư và Giải trình kinh tế kỹ thuật thì phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận trong các trường hợp sau:

- Trị giá nhập khẩu từng hạng mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư vượt quá 10% trị giá đối với những hạng mục có vốn đầu tư phân bổ nhập khẩu đến 5.000.000USD.

- Trị giá nhập khẩu từng hạng mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư vượt quá 500.000 USD đối với hạng mục có vốn phân bổ trên 5.000.000USD.

- Cơ cấu vốn phân bổ cho từng hạng mục nhập khẩu không có trong Giải trình Kinh tế kỹ thuật.

- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư so với Giải trình kinh tế kỹ thuật dẫn đến thay đổi mục tiêu sản xuất, thay đổi quy trình công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh.

2.1.2- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư để mở rộng sản xuất

Căn cứ Giấy phép đầu tư đã được điều chỉnh, Giải trình kinh tế kỹ thuật về phần mở rộng sản xuất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư trình Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt.

2.1.3- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để thay thế, hoặc đổi mới công nghệ

Căn cứ nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để thay thế, để đổi mới công nghệ trình Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt.

2.1.4- Hồ sơ đề nghị nhập khẩu

- Văn bản đề nghị nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (về nhập khẩu để hình thành doanh nghiệp, nhập khẩu để mở rộng sản xuất, nhập khẩu để thay thế, nhập khẩu để đổi mới công nghệ);

- Danh mục hàng hoá nhập khẩu (tên hàng, số lượng, quy cách kỹ thuật, trị giá);

- Danh mục máy móc đang sử dụng cần được thay thế, thời gian đã sử dụng, tình trạng máy móc, thiết bị (trong trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị để thay thế);

- Bản sao Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép kinh doanh (trong trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh), Giấy phép đầu tư điều chỉnh tăng vốn (trong trường hợp nhập khẩu máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất);

- Giải trình kinh tế kỹ thuật (hoặc Giải trình kinh tế kỹ thuật để mở rộng sản xuất);

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (trong trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh).

2.1.5- Trường hợp trị giá hàng nhập khẩu vượt kế hoạch được phê duyệt không quá 10% và trị giá tuyệt đối không quá 100.000 USD, và nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chấp thuận nộp thuế nhập khẩu phần chênh lệch so với kế hoạch, thì doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo quy định, không cần có sự chấp thuận của Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền.

- Trường hợp hàng hoá nhập khẩu để xây dựng cơ bản thuộc vốn đầu tư đã được phê duyệt nhưng không xác định được số lượng, không kê được chi tiết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan Hải quan để trừ lùi theo trị giá đã duyệt.

2.2- Nhập khẩu hàng hoá cho sản xuất kinh doanh

2.2.1- Căn cứ Giải trình kinh tế kỹ thuật, kết quả thực hiện kế hoạch nhập khẩu năm trước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất ( đối với dự án sản xuất) và nhập khẩu hàng hoá để kinh doanh dịch vụ (đối với dự án kinh doanh dịch vụ) trình Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt. Kế hoạch bao gồm Danh mục nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, Danh mục nguyên liệu để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, Danh mục vật tư tiêu hao cho hoạt động sản xuất (không cấu thành sản phẩm).

2.2.2- Kế hoạch nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu 05 năm theo quy định tại khoản 5, 6, 7, 8 Điều 57 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 phải bao gồm:

- Trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm tổ chức sản xuất và sản lượng của từng địa điểm sản xuất;

- Tỷ lệ xuất khẩu theo Giấy phép đầu tư và tỷ lệ thực xuất khẩu của năm trước (kèm theo xác nhận của cơ quan Hải quan về trị giá xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất cuả năm trước);

- Định mức sử dụng nguyên liệu sản xuất, chủng loại nguyên liệu nhập khẩu theo quy trình sản xuất đã đăng ký tại Giải trình kinh tế kỹ thuật hoặc thực tế đã thực hiện trong năm trước.

2.2.3- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan, không cần trình duyệt kế hoạch nhập khẩu đối với các trường hợp sau:

- Nhập khẩu phụ tùng thay thế cho hoạt động của doanh nghiệp;

- Trị giá nguyên liệu, vật tư cho sản xuất vượt trị giá kế hoạch được duyệt không quá 10% nhưng trị giá tuyệt đối không quá 200.000 USD.

3- Uỷ thác nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu

3.1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được uỷ thác cho doanh nghiệp Việt Nam có chức năng kinh doanh phù hợp để nhập khẩu hàng hoá trong kế hoạch nhập khẩu đã được phê duyệt.

3.2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận uỷ thác nhập khẩu cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

4- Báo cáo thực hiện xuất nhập khẩu

Hàng quý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gồm:

- Tình hình xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp và hàng không do doanh nghiệp sản xuất (theo biểu mẫu A kèm theo Thông tư này);

- Tình hình nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư để xây dựng cơ bản; nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước (theo biểu mẫu B kèm theo Thông tư này).

- Đối với doanh nghiệp mà Giấy phép đầu tư quy định xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên nhưng không thực hiện được tỷ lệ xuất khẩu này, thì doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan cấp giấy phép đầu tư, cơ quan Hải quan để truy nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu đối với số nguyên liệu không dùng để sản xuất ra hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của doanh nghiệp theo yêu cầu của Bộ Thương mại.

5- Tạm nhập-tái xuất, tạm xuất - tái nhập

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất mà chỉ được phép tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hoá trong các trường hợp sau:

5.1-Tạm nhập tái xuất thiết bị thi công thực hiện dự án

Căn cứ danh mục máy móc, thiết bị thi công do nhà thầu đưa ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập kế hoạch tạm nhập tái xuất các máy móc, thiết bị thi công để trình Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền duyệt.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tái xuất toàn bộ máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư thi công tạm nhập sau khi nhà thầu nước ngoài đã hoàn thành xong công trình tại Việt Nam theo hợp đồng xây dựng ký với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được cho thuê, cho mượn hoặc bán các thiết bị thi công tạm nhập của nhà thầu.

Việc mua các thiết bị thi công của nhà thầu thực hiện theo quy định của điểm 5.1 Mục V Thông tư này.

