Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 53/QĐ-BNV 2021 Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin phát triển Chính phủ số

Số hiệu: 53/QĐ-BNV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Trần Anh Tuấn
Ngày ban hành: 20/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 53/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 CỦA BỘ NỘI VỤ

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Thông tin.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Nội vụ.

Điều 2. Hàng năm, căn cứ vào nguồn kinh phí ngân sách cho ứng dụng công nghệ thông tin được Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính cấp và các nguồn khác, Vụ Kế hoạch – Tài chính phối hợp với Trung tâm Thông tin trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định cho từng Dự án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Lưu: VT, TTTT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Anh Tuấn

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CỦA BỘ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/QĐ-BNV ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ NỘI VỤ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Nội vụ đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo bám sát các nội dung: Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 – 2020,...

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 36-NQ/TW); Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chương trình hành động số 56-CTr/BCS ngày 15/5/2015 của Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Bộ Nội vụ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW với mục tiêu là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách công chức, công vụ; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành của Lãnh đạo Bộ; đổi mới lề lối làm việc, giảm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ, hiện đại hóa các quan hệ hành chính.

Bộ Nội vụ đã ban hành các Quyết định số 1142/QĐ-BNV ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Nội vụ giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 2642/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ Nội vụ năm 2019; Quyết định số 2944/QĐ-BNV ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ Nội vụ năm 2018; Quyết định số 3970/QĐ-BNV ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ Nội vụ năm 2017 và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đã đạt được các kết quả cụ thể:

I. Môi trường pháp lý

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Bộ Nội vụ giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Nội vụ đã ban hành các văn bản phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ cũng như trong việc tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu (CSDL) và các hệ thống thông tin điện tử của Bộ:

Quyết định số 1142/QĐ-BNV ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Nội vụ giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 3970/QĐ-BNV ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Nội vụ năm 2017;

Quyết định số 409/QĐ-BNV ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ- CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử tại Bộ Nội vụ;

Quyết định số 2944/QĐ-BNV ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Nội vụ năm 2018;

Quyết định số 2941/QĐ-BNV ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy định về việc Bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật hệ thống thông tin của Bộ Nội vụ;

Quyết định số 746/QĐ-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ban hành danh mục mã định danh các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ phục vụ kết nối, trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống quản lý văn bản điều hành;

Quyết định số 2096/QĐ-BNV ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án Hệ thống quản lý văn bản và một cửa điện tử tại Bộ Nội vụ;

Quyết định số 2283/QĐ-BNV ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế Quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Nội vụ;

Quyết định số 2285/QĐ-BNV ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nội vụ, phiên bản 1.0;

Quyết định số 2456/QĐ-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ Nội vụ;

Quyết định số 2642/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Nội vụ năm 2019;

Quyết định số 517/QĐ-TTTT ngày 20 tháng 10 năm 2019 của Giám đốc Trung tâm Thông tin về việc ban hành Quy chế Sao lưu, phục hồi dữ liệu đối với các hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Nội vụ;

Quyết định số 375/QĐ-BNV ngày 03 tháng 06 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Nội vụ;

Quyết định số 482/QĐ-BNV ngày 06 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ Nội vụ;

Quyết định số 892/QĐ-BNV ngày 23 tháng 10 năm 2020 Bộ Nội vụ ban hành về việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Nội vụ phiên bản 2.0;

Bộ Nội vụ đã phổ biến đầy đủ các quy định, quy chế về việc ứng dụng CNTT cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động tại Bộ Nội vụ, chỉ đạo toàn bộ công chức, viên chức, người lao động chủ động nghiên cứu, nghiêm túc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản điều hành liên quan đến việc ứng dụng CNTT phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

II. Hạ tầng kỹ thuật

Tính đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ Nội vụ đã được trang bị đầy đủ máy vi tính, kết nối đường truyền Internet tốc độ cao, được cấp hòm thư điện tử và thường xuyên sử dụng để trao đổi trong công việc.

Đối với các kết nối mạng: 100% các đơn vị trực thuộc Bộ đều có mạng LAN, một số đơn vị đã triển khai kết nối WAN. Các đường kết nối Internet qua leased line quốc tế, trong nước kết hợp với các đường FTTH, SHDSL, ADSL và đường truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và nhà nước để phục vụ các dịch vụ và cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) thường xuyên tra cứu thông tin trên mạng Internet phục vụ công tác chuyên môn.

Về hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin: 100% máy tính được trang bị phần mềm diệt virus có bản quyền, mạng cục bộ được bảo vệ bởi hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện, phòng, chống truy cập trái phép.

Tại các đơn vị trực thuộc Bộ đều có Trung tâm tích hợp dữ liệu của từng đơn vị phục vụ các dịch vụ: mạng LAN, WAN, Internet, email, web,... và các CSDL chuyên ngành.

Thực hiện Quyết định số 1671C/QĐ-BNV ngày 30/10/2015 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt dự án “Đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Nội Vụ”, trong giai đoạn 2016-2018 Bộ Nội vụ đã triển khai nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu của Bộ với các mục tiêu:

- Xây dựng đồng bộ, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin từ Bộ đến các đơn vị trực thuộc Bộ.

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của Bộ, nâng cao hiệu quả công tác, cải cách hành chính, giảm chi phí hoạt động văn phòng.

- Xây dựng Trung tâm Tích hợp dữ liệu của Bộ được đặt tại trụ sở chính của Bộ và được đầu tư đầy đủ trang thiết bị về hạ tầng (máy chủ, phòng chống cháy nổ, giám sát môi trường, nguồn điện dự phòng, quản lý an ninh vào ra, phần mềm,...), về an ninh, an toàn bảo mật (tường lửa, IPS/IDS, Anti 3 Malware, Anti Virus, giám sát an toàn thông tin 4 cấp độ theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Hệ thống mạng nội bộ thiết kế theo kiến trúc mở, an toàn về bảo mật, sẵn sàng kết nối với hệ thống mạng diện rộng của Bộ và Chính phủ.

Hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ Nội vụ đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra, từng bước hiện đại.

III. Các hệ thống nền tảng

Với sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Bộ Nội vụ tích cực triển khai các hệ thống nền tảng dùng chung cho Bộ cũng như việc chia sẻ, kết nối, liên thông với các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và đã đạt được kết quả như sau:

1. Về hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Nội vụ để kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia của Chính phủ.

Bộ Nội vụ đã xây dựng phiên bản 1.0 của Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ tại địa chỉ: http://baocao.moha.gov.vn:8081/ioc/; Đã đưa 9 Biểu mẫu lên Hệ thống phần mềm và nghiên cứu xây dựng luồng gửi báo cáo phù hợp với Bộ Nội vụ cũng như các tiêu chí hiển thị trên mành hình của Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

2. Xây dựng và đưa vào sử dụng Hệ thống đào tạo trực tuyến (e-Learning) về công nghệ thông tin cho các Bộ, tỉnh/thành phố.

3. Bộ Nội vụ đã triển khai tích hợp tài khoản dùng chung cho các phần mềm tại Bộ nhằm tạo thuận tiện cho người dùng tại địa chỉ https://login.moha.gov.vn

4. Xây dựng và vận hành Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến nghiệp vụ (e- Learning) về cải cách hành chính cho công chức thực hiện cải cách hành chính các Bộ, ngành, địa phương:

Thực hiện Kế hoạch số 1045/KH-BNV ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nội vụ về việc tăng cường đội ngũ công chức thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2018, Vụ Cải cách hành chính – Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ xây dựng và vận hành Hệ thống chương trình bồi dưỡng trực tuyến (e- Learning) theo vị trí việc làm cho công chức thực hiện công tác cải cách hành chính tại các bộ, ngành và địa phương tích hợp tại địa chỉ website http://caicachhanhchinh.gov.vn và có 01 website riêng là http://bonoivu.cls.vn. Nhìn chung, hoạt động được thực hiện đúng theo kế hoạch, đáp ứng được mục tiêu đề ra và đúng tiến độ. Dự kiến sẽ bồi dưỡng khoảng trên 5.000 lượt công chức/năm.

Duy trì, vận hành phần mềm quản lý chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính (ParIndex): Vụ Cải cách hành chính đã đưa vào triển khai Phần mềm quản lý chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính để thực hiện nhiệm vụ chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính (ParIndex) các năm 2017, 2018, 2019 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử

100% cơ quan thi đua, khen thưởng tại tất cả các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương (146 đầu mối) đều có thể sử dụng, khai thác tốt Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử.

Tạo lập bộ cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng trên toàn quốc, bao gồm cả các dữ liệu khen thưởng được lưu trữ từ trước tháng 9/2016 trở về trước, làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng các dữ liệu thi đua, khen thưởng phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên môi trường internet.

Các cơ sở dữ liệu như: CSDL cán bộ công chức viên chức, CSDL về tài chính kế toán, CSDL Dữ liệu lưu trữ điện tử, CSDL hành chính công điện tử… cũng đang được triển khai và thực hiện một cách hiệu quả tại các đơn vị khen thưởng trong cả nước.

6. Phần mềm thi tuyển, thi nâng ngạch công chức (thi tuyển trực tuyến trên máy tính)

Phần mềm thi tuyển, thi nâng ngạch công chức được đưa vào sử dụng thử nghiệm từ năm 2011, đến nay đã hỗ trợ một số Bộ, ngành và địa phương tổ chức thi thành công 22 lần thi, trong đó có 18 lần thi tuyển công chức, viên chức và 04 lần thi nâng ngạch công chức. Một số cơ quan, địa phương đã tín nhiệm kết hợp tổ chức thi nhiều lần như Thái Bình (02 lần), Lạng Sơn (02 lần), Thanh Hóa (03 lần), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (02 lần), Quảng Nam (02 lần)...

