ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
CẤP
GIẤY PHÉP KINH DOANH KARAOKE
Kính gửi:
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã...............
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp
Giấy phép kinh doanh
(viết bằng chữ in hoa).......................................................................................................
- Địa chỉ:............................................................................................................................
- Điện thoại:.......................................................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số............ngày cấp..........nơi cấp.......................
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép
- Địa chỉ kinh doanh:..........................................................................................................
- Tên nhà hàng karaoke (nếu có):.....................................................................................
- Số lượng phòng karaoke:...............................................................................................
- Diện tích cụ thể từng phòng:..........................................................................................
3. Cam kết
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị
định số 103/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khi hoạt động kinh
doanh;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác,
trung thực của nội dung hồ sơ xin giấy phép kinh doanh./.
|
ĐẠI
DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối
với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
|
2. Thủ tục công
nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và
tương đương.
1. Trình tự, thủ tục:
Bước 1: Khu dân cư đăng ký “Thôn văn
hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương
đương với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
Bước 2: Trưởng Ban công tác Mặt trận ở
khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, bản, tổ dân phố và tương
đương) họp khu dân cư đề nghị công nhận“Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương.
Bước 3: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công
nhận khu dân cư văn hóa, Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn
thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra).
- Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, khen thưởng trình Chủ
tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận
cho “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn
hóa” và tương đương.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo thành tích xây dựng “Thôn
văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và
tương đương của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, có xác
nhận của UBND cấp xã:
+ Báo cáo hai (02) năm (công nhận lần đầu);
+ Báo cáo ba (03) năm; kèm theo Biên
bản kiểm tra hàng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã (công nhận lại);
- Văn bản đề nghị của UBND cấp xã;
- Hồ sơ đề nghị công nhận một (01) bộ,
nộp trực tiếp tại UBND cấp huyện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: UBND cấp huyện.
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính: Giấy công nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
a) Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày
vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn
mức bình quân chung của tỉnh (dưới đây gọi là bình quân chung);
- Tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức
bình quân chung;
- Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề
truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế;
- Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập
bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
- Có 100% hộ gia đình tham gia cuộc vận
động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội ở cộng
đồng.
b) Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
- Nhà Văn
hóa-Khu thể thao thôn (làng, bản và tương đương) từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Duy trì phong trào văn hóa, thể dục,
thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể
dục, thể thao ở cộng đồng;
- Có 100% hộ gia đình thực hiện tốt
các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không
có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
- Không phát sinh người mắc tệ nạn xã
hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
- Có 90% trở lên hộ gia đình được
công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận
3 năm liên tục trở lên;
- 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được
đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào
“khuyến học”, khuyến tài;
- Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm
tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai
được khám định kỳ;
- Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch
hóa gia đình;
- Có nhiều hoạt
động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch
sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng;
bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao dân gian truyền thống
ở địa phương.
c) Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
- Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn
vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;
- Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp
vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức
bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
- Nhà ở Khu dân cư, các công trình công
cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch;
- Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở,
nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân
xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái;
trồng cây xanh.
d) Chấp hành tốt đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
- Có 90% trở lên
hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
- Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu
hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, giải quyết những
vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu
kiện đông người trái pháp luật;
- Tuyên truyền và tạo điều kiện cho
các tầng lớp nhân dân ở Khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước,
đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng,
chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt
danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động
có hiệu quả;
- Không có người vi phạm an toàn giao
thông, buôn bán và sử dụng ma túy, đánh bạc dưới mọi hình thức, vi phạm các
tai, tệ nạn xã hội, tham gia các băng nhóm xã hội đen trực tiếp hoặc gián tiếp.
đ) Có tinh thần đoàn kết, tương trợ,
giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
- Thực hiện đầy đủ các chính sách của
Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm
chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng
hoặc cao hơn mức bình quân chung;
- Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo
từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó
khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da
cam-dioxin và những người bất hạnh.
e) Thời gian đăng ký xây dựng Khu dân
cư văn hóa từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); ba (3) năm trở lên
(công nhận lại).
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phường, thị
trấn ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày
10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn,
trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn
hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ
dân phố văn hóa” và tương đương.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày
07/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc
bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành
chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày
09/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban
hành Quy chế công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn
văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
3. Thủ tục công
nhận danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương
1. Trình tự, thủ tục:
Bước 1: Khu dân cư đăng ký xây dựng
“Tổ dân phố văn hóa” và tương đương với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cấp xã.
Bước 2: Trưởng Ban công tác Mặt trận ở
Khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, bản, tổ dân phố và tương
đương) họp Khu dân cư đề nghị công nhận “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
Bước 3: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công
nhận “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương, Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành
viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp
huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra).
- Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, khen thưởng trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp
Giấy công nhận cho “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành
chính nhà nước.