5.2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm thủ tục tại cơ quan Hải quan các trường hợp sau:

- Tạm xuất tái nhập máy móc, thiết bị để sửa chữa;

- Tạm xuất để tái nhập hàng hoá đã nhập khẩu nhưng không phù hợp với hợp đồng nhập khẩu;

- Tạm nhập để tái xuất hàng hoá đã xuất khẩu nhưng không phù hợp với hợp đồng xuất khẩu;

- Việc tạm xuất tái nhập hoặc tạm nhập tái xuất bao bì hoặc những vật liệu không cấu thành sản phẩm có tính chất luân chuyển hàng hoá nhiều lần (như cọc sợi, lõi cáp, giá đỡ...) được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu.

III - THUÊ MUA VÀ THUÊ MÁY MÓC, THIẾT BỊ

1- Thuê mua tài chính máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định

1.1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê mua tài chính máy móc, thiết bị để đầu tư bằng hợp đồng thuê mua. Danh mục, số lượng, quy cách kỹ thuật máy móc, thiết bị thuê mua và các điều khoản có liên quan quy định trong hợp đồng phải phù hợp với Giải trình kinh tế kỹ thuật.

Việc thuê mua tài chính máy móc thiết bị để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư cho phép.

1.2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể trực tiếp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê mua từ nước ngoài, hoặc Công ty cho thuê tài chính trong nước nhập khẩu máy móc, thiết bị cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê mua để góp vốn đầu tư.

1.3- Hồ sơ để trình phê duyệt máy móc thiết bị nhập khẩu bằng phương thức thuê mua tài chính gồm:

- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp kèm danh mục, số lượng, quy cách kỹ thuật, trị giá máy móc, thiết bị thuê mua;

- Giải trình kinh tế kỹ thuật;

- Văn bản chấp thuận của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư cho phép thực hiện thuê mua tài chính máy móc, thiết bị để đầu tư;

- Hợp đồng thuê mua máy móc, thiết bị với Công ty cho thuê tài chính nước ngoài hoặc trong nước.

2- Thuê máy móc, thiết bị của nước ngoài để phục vụ hoạt động của doanh nghiệp

2.1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thuê các máy móc, thiết bị, khuôn mẫu và phụ tùng đi kèm chưa có trong dây chuyền công nghệ đã đăng ký tại Giải trình kinh tế kỹ thuật để sử dụng trong thời hạn nhất định nhằm hoàn chỉnh sản phẩm.

Máy móc, thiết bị thuê thuộc loại đã qua sử dụng phải không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu theo cơ chế điều hành xuất khẩu, nhập khẩu của Chính phủ cho từng thời kỳ và quy định của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

2.2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhượng bán máy móc, thiết bị thuê và phải tái xuất khi hết thời hạn thuê.

2.3- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị thuê; thay mặt Bên cho thuê thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

2.4- Hồ sơ tạm nhập tái xuất thiết bị thuê

- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp trong đó gồm: nêu rõ mục đích sử dụng máy móc, thiết bị thuê; thời gian sử dụng máy móc, thiết bị tại Việt Nam; Danh mục máy móc thiết bị thuê (tên hàng, số lượng, quy cách kỹ thuật, trị giá);

- Hợp đồng thuê máy móc, thiết bị với nước ngoài.

IV- GIA CÔNG

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công và gia công lại sản phẩm theo mục tiêu quy định tại giấy phép đầu tư.

1- Gia công với nước ngoài

- Hoạt động gia công thực hiện theo quy định của Bộ Thương mại tại Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998.

- Trong hợp đồng gia công nếu có thuê mượn thiết bị máy móc để thực hiện hợp đồng gia công thì doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định tại Điểm 2 Mục III nêu trên.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đưa đi gia công ở nước ngoài đối với những công đoạn mà trong nước chưa có điều kiện làm.

2- Gia công trong nước

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận gia công trong nước.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đưa gia công trong nước một phần sản phẩm hoặc gia công một số công đoạn mà công suất máy móc thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ chưa đảm bảo được.

V- MUA BÁN, GIA CÔNG GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT VÀ NỘI ĐỊA

1. Mua, bán giữa doanh nghiệp chế xuất và nội địa

1.1- Doanh nghiệp chế xuất không được bán hàng hoá nhập khẩu tại thị trường Việt Nam.

1.2- Doanh nghiệp chế xuất chỉ được bán vào thị trường nội địa sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất theo quy định của Giấy phép đầu tư, bao gồm:

1.2.1- Nguyên liệu, bán thành phẩm cho doanh nghiệp khác trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu;

1.2.2- Hàng hoá trong nước có nhu cầu nhập khẩu nhưng không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu và Danh mục hàng hoá nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thương mại;

1.2.3- Phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại.

1.3- Việc mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa thực hiện theo Thông tư số 23/1999/TT-BTM ngày 26/7/1999 của Bộ Thương mại (riêng đối với điểm a khoản 1 Mục III Thông tư số 23/1999/TT-BTM về hàng hoá nội địa mua của doanh nghiệp chế xuất được thay thế bằng điểm 1.2.2 khoản 1 Mục IV Thông tư này).

2. Gia công giữa doanh nghiệp chế xuất và nội địa

2.1- Doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài được đặt gia công cho các doanh nghiệp nội địa một phần sản phẩm hoặc gia công một số công đoạn mà công suất máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp chế xuất chưa đảm bảo được.

2.2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đặt doanh nghiệp chế xuất gia công một phần sản phẩm hoặc gia công một số công đoạn mà công suất máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đảm bảo được.

2.3- Doanh nghiệp Việt Nam được phép đặt gia công cho doanh nghiệp chế xuất theo Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998, Thông tư số 26/1999/TT-BTM ngày 19/8/1999, Thông tư số 01/2000/TT-BTM ngày 17/01/2000.

VI- XUẤT KHẨU TẠI CHỖ

1- Xuất khẩu sản phẩm cho thương nhân nước ngoài nhưng giao tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài

1.2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu xuất khẩu hàng hoá do chính doanh nghiệp sản xuất theo Giấy phép đầu tư và doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá trên tại Việt Nam thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ký hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước phải ký hợp đồng nhập khẩu với thương nhân nước ngoài; việc thanh toán được thực hiện qua ngân hàng và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

1.2- Doanh nghiệp trong nước nhập khẩu tại chỗ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được những điều kiện sau:

- Trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: sản phẩm này phải là nguyên liệu để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất và thuộc kế hoạch nhập khẩu hàng năm đã được duyệt.

- Trường hợp là doanh nghiệp Việt Nam: sản phẩm này phải là nguyên liệu, bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất và nộp thuế theo quy định đối với hàng nhập khẩu.

- Doanh nghiệp trong nước nhận sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài: việc gia công thực hiện theo quy định của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ và Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thương mại.