7. Về hệ thống DVCTT của Bộ Nội vụ được triển khai, sử dụng nền tảng xác thực chung của Bộ tại địa chỉ https://dichvucong.moha.gov.vn https://moha.gov.vn/dich-vu-cong.html, ngoài ra đối với các đơn vị trực thuộc cũng triển khai Cổng DVCTT dành riêng cho từng đơn vị như: Ban Tôn giáo Chính phủ tại địa chỉ http://dvc.btgcp.gov.vn (Hệ thống này đề xuất không kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia vì lý do nhạy cảm trong dữ liệu về tôn giáo); Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tại địa chỉ http://dvcbtdkt.moha.gov.vn:8088.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Nội vụ đã đưa vào khai thác các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đảm bảo đúng tiến độ theo tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ như: Nộp hồ sơ đăng ký thi tuyển công chức nhà nước; Tài liệu lưu trữ (thuộc phông lưu trữ nhà nước Việt Nam); Thống kê công tác văn thư lưu trữ và tài liệu lưu trữ.

Đối với việc tích hợp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ: Đã triển khai việc tích hợp dịch vụ công trực tuyến cung cấp bản sao, chứng thực tài liệu lưu trữ; Đưa vào khai thác Quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực Tôn giáo; Đưa vào khai thác, sử dụng Cổng thông tin điện tử Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương tại địa chỉ: (http://banthiduakhenthuongtw.gov.vn) và đã tích hợp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng: Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử ngành Thi đua, Khen thưởng; Hệ thống quản lý lưu trữ điện tử; Hệ thống quản lý văn bản đi, đến.

Về việc cung cấp dịch vụ công mức độ 4: Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Ban Tôn giáo chính phủ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và đang triển khai việc tích hợp, kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

8. Về dự án xây dựng Phương pháp điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trực tuyến giai đoạn 2018-2020; xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia: Chưa triển khai được do chưa được cấp kinh phí thực hiện.

9. Đối với dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính (Dự án 513): Xây dựng Phần mềm khai thác dữ liệu bản đồ hành chính, chức năng chính là hỗ trợ nghiệp vụ phục vụ công tác của Vụ Chính quyền địa phương, tích hợp với hệ thống bản đồ số từ kết quả của Dự án 513.

10. Về CSDL Thư viện Bộ Nội vụ: Đề án đã được phê duyệt tại Quyết định số 2555/QĐ-BNV ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Dự án trang bị cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Bộ Nội vụ nhưng chưa cấp đủ kinh phí để thực hiện.

11. Về CSDL liên quan đến lĩnh vực tôn giáo: Ban Tôn giáo Chính phủ đã đưa vào vận hành, khai thác có hiệu quả phần mềm xử lý dữ liệu và khai thác dữ liệu Chức sắc tôn giáo; Phần mềm xử lý dữ liệu và khai thác dữ liệu Cơ sở thờ tự tôn giáo.

12. Bộ Nội vụ đã đưa vào khai thác, vận hành có hiệu quả Phần mềm tổng hợp báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Phần mềm tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

13. Đã hoàn thành và đưa vào ứng dụng hệ thống thông tin báo cáo thống kê ngành Nội vụ.

Giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Nội vụ đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Nội vụ.

IV. Phát triển dữ liệu

Phát triển dữ liệu là một trong những yếu tố trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử đáp ứng sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ trong các hoạt động của Bộ, Bộ Nội vụ đã nghiêm túc triển khai và đạt được một số kết quả như:

1. Bộ Nội vụ đã đưa vào vận hành, triển khai phần mềm theo dõi thực hiện Chương trình công tác và kiểm soát công việc của công chức, viên chức Bộ Nội vụ và thực hiện việc kết nối, đồng bộ dữ liệu với phần mềm quản lý văn bản và Chương trình công tác của Chính phủ.

2. Đưa vào khai thác, sử dụng Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và quản lý nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ.

3. Về kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Nội vụ:

Căn cứ trên hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 và 2.0, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 2285/QĐ-BNV ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nội vụ, phiên bản 1.0; Quyết định số 892/QĐ-BNV ngày 23 tháng 10 năm 2020 Bộ Nội vụ ban hành về việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Nội vụ phiên bản 2.0;

4. Hướng dẫn, triển khai áp dụng chuẩn thông tin và quy định kỹ thuật về dữ liệu dùng cho phần mềm, cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã.

5. Về việc giao tiếp với người dân và doanh nghiệp trên môi trường điện tử: Bộ Nội vụ đã đưa vào sử dụng hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại địa chỉ https://phananh.moha.gov.vn nhằm tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ.

6. Về xây dựng quy định về lưu trữ văn bản, tài liệu điện tử trên toàn quốc Bộ Nội vụ đã xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ban hành các văn bản về lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư như:

Thông tư số 01/2019/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức.

Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.

7. Về CSDL quốc gia cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp:

Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức viên chức được Chính phủ giao Bộ Nội vụ xây dựng từ năm 2010 theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. Ngày 25 tháng 10 năm 2010, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1218a/QĐ-BNV về việc phê duyệt thực hiện Dự án “Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ công chức cấp xã” trong đó Bộ Nội vụ đã giao cho Viện Khoa học tổ chức nhà nước chủ trì triển khai thực hiện.

Bộ Nội vụ đã triển khai thí điểm chuyển giao thiết bị máy chủ và phần mềm quản lý CBCC, viên chức và CBCC cấp xã cho 2 cơ quan Trung ương và 19 địa phương gồm Thanh Hóa, Lâm Đồng, Kon-Tum, Ninh Thuận, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thái Bình, Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La, Hưng Yên, Bình Định, An Giang, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Nội vụ, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 2018, Đề án được lãnh đạo Bộ giao Trung tâm Thông tin tại quyết định số 2017/QĐ-BNV ngày 27 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trung tâm Thông tin đã xây dựng, hoàn thiện Đề án xây dựng CSDL CBCCVC trong các cơ quan nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2020 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 612/QĐ-BNV ngày 04 tháng 9 năm 2020 về Kế hoạch triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước. Mục tiêu là đảm bảo kế thừa kết quả đã triển khai của các Bộ, ngành, địa phương và yếu tố bảo mật đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước đặc thù (cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin), thông qua các giải pháp chuẩn hóa, chuyển đổi, tích hợp để tạo lập, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác tiến tới thực hiện minh bạch hóa công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

8. Xây dựng CSDL về sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

9. CSDL khoa học công nghệ được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2018 phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của Bộ.

10. Hiện trạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu áp dụng tại Bộ Nội vụ (Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)

V. Các ứng dụng dịch vụ

1. Ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động của Bộ Nội vụ

Giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Nội vụ đã triển khai hệ thống thông tin điện tử quản lý văn bản và điều hành tại các đơn vị trong Bộ, đảm bảo kết nối liên thông với hệ thống quản lý văn bản của Chính phủ, hiện nay 100% các văn bản đi/đến tại Bộ đều được thực hiện trên quy trình điện tử, trừ các văn bản mật.

Đẩy mạnh ứng dụng thư điện tử, quản lý văn bản điện tử, xây dựng và triển khai phần mềm theo dõi thực hiện chương trình công tác và kiểm soát công việc của từng công chức, viên chức của Bộ Nội vụ.

Với sự quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ của Lãnh đạo Bộ, hiện nay 100% cán bộ, công chức, viên chức được cung cấp USB token phục vụ cho việc ký số văn bản điện tử; đối với Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ được trang bị Ipad và sử dụng Sim CA để ký số khi đi công tác.

Hệ thống giao ban trực tuyến và hội nghị truyền hình: Giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Nội vụ đã thực hiện 34 cuộc họp giao ban giữa Bộ với các đơn vị thuộc Bộ; 3 cuộc họp giao ban Chính phủ; 3 cuộc họp giữa Bộ với các địa phương; 1 cuộc họp ban thư ký Asian; 48 cuộc họp dưới các hình thức: Hệ thống hội nghị truyền hình, Web Conferencing, Video Confenence,...

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ và nâng cao chỉ số ứng dụng CNTT của Bộ. Hàng năm, Bộ Nội vụ tổ chức đánh giá, công bố mức độ ứng dụng CNTT cho các đơn trong Bộ, kết quả như sau:

Quyết định số 2149/QĐ-BNV ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy định Bộ chỉ số đánh giá mức độ ứng dụng CNTT tại Bộ Nội vụ.

Quyết định số 375/QĐ-BNV ngày 03 tháng 06 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Nội vụ.

Việc đánh giá xếp hạng ứng dụng CNTT trong các đơn vị của Bộ Nội vụ góp phần thay đổi nhận thức của Lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong việc ứng dụng CNTT để điều hành, giải quyết công việc.

Việc đánh giá xếp hạng ứng dụng CNTT hàng năm sẽ giúp cho các đơn vị phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu trong ứng dụng CNTT đồng thời làm tăng chỉ số ứng dụng CNTT tại các đơn vị cũng như của Bộ Nội vụ qua đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng công chức, viên chức, người lao động.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ tại Bộ Nội vụ đã đạt được hiệu quả nhất định trong giải quyết công việc như: tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm văn bản giấy tờ... từng bước xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bắt kịp xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Để việc cung cấp các lĩnh vực hoạt động của Bộ Nội vụ cũng như việc giao tiếp với tổ chức, người dân, doanh nghiệp hiệu quả, Bộ Nội vụ có các kênh thông tin sau:

Cổng thông tin điện tử của Bộ tại địa chỉ: https://moha.gov.vn/; Cổng thông tin tác nghiệp trực tuyến Thanh tra ngành Nội vụ tại địa chỉ: http://thanhtranoivu.gov.vn; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Nội vụ tại địa chỉ: https://phananh.moha.gov.vn/.

Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, thường xuyên theo quy định tại Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin; Luật tiếp cận thông tin và Nghị định số 43/2011//NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Hàng năm, Trung tâm Thông tin đã thực hiện việc rà soát, sắp xếp, chỉnh sửa bố cục các kênh thông tin, chuyên mục trên Cổng đảm bảo cung cấp đầy đủ các lĩnh vực hoạt động của Bộ Nội vụ.