3. Thành phần hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Báo cáo thành tích xây dựng “Khu
dân cư văn hóa” của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, có xác nhận của UBND cấp
xã:
+ Báo cáo hai (02) năm (công nhận lần
đầu);
+ Báo cáo ba (03) năm; kèm theo Biên
bản kiểm tra hàng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã
(công nhận lại);
- Văn bản đề nghị của UBND cấp xã;
- Hồ sơ đề nghị công nhận một (01) bộ,
nộp trực tiếp tại UBND cấp huyện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: UBND cấp huyện.
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí (nếu có): Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm): Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính (nếu có):
a) Đời sống kinh tế ổn định và từng
bước phát triển:
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày
vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung
của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
- Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát;
tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
- Đạt tỷ lệ trên 80% lao động trong độ
tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định; thu nhập bình quân đầu người/năm
cao hơn mức bình quân chung;
- Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề
truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế.
b) Có đời sống văn hóa lành mạnh,
phong phú:
- Xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao
phù hợp với điều kiện của Tổ dân phố; có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và
vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em; thu hút trên 80% trở lên số người
dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
- Duy trì phong trào văn hóa, thể
thao, thu hút 75% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể
thao ở cộng đồng;
- Có 95% trở lên hộ gia đình thực hiện
tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nếp
sống văn minh đô thị; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
- Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng
và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
- Có 95% trở lên hộ gia đình được
công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 60% gia đình văn hóa được công
nhận 3 năm liên tục trở lên;
- 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được
đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào
“khuyến học”, khuyến tài;
- Không có hành vi gây lây truyền dịch
bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; không có trẻ em bị suy
dinh dưỡng; 100% trẻ em được tiêm chủng mở rộng và phụ nữ có thai
được khám định kỳ;
- Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch
hóa gia đình;
- Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn
hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
c) Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
- Không lấn chiếm
lòng đường, hè phố; không gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai
quy định, không làm mái che, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị;
- Nhà ở khu dân cư và các công trình
công cộng được xây dựng theo quy hoạch, đúng quy định pháp luật về xây dựng, kiến
trúc hài hòa cảnh quan đô thị;
- Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở,
nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; không tháo nước
thải và vứt rác ra đường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu
chuẩn về môi trường; bảo vệ hệ thống thoát nước; các điểm thu gom và xử lý rác
thải.
d) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước:
- Có 98% trở lên hộ gia đình được phổ
biến và nghiêm chỉnh thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương;
- Hoạt động hòa giải có hiệu quả, hầu
hết những mâu thuẫn bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân
dân, giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người
trái pháp luật;
- Tuyên truyền và tạo điều kiện cho
các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư
tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức
Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch,
vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến
trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
đ) Có tinh thần đoàn kết, tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
- Thực hiện đầy đủ các chính sách của
Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống
nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách
mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
- Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo
từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn,
trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
e) Thời gian đăng ký xây dựng “Tổ dân
phố văn hóa” và tương đương từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); ba (3)
năm trở lên (công nhận lại).
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phường, thị
trấn ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thông tư số
12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình
văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ
dân phố văn hóa” và tương đương;
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày
07/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc
bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND , ngày
09/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy chế công nhận
Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ
dân phố văn hóa” và tương đương.
4. Thủ tục công
nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
1. Trình tự thủ tục.
Bước 1: Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức Lễ phát động xây dựng
“Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên địa bàn cấp huyện; phổ biến tiêu chuẩn xét công nhận và hướng dẫn các xã đăng ký xây dựng danh hiệu
“Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã đăng ký xây dựng
danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” với UBND cấp huyện;
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã họp thông qua Báo cáo thành tích xây dựng
“Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, gửi UBND cấp xã.
Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận “Xã đạt
chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện
tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm
tra).
Bước 3: Phòng Văn hóa - Thông tin cấp
huyện phối hợp với bộ phận Thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại
và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
2. Cách thức thực hiện.
Trực tiếp tại trụ
sở cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt
chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã:
+ Báo cáo hai (02) năm (công nhận lần
đầu);
+ Báo cáo năm (05) năm (công nhận lại);
- Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp
xã.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: UBND cấp huyện.
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính: Giấy công nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có
và đề nghị đính kèm): Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
a) Giúp nhau phát triển kinh tế.
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày
vì người nghèo”, giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh;
- Có 90% trở lên hộ gia đình (sản xuất
nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp;
- Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia
các hình thức hợp tác phát triển kinh tế;
- Có nhiều hoạt động phát triển sản
xuất kinh doanh, thu hút lao động và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của
người dân.
b) Nâng cao chất lượng xây dựng Gia
đình văn hóa; thôn, làng, bản văn hóa và tương đương.
- Có 70% trở lên gia đình được công
nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên;
- Có 90% trở lên hộ gia đình cải tạo
được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp;
- Có 25% trở lên hộ gia đình phát triển
kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông
thôn;
- Có từ 65% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”,
“Làng văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên;
- Có 65% trở lên thôn, làng, bản văn
hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng
kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng.
c) Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở.
- Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ
sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên,
hiệu quả; đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch;
- 100% thôn (làng, bản và tương
đương) có Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch;
- 80% thôn (làng, bản và tương đương)
duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và
thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ
chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể
thao;
- Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên
nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao
truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn.
d) Xây dựng nếp
sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn.
- 95% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt
các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các
quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Xây dựng và thực
hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh
hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn
xã hội hiện có;
- 100% thôn (làng, bản và tương
đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định.
Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường;
nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
- Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện
các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa;
nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở
nông thôn.
đ) Chấp hành chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
- 95% trở lên người dân được phổ biến
và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và các quy định của địa phương;
- 90% trở lên hộ gia đình nông dân
tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở
vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới;
- 100% thôn (làng, ấp, bản và tương
đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở;
không có khiếu kiện đông người, trái pháp luật;
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn
hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý
theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có
nội dung độc hại.
e) Thời gian đăng
ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); năm (05) năm trở lên (công nhận lại).
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày
15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi
đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thi đua, Khen thưởng;
- Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày
02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết về
tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, xét và công nhận Danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa
nông thôn mới”;
- Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND ngày
09/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy chế công nhận
danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
5. Cấp Giấy đăng
ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (có từ 1.000 đến dưới 2.000
đầu sách).
1. Trình tự thủ tục:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Cán bộ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm
tra hồ sơ;
- Nếu hồ sơ
không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh.
- Nếu hồ sơ đầy
đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân và chuyển
cho cán bộ chuyên môn giải quyết.
Bước 2: Cán bộ chuyên môn kiểm tra,
nghiên cứu hồ sơ và tham mưu trình lãnh đạo UBND cấp huyện ký cấp Giấy phép cho
tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Đến ngày hẹn, tổ chức, cá
nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
UBND cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành
chính nhà nước;
- Gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động thư viện (mẫu số 1 Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày
06/01/2009 của Chính phủ);
- Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện
có (mẫu số 2 Nghị định số 02/2009/NĐ-CP
ngày 06/01/2009 của Chính phủ);
- Sơ yếu lý lịch của người đứng tên
thành lập thư viện có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú;
- Nội quy thư viện.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn
ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư
viện tư nhân.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.
- Cơ quan phối hợp: Không.
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có
và đề nghị đính kèm): Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Thư viện tư nhân được thành lập khi
có đủ các điều kiện sau đây:
- Có vốn tài liệu ban đầu về một hay
nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là
500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
- Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo
quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ,
không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và
cảnh quan văn hóa.
- Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa
cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài
liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có
các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
- Người đứng tên thành lập và làm việc
trong thư viện: Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ
18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực
hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
- Người làm việc trong thư viện:
+ Đối với thư viện có vốn sách ban đầu
từ 500 bản đến dưới 1.000 bản quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định số
02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính phủ: Người làm việc trong thư viện phải
tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và được bồi dưỡng
kiến thức về nghiệp vụ thư viện;
+ Đối với thư viện có vốn sách ban đầu
từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Nghị định số
02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính phủ: Người làm việc
trong thư viện phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương. Nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức
nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện;
+ Đối với thư viện có vốn sách ban đầu
từ 20.000 bản trở lên quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định số
02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính phủ: Người làm việc trong thư viện phải
tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện - thông tin. Nếu
tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ
thư viện tương đương trình độ đại học thư viện - thông tin.
11. Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày
06/01/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân
có phục vụ cộng đồng.
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày
04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy
định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.
Mẫu số 1
(Ban
hành kèm theo Nghị định số: 02/2009/NĐ-CP ngày
06/01/2009 của Chính phủ)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
Kính gửi:.....................................................
Tên tôi là:
- Sinh ngày/tháng/năm:
- Nam (nữ):
- Trình độ văn hóa:
- Trình độ chuyên môn:
- Hộ khẩu thường trú:
đứng tên thành lập thư viện tư nhân
có phục vụ cộng đồng.
Tên thư viện:
Địa chỉ:
|
; Số điện thoại:
|
; Fax/E.mail:
|
Tổng số bản sách:
|
; Tổng số tên báo, tạp chí:
|
|
(tính đến thời điểm xin thành lập
thư viện)
|
|
Diện tích thư viện:
|
; Số chỗ ngồi:
|
|
Nhân viên thư viện:
- Số lượng:
- Trình độ:
Nguồn kinh phí của thư viện:
Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký
hoạt động cho Thư viện .........................................................
với
.......................................................................................................
|
........., ngày tháng năm
(Người làm đơn ký tên)
|
BẢNG
KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN
TT
|
Tên
sách
|
Tên
tác giả
|
Nhà
xuất bản
|
Năm
xuất bản
|
Nguồn
gốc tài liệu
|
Hình
thức tài liệu (sách báo, CD- ROM...)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|