2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là nhà thầu phụ của nhà thầu nước ngoài thực hiện công trình xây dựng, lắp đặt tại Việt Nam

Việc xuất khẩu tại chỗ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà thầu chính nước ngoài phải được thực hiện bằng hợp đồng mua bán, hoặc bằng hợp đồng thầu phụ trong đó cung cấp sản phẩm và lắp đặt một phần công trình cho nhà thầu chính; thanh toán bằng ngoại tệ qua ngân hàng.

VII -TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

1- Theo quy định tại Giấy phép đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp hoặc thông qua đại lý để tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam, không bị giới hạn về địa bàn tiêu thụ và không cần trình duyệt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

2- Trường hợp Giấy phép đầu tư quy định tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu, trong vòng 3 tháng đầu năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, cơ quan Hải quan, cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền, Bộ Thương mại về tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm của năm trước để theo dõi việc thực hiện quy định của Giấy phép đầu tư, việc thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.

3- Đại lý tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong nước.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác sản xuất tại Việt Nam. Việc đại lý mua, bán hàng hoá thực hiện theo Nghị định số 25/CP ngày 25/4/1996 của Chính phủ và Thông tư số 10/TT-BTM ngày 13/6/1996 của Bộ Thương mại về đại lý mua, bán hàng hoá trong nước.

4- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được làm đại lý bán hàng hoá cho nước ngoài và không được làm đại lý bán hàng hoá nhập khẩu tại thị trường Việt Nam.

VIII - THANH LÝ MÁY MÓC, THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, VẬT TƯ, NGUYÊN LIỆU

1- Thanh lý máy móc, thiết bị, vật tư dôi thừa sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp

1.1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thanh lý máy móc, thiết bị, vật tư dôi thừa sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp.

1.2- Hồ sơ thanh lý trình Bộ Thương mại phê duyệt gồm:

- Báo cáo quyết toán công trình;

- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp kèm Bảng kê danh mục, trị giá máy móc, thiết bị, vật tư dôi thừa (ghi rõ số công văn cho phép nhập khẩu, số tờ khai hải quan khi nhập khẩu).

2- Thanh lý tài sản khi chấm dứt hoạt động của dự án

2.1-Trường hợp thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư tại Việt Nam.

Hồ sơ thanh lý trình Bộ Thương mại phê duyệt gồm:

- Văn bản đề nghị của Ban thanh lý kèm Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư thanh lý tại Việt Nam (nêu rõ số giấy phép nhập khẩu, tờ khai hải quan, trị giá nhập khẩu ban đầu, trị giá còn lại);

- Quyết định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư;

- Quyết định thành lập Ban thanh lý của Hội đồng quản trị hoặc Quyết định thành lập Ban thanh lý của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư;

- Phương án thanh lý được Hội đồng quản trị phê duyệt hoặc được nhà đầu tư nước ngoài phê duyệt (trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).

2.2- Trường hợp tái xuất máy móc, thiết bị, vật tư thuộc phần tài sản của phía nước ngoài, hoặc của nhà đầu tư nước ngoài (trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).

Hồ sơ tái xuất máy móc, thiết bị, vật tư gồm:

- Văn bản đề nghị của Ban thanh lý kèm Bảng kê danh mục máy móc thiết bị, vật tư tái xuất (nêu rõ số giấy phép nhập khẩu, trị giá nhập khẩu ban đầu, trị giá còn lại) phù hợp với phần vốn được chia của phía nước ngoài trong phương án thanh lý;

- Quyết định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư;

- Quyết định thành lập Ban thanh lý của Hội đồng quản trị hoặc Quyết định thành lập Ban thanh lý của cơ quan Gấp giấy phép đầu tư;

- Phương án thanh lý được Hội đồng quản trị phê duyệt hoặc được nhà đầu tư nước ngoài phê duyệt (trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài);

- Văn bản xác nhận của cơ quan thuế và cơ quan Hải quan về việc doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính.

3- Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động

3.1-Việc thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để thay thế, đổi mới công nghệ

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thanh lý khi máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển đã hết thời gian khấu hao, hoặc bị hư hỏng, hoặc thanh lý để thay thế bằng máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển mới có công nghệ tiên tiến hơn.

Hồ sơ thanh lý gồm:

- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp kèm Bảng danh mục, số lượng máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển thanh lý (nêu rõ số tờ khai hải quan, bản sao tờ khai hải quan, bản sao công văn cho phép nhập khẩu);

- Giải trình lý do thanh lý, trong đó nêu rõ thời gian sử dụng các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển cần thanh lý.

3.2- Việc thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để thu hẹp sản xuất hoặc chuyển mục tiêu hoạt động

Kế hoạch thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để chuyển đổi mục tiêu hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất phải được Hội đồng quản trị doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư nước ngoài (trường hợp doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) thông qua. Doanh nghiệp phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định cho phép thu hẹp sản xuất hoặc chuyển mục tiêu hoạt động.

Hồ sơ thanh lý gồm:

- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp kèm Bảng kê danh mục, số lượng máy móc, thiết bị thanh lý có ghi số tờ khai hải quan, bản sao tờ khai hải quan, bản sao văn bản cho phép nhập khẩu;

- Quyết định của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư cho phép doanh nghiệp thu hẹp sản xuất hoặc chuyển mục tiêu hoạt động;

- Biên bản của Hội đồng quản trị doanh nghiệp thông qua kế hoạch thu hẹp sản xuất hoặc chuyển đổi mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển cần thanh lý.

4- Thanh lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tồn kho hoặc kém chất lượng

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu vào Việt Nam để phục vụ sản xuất và chỉ được bán tại Việt Nam nguyên liệu, vật tư dôi dư, tồn kho, hoặc không đảm bảo chất lượng, hoặc khi chuyển sang sản xuất sản phẩm khác.

Hồ sơ thanh lý gồm:

- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp kèm Bảng kê danh mục, số lượng, trị giá, số tờ khai hải quan, thời gian nhập khẩu nguyên liệu, vật tư dôi dư, tồn kho;

- Biên bản giám định chất lượng của Tổ chức giám định hàng hoá nếu nguyên liệu, vật tư kém phẩm chất không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản xuất.

5- Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạm nhập để thi công của nhà thầu tại Việt Nam

5.1- Nhà thầu xây dựng nước ngoài chỉ được bán thiết bị thi công tại thị trường Việt Nam với các điều kiện sau:

- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển thi công tạm nhập trước khi bán tại thị trường Việt Nam phải được doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoàn thành thủ tục tái xuất cho nhà thầu và phải đảm bảo các quy định của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

- Thương nhân Việt Nam phải ký hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển nói trên với nhà thầu nước ngoài theo các quy định về điều hành xuất khẩu, nhập khẩu của Chính phủ.

Nếu bên nhập khẩu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định nhập khẩu nêu trên, máy móc, thiết bị, phương tiện nhập khẩu phải phù hợp với Giải trình kinh tế kỹ thuật về số lượng, quy cách, chất lượng và thuộc kế hoạch nhập khẩu tạo tài sản cố định đã được duyệt.

- Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng từ nhà thầu xây dựng nước ngoài phải thực hiện theo quy định về điều hành xuất khẩu, nhập khẩu của Chính phủ.

6.- Huỷ tài sản máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liêu bị hư hỏng không còn khả năng sử dụng.

Việc huỷ máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu để thi công và sản xuất; nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; nguyên liệu để gia công; hàng đưa vào kho bảo thuế đã bị hư hỏng hoàn toàn, không đủ khả năng phục hồi, được thực hiện theo quy định của cơ quan Hải quan và quy định về vệ sinh môi trường.

IX - TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ THƯƠNG MẠI VÀ CÁC CƠ QUAN ĐƯỢC BỘ THƯƠNG MẠI UỶ QUYỀN

1-Trách nhiệm quản lý của Bộ Thương mại

1.1- Bộ Thương mại có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.2- Duyệt kế hoạch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và xác nhận miễn thuế đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư cho hoạt động dầu khí của các dự án đầu tư trực tiếp thăm dò và khai thác dầu khí, các dự án có một Giấy phép đầu tư nhưng thực hiện tại nhiều cơ sở sản xuất hạch toán độc lập ở các tỉnh khác nhau theo quy định của Chính phủ tại công văn số 123/CP-QHQT ngày 06/2/1999.

1.3- Xác nhận miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất thuộc các dự án được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu trong 5 năm đầu theo quy định tại khoản 5, 6, 7, 8 Điều 57 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ.

1.4-Cho phép thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư nguyên liệu theo quy định tại khoản 9 Điều 57 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ.

1.5- Duyệt kế hoạch nhập khẩu các mặt hàng thuộc Danh mục có giấy phép của Bộ Thương mại.

Thời gian duyệt kế hoạch nhập khẩu, xác nhận miễn thuế nguyên liệu và cho phép thanh lý nêu trên không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

2- Trách nhiệm của các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền

2.1- Duyệt kế hoạch nhập khẩu và xác nhận miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, phụ tùng thay thế để lắp đặt đầu tư tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, bao gồm cả việc nhập khẩu để tạo tài sản bằng phương thức thuê mua tài chính.

2.2- Duyệt kế hoạch tạm nhập máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển thuê của nước ngoài để hoạt động.

2.3- Duyệt kế hoạch nhập khẩu vật tư, nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo Giấy phép đầu tư.

Thời gian duyệt kế hoạch nhập khẩu nêu trên 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

2.4- Hàng quý, Sở Thương mại và Ban quản lý các Khu Công nghiệp báo cáo Bộ Thương mại việc thực hiện xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn quản lý.

X- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2- Bãi bỏ các văn bản dưới đây:

- Quyết định số 0321/1998/QĐ-BTM ngày 14/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quy định chi tiết thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997 và Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ liên quan đến xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam và gia công của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Thông tư liên tịch số 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ ngày 31/12/1998 của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan về giải quyết một số thủ tục xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Quyết định số 1021/1999/QĐ-BTM ngày 01/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại bãi bỏ việc duyệt kế hoạch xuất khẩu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Quyết định số 1022/1999/QĐ-BTM ngày 01/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Danh mục hàng hoá không thuộc đối tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua tại Việt Nam để xuất khẩu.

Mai Văn Dâu

(Đã ký)

DANH MỤC

HÀNG HOÁ KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUA ĐỂ XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22 /2000/QĐ-BTM ngày 15/12/2000)

I. HÀNG CẤM XUẤT KHẨU

1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

2. Đồ cổ.

3. Các loại ma tuý

4. Hoá chất độc.

5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước: củi, than từ gỗ hoặc củi; các sản phẩm, bán sản phẩm làm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước quy định cấm xuất khẩu tại Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Chính phủ điều chỉnh Quyết định này (Quyết định số 136/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1999; Chỉ thị số 19/1999/CT-TTg ngày 16/7/1999; văn bản số 743/CP-NN ngày 19/7/1999; văn bản số 340/CP-NN ngày 07/4/1999).

6. Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm tự nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn.

II. HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CÓ HẠN NGẠCH

1. Gạo

2. Hàng dệt, may mặc xuất khẩu vào các nước EU, Na uy, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ

III. DANH MỤC HÀNG HOÁ KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUA ĐỂ XUẤT KHẨU

1. Cà phê nhân

2. Động vật rừng xuất khẩu

3. Thực vật rừng dùng làm giống

4. Đá quí, kim loại quí, ngọc trai tự nhiên

5. Sản phẩm gỗ (trừ hàng thủ công mỹ nghệ, hàng sản xuất từ gỗ rừng trồng, hàng sản xuất từ gỗ nhập khẩu, hàng sản xuất từ ván nhân tạo thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 136/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998)

6. Khoáng sản.

Ghi chú:

Trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép kinh doanh để sản xuất những mặt hàng nói trên thì việc xuất khẩu thực hiện theo Giấy phép đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

MẪU A

BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ TIÊU THỤ TẠI VIỆT NAM

- Tên doanh nghiệp Số GPĐT Tỷ lệ % XK theo GPĐT (nếu có)

- Địa chỉ: Số điện thoại Số Fax

- Thời gian thực hiện (từ.... đến.... năm.....)

Tên hàng

Xuất khẩu

Tiêu thụ tại
Việt Nam

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá (USD)

Thị trường xuất khẩu

Số lượng

Trị giá
(USD)

I- Hàng sản xuất theo GPĐT

Cộng trị giá I

Cộng
trị giá

Mặt hàng A

Mặt hàng B

.......

Tỷ lệ % tính theo tổng trị giá sản phẩm sản xuất ra

X %

Y %

II- Hàng không do doanh nghiệp
sản xuất

Cộng
trị giá II

Mặt hàng E

Mặt hàng F

...