Cổng thông tin điện tử cung cấp các mẫu biểu điện tử tạo cầu nối để người dân và cơ quan bộ có thể tiếp xúc với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện. Xây dựng kênh tiếp nhận ý kiến góp ý trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của Bộ để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Về việc cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 hoặc 4 tới cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ và các đơn vị trực thuộc tại địa chỉ http://dichvucong.moha.gov.vn: Cung cấp 43 DVC trực tuyến mức độ 4; 51 DVC trực tuyến mức độ 3 trên tổng số 120 TTHC của Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ đã kết nối, liên thông dịch vụ công của Bộ Nội vụ với Cổng dịch vụ công Quốc gia.

VI. Nguồn nhân lực

Những năm qua, Bộ Nội vụ luôn quan tâm nâng cao trình độ, kiến thức về CNTT cho cán bộ chuyên trách CNTT và cho công chức, viên chức, người lao động của Bộ. Tuy nhiên, nhân lực về CNTT và an toàn thông tin của Bộ Nội vụ còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng, trong khi nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin ngày một nặng nề trong tình hình mới.

Về tổ chức bộ máy và nhân sự: Các đơn vị chuyên trách về CNTT trong Bộ đa phần là đơn vị sự nghiệp do đó việc quản lý nhà nước về CNTT còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Đội ngũ chuyên trách về CNTT còn yếu và hạn chế về năng lực.

Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của một số công chức, viên chức, người lao động còn hạn chế, chưa có chính sách thu hút và tuyển dụng người có trình độ cao về CNTT. Nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về CNTT còn hạn chế.

VII. An toàn thông tin

1. Tình hình thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ: Số lượng hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý: 04.

Số lượng hệ thống thông tin đã được phê duyệt cấp độ: 0.

Hệ thống thông tin của Bộ Nội vụ bao gồm hệ thống thông tin của trụ sở chính, tòa nhà Bộ Nội vụ số 8 Tôn Thất Thuyết và các hệ thống thông tin của các đơn vị trực thuộc Bộ (Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội):

Trung tâm tích hợp dữ liệu Bộ Nội vụ (Địa chỉ: số 8 Tôn Thất Thuyết, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, do Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ quản lý) đáp ứng bảo đảm an toàn thông tin.

Trung tâm dữ liệu Ban Tôn giáo Chính phủ (Địa chỉ: Dương Đình Nghệ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, do Trung tâm Thông tin - Ban Tôn giáo Chính phủ quản lý) đáp ứng bảo đảm an toàn thông tin.

Trung tâm dữ liệu Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương (Địa chỉ: 103 Quán Thánh, Quận Ba Đình, Hà Nội, do Trung tâm Tin học - Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương quản lý) đáp ứng bảo đảm an toàn thông tin.

Trung tâm dữ liệu Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước ( Địa chỉ: 12 Đào Tấn, Quận Ba Đình, Hà Nội, do Trung tâm Lưu trữ quốc gia tài liệu điện tử, Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước quản lý) đáp ứng bảo đảm an toàn thông tin.

Hiện các hệ thống thông tin của Bộ Nội vụ đã triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin phù hợp.

2. Tình hình triển khai Trung tâm giám sát, điều hành, an toàn, an ninh mạng (SOC)

Bộ Nội vụ hiện đã triển khai giải pháp ATD và SIEM của Công ty cổ phần An toàn thông tin CyRadar, kết nối hiển thị ra màn hình SOC. Các công tác giám sát và khắc phục sự cố an toàn thông tin được phối hợp giữa các bên liên quan, đảm bảo 100% hệ thống đều được giám sát, xử lý sự cố an toàn thông tin kịp thời.

3. Tình hình triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp Bộ Nội vụ đã hoàn thành triển khai mô hình 4 lớp: Lớp 1: Có đơn vị chuyên trách tại chỗ là Phòng Quản lý an toàn thông tin, Trung tâm Thông tin; Lớp 2 và 3: Tự thực hiện giám sát và kiểm tra, đánh giá; Lớp 4: Hệ thống hiện đã kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).

4. Tình hình kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật

Bộ Nội vụ đã ban hành các văn bản về việc bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật thông tin điện tử như:

Quyết định số 1359/QĐ-BNV ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế bảo mật, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin điện tử của Bộ và ngành Nội vụ;

Quyết định số 2941/QĐ-BNV ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định về việc Bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật hệ thống thông tin của Bộ Nội vụ;

Hàng năm, Bộ Nội vụ thành lập Đoàn kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an toàn, an ninh thông tin mạng để đôn đốc, kiểm tra, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an toàn, an ninh thông tin mạng các cấp và vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, công chức viên chức được giao thực hiện, lưu trữ văn bản mật.

5. Tình hình lây nhiễm và xử lý, bóc gỡ mã độc (số lượng máy chủ, máy trạm được thiết lập, cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc; số lượng hệ thống thông tin kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông; Kết quả phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong các chiến dịch bóc gỡ mã độc, mạng máy tính nhiễm mã độc trên diện rộng).

Số lượng máy chủ tại Bộ Nội vụ là 98 máy, đang triển khai giải pháp an toàn thông tin của Kaspersky và CyRadar.

Số lượng máy trạm là 1036 máy, đang triển khai giải pháp an toàn thông tin của Kaspersky.

Số lượng hệ thống thông tin đã kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông: 01.

Kết quả phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong các chiến dịch bóc gỡ mã độc, mạng máy tính nhiễm mã độc trên diện rộng: Hiện chưa có chiến dịch nào.

6. Tình hình tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng

- Các thông tin tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng đều được cập nhật kịp thời, nhanh chóng trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và mạng nội bộ của Bộ Nội vụ (dưới hình thức Bản tin An toàn thông tin nội bộ).

7. Tình hình tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng Bộ Nội vụ luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về

CNTT cho công chức, viên chức, giảng viên của các lớp đào tạo, bồi dưỡng đều là những chuyên gia và an toàn, an ninh và bảo mật thông tin đến từ các đơn vị đầu ngành như VNCERT, Cục A05 Bộ Công an… Số lượng học viên tùy theo từng lớp học, dao động từ 50 – 200 học viên/lớp đối với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ; và từ 10 – 20 học viên/lớp đối với lớp đào tạo cán bộ chuyên trách của Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:

Lớp bồi dưỡng an toàn, an ninh mạng cho công chức, viên chức Bộ Nội vụ (tổ chức tại Hà Nội ngày 25 tháng 9 năm 2014);

Lớp An toàn thông tin và ứng dụng chữ ký số tại Bộ Nội vụ (tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 12 năm 2016);

Lớp bồi dưỡng an toàn, bảo mật thông tin cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của Bộ Nội vụ (tổ chức tại tỉnh Cao Bằng từ ngày 04 – 06/10/ 2017);

Lớp bồi dưỡng kiến thức về Luật An toàn thông tin, Luật An ninh mạng, Thông tư số 01/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử (tổ chức tại Hà Nội và tỉnh Lào Cai từ ngày 29/5/2019 đến ngày 31/5/2019);

Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về an toàn, an ninh và bảo mật thông tin (tổ chức tại Hà Nội từ ngày 28/5/2020 đến ngày 29/5/2020).

8. Tình hình xây dựng và triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố; các hoạt động của đội ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.

Bộ Nội vụ là thành viên của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, luôn cử cán bộ chuyên trách tham gia đầy đủ và nghiêm túc các đợt huấn luyện, diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

9. Về xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, giai đoạn 2016 – 2020 Bộ Nội vụ đã ban hành các văn bản liên quan như:

Quyết định số 231/QĐ-BNV ngày 03 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy trình cài đặt và xử lý sự cố máy tính của cán bộ, công chức, viên chức Khối cơ quan Bộ Nội vụ;

Quyết định số 2941/QĐ-BNV ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định về việc Bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật hệ thống thông tin của Bộ Nội vụ;

Quyết định số 2283/QĐ-BNV ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Nội vụ;

Quyết định số 517/QĐ-TTTT ngày 20 tháng 10 năm 2019 của Giám đốc Trung tâm Thông tin về việc ban hành Quy chế Sao lưu, phục hồi dữ liệu đối với các hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Nội vụ.

VIII. Kinh phí thực hiện

Kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT của Bộ Nội vụ giai đoạn 2016 - 2020: (Chi tiết tại Phụ lục II).

Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn chi sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác (vốn ODA; kinh phí khoa học công nghệ).

Nguồn kinh phí đầu tư theo các dự án đã được phê duyệt và thường xuyên từ ngân sách nhà nước.

Giai đoạn 2016 – 2020, kinh phí chi thường xuyên và kinh phí đầu tư cho các dự án ứng dụng CNTT còn hạn chế, nhiều hạng mục CNTT của Bộ không được cấp kinh phí do thời gian ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT bị lệch với thời gian phân bổ kinh phí của Bộ.

PHẦN II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT, PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 CỦA BỘ NỘI VỤ

I. Căn cứ lập kế hoạch

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2006;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn Thông tin được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016;

Căn cứ Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;

Căn cứ Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Căn cứ Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử bộ/tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 892/QĐ-BNV ngày 23 tháng 10 năm 2020 Bộ Nội vụ ban hành về việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Nội vụ phiên bản 2.0;

Căn cứ Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 – 2025 và Kế hoạch năm 2021.

II. Mục tiêu tổng quát

Tận dụng có hiệu quả nguồn lực và hạ tầng sẵn có để đẩy mạnh phát triển Chính phủ số/Chính quyền số giai đoạn 2021 - 2025.

Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân.

Hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, số lần trong một năm người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.

Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trên quy mô quốc gia, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

Thực hiện thành công các mục tiêu hàng năm nêu trong Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

Tăng cường khai thác hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin hiện có; đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ và của các đơn vị trực thuộc Bộ bảo đảm hiện đại, tiên tiến, đồng bộ.

Đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật tuyệt đối cho Hệ thống thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.

III. Mục tiêu cụ thể

1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ

Đảm bảo năng lực, chất lượng hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối, chia sẻ dữ liệu và các hệ thống thông tin của Bộ Nội vụ với các đơn vị trong Bộ và giữa Bộ Nội vụ với các Bộ, ngành, địa phương.

Mục tiêu đến năm 2025, Bộ Nội vụ hoàn thành các mục tiêu trong việc ƯDCNTT trong xử lý công việc, làm chủ công nghệ, từng bước xây dựng môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm văn bản giấy tờ, trừ các văn bản thuộc danh mục văn bản mật:

- 100% văn bản đến được số hóa, trao đổi xử lý trên môi trường mạng.

- 100% văn bản không mật trình lãnh đạo Bộ dưới dạng điện tử, hướng tới bỏ văn bản trình song song cùng bản giấy.

- 100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị thuộc Bộ dưới dạng điện tử hướng tới giảm hoặc bỏ văn bản trình song song cùng bản giấy.

- 100% văn bản chính thức của Bộ Nội vụ được trao đổi trên môi trường mạng với các bộ, ngành và địa phương.

- 100% phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.

Về ứng dụng, triển khai các đề án, dự án:

- Xây dựng đề án và triển khai thực hiện đề án thẻ Công chức điện tử.

- Xây dựng khai thác vận hành hệ thống thông tin, báo cáo, Bộ, ngành và địa phương kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

- Kết nối tích hợp các DVC của các đơn vị trực thuộc Bộ lên cổng DVC của Bộ Nội vụ; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ Nội vụ được kết nối, tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

- Xây dựng, triển khai, các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành của Bộ Nội vụ.

- Xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của Bộ Nội vụ (LGSP) kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với NGSP.

- Xây dựng dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu Ngành Nội vụ và Trung tâm điều hành thông minh của Bộ Nội vụ”

Về hệ thống họp trực tuyến của Bộ:

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong việc họp trực tuyến của Bộ với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và các địa phương.

- Rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

Về việc thông tin, báo cáo: Mục tiêu tối thiểu đạt được 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng CNTT: Nâng cao kỹ năng, trình độ ứng dụng CNTT cho công chức đáp ứng các yêu cầu môi trường làm việc hiện đại thời kỳ Chính phủ điện tử, chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tận dụng kết quả đạt từ giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Nội vụ khai thác có hiệu quả các hệ thống phần mềm dùng chung của Bộ (Cổng thông tin điện tử của bộ, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành ...). Vận hành và quản lý hiệu quả các phần mềm (phần mềm thư viện điện tử, phần mềm thi tuyển trên máy, phần mềm quản lý cán bộ công chức...).

Khai thác vận hành CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ Nội vụ.

Mục tiêu đối với lĩnh vực Thi đua – Khen thưởng

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường quy trình xử lý điện tử, cắt giảm quy trình xử lý trên giấy, tiến tới thực hiện hoàn toàn các thủ tục hành chính công trực tuyến về thi đua, khen thưởng trên môi trường điện tử.

- Tăng cường an toàn, an ninh trên hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử theo tiêu chuẩn an toàn, an ninh của chính phủ điện tử. Ứng dụng chữ ký số và các hình thức xác thực danh tính trên Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử ngành thi đua, khen thưởng.

- 100% cơ quan thi đua, khen thưởng tại tất cả các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương đều có thể sử dụng, khai thác tốt Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử.

- Tạo lập bộ cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng trên toàn quốc, bao gồm cả các dữ liệu khen thưởng được lưu trữ từ trước đến nay, làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng các dữ liệu thi đua, khen thưởng phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên môi trường internet.

- Đảm bảo trên 80% thông tin trao đổi, giao dịch giữa các cơ quan thi đua, khen thưởng được lưu chuyển trên mạng; 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thư điện tử với tên miền: @btdkttw.gov.vn; đảm bảo các văn bản phục vụ cuộc họp được cung cấp dưới dạng văn bản điện tử.

- 100% các dịch vụ công trực tuyến về khen thưởng cấp Nhà nước (trung ương) được thực hiện ở mức độ 3.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức khai thác sử dụng Hệ thống giao ban trực tuyến và hội nghị truyền hình; ứng dụng chữ ký số đối với Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử ngành Thi đua, Khen thưởng.

Mục tiêu đối với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong việc họp trực tuyến của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;

- Hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý và khai thác tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, tăng tỉ lệ khai thác tài liệu lưu trữ dạng số nhằm giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với tài liệu gốc.

- Tiếp tục triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc đảm bảo đạt mục tiêu 100% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Cục được trao đổi dưới dạng điện tử;

- Bảo đảm 100% các thông tin chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Cục được quản lý trên môi trường mạng;

- Xây dựng Dự án “Lưu trữ tài liệu điện tử Phông Lưu trữ nhà nước Việt Nam” trình Bộ Nội vụ phê duyệt, hoàn thành năm 2020;

- Tiếp tục triển khai xây dựng Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước lĩnh vực văn thư, lưu trữ đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử của các cơ quan nhà nước”;

- Xây dựng và thực hiện một phần Đề án “Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia giai đoạn 2021 – 2025”.

2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Cung cấp đầy đủ, kịp thời hoạt động của Bộ tại Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ tại địa chỉ https://moha.gov.vn; tiếp nhận, xử lý và giải đáp các ý kiến của người dân và doanh nghiệp trên hệ thống phản ánh, kiến nghị của Bộ Nội vụ tại địa chỉ http://phananh.moha.gov.vn; cung cấp thông tin trên Cổng thông tin tác nghiệp trực tuyến Thanh tra ngành Nội vụ tại địa chỉ http://thanhtranoivu.gov.vn.

Về dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nội vụ:

- 100% dịch vụ công mức độ 3 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Bộ.

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ được xác thực điện tử.

- 80% dịch vụ công mức độ 4 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Bộ.

Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá, tiếp nhận ý kiến về kết quả cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030

Về ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa:

- Ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa của Bộ Nội vụ đang được các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ xây dựng theo hình thức phân tán theo các đơn vị có thủ tục hành chính như: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước, Vụ Tổ chức phi chính phủ.

- Giai đoạn 2021 -2025, Bộ Nội vụ xây dựng phần mềm một cửa điện tử tại Bộ theo hướng triển khai tích hợp và tập trung tại Phần mềm một cửa của Bộ để liên thông với Dịch vụ công quốc gia.

- Mục tiêu đạt được 80% tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua các phần mềm một cửa điện tử tại các đơn vị thuộc Bộ và 100% đối với các đơn vị trực thuộc Bộ.

Về bảo đảm an toàn thông tin:

- Tổ chức xây dựng phương án ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng để chủ động hơn trong việc xử lý sự cố và khôi phục hệ thống sau sự cố.

- Xây dựng hệ thống giám sát tập trung theo cấp độ đối với hệ thống thông tin tại Bộ nhằm giám sát hoạt động của hệ thống thông tin để phát hiện và cảnh báo sớm tấn công mạng và các nguy cơ mất an toàn thông tin.

- Đảm bảo 100% hệ thống đều được giám sát, xử lý sự cố an toàn thông tin kịp thời tại Bộ (SOC).

- Duy trì triển khai mô hình 4 lớp: Lớp 1: Có đơn vị chuyên trách tại chỗ là Phòng Quản lý an toàn thông tin, Trung tâm Thông tin; Lớp 2 và 3: Tự thực hiện giám sát và kiểm tra, đánh giá; Lớp 4: Hệ thống hiện đã kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong các chiến dịch bóc gỡ mã độc, mạng máy tính nhiễm mã độc trên diện rộng.

- Duy trì các thông tin tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng đều được cập nhật kịp thời, nhanh chóng trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và mạng nội bộ của Bộ Nội vụ (dưới hình thức Bản tin An toàn thông tin nội bộ).

- Triển khai tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các đơn vị trực thuộc Bộ.

IV. Nhiệm vụ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

Xây dựng và ban hành các quy chế quy định về quản lý, vận hành các hệ thống CNTT tại Bộ Nội vụ.

Xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về công tác văn thư, các văn bản quy phạm pháp luật về lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu điện tử.

Xây dựng, ban hành văn bản quy định về mẫu phiếu thông tin đầu vào sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả mẫu phiếu điện tử) thống nhất trong toàn hệ thống chính trị thay thế mẫu 2C-BNV/2008 của Bộ Nội vụ và mẫu 2C/TCTW-98 của Ban Tổ chức Trung ương.

Xây dựng văn bản quy định danh mục chuẩn thông tin và quy định kỹ thuật chia sẻ, tích hợp dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức (thay thế Quyết định số 4223/QĐ-BNV ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ); Quy định về an toàn bảo mật thông tin đối với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.

Xây dựng văn bản quy định về định danh cán bộ, công chức, viên chức; sơ yếu lý lịch điện tử, lưu trữ điện tử đối với hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; thẻ công chức điện tử.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ lưu trữ điện tử; các đề án, dự án về lưu trữ tài liệu điện tử:

- Tham mưu cho Bộ Nội vụ trình Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Lưu trữ năm 2011 đáp ứng yêu cầu quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, hoàn thành năm 2021.

- Hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định về lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử trình Bộ Nội vụ ban hành.

- Xây dựng Dự thảo Thông tư Quy định về tiêu chuẩn Kho lưu trữ số và các quy trình nghiệp vụ Lưu trữ tài liệu điện tử trình Bộ Nội vụ ban hành, hoàn thành năm 2021.

Xây dựng các chính sách thu hút, phối hợp với doanh nghiệp trong công tác triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ. Phát triển các hình thức thuê, khoán trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.

Xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong Bộ và trong ngành Nội vụ trên cơ sở các quy định của Chính phủ.

Xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật của thẻ công chức điện tử cũng như các quy định về việc quản lý, sử dụng thẻ công chức điện tử; các quy định về mã hiệu, số hiệu cán bộ, công chức, viên chức...

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Mục tiêu là kế thừa và tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, các Trung tâm dữ liệu của Bộ theo mô hình quản lý tập trung, sử dụng giải pháp công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây, dữ liệu lớn…

Xây dựng mạng diện rộng kết nối giữa Bộ Nội vụ và các đơn vị trực thuộc Bộ; giữa Bộ Nội vụ với các địa phương.

Nâng cấp, trang bị thêm máy chủ mới, nâng cấp các thiết bị trong Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ, cài đặt các phần mềm hệ thống mới, các phần mềm đảm bảo an toàn thông tin cho các máy chủ tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ.

Trang bị thiết bị cho trung dữ liệu (Data Center) của Bộ phục vụ cho hệ thống VOFFICE và Một cửa điện tử đặt tại TTTHDL của Bộ.

Nâng cấp đường truyền, mua mới máy tính, máy in, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ Nội vụ được trang bị máy vi tính cấu hình phù hợp có kết nối đường truyền Internet tốc độ cao.

Ứng dụng chữ ký số để trao đổi thông tin với các cơ quan bên ngoài Bộ. Hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin:

- Trang bị thêm máy chủ và các thiết bị khác, nâng cấp mạng cục bộ được bảo vệ bởi hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện, phòng và chống truy cập trái phép.

- Hệ thống thư điện tử được trang bị phần mềm quét virus, lọc thư rác: Thiết bị Fortinet FortiMail 400E.

Đảm bảo kỹ thuật và công nghệ về hạ tầng CNTT khi kết nối hệ thống thông tin của Bộ Nội vụ vào mạng Quốc gia theo mô hình thống nhất.

Cung cấp các hạ tầng tri thức, tính toán, xử lý, khai thác dữ liệu… gắn với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử ngành Nội vụ.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các CSDL quốc gia, chuyên ngành, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Nội vụ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kết nối, liên thông với các CSDL quốc gia liên quan và các CSDL của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2021 – 2025.

Hoàn thành 100% các ứng dụng/CSDL/các dịch vụ dùng chung trong ngành Nội vụ; được kết nối liên thông phục vụ xây dựng các HTTT, CSDL trong ngành Nội vụ theo Kiến trúc CPĐT Bộ Nội vụ phiên bản 2.0.

Xây dựng đề án Trung tâm Giám sát an toàn thông tin (SOC) của Bộ Nội vụ. Duy trì vận hành, mở rộng hạ tầng, đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT của Bộ theo lộ trình.

Xây dựng Cloud nội bộ kết hợp Hybrid Cloud và bổ sung, nâng cấp hạ tầng mạng, bảo mật của Trung tâm tích hợp dữ liệu đáp ứng nhu cầu phát triển dữ liệu theo xu hướng tích hợp, chia sẻ; dịch chuyển các hệ thống hạ tầng thông tin sang vận hành trên nền tảng Cloud, cung cấp kết nối, chia sẻ dữ liệu cho tất cả các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và ngành Nội vụ. Dịch chuyển hạ tầng máy chủ, lưu trữ sang công nghệ ảo hóa để tiết kiệm tài nguyên phần cứng và làm nền tảng xây dựng Cloud nội bộ.

Xây dựng trục tích hợp dữ liệu (LGSP) của Bộ Nội vụ, thực hiện kết nối liên thông, đồng bộ, chia sẻ các dịch vụ dùng chung, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo Kiến trúc CPĐT Bộ Nội vụ phiên bản 2.0.

3. Phát triển các hệ thống nền tảng

Phát triển các hệ thống nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số: nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ Nội vụ:

- Xây dựng đề án Trung tâm điều hành dữ liệu (thông minh IOC) của Bộ Nội vụ.

- Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin một cửa điện tử, kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia thông qua cơ chế đăng nhập một lần từ cổng dịch vụ công quốc gia.

- Xây dựng Cổng Dịch vụ công của Bộ và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành do Bộ cung cấp, kết nối liên thông, chia sẻ với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của Bộ, Cổng Dịch vụ công Quốc gia phục vụ người dân, doanh nghiệp và tổ chức.

- Triển khai xây dựng Trục liên thông văn bản nội bộ của Bộ Nội vụ, kết nối, liên thông gửi nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản Quốc gia.

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của Bộ Nội vụ (LGSP) kết nối, liên thông với NGSP.

- Triển khai Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-cabinet).

- Xây dựng Cơ sở dữ liệu và Trang thông tin điện tử về sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

- Phát triển các hệ thống nền tảng đặc thù, dùng chung cho các ứng dụng của lĩnh vực Tôn giáo.

- Phát triển các hệ thống nền tảng đặc thù, dùng chung cho các ứng dụng của lĩnh vực Văn thư – Lưu trữ.

- Phát triển các hệ thống nền tảng đặc thù, dùng chung cho các ứng dụng của lĩnh vực Cải cách hành chính nhà nước.

- Phát triển các hệ thống nền tảng đặc thù, dùng chung cho các ứng dụng của lĩnh vực Thi đua – Khen thưởng:

+ Phát triển, đổi mới công nghệ, nâng cấp các ứng dụng tích hợp trên Cổng thông tin điện tử Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương:

+ Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử;

+ Hệ thống quản lý lưu trữ điện tử;

+ Hệ thống hội nghị truyền hình trên internet phục vụ họp, giao ban trực tuyến.

- Xây dựng khai thác vận hành hệ thống thông tin, báo cáo, Bộ, ngành và địa phương kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

- Tổ chức, thực hiện mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở của Chính phủ, tích hợp với Hệ tri thức Việt số.

- Triển khai nền tảng trao đổi, chia sẻ tích hợp dữ liệu của Bộ.

- Tiếp tục triển khai, đưa vào vận hành khai thác các HTTT/CSDL có tính chất nền tảng, liên ngành, các CSDL chuyên ngành đáp ứng nhu cầu chuyên môn nghiệp vụ.

- Quản lý, vận hành duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước tại Bộ Nội vụ.

4. Phát triển các cơ sở dữ liệu

Triển khai đề án CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ Nội vụ.

Xây dựng, triển khai Đề án Thẻ Công chức điện tử với mục tiêu:

- Thực hiện xây dựng và triển khai cấp thẻ công chức điện tử đa năng tới cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước đảm bảo đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đối với công chức trong tình hình mới; gắn việc cấp thẻ công chức điện tử với việc xây dựng CSDL quốc gia về CBCCVC trong các cơ quan nhà nước; kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia ở các lĩnh vực khác, góp phần vào quá trình cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử; thực hiện minh bạch hóa công tác quản lý CBCCVC, xây dựng một nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả.

- Góp phần hình thành đội ngũ “Công chức điện tử” phục vụ người dân, doanh nghiệp (số) trên nền tảng của công nghệ 4.0, qua đó kiến tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế số trong điều kiện Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Xây dựng kế hoạch về chuyển đổi số của Bộ Nội vụ:

- Đảm bảo việc triển khai thực hiện theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 phù hợp với điều kiện thực tiễn của Bộ Nội vụ nhằm phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số của Bộ, từng bước tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập và sử dụng; Tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, tiết kiệm thời gian.

- Mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện đối với các lĩnh vực hoạt động của Bộ Nội vụ.

- Mục tiêu đến năm 2030, đảm bảo kế thừa các mục tiêu đến năm 2025, hình thành nền tảng dữ liệu số của Bộ Nội vụ phục vụ việc kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính.

Xây dựng, triển khai các CSDL chuyên ngành của Bộ Nội vụ (CSDL Hội và tổ chức phi chính phủ; CSDL thanh niên…).

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025”.

Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý công tác lưu trữ và công chức, viên chức nghiệp vụ lưu trữ đáp ứng tiêu chuẩn vị trí việc làm, hoàn thành năm 2024

Xây dựng tiêu chuẩn vị trí việc làm của cơ quan quản lý nhà nước ngành lưu trữ ; đơn vị sự nghiệp lưu trữ; bộ phận văn thư, lưu trữ tại các cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ lưu trữ điện tử, hoàn thành năm 2021.

Xây dựng Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá, tiếp nhận ý kiến về kết quả cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030”.

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai và hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu về “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”.

Xây dựng “Hệ thống thông tin quản lý công tác Hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ”.

Tiếp tục khai thác, vận hành, nâng cấp tốc độ và tính năng cho 02 phần mềm: Phần mềm tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành Trung ương và địa phương; Phần mềm tổng hợp báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Tiếp tục thực hiện số hóa, đăng tải các bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức được biên soạn lên Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ.

Xây dựng hệ thống phần mềm xử lý thông tin điều tra cơ sở hành chính.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nội vụ.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ của Bộ Nội vụ.

Tạo lập bộ cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng trên toàn quốc, bao gồm cả các dữ liệu khen thưởng được lưu trữ từ trước đến nay, làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng các dữ liệu thi đua, khen thưởng phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên môi trường internet.

Phối hợp với các địa phương cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu ngành tôn giáo: về chức sắc tôn giáo, cơ sở thờ tự tôn giáo. Trên cơ sở dữ liệu này sẽ triển khai xây dựng các bản đồ số hóa về tôn giáo.

Xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các văn bản quy định cập nhật, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu ngành tôn giáo, bảo mật, backup dữ liệu, quản lý hệ thống thư điện tử, trang thông tin điện tử.

Triển khai đề án đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho Trung tâm Thông tin Bộ Nội vụ.

Triển khai đề án tăng cường năng lực và cơ cấu tổ chức cho Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ.

Tiếp tục duy trì và nâng cấp phần mềm báo cáo thống kê ngành Nội vụ theo lộ trình chỉnh lý, sửa đổi hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ hằng năm.

Xây dựng hệ thống phần mềm xử lý thông tin điều tra cơ sở hành chính năm 2021.