Tổng cộng XK

Cộng I+II

Các kiến nghị của doanh nghiệp (nếu có)

MẪU B

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU

Tên doanh nghiệp

Địa chỉ: Số điện thoại... Số Fax........

Thời gian thực hiện (từ.... đến.... năm.....)

I- Nhập khẩu để tạo tài sản cố định

Mặt hàng

Đơn
vị tính

Phân bổ theo Giải trình KTKT

Thực hiện nhập khẩu

(tính từ... đến kỳ báo cáo)

Số lượng

Trị giá (USD)

Số lượng

Trị giá (USD

Ghi chú

Tổng vốn cố định

a- Máy móc thiết bị

Mặt hàng...

(thuê mua)

b- Phương tiện vận chuyển

Mặt hàng...

c- Vật tư xây dựng

Mặt hàng...

d- Trang thiết bị văn phòng

Mặt hàng...

Tổng cộng

II- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho sản xuất

Mặt hàng

Đơn vị tính

Thực hiện nhập khẩu năm trước

Thực hiện nhập khẩu
(tính từ... đến kỳ báo cáo)

Số lượng

Trị giá (USD)

Số lượng

Trị giá (USD)

Ghi chú

a- Nguyên liệu sản xuất

Mặt hàng...

b- Vật tư tiêu hao (không cấu thành sản phẩm)

Mặt hàng...

c- Phụ tùng thay thế

Mặt hàng...

Tổng cộng

Các kiến nghị của doanh nghiệp (nếu có)

THE MINISTRY OF TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 22/2000/TT-BTM

Hanoi, December 15, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 24/2000/ND-CP OF JULY 31, 2000 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM REGARDING IMPORT, EXPORT AND OTHER TRADING ACTIVITIES OF FOREIGN- INVESTED ENTERPRISES

Pursuant to the Government’s Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000 detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
Pursuant to the Government Office’s Official Dispatch No. 5403/VPCP-QHQT of December 11, 2000 notifying the opinion of the Prime Minister on the issuance of a circular by the Ministry of Trade guiding Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000;
After consulting with the concerned ministries and branches, the Ministry of Trade hereby guides import, export and other trading activities of foreign-invested enterprises as follows:

I. SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION

1. Subjects of application

Joint venture enterprises, enterprises with 100% foreign-owned capital and business cooperation contract parties under the Law on Foreign Investment in Vietnam, hereinafter collectively referred to as foreign-invested enterprises.

2. Scope of application

Import, export and other trading activities of foreign-invested enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. EXPORT, IMPORT

1. Export

1.1. Foreign-invested enterprises may directly export, or entrust the export of, products produced by themselves under their investment licenses, and conduct entrusted export for other enterprises of goods of the same kinds they are permitted to produce under their investment licenses.

1.2. Foreign-invested enterprises may purchase goods items not produced by themselves for export processing or for export, except those on the list enclosed herewith. This list of goods may be adjusted according to the Government’s export and import management mechanism for each period.

1.3. Foreign-invested enterprises shall carry out export procedures at the customs offices and their export plans shall not be subject to approval by the Ministry of Trade or the bodies authorized by the Ministry of Trade.

- When exporting goods produced by themselves according to the provisions of their investment licenses or business licenses, foreign-invested enterprises shall have to produce only once (at the first time) copies of their investment licenses or business licenses to the customs offices for export procedure clearance.

- When exporting goods not produced by themselves, foreign-invested enterprises shall inscribe in customs declaration forms the words "goods purchased in Vietnam for export".

- When exporting goods on the list of exports subject to quotas or norms set under the Governments export and import management mechanism, foreign-invested enterprises shall produce to the customs offices the quota allocation documents or export norms of the Ministry of Trade.

- When exporting goods on the list of goods subject to specialized management, foreign-invested enterprises must abide by the regulations of the specialized management ministries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Import for creation of fixed assets

2.1.1. Import of machinery, equipment, transport means and supplies to create fixed assets for formation of foreign-invested enterprises

Basing themselves on their investment licenses and economic and technical expositions, the enterprises shall work out plans on import of machinery, equipment, transport means and supplies and submit them to the Ministry of Trade or the bodies authorized by the Ministry of Trade for approval. Such a plan may be made for the whole period of the project’s capital construction or for separate years compatible with the construction and installation tempo. The import plans must conform to the economic and technical expositions in terms of the capital structure allocated for import, and the goods’ names, quantities, technical specifications as well as value.

Where an import plan fails to conform to the investment license and the economic and technical exposition, it must be approved by the investment- licensing body in the following cases:

- The import value of each item of machinery, equipment, transport means or supplies exceeds by more than 10% the value of such item, for those items with the investment capital allocated for import reaching USD 5,000,000.

- The import value of each item of machinery, equipment, transport means or supplies exceeds USD 500,000, for those items with the investment capital allocated for import exceeding USD 5,000,000.

- The capital structure allocated to each import item is not included in the economic and technical exposition.

- Machinery, equipment, transport means and supplies vary as compared to the economic and technical exposition, thus leading to changes in the production targets, technological process and/or production and business capacity.

2.1.2. Import of machinery, equipment, transport means and supplies for production expansion

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.3. Import of machinery, equipment, transport means and supplies for technology replacement or renewal

Basing themselves on their production demands, the foreign-invested enterprises shall make plans on import of machinery, equipment, transport means and supplies for technology replacement or renewal and submit them to the Ministry of Trade or the bodies authorized by the Ministry of Trade for approval.

2.1.4. Import-requesting dossiers

- The foreign-invested enterprise’s written request for import (import for enterprise formation, import for production expansion, import for replacement, import for technology renewal);

- A list of goods to be imported (names, quantities, technical specifications, value);

- A list of machinery being currently in use, which need to be replaced, the time for which they have been used, the conditions of machinery and equipment (in case of import of machinery and equipment for replacement);

- A copy of the investment license or business license (in case of business cooperation contracts), the investment license adjusted for capital increase (in case of import of machinery and equipment for production expansion);

- The economic and technical exposition (or the economic and technical exposition for production expansion);

- The business cooperation contract (in case of business cooperation contracts).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Where the goods imported for capital construction with the investment capital already approved can neither be quantitatively determined nor specifically listed, the foreign-invested enterprises shall carry out import procedures with the customs offices for subsequent deductions into the approved value.

2.2. Import of goods for production and business

2.2.1. Basing themselves on the economic and technical expositions and the execution results of the previous year’s import plans, foreign-invested enterprises shall make plans on import of raw materials and auxiliary materials for production (for production projects) and on import of goods for service provision (for service provision projects) and submit them to the Ministry of Trade or the body authorized by the Ministry of Trade for approval. Such a plan shall include the list of raw materials imported for production of goods for export, the list of raw materials for production of goods for domestic consumption and the list of waste supplies (not constituting products) for production activities.