Tiếp tục duy trì, vận hành, nâng cấp Phần mềm quản lý chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính (ParIndex).

Tiếp tục duy trì, vận hành, quản trị Bản tin điện tử cải cách hành chính của Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

Tiếp tục duy trì, vận hành, quản trị, nâng cấp website của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ: http://caicachhanhchinh.gov.vn

Tiếp tục duy trì, vận hành, quản trị, nâng cấp Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến nghiệp vụ (e-Learning) về cải cách hành chính cho công chức thực hiện cải cách hành chính các bộ, ngành, địa phương.

5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

Triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành (QLVBĐH), sử dụng văn bản điện tử tại khối cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, bảo đảm kết nối liên thông gửi nhận văn bản điện tử với hệ thống quản lý văn bản của Chính phủ; giữa các đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ.

100% các văn bản đi, đến (trừ văn bản mật) đều được xử lý trên môi trường mạng, dự thảo văn bản được sử dụng theo quy trình khép kín, các văn bản gửi/nhận đều được ký số cơ quan và ký số cá nhân lãnh đạo, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý và điều hành.

Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng chữ ký số tại khối cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ; sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số cho văn bản điện tử trao đổi trên hệ thống quản lý văn bản của Bộ.

Đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật sẵn sàng để hồ sơ quản lý cán bộ, công chức các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ được quản lý bằng cơ sở dữ liệu (CSDL) điện tử.

Triển khai thực hiện Đề án “Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử của các cơ quan nhà nước”.

Tăng cường khai thác hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin hiện có; đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ và của các đơn vị trực thuộc Bộ bảo đảm hiện đại, tiên tiến, đồng bộ.

Đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật tuyệt đối cho Hệ thống thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.

Nâng cao trình độ, kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ.

6. Bảo đảm an toàn thông tin

Thường xuyên rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Bộ.

Thường xuyên rà soát, cập nhật và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp và hệ thống các cơ sở dữ liệu.

Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.

Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.

Định kỳ hàng năm cử cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin, sự cố thông tin.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ.

Định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin của Bộ.

7. Phát triển nguồn nhân lực

Trong bối cảnh CMCN 4.0, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi những thay đổi trong công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ. Do đó, cần đẩy mạnh các hoạt động về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về CNTT cho cán bộ chuyên trách về CNTT: Quản trị, vận hành, an toàn, an ninh và bảo mật … cũng như việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng và khai thác ứng dụng CNTT đối với cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ.

Đào tạo kỹ năng số cho công chức, viên chức, người lao động của Bộ, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng các yêu cầu trong môi trường làm việc hiện đại, chủ động tiếp cận và bắt kịp với xu thế cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Cử cán bộ chuyên trách/phụ trách về công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo nâng cao.

Nghiên cứu, đề xuất các phương án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ.

Các cơ chế, chính sách thu hút, chính sách đãi ngộ trong việc tuyển dụng nhân lực chuyên ngành an toàn thông tin về các đơn vị chuyên trách của các Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ để làm hạt nhân phát triển đội ngũ nhân lực an toàn thông tin tại chỗ.

V. Giải pháp

1. Để tạo nguồn nhân ứng dụng CNTT đảm bảo về chất lượng và số lượng: Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền về Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử kết hợp với an toàn, an ninh mạng không chỉ cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin mà còn cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Bộ Nội vụ để bắt kịp với xu thế đổi mới nhanh chóng của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho Lãnh đạo và cán bộ cấp phòng của Trung tâm Thông tin và Lãnh đạo các đơn vị chuyên trách về CNTT của các đơn vị trực thuộc Bộ các kỹ năng về phát triển Chính phủ số.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

- Đẩy mạnh hình thức đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ và của ngành Nội vụ.

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp Để đảm bảo các mục tiêu của Bộ Nội vụ giai đoạn 2021 – 2025 trong việc phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đối với giải pháp thuê dịch vụ nền tảng điện toán đám mây để đảm bảo hoạt động ứng dụng CNTT tại Bộ Nội vụ là cần thiết trong giai đoạn hiện nay bám sát các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ số phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và Chính phủ điện tử phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đáp ứng với nhu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

4. Thu hút nguồn lực CNTT

Để tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT đảm bảo về chất lượng và số lượng cần:

Tổ chức đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức của Bộ trong việc ứng dụng CNTT vào công việc.

Đào tạo, tập huấn đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin của các đơn vị có khả năng quản trị hệ thống mạng, các cơ sở dữ liệu, ứng dụng chuyên ngành của từng đơn vị.

Đẩy mạnh và tận dụng các nguồn lực trong việc bồi dưỡng hướng dẫn kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác Internet, sử dụng thư điện tử, các phần mềm ứng dụng cho công chức, viên chức.

Đẩy mạnh hình thức đào tạo trực tuyến cho công chức, viên chức của Bộ.

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Nghiên cứu xây dựng chế độ ưu đãi đối với công chức, viên chức chuyên trách về CNTT để thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn về CNTT.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế, bao gồm các hoạt động hợp tác quốc tế trong phát triển công nghệ, Chính phủ điện tử/Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng (thăm quan, học tập, chia sẻ).

Nghiên cứu, triển khai các chương trình hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, ưu tiên các công nghệ theo xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0. Học tập kinh nghiệm về xây dựng CPĐT, nhận chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả các giải pháp, công nghệ của các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, các hãng công nghệ lớn và các đối tác quốc tế, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào một đối tác duy nhất, đặc biệt trong vấn đề an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo đảm không lộ lọt thông tin, bí mật quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan đến lĩnh vực CNTT và CPĐT.

VI. Kinh phí thực hiện

Tăng cường thuê dịch vụ để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn chi sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác (Vốn ODA; Kinh phí khoa học công nghệ; Kinh phí cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; đầu tư theo hình thức đối tác công tư) để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Kế hoạch.

Nguồn kinh phí đầu tư theo các dự án đã được phê duyệt và thường xuyên từ ngân sách nhà nước.

VII. Tổ chức thực hiện

1. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ

Căn cứ Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Nội vụ, xây dựng Kế hoạch và dự toán ngân sách ứng dụng CNTT hàng năm, gửi Trung tâm Thông tin, Vụ Kế hoạch – Tài chính để tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ, các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Kiểm tra, đánh giá và báo cáo định kỳ 6 tháng và đột xuất tình hình thực hiện Kế hoạch này theo hướng dẫn và yêu cầu chung về Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các cơ quan chủ trì các dự án được nêu trong Kế hoạch này có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình phê duyệt và triển khai các dự án, nhiệm vụ này theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự lồng ghép về nội dung, kinh phí với các chương trình, kế hoạch, dự án chuyên ngành đang triển khai (nếu có), tránh trùng lặp, lãng phí. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định sơ bộ của Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ và Vụ Kế hoạch - Tài chính, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

2. Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ

Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này;

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ thông tin; xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử giữa các đơn vị trong Bộ và trong ngành Nội vụ trên cơ sở các quy định của Chính phủ;

Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch – Tài chính hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng kế hoạch hàng năm và dự toán ngân sách hàng năm cho ứng dụng công nghệ thông tin;

Thẩm tra các dự án, nhiệm vụ trong dự toán ngân sách hàng năm cho ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị trực thuộc Bộ về mục tiêu, nội dung chuyên môn, tiêu chuẩn kỹ thuật, gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ;

Hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ xây dựng báo cáo hàng năm và báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện Kế hoạch này;

Kiểm tra và tổng hợp việc thực hiện Kế hoạch này; xây dựng báo cáo định kỳ 6 tháng gửi Lãnh đạo Bộ, đề xuất các điều chỉnh nội dung Kế hoạch cho phù hợp với tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong Bộ;

Đưa vào sử dụng, đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

Nghiên cứu, đề xuất bộ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện thành công Kế hoạch này và phương pháp đánh giá mức độ sử dụng và hài lòng của người dân trên cơ sở các quy định chung đối với các dịch vụ hành chính công của Bộ;

Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ để triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ 5 năm và hàng năm. Xây dựng tài liệu, tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý dự án công nghệ thông tin;

Xây dựng các chính sách thu hút, phối hợp với doanh nghiệp trong công tác triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ trên cơ sở các quy định của Chính phủ;

Xây dựng các quy định về an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Nội vụ;

Phối hợp, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức và kỹ năng về CNTT cho Lãnh đạo các đơn vị chuyên trách về CNTT của các đơn vị trực thuộc Bộ;

Chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ và của ngành Nội vụ;

Nghiên cứu triển khai thí điểm, phổ biến nhân rộng hệ thống quản lý thông tin tổng thể;

Chủ trì xây dựng danh mục, cơ chế mua sắm các phần mềm dùng chung của Bộ Nội vụ.

Xây dựng các quy trình, chuẩn nội dung tích hợp thông tin từ cấp xã, huyện, tỉnh, các đơn vị trực thuộc Bộ về Bộ thuộc hệ thống thông tin điện tử của Bộ và đến Văn phòng Chính phủ theo hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ.

3. Vụ Kế hoạch – Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin – Bộ Nội vụ tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định việc bố trí vốn từ ngân sách nhà nước cho các dự án, nhiệm, vụ theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Nội vụ.

4. Vụ Cải cách hành chính

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch này với Chương trình cải cách hành chính.

5. Vụ Tổ chức cán bộ

Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ và ngành Nội vụ theo Kế hoạch này.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ chủ động phối hợp với Trung tâm Thông tin tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

IX. Danh mục nhiệm vụ, dự án

(Phụ lục III kèm theo)./.