2.2.2. The import plans of foreign-invested enterprises exempt from import tax on raw materials for 5 years as prescribed in Clauses 5, 6, 7 and 8, Article 57 of Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000, must include the following details:

- The address of the enterprise’s head office and production sites and the output of each production site;

- The export percentage prescribed in the investment license and the previous year’s actual export percentage (enclosed with the customs office’s certification of the previous year’s export value of products produced by the enterprise);

- The norm on the use of raw materials for production, types of imported raw materials according to the production process already registered in the economic and technical exposition or actually achieved in the previous year.

2.2.3. Foreign-invested enterprises shall carry out import procedures at the customs offices, without having to submit their import plans for approval in the following cases:

- Importing spare parts for their activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Entrustment of import and conducting of entrusted import

3.1. Foreign-invested enterprises may entrust Vietnamese enterprises with suitable business functions to import goods in their approved import plans.

3.2. Foreign-invested enterprises shall not be allowed to conduct import entrusted by other enterprises in Vietnam.

4. Reports on the export and import execution

Quarterly, foreign-invested enterprises shall report to the bodies authorized by the Ministry of Trade on their export and import activities, including:

- The situation on the export of products produced and not produced by the enterprise;

- The situation on the import of machinery, equipment, transport means and supplies for capital construction; raw materials for production of goods for export or production of goods for domestic consumption.

- For enterprises with their investment licenses prescribing that 80% or more of their products are for export, which fail to achieve this export percentage, they shall have to report such to the investment-licensing bodies and the customs offices for retrospective payment of the import tax on the volumes of raw materials not used for production of exports according to the provisions of the Law on Export Tax and Import Tax.

- In special cases, foreign-invested enterprises shall report their export, import and other trading activities at the request of the Ministry of Trade.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Foreign-invested enterprises must not conduct business by mode of temporary import for re-export and shall be only allowed to conduct temporary import for re-export or temporary export for re-import of goods in the following cases:

5.1. Temporary import for re-export of construction equipment for project execution

Basing themselves on the lists of construction machinery and equipment proposed by the contractors, foreign-invested enterprises shall make plans on temporary import for re-export of construction machinery and equipment and submit them to the Ministry of Trade or the bodies authorized by the Ministry of Trade for approval.

Foreign-invested enterprises shall have to re-export all temporarily-imported construction machinery, equipment, transport means and supplies after the foreign contractors have completed construction works in Vietnam under construction contracts signed with foreign-invested enterprises.

Foreign-invested enterprises must not lease, lend or sell temporarily imported construction equipment of contractors.

The purchase of construction equipment by contractors shall comply with the provisions at Point 5.1, Section V of this Circular.

5.2. Foreign-invested enterprises shall carry out procedures at the customs offices in the following cases:

- Temporarily exporting for re-importing machinery and equipment for repair;

- Temporarily exporting for re-importing goods imported at variance with import contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The temporary export for re-import or temporary import for re-export of packings or materials not constituting products and of a nature of multiple goods rotation (such as yarn spikes, cable core, racks…) shall be prescribed in export or import contracts.

III. HIRE-PURCHASE AND RENTING OF MACHINERY AND EQUIPMENT

1. Financial hire-purchase of machinery and equipment for creation of fixed assets

1.1. Foreign-invested enterprises may financially hire-purchase machinery and equipment for investment under hire purchase contracts. The list, quantity and technical specifications of hire-purchased machinery and equipment and relevant terms set forth in the contracts must conform to the economic and technical expositions.

- The financial hire-purchase of machinery and equipment for creation of fixed assets of enterprises must be permitted by the investment-licensing bodies.

1.2. Foreign-invested enterprises may directly import machinery and equipment hire-purchased from abroad, or domestic financial leasing companies may import machinery and equipment for hire-purchase by foreign-invested enterprises as investment capital contribution.

1.3. The dossiers submitted for approval of machinery and equipment to be imported by mode of financial hire-purchase shall comprise:

- The enterprise’s written request, enclosed with the list, quantity, technical specifications and value of the machinery and equipment to be hire-purchased;

- The economic and technical exposition;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The contract for hire-purchase of machinery and equipment with the foreign or domestic financial leasing company.

2. Renting of foreign machinery and equipment in service of the enterprises’ activities

2.1. Foreign-invested enterprises shall be allowed to rent only machinery, equipment, molds and accompanying spare parts not yet included in the technological chain already registered in the economic and technical expositions for use in a given period for product finishing.

If rented machinery and equipment are used ones, they must not be on the list of goods banned from import according to the Government’s export and import management mechanism for each period and the regulations of the Ministry of Science, Technology and Environment.

2.2. Foreign-invested enterprises shall not be allowed to sell rented machinery and equipment and must re-export them when the renting period expires.

2.3. Foreign-invested enterprises must pay import tax on rented machinery and equipment; and perform, on behalf of the renter, the financial obligations as prescribed by law.

2.4. The dossiers for temporary import for export of rented equipment

- The enterprise’s written request clearly stating the use purpose of rented machinery and equipment; the duration for use of machinery and equipment in Vietnam; the list of rented machinery and equipment (names, quantity, technical specifications, value);

- The contract for renting of machinery and equipment signed with the foreign party.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprise shall conduct product-processing and re-processing activities for the purposes prescribed in their investment licenses.

1. Processing for foreign parties

- The processing activities shall comply with the regulations of the Ministry of Trade in Circular No. 18/1998/TT-BTM of August 28, 1998.

- If a processing contract includes the renting of machinery and equipment for performance of the processing contract, the enterprise must observe the provisions at Point 2, Section III above.

- Foreign-invested enterprises may order from abroad the processing phases that cannot be conducted in the country.

2. Domestic processing

- Foreign-invested enterprises may accept domestic processing orders.

- Foreign-invested enterprises may order the domestic processing of part of products or several processing phases that can not be ensured by their machinery and equipment capacity or technological chains.

V. SALE AND PURCHASE, PROCESSING BETWEEN EXPORT PROCESSING ENTERPRISES AND DOMESTIC ENTERPRISES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. Export processing enterprises must not sell imported goods on the Vietnamese market.

1.2. Export processing enterprises shall be entitled to sell on the domestic market products produced by themselves under the provisions of their investment licenses, including:

1.2.1. Raw materials and/or semi-finished products to other enterprises directly producing export goods.

1.2.2. Domestic goods with import demands, which are not on the list of goods banned from import and the list of imports requiring the Trade Ministry’s permits;

1.2.3. Discarded materials and defective products of commercial value.

1.3. The sale and purchase between export processing enterprises and the domestic market shall comply with the Trade Ministry’s Circular No. 23/1999/TT-BTM (particularly, Point a, Clause 1, Section III of Circular No. 23/1999/TT-BTM on home-made goods purchased from export processing enterprises shall be superseded by Point 1.2.2, Clause 1, Section IV of this Circular).

2. Processing between export-processing enterprises and domestic enterprises

2.1. Foreign-invested export processing enterprises may order from domestic enterprises the processing of part of their products or several processing phases that can not be ensured by their machinery and equipment capacity or technological chains.

2.2. Foreign-invested enterprises may order from export processing enterprises the processing of part of products or several processing phases that can not be ensured by their machinery and equipment capacity or technological chains.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VI. ON-THE-SPOT EXPORT

1. Exporting products to foreign traders but delivering the products in Vietnam under the designation of foreign traders

1.2. If foreign-invested enterprises need to export goods produced by themselves under their investment licenses and domestic enterprises have demands to import such goods in Vietnam, the foreign-invested enterprises shall have to sign export contracts and the domestic enterprises shall have to sign import contracts with foreign traders; the payment shall be made via banks and in a freely convertible foreign currency.

1.3. Domestic enterprises that import on the spot products of foreign-invested enterprises must meet the following conditions:

- Where they are foreign-invested enterprises, these products must be used as raw materials by the enterprises for further production and included in the approved annual import plans.

- Where they are Vietnamese enterprises, these products must be used as raw materials or semi-finished products by the enterprises for further production and the tax thereon must be paid as prescribed for imported goods.

- If domestic enterprises receive products for the performance of processing contracts with foreign traders, the processing shall comply with the Government’s Decree No. 57/1998/ND-CP of July 30, 1998 and the Trade Ministry’s Circular No. 18/1998/TT-BTM of August 28, 1998.

2. Foreign-invested enterprises are sub-contractors of foreign contractors that perform construction and installation work in Vietnam

The on-the-spot export of products by foreign-invested enterprises to foreign contractors must be conducted under sale and purchase contracts or sub-contracting contracts for supply of products and installation of part of the work for principal contractors; the payment shall be made via banks in a foreign currency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. According to the provisions of their investment licenses, foreign-invested enterprises may directly or through agents sell products on the Vietnamese market without any restrictions on the sale places and without having to submit their product sale plans for approval.

2. Where the investment license sets forth a certain percentage of products for export, within the first three months of the year, foreign-invested enterprises shall have to report to the investment-licensing bodies, the customs offices, the bodies authorized by the Ministry of Trade and the Ministry of Trade on the previous year’s export percentage and product sale for monitoring their observance of the provisions of the investment licenses as well as their performance of tax and other financial obligations.

3. Agents for sale of home-made goods

Foreign-invested enterprises may act as agents to sell products of the same kinds produced by other enterprises in Vietnam. The goods sale and purchase agency shall comply with the Government’s Decree No. 25/CP of April 25, 1996 and the Trade Ministry’s Circular No. 10/TT-BTM of June 13, 1996 on home-made goods sale and purchase agency.

4. Foreign-invested enterprises must not act as sale agents for foreign countries or agents to sell imported goods on the Vietnamese market.

VIII. LIQUIDATION OF MACHINERY, EQUIPMENT, TRANSPORT MEANS, SUPPLIES AND RAW MATERIALS

1. Liquidation of redundant machinery, equipment and supplies after the capital construction for enterprise formation is completed

1.1. Foreign-invested enterprises may liquidate redundant machinery, equipment and supplies after completing the capital construction for enterprise formation

1.2. Liquidation dossier to be submitted to the Ministry of Trade for approval shall comprise:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The enterprise’s written request enclosed with the list of redundant machinery, equipment and supplies and their value (clearly stating the serial number of the official dispatch permitting the import thereof and the serial number of the customs declaration forms upon the import).

2. Liquidation of assets upon termination of the project’s operation

2.1. In case of liquidation of machinery, equipment, transport means and supplies in Vietnam

The liquidation dossier to be submitted to the Ministry of Trade for approval shall comprise:

- The Liquidation Board’s written proposal enclosed with the list of machinery, equipment, transport means and supplies to be liquidated in Vietnam (clearly stating the serial numbers of the import permit and the customs declaration form, the original import value and the residual value);

- The investment-licensing body’s decision on dissolution of the foreign-invested enterprise;

- The Managing Board’s or the investment-licensing body’s decision on establishment of the Liquidation Board;

- The liquidation plan approved by the Managing Board or by the foreign investor (for enterprises with 100% foreign-owned capital).

2.2. In case of re-export of machinery, equipment and supplies belonging to the foreign parties’s assets or of the foreign investors (for enterprises with 100% foreign-owned capital)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Liquidation Board’s written proposal enclosed with the list of machinery, equipment, and supplies to be re-exported (clearly stating the serial number of the import permit, the original import value and the residual value) compatible with the foreign party’s divided capital proportion in the liquidation plan;

- The investment-licensing body’s decision on dissolution of the foreign-invested enterprise;

- The Managing Board’s or the investment-licensing body’s decision on establishment of the Liquidation Board;

- The liquidation plan approved by the Managing Board or by the foreign investor (for enterprises with 100% foreign-owned capital).

- The tax office’s and the customs office’s written certifications that the enterprise has fulfilled its financial obligations.

3. Liquidation of machinery, equipment and transport means when enterprises are still operating

3.1. Liquidation of machinery, equipment and transport means for technology replacement and renewal

Foreign-invested enterprises shall only be allowed to liquidate when machinery, equipment and transport means have passed their depreciation duration or have been out of order, or liquidate them for replacement with new machinery, equipment and transport means of more advanced technology.

The liquidation dossier shall comprise:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Explanations on the reasons for liquidation, clearly stating the time of using the to be-liquidated of machinery, equipment and transport means.

3.2. The liquidation of machinery, equipment and transport means for production downscaling or change of operation purposes

The plans on liquidation of machinery, equipment and transport means for change of operation purposes or production downscaling must be approved by the enterprises’ Managing Boards or the foreign investors (for enterprises with 100% foreign-owned capital). The enterprises must obtain decisions issued by the investment-licensing bodies permitting the production downscaling or the change of operation purposes.