PHỤ LỤC I

HIỆN TRẠNG CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU ÁP DỤNG TẠI BỘ NỘI VỤ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: 53/QĐ-BNV ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nội vụ)

STT

Tên cơ sở dữ liệu

Hiện trạng

Ghi chú

1

CSDL Văn bản quy phạm pháp luật

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

2

CSDL Hội, Tổ chức Phi chính phủ

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

3

CSDL cán bộ, công chức, viên chức và CSDL cán bộ, công chức cấp xã

Đang xây dựng

Bộ Nội vụ

4

CSDL Chính quyền địa phương, địa giới hành chính

Đang xây dựng

Bộ Nội vụ

5

CSDL Thư viện Bộ Nội vụ

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

6

Phần mềm xử lý dữ liệu và khai thác dữ liệu Chức sắc tôn giáo

Đã đưa vào sử dụng

Ban Tôn giáo Chính phủ

7

Phần mềm xử lý dữ liệu và khai thác dữ liệu Cơ sở thờ tự tôn giáo

Đã đưa vào sử dụng

Ban Tôn giáo Chính phủ

8

Văn bản pháp luật

Đã đưa vào sử dụng

Ban Thi đua Khen thưởng TW

9

CSDL thi đua khen thưởng

Đã đưa vào sử dụng

Ban Thi đua Khen thưởng TW

10

CSDL hiện vật khen thưởng

Đã đưa vào sử dụng

Ban Thi đua Khen thưởng TW

11

CSDL cán bộ công chức viên chức

Đã đưa vào sử dụng

Ban Thi đua Khen thưởng TW

12

CSDL về tài chính kế toán

Đã đưa vào sử dụng

Ban Thi đua Khen thưởng TW

13

CSDL Dữ liệu lưu trữ điện tử

Đã đưa vào sử dụng

Ban Thi đua Khen thưởng TW

14

CSDL hành chính công điện tử

Đã đưa vào sử dụng

Ban Thi đua Khen thưởng TW

15

Tài liệu lưu trữ (thuộc phông lưu trữ nhà nước Việt Nam)

Đã đưa vào sử dụng

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

16

Thống kê công tác văn thư lưu trữ và tài liệu lưu trữ

Đã đưa vào sử dụng

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

17

Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Nội vụ: https://phananh.moha.gov.vn

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

18

Phần mềm báo cáo Thống kê ngành nội vụ (http://thongke.moha.gov.vn)

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

19

Phần mềm quản lý chấm điểm xác đinh chỉ số cải cách hành chính các cấp (http://parindex.caicachhanhchinh.gov.vn)

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

20

Phần mềm Kết quả đào tạo (http://kqdt.moha.gov.vn)

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

21

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức (http://dtbd.moha.gov.vn)

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

22

Phần mềm Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ Bộ trưởng giao (http://nhiemvu.moha.gov.vn)

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

23

Hệ thống họp trực tuyến Bộ Nội vụ (meetting.moha.gov.vn)

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

24

Hệ thống tích hợp tài khoản dùng chung đăng nhập một lần SSO (login.moha.gov.vn)

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

25

Phần mềm báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (http://csdt.moha.gov.vn)

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

26

Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến của Bộ Nội vụ tại địa chỉ: www.daotao.moha.gov.vn

Đã đưa vào sử dụng

Bộ Nội vụ

PHỤ LỤC II

CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CNTT CỦA BỘ NỘI VỤ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: 53/QĐ-BNV ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nội vụ)

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Thời gian thực hiện

Kết quả/Hiện trạng

KHỐI CƠ QUAN BỘ

1

Dự án Đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ và của các đơn vị trực thuộc Bộ bảo đảm hiện đại, tiên tiến, đồng bộ.

Trung tâm Thông tin

2016-2018

Đã hoàn thành

2

Dự án Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ

Trung tâm Thông tin

2016

Đã hoàn thành

3

Dự án đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật hệ thống thông tin của Bộ Nội vụ

Trung tâm Thông tin

2016-2020

Đã hoàn thành

4

Triển khai chữ ký số giai đoạn 2016 -2017

Trung tâm Thông tin

2016-2017

Đã hoàn thành

5

Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến e-learning về công nghệ thông tin cho các Bộ, tỉnh/thành phố

2016

Đã hoàn thành

6

Dự án Đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho Trung tâm Thông tin Bộ Nội vụ.

Trung tâm Thông tin

2016 - 2020

Chưa triển khai

7

Dự án tăng cường năng lực và cơ cấu tổ chức cho Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ

Trung tâm Thông tin

2016 - 2020

Chưa triển khai

8

Triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại Bộ Nội vụ

Trung tâm Thông tin

2016

Đã hoàn thành

9

Xây dựng và triển khai kiến trúc Bộ Nội vụ điện tử (Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Nội vụ).

Trung tâm Thông tin

2016

Đã hoàn thành

11

Hoàn thiện phần mềm thi tuyển công chức trên máy tính

Viện Khoa học tổ chức nhà nước

2016- 2017

Đã hoàn thành

12

Xây dựng phần mềm quản lý số hiệu công chức

Viện Khoa học tổ chức nhà nước

2013-2017

Dừng triển khai

13

Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính (Dự án 513)

Vụ Chính quyền địa phương

2016-2020

Đã hoàn thành

14

Dự án Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ công chức, viên chức, của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ và của ngành Nội vụ.

Vụ Tổ chức cán bộ

2016-2020

Đã hoàn thành

15

Nâng cấp Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử

Tạp chí Tổ chức nhà nước

2016-2019

Đã hoàn thành

16

Đề án xây dựng Hệ thống thông tin thống kê ngành Nội vụ

Vụ Kế hoạch – Tài chính

2016 - 2018

Đã hoàn thành

17

Xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh niên

Vụ Công tác thanh niên

2016-2020

Đã hoàn thành

18

Xây dựng phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức cao cấp (gồm: Cán bộ, công chức thuộc diện Thủ tướng bổ nhiệm; công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I và giáo sư, phó giáo sư)

Vụ Công chức, Viên chức

2016-2017

Chưa triển khai

19

Xây dựng và đưa vào vận hành các phần mềm: quản lý chương trình công tác, kiểm soát công việc của công chức, viên chức; quản lý thời gian làm việc, chấm công bằng điện tử; quản lý chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị cử tri,… trên môi trường mạng trong hoạt động của Bộ

Văn phòng Bộ

Đã hoàn thành

20

Khảo sát đánh giá thực trạng, nhu cầu và giải pháp chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về hội, quỹ phục vụ cho việc cung cấp Dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Vụ Tổ chức Phi chính phủ

2016-2020

Đã hoàn thành

Ban Tôn giáo chính phủ

21

Dự án: “Hệ thống thông tin quản lý trường đào tạo chức sắc tôn giáo”

Ban Tôn giáo Chính phủ

2016-2020

Chưa triển khai do chưa được cấp kinh phí

22

Xây dựng phần mềm quản lý Hồ sơ cán bộ và Quản lý hồ sơ đảng viên trong hệ thống tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

2016

Chưa triển khai do chưa được cấp kinh phí

23

Nâng cấp phần mềm, cập nhập CSDL, đồng bộ hóa dữ liệu “Hệ thống thông tin chức sắc tôn giáo”, “Hệ thống thông tin cơ sở thờ tự tôn giáo”

Ban Tôn giáo Chính phủ

2016-2020

Chưa triển khai do chưa được cấp kinh phí

24

Dự án: Xây dựng hệ thống bảo mật cơ sở dữ liệu và truy cập từ xa cổng thông tin điện tử

Ban Tôn giáo Chính phủ

2017

Chưa triển khai do chưa được cấp kinh phí

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

25

Dự án “Xây dựng hạ tầng lưu trữ điện tử và số hóa tài liệu lưu trữ”

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

2016-2017

Đã hoàn thành

26

Nâng cấp hạ tầng CNTT và Cổng thông tin điện tử của Ban

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

2017-2019

Đã hoàn thành

27

Đào tạo ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý cho công chức, viên chức của ngành thi đua, khen thưởng

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

2019-2020

Đã hoàn thành

Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

28

Xây dựng hệ thống quản lý lưu trữ điện tử của các cơ quan Lưu trữ lịch sử và các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp

Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

2015-2020

Đã hoàn thành

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

29

Tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng Công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo và quản lý điều hành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2016-2020

Đã hoàn thành

PHỤ LỤC III

DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
(Kèm theo Quyết định số: 53/QĐ-BNV ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nội vụ)

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Tên nhiệm vụ ứng dụng CNTT giai đoạn 2021-2025

Đơn vị chủ trì

Dự án chuyển tiếp hay dự án mới

Thời gian triển khai

Tổng mức đầu tư dự kiến (Dự kiến)

Nguồn vốn

1

Tiếp tục duy trì, vận hành, nâng cấp Phần mềm quản lý chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính (ParIndex)

Vụ Cải cách hành chính

DA Chuyển tiếp

2021-2025

3.500.000

Ngân sách Nhà nước

2

Tiếp tục duy trì, vận hành, quản trị Bản tin điện tử cải cách hành chính của Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Vụ Cải cách hành chính

DA Chuyển tiếp

2021-2025

2.500.000

Ngân sách Nhà nước

3

Tiếp tục duy trì, vận hành, quản trị, nâng cấp website của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ: http://caicachhanhchinh.gov.vn

Vụ Cải cách hành chính

DA Chuyển tiếp

2021-2025

5.000.000

Ngân sách Nhà nước

4

Tiếp tục duy trì, vận hành, quản trị, nâng cấp Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến nghiệp vụ (e-Learning) về cải cách hành chính cho công chức thực hiện cải cách hành chính các bộ, ngành, địa phương

Vụ Cải cách hành chính

DA Chuyển tiếp

2021-2025

2.500.000

Ngân sách Nhà nước

5

Xây dựng Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá, tiếp nhận ý kiến về kết quả cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030”.

Vụ Cải cách hành chính

DA Chuyển tiếp

2021-2025

10.000.000

Ngân sách Nhà nước

6

Xây dựng cơ sở dữ liệu về “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”

Vụ Chính quyền địa phương

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

7

Xây dựng “Hệ thống thông tin quản lý công tác Hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ"

Vụ Hợp tác quốc tế

DA Mới

2021-2025

500.000

Ngân sách Nhà nước

8

Nâng cấp dịch vụ công mức độ 3 trong lĩnh vực thi tuyển công chức của Bộ Nội vụ lên dịch vụ công mức độ 4, thời gian triển khai dự kiến trong năm 2021.