The liquidation dossier shall comprise:

- The enterprises written request enclosed with the list of machinery, equipment and transport means to be liquidated and their quantities (clearly stating the serial number of the customs declaration form, a copy of the customs declaration form and a copy of the document permitting the import);

- The investment-licensing bodys decision permitting the enterprise to downscale its production or change its operation purposes;

- The enterprises Managing Boards minutes of the approval of the enterprises plan on the production downscaling or change of operation purposes, including the list of machinery, equipment and transport means to be liquidated.

4. Liquidation of imported raw materials and supplies which are in stock or of inferior quality

Foreign-invested enterprises must not trade in raw materials and supplies already imported into Vietnam in service of production and may sell in Vietnam only raw materials and supplies which are redundant, in stock or qualitatively inferior or when changing to produce other products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The enterprise written request enclosed with the list of raw materials and supplies which are redundant or in stock, their quantities, value, the serial numbers of customs declaration forms and the time of their import;

- The goods quality control organizations quality control record, for raw materials and supplies which are of inferior quality or fail to meet the technical criteria for production.

5. Liquidation of machinery, equipment and transport means temporarily imported for construction by contractors in Vietnam

5.1. Foreign construction contractors shall be only allowed to sell construction equipment on the Vietnamese market under the following conditions:

- Before selling temporarily imported machinery, equipment and transport means on the Vietnamese market, foreign-invested enterprises must complete the procedures for their re-export to the contractors and abide by the regulations of the Ministry of Science, Technology and Environment.

- Vietnamese traders must sign contracts for import of the above-said machinery, equipment and transport means with the foreign contractors according to the Governments export and import management regulations.

If the importer is a foreign-invested enterprise, apart from the above-said import provisions which must be observed, the imported machinery, equipment and transport means must be compatible with the economic and technical exposition in terms of their quantity, specifications, quality and included in the already approved import plan for creation of fixed assets.

- The import of used machinery and equipment from the foreign construction contractors must comply with the Governments export and import management regulations.

6. Destruction of unusably damaged machinery, equipment, transport means, supplies and raw materials

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IX. RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRY OF TRADE AND THE BODIES AUTHORIZED BY THE MINISTRY OF TRADE

1. The management responsibility of the Ministry of Trade

1.1. The Ministry of Trade shall have to guide and supervise the bodies authorized by itself to exercise the management of export, import and other trading activities of foreign-invested enterprises.

1.2. To approve plans on import and temporary import for re-export and certify tax exemption for machinery, equipment, transport means and supplies for oil and gas activities of investment projects on direct exploration and exploitation of oil and gas, projects executed under a single investment license by various independent cost-accounting establishments in different provinces according to the Governments regulations in Official Dispatch No. 123/CP-QHQT of February 6, 1999.

1.3. To certify import tax exemption for raw materials in service of production under the projects exempt from import tax on raw materials for the first 5 years as prescribed in Clauses 5, 6, 7 and 8, Article 57 of the Governments Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000.

1.4. To permit the liquidation of machinery, equipment, transport means, supplies and raw materials as prescribed in Clause 9, Article 57 of the Governments Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000.

1.5. To approve the plans on import of goods on the list of imports that require the Trade Ministrys permits.

The timelimit for approval of the import plans, certification of tax exemption for raw materials and permission of liquidation mentioned above shall not exceed 10 days after the receipt of complete and valid dossiers.

2. Responsibilities of the bodies authorized by the Ministry of Trade

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. To approve plans on temporary import of machinery, equipment, transport means rented from abroad for activities.

2.3. To approve plans on import of supplies and raw materials for production and business activities of enterprises according to their investment licenses.

The timelimit for approval of the above-said import plans shall not exceed 15 days after the receipt of complete and valid dossiers.

2.4. Quarterly, the provincial/municipal Trade Services and the Industrial Parks Management Boards shall report to the Ministry of Trade on the implementation of export, import and other trading activities of foreign-invested enterprises in localities under their respective management.

X. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its signing.

2. The following documents are now annulled:

- The Trade Ministers Decision No. 0321/1998/QD-BTM of March 14, 1998 detailing the implementation of the Governments Decree No. 12/CP of February 18, 1997 and Decree No. 10/1998/ND-CP of January 23, 1998 regarding the import, export and sale of products in Vietnam and the processing by foreign-invested enterprises and business cooperation parties to business cooperation contracts.

- Joint Circular No. 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ of December 31, 1998 of the Ministry of Trade and the General Department of Customs on resolving a number of import procedures for foreign-invested enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Trade Ministers Decision No. 1022/1999/QD-BTM issuing the list of goods not to be purchased by foreign-invested enterprises in Vietnam for export.

 

 

FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Mai Van Dau

 

LIST

OF GOODS NOT TO BE PURCHASED BY FOREIGN-INVESTED ENTERPRISES FOR EXPORT

(Issued together with Circular No. 22/2000/QD-BTM of December 15, 2000)

I. EXPORTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Antiques.

3. Narcotics.

4. Noxious chemicals.

5. Log, sawn and peeled timber from domestic natural forests; firewood, charcoal from timber or firewood; products and semi-finished products from wood from domestic natural forests, banned from export under the Prime Ministers Decision No. 65/1998/QD-TTg of March 24, 1998 and the Governments documents governing this Decision (Decision No. 136/1998/QD-TTg of July 31, 1999; Directive No. 19/1999/CT-TTg of July 16, 1999, Document No. 743/CP-NN of July 19, 1999 and Document No. 340/CP-NN of April 7, 1999).

6. Wild animals and rare and special natural animals and plants under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

II. QUOTA-REGULATED EXPORTS

1. Rice.

2. Textiles and garments to be exported into the EU countries, Norway, Canada and Turkey.

III. LIST OF GOODS NOT TO BE PURCHASED BY FOREIGN-INVESTED ENTERPRISES FOR EXPORT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Forest animals for export.

3. Forest plants used as strains.

4. Gems, precious metals, natural pearls.

5. Wood products (except handicraft and fine art articles, goods made of planted forest timber, goods made of imported timber, goods made from artificial plywood according to the Prime Ministers Decision No. 136/1998/QD-TTg of July 31, 1998).

6. Minerals.

Note: Where foreign-invested enterprises are granted investment licenses or business licenses to produce the above-said goods items, the export thereof shall comply with such investment licenses and relevant legal documents.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 22/2000/TT-BTM ngày 15/12/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2000/NĐ-CP thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Thương mại ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.264

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.208.220
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!