Vụ Tổ chức cán bộ

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

9

Tiếp tục khai thác, vận hành, nâng cấp tốc độ và tính năng Phần mềm tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ ngành Trung ương và địa phương

Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

10

Tiếp tục khai thác, vận hành, nâng cấp tốc độ và tính năng Phần mềm tổng hợp báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

11

Số hóa, đăng tải các bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức đã biên soạn lên Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ

Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

12

Hệ thống phần mềm xử lý thông tin điều tra cơ sở hành chính

Vụ Kế hoạch – Tài chính

DA Mới

2021-2025

15.000.000

Ngân sách Nhà nước

13

Bổ sung Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nội vụ

Vụ Kế hoạch – Tài chính

DA Mới

2021-2025

2.000.000

Ngân sách Nhà nước

14

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ của Bộ Nội vụ.

Viện Khoa học tổ chức nhà nước

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

15

Nâng cấp Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử theo hướng tăng cường quy trình xử lý điện tử, cắt giảm quy trình xử lý trên giấy, tiến tới thực hiện hoàn toàn các thủ tục hành chính công trực tuyến về thi đua, khen thưởng trên môi trường điện tử.

Ban thi đua – Khen thưởng trung ương

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

16

Tích hợp Hệ thống hội nghị truyền hình trên internet trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; Hệ thống trao đổi thông tin trên các thiết bị di động lên Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử.

Ban thi đua – Khen thưởng trung ương

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

17

Liên thông dữ liệu thi đua, khen thưởng của Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử từ trục liên thông của Bộ, ngành lên trục liên thông quốc gia.

Ban thi đua – Khen thưởng trung ương

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

18

Hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng đưa vào khai thác, sử dụng trên toàn quốc.

Ban thi đua – Khen thưởng trung ương

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

19

Xây dựng, số hóa, khai thác hồ sơ lưu trữ điện tử phục vụ công tác xác nhận, cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng hoàn toàn trên môi trường điện tử.

Ban thi đua – Khen thưởng trung ương

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

20

Phát triển ứng dụng chữ ký số và các hình thức xác thực danh tính trên Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử ngành thi đua, khen thưởng.

Ban thi đua – Khen thưởng trung ương

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

21

Xây dựng Cổng thông tin điện tử theo hướng một cửa, liên thông với các các hệ thống thông tin ngành nội vụ.

Ban thi đua – Khen thưởng trung ương

DA Chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

22

Nâng cấp, thay mới máy chủ Trang thông tin điện tử Ban Tôn giáo Chính phủ phiên bản tiếng Anh

Ban Tôn giáo Chính phủ

DA Chuyển tiếp

2021-2025

1.000.000

Ngân sách Nhà nước

23

Duy tu bảo dưỡng trung tâm tích hợp dữ liệu của Ban, mua sắm thiết bị tin học và đường truyền

Ban Tôn giáo Chính phủ

DA Chuyển tiếp

2021-2025

2.000.000

Ngân sách Nhà nước

24

Bảo trì 02 phần mềm, cập nhập dữ liệu, đồng bộ hóa dữ liệu “Hệ thống thông tin chức sắc tôn giáo”, “Hệ thống thông tin cơ sở thờ tự tôn giáo”

Ban Tôn giáo Chính phủ

DA Chuyển tiếp

2021-2025

2.000.000

(mỗi năm 500 triệu đồng)

Ngân sách Nhà nước

25

Dự án: Xây dựng bản đồ tôn giáo và bản đồ cơ sở thờ tự tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

DA Mới

2021-2025

4.000.000

Ngân sách Nhà nước

26

Dự án: Xây dựng hệ thống bảo mật cơ sở dữ liệu và truy cập từ xa cổng thông tin điện tử

Ban Tôn giáo Chính phủ

DA mới

2021-2025

1.500.000

Ngân sách Nhà nước

27

Nâng cấp phần mềm theo dõi trả lời chất vấn và PAKN của cử tri

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2025

1.000.000

Ngân sách Nhà nước

28

Phần mềm Hệ thống thông tin phục vụ Hội nghị và chỉ đạo, điều hành công việc của Lãnh đạo Bộ

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2023

5.000.000

Ngân sách Nhà nước

29

Nâng cấp phần mềm Hệ thống thông tin phục vụ Hội nghị và chỉ đạo, điều hành công việc của Lãnh đạo Bộ

Văn phòng Bộ

DA mới

2024-2025

2.000.000

Ngân sách Nhà nước

30

Mua 2 phần mềm: Voffice và phần mềm Một cửa điện tử giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Văn phòng Bộ

DA chuyển tiếp

2021-2025

13.000.000

Mua trọn gói 2 phần mềm;

Kinh phí duy trì hàng năm 2.600.000

Ngân sách Nhà nước

31

Liên thông phần mềm Voffice và phần mềm Một cửa điện tử của Bộ với các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2025

9.000.000

(Tổng kinh phí cho mục 31, 32, 33, 34, 35)

Ngân sách Nhà nước

32

Xây dựng, nâng cấp bổ sung các ứng dụng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ theo quy định của Chính phủ

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

33

Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ TTHC của Bộ và cung cấp bản sao điện tử

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

34

Số hóa các kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền của Bộ từ văn bản giấy sang văn bản điện tử và ký số trên bản điện tử

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

35

Cung cấp dịch vụ chia sẻ và xác thực thông tin về kết quả giải quyết TTHC của Bộ

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2025

Ngân sách Nhà nước

36

Kinh phí duy trì ISO hàng năm

Văn phòng Bộ

DA chuyển tiếp

2021-2025

200.000

Ngân sách Nhà nước

37

Xây dựng ISO điện tử

Văn phòng Bộ

DA chuyển tiếp

2021-2025

4.000.000

Ngân sách Nhà nước

38

Sửa đổi, thay thế 62 quy trình ISO trong hoạt động của Bộ;

Văn phòng Bộ

DA chuyển tiếp

2021-2025

155.000

Ngân sách Nhà nước

39

Xây dựng mới 111 quy trình giải quyết TTHC của Bộ

Văn phòng Bộ

DA chuyển tiếp

2021-2025

277.000

Ngân sách Nhà nước

40

Kinh phí duy trì TTHC hàng năm

Văn phòng Bộ

DA chuyển tiếp

2021-2025

200.000

Ngân sách Nhà nước

41

Xây dựng Đề án "Lưu trữ điện tử"

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2025

60.000

Ngân sách Nhà nước

42

Triển khai Đề án “Lưu trữ điện tử”

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2025

8.500.000

Ngân sách Nhà nước

43

Đào tạo nhân lực

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2025

20.000

Ngân sách Nhà nước

44

Xây dựng cơ sở dữ liệu Ngành Nội vụ và Trung tâm điều hành thông minh của Bộ Nội vụ

Văn phòng Bộ

DA mới

2021-2025

700.000.000

Ngân sách Nhà nước

45

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ; Xây dựng Trang/Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ bằng tiếng nước ngoài

Trung tâm Thông tin

DA mới

2021-2025

200.000

Ngân sách Nhà nước

46

Dự án trang bị cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Bộ Nội vụ; thư viện số Bộ Nội vụ

Trung tâm Thông tin

DA mới

2021-2025

32.500.000

Ngân sách Nhà nước

47

Xây dựng khai thác vận hành Đề án CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.

Trung tâm Thông tin

DA mới

2021-2025

165.000.000

Ngân sách Nhà nước

48

Xây dựng khai thác vận hành hệ thống thông tin,báo cáo, Bộ, ngành và địa phương kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ

Trung tâm Thông tin

DA mới

2021-2025

5.000.000

Ngân sách Nhà nước

49

Đề án xây dựng và triển khai thực hiện thẻ Công chức điện tử.

Trung tâm Thông tin

DA mới

2021-2025

65.000.000

Ngân sách Nhà nước

50

Xây dựng Cổng Dịch vụ công của Bộ và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trung tâm Thông tin

DA mới

2021-2025

2.000.000

Ngân sách Nhà nước

51

Xây dựng đề án về chiến lược chuyển đổi số của Bộ Nội vụ.

Trung tâm Thông tin

DA mới

2021-2025

60.000.000

Ngân sách Nhà nước

52

Xây dựng, triển khai, các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành của Bộ Nội vụ

Trung tâm Thông tin

DA mới

2021-2025

10.000.000

Ngân sách Nhà nước

53

Xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của Bộ Nội vụ (LGSP) kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với NGSP: Kết nối tích hợp các DVC của các đơn vị trực thuộc Bộ lên cổng DVC của Bộ Nội vụ; Kết nối, tích hợp các DVC của Bộ Nội vụ lên Cổng dịch vụ công Quốc gia

Trung tâm Thông tin

DA mới

2021-2025

20.000.000

Ngân sách Nhà nước

54

Xây dựng Dự án giải pháp (phần cứng, phần mềm) họp trực tuyến của Bộ Nội vụ

Trung tâm Thông tin

DA mới

2021-2025

10.000.000

Ngân sách Nhà nước

55

Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước lĩnh vực văn thư, lưu trữ đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử của các cơ quan nhà nước”

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

DA chuyển tiếp

2021-2025

Ngân sách nhà nước

56

Dự án Kho Lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử - không gian trưng bày tài liệu lưu trữ quốc gia

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

DA mới

2021-2025

Triển khai khi được phê duyệt

Ngân sách nhà nước

57

Nhiệm vụ thường xuyên Số hóa, sao lưu, kết nối, nhập và quản lý CSDL Thực hiện

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

3.000.000 trang ảnh

2021-2025

Ngân sách nhà nước

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 53/QĐ-BNV ngày 20/01/2021 về Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 của Bộ Nội vụ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.083

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.45.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!